Kỹ năng mềm

Đừng Để Nước Đến Chân Mới Nhảy

dung-de-nuoc-den-chan-moi-nhay-jocelyn-k-glei1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jocelyn K. Glei

Download sách Đừng Để Nước Đến Chân Mới Nhảy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Thế giới mà chúng ta làm việc ngày nay không phải là thế giới của Michelangelo, Marie Curie, Ernest Hemingway, hay thậm chí là của Paul Rand. Đó là một thế giới mới, được chắp cánh bởi hàng loạt công nghệ mới liên tiếp tiếp ra mắt người sử dụng – một thế giới giữ cho cánh cửa siêu hình phía trước luôn rộng mở, nơi bất cứ ai cũng có thể thì thầm vào tai chúng ta, nơi “phòng riêng” không còn có nghĩa là hoàn toàn một mình.

Ngày nay chúng ta phải đối mặt với dòng chảy không ngừng nghỉ của tiếng còi hú, tiếng động cơ, tiếng báo tin nhắn hay nhắc nhở. Khi yêu cầu bức thiết đó cuốn chúng ta đi theo hướng này hay hướng khác, việc tìm một không gian tập trung và cân bằng cho sự sáng tạo càng trở nên khó khăn.

Xem xét thách thức này, Đừng để nước đến chân mới nhảy của 99U tập hợp những hiểu biết xoay quanh bốn tập kỹ năng cốt lõi có thể giúp bạn tiến đến thành công: xây dựng thói quen hàng ngày vững chắc, thuần hóa các công cụ (trước khi chúng chế ngự bạn), tìm kiếm sự tập trung trong thế giới nhiều phân tán và mài sắc tư duy sáng tạo.

Với cách tổ chức mỗi chương bàn về một lĩnh vực trọng tâm, chúng tôi đã mời các nhóm chuyên gia và nhà sáng tạo dày dạn kinh nghiệm – Seth Godin, Stefan Sagmeister, Tony Schwartz, Gretchen Rubin, Dan Ariely, Linda Stone, Steven Pressfield và nhiều người khác – chia sẻ ý kiến chuyên môn của họ. Mục tiêu của chúng tôi là tiếp cận các vấn đề và những cuộc chiến đấu của thế giới công việc mới từ nhiều góc độ.

Vì mỗi chúng ta là một tập hợp những ưu điểm, khuyết điểm và năng lực thấu hiểu độc nhất nên việc quy định một cách tiếp cận duy nhất để đạt kết quả cho tất cả mọi người là điều không thể. Giải pháp dành cho bạn sẽ luôn là của riêng bạn – sự kết hợp các chiến lược theo đặc tính riêng dựa trên yêu cầu công việc, thói quen và sở thích.

Thay vì đặt ra một hệ thống áp dụng cho tất cả mọi người, chúng tôi đem đến một cuốn sách giải trí gồm những bài thực hành tốt nhất để tạo nên thành quả tuyệt vời. Chúng tôi hy vọng những hiểu biết này kết hợp cùng nhau, sẽ giúp bạn thay đổi tư duy, xác định lại tiến trình công việc và thúc đẩy việc hoàn thành những ý tưởng đáng kinh ngạc hơn nữa.

Từ lâu, giới sáng tạo chỉ tập trung tạo ra ý tưởng mà quên thực hiện các ý tưởng đó. Như Thomas Edison, nhà phát minh huyền thoại, từng nói, “Thiên tài là 1% là trí thông minh và 99% lao động cần cù.” Để biến những ý tưởng thành hiện thực, chúng ta phải hành động, thử nghiệm, thất bại, rút kinh nghiệm, sửa chửa và học hỏi từ những điều cơ bản hàng ngày.

99U là nỗ lực của Behance nhằm cung cấp “phần chương trình còn thiếu sót” để thực tiễn hóa ý tưởng. Thông qua trang web đoạt giải Webby, các sự kiện nổi tiếng và những cuốn sách bán chạy nhất của mình, chúng tôi chia sẻ những hiểu biết thực tế và có tính định hướng hành vi của các nhà nghiên cứu hàng đầu và nhà sáng tạo có tầm nhìn.

Ở 99U, chúng tôi không đem đến cho bạn thêm ý tưởng mà muốn truyền cho bạn khả năng thực hiện những ý tưởng bạn đã có.

Sẵn sàng tập trung cao độ để tiếp nhận các hiểu biết sâu sắc là một quá trình khai sáng và khó khăn. Ít nhất, đó là kinh nghiệm của riêng tôi. Việc duyệt lại bản thảo ban đầu của Đừng nước đến chân mới nhảy đã gợi trong tâm trí tôi những mối bận tâm rõ ràng về hiệu quả công việc và về nhận thức của chính tôi.

Những nhận thức mới mẻ này giúp tôi nhận ra phần lớn năng lượng quý giá nhất của mình đã bị lãng phí bởi những thói quen xấu mà không hề hay biết. Việc thực hiện các công việc hàng ngày đã rơi xuống tới điểm mà tôi phó mặc bản thân cho mọi thứ xung quanh – tất cả mọi thứ ngoại trừ những mục tiêu và sở thích thật sự của tôi.

Rõ ràng tôi đã bỏ bê việc quản lý thời gian của mình quá lâu trong môi trường làm việc thay đổi chóng mặt. Chỉ trong vài năm trở lại đây, nhiều thứ đã thay đổi: Lịch làm việc và các tài liệu của tôi tất cả giờ đây đều tan biến. Tôi có nhiều công cụ, ứng dụng, thiết bị thông báo, nhắc nhở và tiện ích hơn bao giờ hết. Không hề định trước, kết quả công việc của tôi đã thay đổi bởi tôi có thể làm việc tại bất cứ đâu. Đồng thời, tôi bị mắc kẹt trong tình trạng làm việc quần quật nhưng không bao giờ đánh giá công việc. Nếu bạn tiếp tục một trò chơi mà không hề có một giờ nghỉ giải lao, bạn sẽ bắt đầu chơi tồi đi.

Tất nhiên, nhà lãnh đạo vĩ đại nào cũng phải đối mặt với cơn ác mộng của mình và chiến thắng nó. Tôi vẫn luôn biết điều này, nhưng tôi đã không nhận ra các vấn đề hiện tại của chính mình. Ngày nay các cơn ác mộng càng trở nên khó nhận biết hơn: Chúng là những phiền nhiễu hàng ngày, những điều nhỏ nhặt nhưng có thể tước đi của chúng ta tiềm năng thực hiện những công việc lớn lao.

ĐỌC THỬ

1. Xây dựng thói quen vững chắc

Làm thế nào để tổ chức, điều hòa và đưa mục đích vào công việc hàng ngày

Đó là lý do tại sao rất nhiều nhà sáng tạo nổi tiếng trung thành với một thói quen hàng ngày. Mỗi ngày, biên đạo múa Twyla Tharp đều thức dậy từ lúc hừng đông và vẫy một chiếc taxi đến phòng tập thể dục – một nề nếp mà cô gọi là “thời điểm khởi động”. Họa sĩ Ross Bleckner đọc báo, suy ngẫm, sau đó đến xưởng vẽ vào lúc 8 giờ sáng để có thể làm việc trong không gian yên tĩnh buổi sớm. Nhà văn Ernest Hemingway viết 500 từ một ngày, bất kể mọi trở ngại.

Những thành tựu sáng tạo thật sự vĩ đại đòi hỏi hàng trăm, nếu không kể là hàng ngàn giờ làm việc. Chúng ta phải dành ra thời gian trong từng ngày để tích góp vào khối thời gian ấy. Thói quen giúp chúng ta làm điều này bằng cách lập ra những kỳ vọng về sự khả thi, sắp xếp tiến trình công việc theo mức năng lượng của mình và đặt tâm trí vào một nhịp điệu đều đặn của công việc sáng tạo.

Việc xây dựng một thói quen thật ra chỉ là sự kiên trì và nhất quán. Đừng chờ đợi cảm hứng. Hãy tạo cho nó một khuôn khổ.

Nền tảng cho một thói quen hiệu quả

Nếu bạn muốn tạo ra điều gì đó có giá trị cho cuộc sống của mình, bạn cần phải vạch ra giới hạn giữa đòi hỏi của xã hội và tham vọng của riêng bạn. Tất cả chúng ta đều có những hóa đơn cần thanh toán và nghĩa vụ phải hoàn thành. Nhưng hầu hết mọi người luôn có một khoảng trung gian giữa những “phải” và “muốn” trong cuộc sống. Nếu bạn không cẩn thận, không gian đó sẽ tràn đầy e-mail, các cuộc hội họp và yêu cầu từ người khác, không còn chỗ cho những việc mà bạn xem là quan trọng.

Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, một thiết kế gây kinh ngạc, một phần mềm thay đổi cuộc chơi, một công ty cách mạng hóa – những thành tựu như vậy đòi hỏi thời gian, tâm trí, sự khéo léo và lòng kiên trì. Ta có thể thấy ở bất kì ngày nào, nỗ lực thế này không bao giờ có vẻ cấp thiết như bốn lá thư điện tử trong vòng nửa giờ từ khách hàng X hoặc đồng nghiệp Y yêu cầu điều hoàn toàn có thể chờ đợi một vài giờ thậm chí vài ngày.

Không ai thích cảm giác người khác đang sốt ruột chờ hồi âm của mình. Vào thời điểm khởi đầu một ngày mới, khi phải đối mặt với một hộp thư điện tử đầy ắp, một loạt các tin nhắn thư thoại và danh sách các bước cần làm tiếp theo từ cuộc họp trước, bạn bị cuốn vào những điều còn dở dang trước khi bắt đầu công việc của chính mình. Bạn tự nhủ sau khi được cập nhật thông tin, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn.

Rắc rối của cách nghĩ này nằm ở việc bạn mất đi khoảng thời gian hiệu quả nhất trong ngày cho các ưu tiên của người khác. Đến thời điểm bạn bắt tay vào công việc của mình, giữa trưa chẳng hạn, lúc năng lượng của bạn xuống thấp và não bộ hoạt động chậm.

“Chà, có thể ngày mai sẽ khá hơn,” bạn tự nhủ. Nhưng ngày mai lại có một núi e-mail, các tin nhắn điện thoại và danh sách các việc cần làm khác. Và nếu cứ tiếp tục như thế, bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình để đối phó – đáp ứng những yêu cầu nhận được và trả lời các câu hỏi của người khác. Và bạn sẽ không bao giờ tạo ra được điều gì thực sự giá trị.

Sáng tạo trước, đáp lại sau

Thay đổi quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện trong thói quen làm việc của mình là đảo ngược thứ tự: sáng tạo trước, đáp lại sau. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, bạn dành ra một lượng thời gian đáng kể cho công việc sáng tạo vì ưu tiên của chính bạn. Hãy tắt hết điện thoại và hộp thư điện tử đi!

Tôi đã từng là một cây viết thất bại. Chuyển đổi này đã giúp tôi trở thành một nhà văn thành công. Hiện tại, tôi bắt đầu một ngày làm việc với nhiều giờ sáng tác. Nếu có thể tránh được, tôi không bao giờ sắp xếp các cuộc họp vào buổi sáng. Cho dù bất cứ điều gì khác xảy đến, tôi luôn hoàn thành được phần việc quan trọng nhất của mình. Và khi nhìn lại, tất cả những thành công lớn nhất của tôi đều là kết quả của sự thay đổi đơn giản này.

Tuy nhiên, không có ngày nào tôi ngồi viết một bài báo, bài blog, hoặc một chương sách mà không có một hàng những người chờ tôi trở lại làm việc với họ.

Điều này không hề dễ chịu và nó vẫn sẽ như thế, nhất là khi tôi nhận được tin nhắn bắt đầu bằng “Tôi đã gửi cho anh một e -mail từ hai giờ trước…!”

Theo định nghĩa, phương pháp này đối nghịch với những kỳ vọng của người khác và những áp lực mà họ đặt vào bạn. Cần phải có sức mạnh ý chí để đảo ngược thế giới, dù chỉ trong một giờ đồng hồ. Cảm giác đó thật không dễ dàng và đôi khi chúng ta cảm thấy muộn phiền. Nhưng làm một vài người thất vọng vì những việc nhỏ nhặt tốt hơn việc từ bỏ mơ ước của mình chỉ vì một hộp thư đến trống không. Nếu không, bạn sẽ hi sinh tiềm năng của mình vì ảo tưởng về tính chuyên nghiệp.

Những nền tảng của thói quen hàng ngày hiệu quả

Cứ xắn tay lên làm và và bỏ qua những yêu cầu phiền nhiễu nhưng làm cách nào bạn có thể làm được việc này hàng ngày?

Hãy bắt đầu với nhịp năng lượng của bạn. Có những thời điểm nhất định trong ngày thuận lợi cho sự tập trung sáng tạo nhờ sự phấn khích và minh mẫn theo nhịp sinh học của cơ thể chúng ta. Hãy nhận ra thời điểm mà dường như bạn có nhiều năng lượng nhất trong ngày và dành thời gian quý giá đó cho công việc sáng tạo. Nếu được, đừng bao giờ xếp một cuộc họp vào thời gian đó. Và đừng lãng phí bất kì giây phút nào cho công việc hành chính!

Kích hoạt sự sáng tạo. Gắn bó với các công cụ không đổi, môi trường xung quanh quen thuộc, thậm chí nghe cùng một bản nhạc nền sẽ trở thành những liên kết kích hoạt bạn bước vào vùng sáng tạo. Đây là cách Stephen King đã làm:

Có những điều nhất định mà tôi sẽ làm nếu tôi ngồi xuống viết. Tôi có một ly nước hoặc một tách trà, có một giờ nhất định khi tôi ngồi – từ 8 giờ đến 8 giờ 30. Tôi uống vitamin và nghe nhạc, ngồi vào đúng chiếc ghế đó và các giấy tờ đều được sắp xếp ở các vị trí không thay đổi. Mục đích tích lũy từ việc có một lộ trình làm việc duy nhất cho các ngày được xem là một cách để nói với tâm trí rằng bạn nhất định sẽ có ý tưởng sớm thôi.

Quản lý danh sách những việc cần làm. Giới hạn danh sách việc cần làm. Một tờ giấy ghi chú khổ 3” x 3” là hoàn hảo. Nếu bạn không thể ghi hết mọi thứ trong danh sách vào khổ giấy đó thì làm sao bạn có thể hoàn thành tất cả trong vòng một ngày? Nếu trong ngày, bạn cứ tiếp tục thêm vào danh sách đó, bạn sẽ không bao giờ hoàn tất được nó và động lực sẽ mất đi nhanh chóng. Hầu hết mọi thứ đều có thể chờ đợi đến ngày mai. Hãy để chúng như thế.

Ghi nhận mọi cam kết. Tập ghi lại tất cả các cam kết mà bạn đã đưa ra (với bản thân hoặc với người khác) ở mọi nơi để chắc rằng bạn không thể quên chúng. Điều này sẽ giúp bạn đáp ứng các yêu cầu hiệu quả hơn và giúp bạn trở thành một người cộng tác tốt hơn. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp tâm trí bạn thanh thản. Khi bạn tự tin rằng tất cả mọi thứ đã được ghi nhận một cách cẩn thận, lúc này bạn có thể tập trung vào nhiệm vụ chính.

Thiết lập các giới hạn rõ ràng trong ngày. Thiết lập một thời điểm bắt đầu và kết thúc cho ngày làm việc ngay cả khi bạn làm việc một mình. Dành các khoảng thời gian khác nhau trong ngày cho những hoạt động khác nhau như: công việc sáng tạo, hội họp, trả lời thư từ, công việc hành chính, v.v…. Những giới hạn rõ ràng như vậy giúp một nhiệm vụ không kéo dài lâu hơn mức cần thiết và lấn vào thời gian của những công việc quan trọng khác. Ngoài ra, chúng cũng giúp bạn tránh được hội chứng nghiện công việc – một chứng gây kém hiệu quả hơn hẳn so với những gì bạn nghĩ.

Một thói quen thực sự hiệu quả luôn mang tính cá nhân cao. Đó là sự kết hợp độc đáo, phù hợp với tài năng và khuynh hướng của riêng bạn. Vì vậy, hãy thử nghiệm các yếu tố và tìm ra sự kết hợp cung cấp cho bạn nền tảng tốt nhất để làm việc hiệu quả. Bạn sẽ biết nó hiệu quả ngay khi lịch làm việc mỗi ngày bắt đầu ít giống một thói quen nhàm chán và gần hơn với một nề nếp sáng tạo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button