Kỹ năng mềm

21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông

21 ngay nang cao suc hut phat bieu truoc dam dong - Au A Man1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách 21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

CÁC THUẬT NGỮ ĐẶC BIỆT TÁC GIẢ DÙNG TRONG CUỐN SÁCH

  1. Tam định luyện đảm pháp: Định – ổn định, tam định – ba thứ cần ổn định là nụ cười, ánh mắt, dáng đứng. Đảm – can đảm. Tam định luyện đảm pháp ở đây tức là phương pháp luyện can đảm, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo nhanh chóng có được trạng thái điềm đạm, bình tĩnh khi phát biểu trên sân khấu.
  2. Song vũ luyện tình pháp: Song vũ ở đây chỉ việc phát biểu một là phải “thủ vũ túc đạo” (khoa chân múa tay), hai là “mi phi sắc vũ” (nét mặt rạng rỡ). Hai câu đều có chữ “vũ”, tác giả khái quát thành “song vũ”. Ý nói là khi phát biểu phải kèm theo cử chỉ của tay và biểu cảm của khuôn mặt. Luyện tình pháp ở đây là chỉ phương pháp để việc phát biểu trở nên cuốn hút người nghe. Song vũ luyện tình pháp tức là việc phát biểu kèm theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ khiến bài phát biểu trở nên giàu cảm xúc, hấp dẫn khán giả.
  3. Nhất giản, nhị hoạt, tam khẩu quyết: Trong cuốn sách này, nhất giản – một là đơn giản, dễ nhớ; nhị hoạt – hai là có ví dụ minh họa linh hoạt; tam khẩu quyết – ba là xâu chuỗi, liên kết các nội dung thành một từ hoặc cụm từ đơn giản. Đây là một bộ phương pháp hướng dẫn cách trình bày quan điểm như thế nào cho dễ nhớ, làm sao trình bày luận điểm cho thật hay khiến khán giả nghe một lần là nhớ mãi.

I. CẦN HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ “PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG”?

1. PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG KHÔNG THỂ CHỈ DÙNG MIỆNG NÓI

Lời nói có thể chia làm hai loại: Một là nói chuyện, hai là phát biểu.

Nói chuyện được giải thích là sự đối đáp giữa hai bên, mặt đối mặt, anh nói tôi nghe.

Còn phát biểu là một người nói nhiều người nghe.

Hai hình thức này đều là lời nói, nhưng phân tích kĩ thì quy luật truyền thông lại khác nhau. Nói chuyện là truyền thông song phương, phát biểu là truyền thông đơn phương. Trọng điểm nghiên cứu của cuốn sách này là việc luyện tập phát biểu trước đám đông như thế nào.

Thế nào là phát biểu trước đám đông? Trước hết mời bạn đọc cùng làm một thử nghiệm sau:

Chúng ta dùng ba cách khác nhau nói câu: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ nhất, khuôn mặt không có chút biểu cảm nào, các cơ mặt không nhúc nhích, nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ hai, mỉm cười, khóe miệng nhếch lên, mắt nheo lại, sau đó nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ ba, mỉm cười, giơ ngón cái của bàn tay phải lên và nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Cùng một câu nói, chúng ta dùng ba phương thức khác nhau, vậy phương thức nào hiệu quả nhất đây?

Đáp án: Phương thức thứ 3 là tốt nhất. Vì sao? Bởi vì nó vừa có âm thanh, vừa có biểu cảm, lại vừa có cử chỉ.

Sau khi làm xong thử nghiệm này, chúng ta đã có thể định nghĩa thế nào là “phát biểu” được rồi.

Phát biểu trước đám đông chính là “biểu đạt đa phương tiện” giữa một người với nhiều người, là hoạt động có sự tham gia của cả miệng, tay và khuôn mặt.

Tại sao phát biểu trước đám đông lại cần có miệng, tay và khuôn mặt cùng tham gia? Vì hiệu quả của bài phát biểu tuân theo quy tắc 2:8, có nghĩa là 20% hiệu quả dựa vào thính giác, 80% hiệu quả dựa vào thị giác. Nếu bạn phát biểu trước đám đông mà không kèm theo những cử chỉ của đôi tay và biểu cảm của khuôn mặt, chỉ dựa vào miệng thì hiệu quả chỉ đạt 20%, bởi vậy nhất định phải áp dụng cả “ba mũi tấn công”.

2. PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG: ĐỐI NỘI TỤ NHÂN TÂM, ĐỐI NGOẠI LẬP HÌNH ẢNH

Bài phát biểu trước đám đông thường có những loại nào? Đơn giản mà nói, phát biểu trước đám đông chủ yếu có hai loại: Một là đối nội, hai là đối ngoại.

Đối nội: Tụ nhân tâm

Chúng ta hãy xem bài phát biểu chúc mừng năm mới năm 2010 – Ấm rượu Đồ Tô gió xuân tràn của Nhiệm Chính Phi – người sáng lập Tập đoàn Huawei, hiện là doanh nghiệp cung cấp giải pháp điện tử viễn thông hàng đầu thế giới.

“Trang cuối cùng của cuốn lịch năm 2009 sắp lật, một năm mới sắp sửa bắt đầu, nhân dịp này, tôi xin đại diện công ty gửi tới toàn thể nhân viên đang phấn đấu trên các trận tuyến, các lĩnh vực, lời chúc mừng năm mới! Đặc biệt là các bạn nhân viên đang làm việc ở các vùng khó khăn, các vị trí khó khăn, tôi xin chân thành gửi tới các bạn lời cảm ơn sâu sắc nhất! Các bạn mang theo nhiều hi vọng và ngày mai tươi sáng của chúng tôi. Tôi cũng xin thay mặt công ty tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hàng vạn gia đình đã cổ vũ, thông cảm và động viên chúng tôi. Không có sự hi sinh và cống hiến của các bạn thì sẽ không có sự thành công của chúng tôi ngày hôm nay!

Năm 2009, doanh thu bán hàng của chúng ta vượt qua mức 30 tỉ USD, thu nhập đạt mức 21,5 tỉ USD, quan hệ với khách hàng có bước phát triển mới. Những nhân viên đã có cống hiến xuất sắc góp phần vào những thành tích kể trên, thu nhập năm nay sẽ tăng lên đáng kể. Hi vọng toàn thể gia đình các bạn có một cái Tết đủ đầy, chỉ khi các bạn mua sắm rồi, các “tướng sĩ” ở tiền tuyến mới cảm thấy được công nhận; chỉ khi các bạn bỏ ra nhiều tiền rồi mới khích lệ họ càng nỗ lực hơn trong năm mới, họ mới cảm thấy lao động là vinh quang, cảm nhận được sự ấm áp mà gia đình dành cho họ. Đừng quên báo hiếu cha mẹ bằng những việc làm nhỏ bé, đừng quên những cô bé cậu bé bất hạnh.

Trong năm vừa qua, chúng ta đã vượt qua thử thách thành công, nhân viên của chúng ta thật không hổ là những con người đứng đầu ngọn sóng. “Loạn thế xuất nhân kiệt”, năm nay đầu tư của các khu vực trên hầu khắp toàn cầu đều có xu thế giảm, đầu năm các khu vực đều tăng trưởng âm, trong điều kiện cực kì khó khăn là thế mà đội ngũ nhân viên của chúng ta đã làm lên một kì tích xuất sắc như vậy, đó chẳng phải là loạn thế nhân kiệt, là anh hùng thời đại sao?”…

Bài diễn văn này tôi đọc mãi mà không chán, rất muốn được dẫn ra toàn bộ, nhưng do giới hạn của cuốn sách nên chỉ có thể trích dẫn phần kết bài như sau:

“…Chúng ta đã có thể nghe thấy tiếng pháo đón chào năm mới đang làm rộn ràng trái tim chúng ta, thắng lợi đang cổ vũ chúng ta, chỉ có kiên định không rời, phê và tự phê bình, chúng ta mới có thể đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Chúng ta bước trên đường lớn thênh thang, khí thế vút cao, ý chí ngút trời, không gì ngoài sự hủ bại trong nội bộ có thể ngăn cản bước chân chúng ta tiến về phía trước. “Nắng lên hoa sóng hồng như lửa, chiều xuân sông nước biếc như chàm”, hẹn xuân năm sau chúng ta lại cùng nâng chén rượu mừng công.”

Không cần phải nghe trực tiếp, chỉ cần nhìn vào câu chữ, cũng khiến cho bạn phải nhiệt huyết trào dâng, lòng xuân lai láng.

Đọc xong, tôi có hai điểm cảm ngộ: Một là niềm tự hào. Nếu là một nhân viên của Huawei, trong lòng tôi nhất định sẽ trào dâng hào tình vạn trượng, sĩ khí càng thêm dâng cao. Hai là sự ấm áp. Bạn nhất định sẽ bị sự quan tâm chân thành của Nhiệm Chính Phi đối với nhân viên và gia đình của họ làm cho ấm lòng, thật sự cảm nhận được hàm nghĩa của câu “sống vô tình không phải là người hào kiệt”.

Đối ngoại: Lập hình ảnh

Phát biểu đối ngoại chủ yếu có hai loại: Một là quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh; hai là nói chuyện về sản phẩm, nghiệp vụ, kinh nghiệm.

Đối với cán bộ lãnh đạo, việc phát biểu trước đám đông có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Phân theo thời gian, có họp sáng, họp tuần, họp tháng, họp năm; phân theo không gian, có phát biểu trên sân khấu, phát biểu trong hội nghị.

Nếu đã là mọi lúc mọi nơi, hàng tháng hàng năm đều phải làm, vậy làm thế nào để nâng cao sức hút khi phát biểu trước đám đông trở nên vô cùng quan trọng.

ĐỌC THỬ

II. THẾ NÀO LÀ SỨC HÚT KHI PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

Sức hút khi phát biểu trước đám đông chính là dựa vào thần thái, sức mạnh của những lời phát biểu để hấp dẫn người khác.

Sức hút là một thứ cảm giác, “chỉ thể hội ý, không thể ngôn truyền”. Một người phát biểu trước đám đông có sức thu hút hay không, thính giả thường dựa vào cảm giác để phán đoán. Chúng ta đều biết con người có năm giác quan: thính giác, thị giác, vị giác, xúc giác và khứu giác. Sức hút của việc phát biểu chủ yếu có thể cảm nhận thông qua thính giác và thị giác. Người phát biểu có giọng nói êm tai, nội dung phát biểu đặc sắc, sẽ tạo ra sức hút về thính giác; khi phát biểu thường xuyên mỉm cười, sắc thái biểu cảm phong phú, sẽ tạo được sức hút về thị giác. Từ góc độ nghiên cứu, chúng ta phân sức hút của phát biểu trước đám đông ra làm hai loại: Một là từ góc độ của người nghe, phát biểu có sức hút là dễ nghe, dễ nhớ, dễ vận dụng; Hai là từ góc độ người phát biểu, sức hút chủ yếu ở Đảm (can đảm), Thanh (giọng nói), Tình (cảm xúc), Thức (tri thức).

1. TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI NGHE, ĐỂ PHÁT BIỂU CÓ SỨC HÚT PHẢI ĐẠT ĐƯỢC “3 DỄ”:

Một là dễ nghe

Hai là dễ nhớ

Ba là dễ vận dụng

Dễ nghe

Một bài phát biểu dễ nghe phải đạt được các yêu cầu sau:

Một là không một tiếng động: Một người lãnh đạo phát biểu hay, người nghe sẽ tập trung toàn bộ tinh thần, chú ý lắng nghe, đây gọi là không một tiếng động.

Hai là tiếng cười: Nếu bài phát biểu thú vị hóm hỉnh, người nghe thường bật ra tiếng cười sảng khoái.

Ba là tiếng vỗ tay: Người phát biểu nói đến chỗ đặc sắc, người nghe thường bất giác vỗ tay. Tiếng vỗ tay này xuất phát từ sự hưởng ứng thực sự, không giống như các tiết mục trên tivi, có người lĩnh xướng, chỉ huy mọi người vỗ tay, tiếng vỗ tay đó không xuất phát từ trong tâm.

Nếu người phát biểu làm được ba điều trên, nhất định là một cao thủ phát biểu rất có sức hút.

Muốn biết mình phát biểu có hay hay không, hãy lấy 3 chuẩn mực này làm thước đo.

Dễ nhớ

Thế nào là dễ nhớ? Tức là không cần ghi chép, nhưng sau khi nghe xong bài phát biểu, người nghe lập tức có thể ghi nhớ trong đầu.

Bạn đã từng xem bộ phim Đại nghiệp kiến quốc? Trong đó có hai câu nói 16 chữ nổi tiếng trong bài phát biểu của Mao Trạch Đông:

“Đất còn người mất, người đất đều không; Người còn đất mất, người đất đều còn.”

Câu nói này rất hay, nghe xong là nhớ ngay. Về mặt tu từ, 16 chữ, mỗi câu 8 chữ, tạo thành hai vế đối rất hoàn chỉnh; sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu, câu trên câu dưới đối nhau chặt chẽ. Về mặt thính giác, 16 chữ thực ra chỉ dùng 6 chữ, lặp đi lặp lại, đọc lên mạnh mẽ hùng hồn. Vì thế, câu này rất dễ nhớ.

Dễ vận dụng

Thế nào là dễ vận dụng? Đó chính là không được chỉ nói suông, nói khoác, nói tràng giang đại hải, mà phải khiến cho người khác nhớ được và có thể vận dụng.

Chúng ta cùng xem bài phát biểu của giáo sư Hồng Chiêu Quang (Trung Quốc):

Muốn có cuộc sống khỏe mạnh, phải làm được “tam bình”:

Một là ăn uống bình thường, tức là một món mặn, một món chay, một món nấm, nấm ở đây là nấm hương. Đây là về ăn uống.

Hai là tâm trạng bình thường. Thế nào là tâm trạng bình thường? Một, phải có chân tâm (chân thành); hai, phải có thiện tâm (lương thiện); ba, phải có lạc tâm (vui vẻ).

Ba là thân hình bình thường. Một, không được quá béo; hai, không được quá gầy; ba, không bị tắc nghẽn. Không tắc nghẽn nghĩa là gì? Là huyết quản không bị tắc nghẽn, huyết quản bị tắc nghẽn thì dễ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, mà chúng ta cũng biết bệnh về tim mạch và huyết áp là rất nguy hiểm.

Các bạn thấy đấy, thông thường, bàn về sức khỏe, nhiều người đưa ra rất nhiều công thức, rất nhiều danh từ y học, tràng giang đại hải, căn bản khó mà hiểu và nhớ được. Thế nhưng thuyết “tam bình” của giáo sư Hồng Chiêu Quang lại vô cùng dễ hiểu. Bạn có thể ghi nhớ ngay lập tức. Ghi nhớ rồi thì bạn có thể vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.

2. TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI PHÁT BIỂU, SỨC HÚT NẰM Ở ĐẢM, THANH, TÌNH, THỨC

Sức hút của phát biểu thực ra nằm ở 4 chữ:

Đảm; Thanh; Tình; Thức.

Đảm

Thế nào là đảm? Đó là khi phát biểu phải bình tĩnh tự tin, điềm đạm thong thả, không hấp tấp vội vàng. Có can đảm rồi mới có thể tạo ra bài phát biểu có sức lôi cuốn.

Đủ bình tĩnh, tự tin, can đảm, thì bạn không những có thể phát biểu trôi chảy nội dung đã chuẩn bị sẵn, hơn nữa còn có thể nói ra những lời hay ý đẹp, phát huy vượt trội khả năng bình thường.

Nếu đứng trên sân khấu mà bạn căng thẳng, sợ hãi thì bạn sẽ quên sạch nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước.

Dương Lan là một MC nổi tiếng của Trung Quốc. Trong một lần dẫn chương trình, khi bước lên sân khấu, chẳng may sơ ý bị vấp ngã, Dương Lan không hề lúng túng mà lập tức đứng dậy, mỉm cười và nói với khán giả: “Vừa nãy tôi làm động tác sư tử cuộn tú cầu có lẽ không được đẹp mắt cho lắm. Nhưng không sao, tiết mục của tôi không hay thì đã có tiết mục vô cùng hấp dẫn sau đây thay thế.”

Cách ứng xử khéo léo và thông minh của Dương Lan khiến cho dưới sân khấu không chỉ rộ lên tiếng cười vui vẻ mà còn vang lên những tràng vỗ tay thán phục.

Thử nghĩ mà xem, người thường chúng ta nếu bị vấp ngã trên sân khấu, trước bao nhiêu con mắt đang chăm chú theo dõi mình, nhất định sẽ vô cùng căng thẳng, tay chân lóng ngóng, mặt mũi đỏ ran, rồi rời khỏi sân khấu một cách thảm hại. Còn Dương Lan sở dĩ có thể ứng xử thông minh như vậy, chính là dựa vào can đảm. Bị vấp ngã mà cô ấy vẫn có thể mỉm cười. Nụ cười này chính là biểu hiện của sự tự tin, khi đã tự tin thì đầu óc sẽ thoải mái, mới có thể nói được những lời hay ý đẹp đó.

Thanh

Sức hút của giọng nói chủ yếu dựa trên ba điểm: Một là hơi thở thông suốt, hai là giọng nói êm tai, ba là nhả chữ rõ ràng.

Thứ nhất, hơi thở phải thông suốt.

Hơi thở không thông suốt, giọng nói sẽ dễ bị khàn, nhả chữ sẽ không rõ ràng. Thế nào là hơi thở không thông suốt? Khi phát biểu thấy cổ họng mỏi mà bụng không mỏi thì là hơi thở không thông suốt.

Thứ hai, giọng nói phải êm tai.

Do thanh đới của mỗi người mỗi khác, không phải ai cũng được trời phú cho giọng nói cuốn hút, thế nhưng qua rèn luyện, có thể khiến cho hơi thở của bạn thông suốt, khiến cho giọng nói trở nên hay hơn, khi nghe có cảm giác êm tai, dễ chịu. Chúng ta đều đã từng gặp, có người khi nói, cổ nổi cả gân xanh, âm thanh khàn khàn. Đó là do vận khí phát âm không đúng cách, hơi thở không thông suốt. Những người như vậy khi phát biểu, giọng nói không êm tai, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phát biểu.

Thứ ba, nhả chữ rõ ràng.

Lời bạn nói ra có thể không hay như phát thanh viên chuyên nghiệp, nhưng nhất định phải tròn vành rõ chữ, không khiến cho người nghe phải nhọc công để hiểu ý của mình. Nhả chữ không rõ ràng sẽ khiến cho thông tin bị truyền đạt sai lệch, thậm chí gây ra tình trạng “tam sao thất bản”.

Phát âm không chuẩn đôi khi còn gây ra hiểu lầm, biến bạn trở thành trò cười cho người nghe. Vì vậy cần nhớ, khi phát biểu, bắt buộc phải nhả chữ phải rõ ràng, không gây hiểu lầm.

Tình

Cảm xúc của bài phát biểu sẽ được thể hiện ở ngữ điệu trầm, bổng, ngừng, ngắt đúng chỗ.

Trầm, là ngữ điệu đi xuống; bổng, là ngữ điệu đi lên; ngừng, là biết chỗ ngừng nghỉ; ngắt là biết chỗ chuyển ngoặt.

Nguyên thủ tướng Trung Quốc – Ôn Gia Bảo phát biểu cũng rất giỏi dùng ngữ khí lên bổng xuống trầm để biểu đạt cảm xúc.

Trong bài phát biểu ở Đại học Harvard, ông Ôn Gia Bảo có dẫn lời của Trương Tải, một nhà Nho đời Tống:

“Tổ tiên của dân tộc Trung Hoa đã từng theo đuổi một cảnh giới: Vị thiên địa lập tâm, vị dân sinh lập mệnh, vị vãng thánh kế tuyệt học, vị vạn thế khai thái bình.” (Tạm dịch: Vì thiên hạ mà lập tâm, vì dân sinh mà quyết cải thiện đời sống xã hội, vì tiên thánh mà quyết nối cái học xưa bị đứt quãng, vì vạn vật mà khai mở ra căn đế cho cuộc thái bình).

Nếu đọc đoạn văn này mà chỉ đều đều, giống như học sinh tiểu học đọc sách, không có trầm bổng, ngắt nghỉ, khoảng cách giữa các chữ giống hệt nhau, không có tình cảm, chắc chắn sẽ khiến người nghe buồn ngủ.

Còn Ôn Gia Bảo khi phát biểu đã vận dụng ngữ khí vô cùng thuần thục, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Khi nói xong câu “Tổ tiên của dân tộc Trung Hoa đã từng theo đuổi một cảnh giới”, ông ngừng lại một lúc khá lâu, khiến cho thính giả chờ đợi, lắng nghe. Bốn câu phía sau, ngữ khí của ông dõng dạc dứt khoát, đem tấm chân tình vì nước vì dân, kế tục người đời trước của một chính trị gia, truyền đạt hết sức chuẩn xác, khiến cho người nghe cảm động sâu sắc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button