Kỹ năng mềm

Yêu Thương Và Tự Do

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tôn Thụy Tuyết

Download sách Yêu Thương Và Tự Do ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Khi được Công ty Cổ phần Sách và Truyền thông Quảng Văn mời viết lời giới thiệu cho bản dịch của tác phẩm “Yêu thương và tự do” của tác giả Tôn Thụy Tuyết, chúng tôi khá bỡ ngỡ vì chưa biết nhiều về tác giả, do đó cần đọc quyển sách 384 trang này ngay để tìm hiểu rõ nội dung.

Toàn bộ quyển sách bao gồm 22 chương; nội dung dựa trên những quan điểm và nguyên tắc giáo dục chính của nữ bác sĩ Maria Montessori, người đề xướng phương pháp giáo dục trẻ thơ Montessori hiện được áp dụng trên khắp thế giới và cũng là người đã thành lập tổ chức AMI (Association Montessori Internationale) sau này. Mỗi chương sách trình bày một khía cạnh trong cách tiếp cận với trẻ thơ theo triết lý giáo dục Montessori với những luận điểm và nhiều ví dụ minh họa đầy xác thực được rút ra từ chính bản thân tác giả trong quá trình tiếp xúc với con của mình và các bé xung quanh.

Tác giả kết hợp với việc trích dẫn các phát biểu của bác sĩ Maria Montessori và một số học giả tâm lý học để chứng minh các quan sát của mình và thêm nhiều ghi chú rất hữu ích.

Bản dịch lưu loát, ngôn từ dễ hiểu khiến độc giả dễ tiếp cận với các quan niệm giáo dục Montessori. Cuốn sách cũng cho thấy tác giả có cái nhìn sâu sắc về giáo dục con người và hiểu rõ các nguyên lý giáo dục trẻ thơ của bác sĩ Montessori. Do tác phẩm minh họa các trường hợp xảy ra trong đời sống thực tiễn về việc nuôi dạy trẻ ở một nước có văn hóa khá gần gũi với xã hội Việt Nam, nên người đọc sẽ dễ nhận ra những tình huống mà chính mình cũng đã từng trải nghiệm, qua đó nhận ra rằng triết lý giáo dục Montessori mang tính phổ quát và có thể áp dụng cho chính mình!

Chúng ta có thể cụ thể hóa phương pháp giáo dục Montessori bằng ba đỉnh của một hình tam giác với mối quan hệ tương tác mang tính mật thiết, đó là trẻ em, người lớn và môi trường.

Ngoài môi trường vật chất, “môi trường được chuẩn bị” đơn giản, sạch sẽ, có trật tự, được thiết kế với tính thẩm mỹ cao cùng các học cụ mang tính khoa học chính xác, theo tiêu chuẩn mà Maria Montessori đã đề ra, thì trẻ còn cần một môi trường tinh thần cần thiết cho sự phát triển toàn diện để trở thành con người theo đúng nghĩa. Trong môi trường tinh thần ấy cần có đủ hai yếu tố yêu thương và tự do.

Hai yếu tố này đòi hỏi sự tôn trọng ở cả chủ thể lẫn khách thể trong các mối tương quan giữa người với người (giữa trẻ em và người lớn, giữa trẻ em và trẻ em), giữa người với môi trường xung quanh trẻ.

Nội dung quyển sách tập trung vào giai đoạn phát triển đầu tiên của con người, nhất là giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi. Trẻ em ở giai đoạn này có những nét đặc thù: trẻ có bộ óc và tâm thức thấm hút, mẫn cảm với các kích thích giác quan, luôn hành động dưới sự hướng dẫn của những thôi thúc nội tại mãnh liệt. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về cả thể lực và trí lực. Trẻ củng cố những ấn tượng, kinh nghiệm và ngôn ngữ đã hấp thụ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, hướng tới sự độc lập về vận động, chức năng để tự định hình trí tuệ và nhân cách của bản thân.

Các khái niệm trừu tượng về tự do và yêu thương được lý giải một cách rất cụ thể, dễ hiểu qua những ví dụ sinh động trong “Ngôi nhà của trẻ”.

Tự do là những gì trẻ trải nghiệm trong sinh hoạt hằng ngày: Trẻ được tự chọn lựa công việc có mục đích, ý nghĩa cho mình và hoàn tất việc ấy trong khoảng thời gian nó cần mà không bị người khác gián đoạn, được tự do sinh hoạt theo nhịp điệu và tốc độ phát triển của bản thân. Trẻ tìm được sự thỏa mãn trong việc trẻ chọn, chứ không phải làm để vừa lòng người lớn. Trẻ được tự do giao tiếp với các trẻ khác trong sinh hoạt của mình.

Nhưng tự do luôn đi đôi với kỷ luật tự giác và tinh thần trách nhiệm: Trẻ tự dọn món học cụ đã chọn, trả nó về chỗ cũ, để một bạn khác đang kiên nhẫn chờ đợi đến phiên dùng.

Yêu thương không phải là từ trên đầu môi chót lưỡi. Trong phương pháp giáo dục này, người lớn không phải là người chỉ huy mà là kẻ kiên nhẫn quan sát, tôn trọng nhịp điệu và tốc độ phát triển của trẻ.

Còn trẻ em thì sao? Trẻ em được thực hành phong cách ứng xử trang nhã và lịch thiệp. Trẻ lớn có thể chỉ dẫn thêm cho trẻ nhỏ, trẻ nhỏ quan sát và học thêm từ trẻ lớn. Trong cái xã hội thu nhỏ này, các em học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này xảy ra tự nhiên, không do người lớn sai bảo hay yêu cầu. Trong môi trường ấy, sự cộng tác được khuyến khích, phần thưởng và sự cạnh tranh bị vắng bóng, cách hành xử với bạo lực, làm tổn thương người khác hay thiệt hại đến môi trường là những điều không được chấp nhận.

Tất cả những điều này đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hai yếu tố tự do và yêu thương trong lĩnh vực giáo dục, phát triển con người từ tấm bé.

Trẻ thơ là cha mẹ của loài người, là những mầm non tương lai của đất nước, là những tảng đá gốc làm nền cho một xã hội hài hòa, một đất nước cường thịnh và một thế giới hòa bình mai sau. Đầu tư không đúng mức và bỏ qua giai đoạn phát triển này của trẻ là một thiếu xót và sai lầm cơ bản chắc chắn sẽ dẫn đến một hệ lụy trầm trọng khó tháo gỡ. Qua lời tựa ngắn gọn, cuốn sách muốn hàm ý nhắn gửi tới người đọc là trẻ thơ phải được phát triển toàn diện trong bầu không khí yêu thương và tự do thì hy vọng về một xã hội hòa bình mới có thể trở thành hiện thực.

Tự do không hiện hữu nhờ xin cho; yêu thương không tồn tại nếu không được ấp ủ và vun trồng. Cả hai cùng đồng hành, cả hai đều đòi hỏi sự trân trọng, nâng niu, nuôi dưỡng tinh tế.

Dựa trên quan niệm và tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm “Yêu thương và tự do” của Tôn Thụy Tuyết. Hy vọng quí độc giả sẽ có dịp tìm hiểu thêm về phương pháp giáo dục trẻ thơ này và bước đầu có thể ứng dụng nó vào đời sống thường nhật khi tiếp cận với con trẻ. Đó phải chăng cũng là cách tốt nhất mà người lớn chúng ta có thể tích cực góp phần vào việc tạo dựng nên một xã hội hòa bình, bình đẳng và bác ái.

Nghiêm Phương Mai

© Nghiêm Phương Mai, 2013

ĐỌC THỬ

CÁC EM BÉ MANG THEO ĐIỀU GÌ ĐẾN THẾ GIỚI NÀY

Có bao nhiêu người tin rằng trẻ sơ sinh đã có tinh thần? Tin rằng ngay từ khi sinh ra bản thân các em đã ẩn chứa một sức mạnh tinh thần to lớn và sẽ trưởng thành theo quy luật trưởng thành nội tại của bản thân các em? Trong một giai đoạn ở một độ tuổi nhất định, trẻ em chỉ thích chơi nước, chơi cát, nếu như bị người lớn ngăn cản, chúng sẽ phản đối đến cùng. Điều này rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

Chúng ta vốn không tin và cũng không biết rằng, ngay từ giây phút hình thành trong bụng mẹ, bản thân thai nhi đã tồn tại một sức mạnh tinh thần, sức mạnh ấy sẽ chỉ dẫn bé nên phát triển như thế nào, nên sờ mó khám phá thế giới bên ngoài ra sao… Montessori(1) gọi đó là “Phôi thai tinh thần”. Dường như điều này đang yêu cầu chúng ta tin rằng ẩn trong thể xác trẻ sơ sinh đã có tinh thần, tinh thần ấy phát triển theo sơ đồ đã được vạch sẵn. Trẻ em dường như rất yếu ớt, nhưng bản thân chúng ẩn chứa một sức mạnh và tiềm năng tinh thần vô cùng to lớn, đủ sức để phát triển mà không cần người lớn phải thêm vào bất cứ nội dung mới nào, mà chỉ cần cung cấp cho chúng môi trường và điều kiện phát triển.

Có kinh nghiệm mười năm sống cùng con trẻ, chúng tôi ngày càng kiên định niềm tin này. Tiếp nhận quan niệm này cũng có nghĩa là trong bản thân chúng ta đang xảy ra một cuộc cách mạng tư tưởng, bởi vì chúng ta luôn tin rằng trẻ em dựa vào người lớn để hình thành và phát triển tính cách; tiếp nhận quan niệm này cũng có nghĩa là chúng ta không có chỗ để phát huy tính tự cao tự đại được sinh ra từ chính sự tự ti và cảm giác bị kìm nén của mình. Thời kỳ vị thành niên của con người khá dài, dài hơn thời kỳ tiền trưởng thành của tất cả các loài vật khác. Nói ngắn thì có thể là từ 0 đến 6 tuổi, nói dài khoảng đến 12 tuổi. 12 tuổi vẫn chưa thể rời khỏi mẹ, pháp luật quy định tuổi trưởng thành thực sự của một đứa trẻ là 18 tuổi. Còn trong thời kỳ này, các em vẫn đang ở trạng thái yếu ớt cần đến sự giúp đỡ của người lớn để trưởng thành. Giúp các em trưởng thành không có nghĩa là người lớn có quyền nhào nặn tinh thần của các em. Nếu như thế, trình độ của cả nhân loại sẽ bị hạ thấp. Vấn đề ở đây là, chúng ta đã tự gán cho mình vai trò “Thượng đế”, “Thượng đế” của con trẻ.

Thời kỳ này trẻ cũng không cần sự “nhồi nhét” của người lớn, mà cần sự chuẩn bị về điều kiện để tự tiếp thu. Tuân theo quy luật phát triển này, trẻ sẽ được phát triển hoàn thiện.

Ở nhà trẻ của Montessori, các bé nhỏ nhất là 1,5 tuổi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các bé từ 1,5 tuổi đến 6 tuổi, đưa ra những đồ dùng học tập có trình độ trí lực vượt quá độ tuổi của các bé, nếu các cô không ép buộc, không gây áp lực, các bé sẽ chỉ làm theo những gì mà bản thân mách bảo. Ví dụ như bé thích chơi nước và chơi cát, nếu đưa bé ra khỏi đó, thì cho dù là những đồ chơi và trò chơi có hấp dẫn đến mấy cũng không thu hút bé, bé chỉ muốn chơi cát với khuôn mặt vô cùng ngây ngô, giảng giải thế nào vẫn vậy và với nét mặt ấy thì người lớn còn biết nói gì được nữa. Trẻ em biết mình muốn gì, nếu người lớn ngăn cản, chúng sẽ kháng cự đến cùng.

Con tôi cũng đã trải qua một quá trình như thế. Khi cháu hơn hai tuổi, bố cháu mua hai bắp ngô, nói với cháu: “Con một bắp, mẹ con một bắp”. Cháu đi đến rồi nói: “Bố bảo cho con ăn cả hai bắp ngô này”. Tôi hỏi lại, chồng tôi nói: “Không phải, em một bắp, con một bắp”. Tôi lại nói: “Bố con nói con một bắp, mẹ một bắp, chứ đâu phải con ăn hết”. Ý của tôi là con đã nói dối, nhưng con tôi nghe xong khuôn mặt vẫn không hề thay đổi, cu cậu vẫn đứng yên ở đó suy nghĩ một phút, rồi lại cứ thế mà bỏ đi. “Sao lại thế nhỉ?”. Thật không hiểu nổi. Nhưng rồi có một ngày, cu cậu bỗng có cảm giác với những việc mình đã làm sai, khuôn mặt vô cùng bối rối và xấu hổ, không cho người khác nhắc đến. Điều này không phải do người lớn dạy dỗ, mà là quy luật phát triển nội tại của trẻ đã đến bước này. Nếu người lớn không để con trẻ phát triển theo đúng quy luật tự nhiên, mà ra sức áp đặt, ép buộc chúng sẽ khiến sơ đồ phát triển của con mình bị rối loạn, đánh mất luôn cả cơ hội thiết lập cảm giác đạo đức đích thực.

Quy luật phát triển thời kỳ đầu của trẻ sơ sinh cũng tương tự như một số loài động vật khác. Ví dụ như loài bướm, bướm mẹ thường hay đẻ trứng trên chồi cây, khi bướm non vừa sinh ra phải được ăn loại lá non nhất. Vậy bướm non làm thế nào để ăn được lá non? Bướm non nhạy cảm nhất với ánh sáng, vì thế khi vừa sinh ra nó đã bò về phía sáng nhất, phía đó cũng chính là những lá non nhất. Nhưng đến khi bướm non dần trưởng thành, có thể ăn được lá già hơn thì cũng là lúc nó không còn nhạy cảm với ánh sáng. Quá trình này tuân theo quy luật phát triển nội tại của bản thân loài bướm, không chịu khống chế bởi bất cứ lực tác động bên ngoài nào.

Chúng ta chưa từng lo lắng rằng một đứa trẻ không thể trưởng thành, nhưng chúng ta lại không tin rằng có những hạt giống tinh thần từng tồn tại trong nội tâm trẻ, không tin rằng bản thân trẻ cũng có một quá trình trưởng thành tự nhiên, theo đúng trật tự, và trẻ chỉ cần chúng ta chuẩn bị cho chúng một môi trường phát triển thích hợp. Trong tinh thần của con trẻ, chúng ta vẫn đang đóng vai trò – “Đấng tạo hóa”.

Chúng ta hãy xem xem con trẻ làm thế nào để thiết lập quan hệ hài hòa với môi trường để tự phát triển. Ví dụ như ngôn ngữ, trẻ em của bất cứ quốc gia và dân tộc nào đều có thể nghe thấy và học được ngôn ngữ của loài người trong thế giới đầy ắp âm thanh này. Trong ba năm đầu đời, trẻ có thể nắm được những ngôn ngữ cơ bản của dân tộc mình, học được các chi tiết trong ngôn ngữ đó. Quá trình phát triển này tuyệt đối không ai kể cả người có chuyên môn cao có thể dạy cho trẻ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, trẻ em trước 6 tuổi thích nhìn người lớn làm hơn là nghe người lớn nói. Năng lực ngôn ngữ của trẻ em được hình thành từ quá trình tương tác với môi trường xung quanh. Thế nên các nhà tâm lý học mới nói, những thứ mà trẻ học được trong ba năm đầu đời, người lớn cần đến sáu mươi năm nỗ lực mới có thể hoàn thành. Tại sao chúng ta không suy nghĩ xem điều này là vì sao? Loài người đã phát hiện ra được bí mật này – TRẺ EM TỰ PHÁT TRIỂN.

Tôi có thể đưa ra một ví dụ ngược lại. Một vị giáo sư tâm lý học của Đại học Havard sinh được một người con trai, ông đã chuẩn bị mọi thứ để bồi dưỡng con mình thành thiên tài. Khi đứa trẻ 3, 4 tuổi đã có thể nói được đến ba, bốn thứ tiếng; 6 tuổi thi vào trung học; 10 tuổi vào học ở Đại học Havard; 16 tuổi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Havard. Từng giây, từng phút nhà tâm lý học đó liên tục bắt con trai mình “tiếp nhận và tiếp nhận” thêm các tri thức mới. 18 tuổi, cậu trở thành nhân viên bán hàng tại một cửa hàng ở London nước Anh. Nhưng cậu không làm gì hết, cậu từ chối mọi “hoạt động mang tính tri thức” và cảm thấy vui khi làm một nhân viên bán hàng. “Một bồ kiến thức” không hề có tác dụng gì với cậu, trên thực tế, “tri thức” khiến cậu vô cùng đau khổ. Tôi thấy rằng, nếu con người chỉ có khối óc mà không có cơ quan cảm giác, rồi biến khối óc trở thành công cụ phục vụ thế giới này, thì nỗi đau khổ của chúng ta sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Nhưng chúng ta vẫn có cảm giác, tâm lý, tinh thần và tâm hồn, chúng ta phải tìm thấy chính mình thì mới không đau khổ. Sự phát triển của con người, tinh thần của con người phải được phát triển từ cảm giác, để cảm giác luôn là người bạn đường của chúng ta.

Trên thực tế, quá trình trưởng thành của con người là một quá trình trưởng thành tâm lý chứ không phải quá trình trưởng thành trí lực. Sự trưởng thành về trí lực phải dựa trên sự trưởng thành về tâm lý.

Nếu chúng ta hiểu được quy luật khoa học trong sự trưởng thành của con trẻ, để con trẻ phát triển tự nhiên theo quy luật nội tại của phôi thai tinh thần, chắc chắn con trẻ sẽ trở thành nhân tài. Khi chúng ta phá vỡ quy luật phát triển tự nhiên của con trẻ, thì cả quá trình phát triển sau đó sẽ lệch lạc, bao gồm cả trí lực. Vì thế bà Montessori đã nói rằng: “Chúng ta phải trở thành người đày tớ chứ không phải chủ nhân của tinh thần con trẻ”.

Nhưng hiện giờ, khi chúng ta phân định rạch ròi cái tôi và tri thức của trẻ, thì cũng có nghĩa là quy luật phát triển tự nhiên của trẻ đang bị hủy hoại, chúng ta sẽ không thể tìm thấy bí mật nội tại của các con. Suy nghĩ nóng vội muốn nhồi nhét tri thức cho trẻ đã tự trói chân chúng ta khiến chúng ta có cái nhìn phiến diện, còn đống rác rưởi của những thứ mang tên kiến thức đã phá hoại sự phát triển của một con người với sức sống và sức hút nhân cách sẵn có của mình. Chỉ khi thừa nhận trẻ có phôi thai tinh thần và tin tưởng trẻ, bí mật trưởng thành của nhân loại mới dần dần hé mở.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button