Kỹ năng mềm

Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi Tập 5

doi-thay-doi-khi-chung-ta-thay-doi-tap-5-andrew-matthews1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Andrew Matthews

Download sách Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi Tập 5 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. TRIẾT LÝ SỐNG CỦA BẠN

Bạn không thấy lạ sao? Ai cũng muốn hạnh phúc, nhưng học “nó” ở đâu?

Chúng ta sinh ra trên đời. Rồi chúng ta đi học.

Chúng ta học toán. Chúng ta học về huyết cầu tố, học về rặng Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng chưa bao giờ chúng ta học về hạnh phúc.

Tôi thường tự hỏi “Tại sao có một số người luôn luôn hạnh phúc?”

Rồi tôi băn khoăn “Phải chăng người hạnh phúc thông minh hơn những người khác?Hay chẳng qua họ quá ngờ nghệch nên không nhận ra mình khổ?”. Những câu hỏi như vậy càng về sau càng nhiều.

Hồi còn nhỏ, tôi thường mơ về thời tương lai.

Nhưng tới khi bước vào thời tương lai, tôi lại thường thất vọng.

Tôi khám phá ra rằng CUỘC ĐỜI KHẮC NGHIỆT HƠN TA TƯỞNG!

Tôi muốn biết:

“Tại sao có những người sống được một cuộc đời thú vị?”

“Tại sao có những người sống hạnh phúc hơn tôi?”

Tôi tìm đọc sách. Tôi tham dự những buội thuyết trình và những cuộc hội thảo.

Tôi thử đi trên lửa than.

Tôi tìm đọc những triết gia vĩ đại. tôi nghĩ rằng họ có thể dạy tôi nhiều điều về hạnh phúc…

Rồi tình cờ tôi đọc về một nhóm triết gia Hy Lạp cổ đại mệnh danh là những ngưởi theo chủ nghĩa Hoài nghi. Họ cho rằng: “Tâm hồn anh chỉ thật sự thanh thản khi anh không còn tin bất cứ cái gì.”

Làm sao bạn có thể tin được điều họ nói chứ?

Rồi tôi đọc Socrates – và một tay nữa tên là Gorgias. Ông này tuyên bố:

a)Không có cái gì thật sự hiện hữu, do đó

b)Nếu có cái gì đó thực sự hiện hữu thì anh không biết nó được, do đó

c)Anh không hiện hữu!

Làm sao mà xài kiến thức này chớ?

Cứ tưởng tượng coi… bạn bị cảnh sát giao thông tóm, viên cảnh sát nói:

“Có lý do gì để tôi không phạt anh chạy quá tốc đọ cho phép?”

Và bạn trả lời: “Ông có hiện hữu đâu!”

Tôi nhận thấy có hai điều về các triết gia:

a)Hầu hết họ không hạnh phúc, và

b)Nhiều người trong số đó là những nhà toán học!

“Triết lý hằng ngày”

Cuối cùng tôi tin rằng:

Có hai loại triết lý: loại triết lý kinh viện, và loại triết lý cụ thể hàng ngày của từng người.

Chính triết lý hằng ngày, cụ thể, của riêng bạn mới thật sự đáng kể.

Triết lý hằng ngày của bạn chính là những gì bạn tin về chuyện đời thường – công việc, tiền bạc, lo phiền, thất bại, bè bạn, chuyện gia đình, tương lai…

Triết lý hằng ngày là những gì chúng ta áp dụng để giải thích những thăng trầm trong đời: đó là nền tảng ta xây dựng cuộc sống của mình.

Chẳng hạn như khi ta nói…

“Cái gì xảy ra cũng đều có lý do của nó”, hay là

“Tai họa cũng chính là dịp may”, hay

“Hầu hết bọn đàn ông đều khốn kiếp!”

Thì đó là nhận thức hay kinh nghiệm cụ thể của riêng bạn.

Triết lý cụ thể riêng tư của mỗi chúng ta là cái lăng kính qua đó ta xem xét từng vấn đề và từng cơ hội trong cuộc sống.

Đó cũng thường là lý do ta nương vào để tiếp tục đường lối đang theo – hay từ bỏ nó.

Những người sống hạnh phúc nhất không nhất thiết là những người thông minh nhất hay giàu có nhất hay tài ba nhất. nhưng họ có một triết lý riêng cực kỳ hữu dụng.

Những người hạnh phúc hình như có chung một số triết lý sống.

Cuốn sách này là bản tóm tắt những phương cách hành xử của những con người sống hạnh phúc, hiệu quả.

Có một vài ý tưởng trong đây quen thuộc với bạn rồi. đôi khi chúng ta không cần thêm thông tin gì mới – chúng ta chỉ cần nhắc để nhớ lại thôi.

Nếu bạn đang chịu đựng bi kịch cá nhân hay tôn thương nghiêm trọng trong đời, thì cuốn sách này có thể là chưa đủ. Nhưng nó có thể giúp bạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống  hàng ngày.

ĐỌC THỬ

Khi  cuộc sống gặp khó khăn

Làm sao sống nổi khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt?

Làm sao tiếp tục chịu đụng nổi khi bạn đang khổ sở, cô đơn hay túng quẫn?

Bạn chỉ có thể giải quyết những vấn đề ấy như thể bạn đang leo núi…

Giả thử như bạn đang leo núi – và bạn bị mắc kẹt vào cái gờ đá – thế là đột nhiên bạn phải hết sức tập trung vào cái khoảnh khắc hiện tại ấy!

Bạn quên hết mọi chuyện xa xôi. Tất cả mọi nỗ lực của bạn đều dồn vào bước kế tiếp mà bạn sẽ làm. Rồi bước kế tiếp nữa. từng phân một.

Cuối cùng bạn nhích từng phân một ra khỏi tai nạn.

Đây cũng là phương cách rất hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày.

Khi công chuyện có vẻ như vô phương cứu chữa, bạn hãy tập trung vào ngay cái khoảnh khắc bạn đang sống.

Bạn xử lý từng vấn đề một. Bạn tiến được một bước. Tự tin lên một chút… rồi bạn tiến thêm một bước nữa, rồi thêm một bước nữa.

Cuối cùng bạn bỗng nhận ra rằng điều tồi tệ nhất không còn nữa.

Nếu bạn lo âu phiền muộn về:

a)Tất cả những điều bạn phải làm trong tháng tới, hay là

b)Tất cả những điều bạn sợ sẽ không ra gì trong năm tới,

Thế thì bạn có thể phát điên.

Nhưng bạn có thể xử lý mỗi lần từng ngày một.

Và bất cứ khi nào mà suốt 24 tiếng đồng hồ đều quá khắc nghiệt, thì hãy cố rút ra cho được mỗi lần 5 phút.

ĐÚC KẾT
Tất cả những gì bạn làm được là hãy làm hết mình cho đến khi đi ngủ.

Để ngày mai tự lo lấy cho ngày mai.

Những chuyện hoang đường về hạnh phúc

Vào những năm 1990, nhà nghiên cứu Ronald Inglehart cho xuất bản kết quả của một cuộc “khảo sát về hạnh phúc” quy mô gồm tới 170.000 người ở 16 quốc gia trên thế giới.

Những người tham gia được hỏi những câu hỏi đại loại như “Bạn sống hạnh phúc ra sao?” và “Bạn có vừa lòng với cuộc sống của mình không?”

Inglehart quan tâm tới việc liệu tuổi tác có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc của con người hay không. Vì vậy ông đã phân tích các dữ liệu thu thập được  theo nhóm tuổi, 15 tới 24 tuổi, 25 tới 34 tuổi, 35 tới 44 tuổi, cứ tiếp tục như vậy.

Thế thì ai là những người ít hạnh phúc nhất? Lứa tuổi thanh niên? Lứa tuổi trung niên? Và bạn nghĩ ai là những người hạnh phúc nhất?

Đây là kết quả:

15-24 tuổi: 81% bằng lòng với cuộc sống

25-34 tuổi: 80% bằng lòng với cuộc sống

35-44 tuổi: 80% bằng lòng với cuộc sống

45-54 tuổi: 79% bằng lòng với cuộc sống

55-64 tuổi: 79% bằng lòng với cuộc sống

65 tuổi trở lên: 81% bằng lòng với cuộc sống

Kết quả của từng nhóm tuổi gần như là đồng nhất!

Trong một cuộc nghiên cứu khác, hai nhà tâm lý của trường đại học bang Arizona là William Stock và Moris Okun cũng đạt những kết quả y hệt. Họ thẩm định của hơn 100 cuộc khảo sát tâm lý và cuối cùng gút lại điều này – tuổi tác chỉ ảnh hưởng tới hạnh phúc không quá 1%.

Bất chấp mọi tưởng tượng, bất chấp mọi cuộc tranh luận về “những rối loạn của tuổi mới lớn” và “ khủng hoảng tuổi trung niên”, tuổi tác hấu như chẳng ảnh hưởng gì tới hạp phúc của bạn cả.

ĐÚC KẾT
Vấn đề không phải là tuổi tác, vấn đề là cách nhìn của bạn.

(Nguồn: Dữ liệu từ 169776 người được Robert Inglehart, bộ phận phụ trách văn hóa của Advanced Industrial Society, phỏng vấn. Nhà xuất bản Princeton – 1990. Và David G.Myers, The Pursuit of Happiness, Harper Collins Publishers 1992)

 

Tống khứ thói quen lo rầu!

Phần đông chúng ta hay lo âu phiền muộn.

Chúng ta lo lắng về tiền bạc, về con cái… và cả về chuyện không biết hàng xóm đánh giá mình ra sao!

Thậm chí có người còn bảo bạn: “PHẢI biết lo chớ!”

Nhưng lo âu không những vô ích, mà còn tệ hại hơn thế nữa.

Trước tiên, nó thường hút theo nó nỗi bất hạnh.

Thứ đến, nó hại đến sức khỏe của bạn!

Vậy bạn phải làm gì vời chuyện lo âu? Cứ hoãn lại đã!

Hãy bắt tay vào hành động TRƯỚC, và hoãn binh vô thời hạn với nỗi lo.

Đó là điều những con người sống hiệu quả vẫn làm.

Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy muốn lo, hãy tự nhủ:

“Là vấn đề gì ngay lúc này vậy?”

Đoán thử xem bạn sẽ thấy gì… trừ khi tính mạng bạn đang treo trên dầu sợi tóc, bạn chẳng có vấn đề quái nào hết!

Dĩ nhiên là trong cuộc sống vẫn có tai ương, có bệnh tật. có khủng hoảng tài chính. Nhưng đó đâu phải là lý do để sống sợ hãi như một con thỏ đế.
Khi gặp khủng hoảng, ban có thể đương đầu với nó TỪNG CHÚT TỪNG CHÚT MỘT. Chỉ khi nào đầu óc bạn trôi dạt vật vờ vào chuyện tương lai xa vời, thì nó mới nghiền nát bạn.

Mà tâm trí bạn sẽ luôn muốn lôi bạn vào tương lai thôi!

Hãy trụ vào hiện tại. Hãy làm bất cứ chuyện gì bạn có thể làm được ngay trong hôm nay – và gạt nỗi lo âu ra ngoài.

Hãy nhìn lại đòi bạn.Đã có tình huống nào khiến bạn không sống sót đâu? Chưa hề có!

Bạn có thể kiểm soát hiện tại. Còn cái thời tương lai xa xôi kia mới khiến bạn lo lắng!

 

ĐÚC KẾT
Khi nỗi lo âu muốn xuất hiện, cứ chần chừ với nó.

Khi có ai hỏi, “Anh không lo lắng tới việc đó hay sao?”, hãy bảo họ là: “Tôi biết lo đó chớ – nhưng tôi không luẩn quản với nỗi lo!”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button