Kỹ năng mềm

Chuyện Thực Tập – Từ Giảng Đường Đến Văn Phòng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đặng Huỳnh Mai Anh

Download sách Chuyện Thực Tập – Từ Giảng Đường Đến Văn Phòng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

KẾ HOẠCH CỦA ÔNG TRỜI

“Nghe này! Tôi đã thực tập ở công ty XYZ đấy!”

Bất kỳ khi nào tôi tự hào tuyên bố điều đó, người đối diện cũng quay sang, trố mắt nhìn tôi và hỏi cùng một câu: “XYZ là công ty gì?”.

Tôi dám cá là dù tôi có nêu tên thật của công ty nơi tôi thực tập ra đây (thay cho chữ XYZ) thì có lẽ nhiều người cũng chẳng biết đâu. Vì ngay chính tôi, khi lần đầu nhìn thấy cái thông báo tuyển thực tập sinh với hàng chữ tên công ty khiêm tốn, tôi cũng đã tự hỏi: “XYZ là công ty gì nhỉ?”. Vậy mà tôi đã quyết định nộp đơn đăng ký làm thực tập sinh cho công ty ấy dù tôi chẳng biết gì về nó ngoài cái tên.

Có một thực tế là hầu hết người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tên sản phẩm và thường “lơ đẹp” tên công ty sản xuất ra sản phẩm ấy, vốn thường nằm ở góc be bé bên cạnh mã vạch sản phẩm.

Với hàng dược phẩm thì tình trạng này càng… nguy kịch hơn (XYZ là công ty về dược phẩm). Với nhiều người thì thuốc thang không phải là sản phẩm dùng hằng ngày. Và thường thì khi cần thuốc, bạn sẽ chạy ào ra tiệm, nhận vài viên thuốc lẻ từ người bán. Thế là nghiễm nhiên bạn không tiếp cận được với cái hộp nguyên gốc để xem công ty nào sản xuất và phân phối những viên thuốc mà bạn sắp đưa vào cơ thể.

 

Tôi cũng như bạn, hay đúng hơn là từng như bạn. Cho đến một ngày.

Câu chuyện thực tập của tôi bắt đầu với bối cảnh như sau: một buổi sáng Sài Gòn đầy nắng và bụi, tôi thả bước trên hành lang tầng trệt của Trường đại học Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM. Hôm ấy trường bỗng dưng vắng vẻ hơn hẳn mọi ngày. Hành lang không chật cứng sinh viên nhễ nhại mồ hôi với cái ba lô khổng lồ trên vai. Tôi cũng được dịp bước thong thả hơn và dừng lại một chút trước bản tin trường. Đập vào mắt tôi là những poster tuyển thực tập sinh của các “đại gia” như: Prudential, Unilever, Abbott… in trên khổ A2 to uỳnh, bóng loáng, thiết kế bắt mắt. Điểm chung của các poster ấy là dòng chữ rõ rành rành ở cuối: “Dành cho sinh viên năm 3 và năm 4”. Chuyện này chẳng có gì lạ. Thực tập vốn là chuyện của sinh viên năm 3-4. Sinh viên năm 2 hãy còn “bé” lắm, “biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Lọt thỏm giữa những poster hoành tráng ấy là một tờ giấy tuyển dụng bằng giấy A4 tầm thường, chỉ duy nhất logo công ty được in màu, còn lại là nền trắng chữ đen. Trông tương phản và lạc lõng đến đáng thương!

“Thật bôi bác hết sức!” – Tôi nghĩ.

 

Đáng lẽ tôi đã lướt qua tờ thông tin ấy rồi quên nó ngay tức khắc nếu không vô tình nhìn thấy dòng chữ “định mệnh” này:

“Tuyển sinh viên năm 2. Chỉ dành cho phòng nhân sự”.

Tôi không thích làm nhân sự. Thêm nữa, nhìn cái thông báo tuyển dụng đáng thương ấy, tôi nghi ngờ công ty này chắc “bèo như cú mèo”. Mà XYZ là công ty gì nhỉ? Chả bao giờ nghe tên, chắc là công ty vô danh tiểu tốt nào đó. Cách thức dự tuyển vô cùng “đơn giản như đang giỡn”: gửi CV qua mạng (CV: curriculum vitae, sơ yếu lý lịch) và… chấm hết! Não tôi không ngừng phân tích và phát ra nhận định: tuyển dễ dàng vậy chắc là. “lừa đảo quá”…

Tóm lại, có 1.001 lý do để tôi nghi ngờ và không dự tuyển vào cái công ty mà tôi dán nhãn “vô danh tiểu tốt”, “bèo như cú mèo”. Song, có một mong muốn, một động lực hết sức mạnh mẽ đủ sức hích tôi thật mạnh về phía XYZ:

Tôi muốn trải nghiệm cảm giác đi làm.

***

Tối hôm đó về, tôi đem chuyện thực tập lên bàn cơm để hỏi bà chị già của tôi (thực ra bà chị ấy chỉ hơn tôi sơ sơ 11 tuổi).

– XYZ là công ty nào thế? Chị Hai biết không?

Bà chị tôi ngẩng mặt lên khỏi chén cơm, chăm chú nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên, giống như đang thắc mắc làm cách nào tôi lại biết đến cái tên XYZ ấy. Chị tôi “phán”:

– Đại gia ngành dược đấy! Nó là công ty dược phẩm lớn nhất cả nước. Khủng hơn cả công ty của chị đó!

 

Sau phần mào đầu hoành tráng ấy, bà chị bắt đầu huyên thuyên về XYZ và tầm vĩ mô của nó. Nếu chị tôi không làm trong ngành dược và… công ty mà chị tôi đang làm việc không là đối tác thân thiết lâu năm của XYZ thì chắc chị tôi cũng chả biết XYZ méo tròn thế nào. Tôi nói:

– Em thấy thông tin tuyển dụng thực tập của nó, tính apply vào. (apply: dự tuyển)

– Apply ngay! Apply ngay! – Bà chị già sôi nổi khác thường.

Tôi nhớ lần gần đây nhất nhìn thấy biểu hiện sôi nổi đặc biệt này của bà chị là khi chị ấy tình cờ biết được thông tin cửa hàng thời trang ưa thích đang đại hạ giá.

 

Nhưng phút chốc, suy nghĩ thế nào, thái độ của bà chị tôi quay phắt 180 độ:

– Mà thôi! Trình độ mày chắc không lọt nổi đâu!

Tuyên bố mạnh mẽ của chị Hai như gáo nước lạnh tạt vào mặt tôi. Tôi tiu nghỉu nuốt cho hết bữa cơm, tiu nghỉu rửa chén, rồi tiu nghỉu đi lên lầu. Dù bị bà chị “tiên tri” phũ phàng như vậy, tôi vẫn gửi CV cho XYZ. CV thì tôi đã có sẵn từ đợt soạn để dự tuyển làm thành viên một câu lạc bộ sinh viên trong trường (đợt đó tôi thất bại thảm hại). Chỉ sau vài cú nhấp chuột, CV của tôi đã bay thẳng đến XYZ. Chẳng có lý do gì để không thử vận cả!

***

Một ngày trôi qua. Không có động tĩnh gì từ XYZ. Hai ngày trôi qua, cuộc đời tôi vẫn không có điều gì mới mẻ mang hơi hướm của XYZ. Tôi dần quên lãng “phi vụ” ấy và chuẩn bị ghi thêm cái tên XYZ vào chuỗi danh sách thất bại của mình. Phải, tôi có một danh sách đằng đẵng những thất bại từ khi bước vào năm nhất đại học cho đến bây giờ. Tôi chưa bao giờ thành công. Tôi như kẻ vô hình trong giảng đường đại học đầy ắp những con người tài năng. Tôi thất bại nhiều đến mức không còn thấy buồn khi bị thêm XYZ từ chối, nhưng kể ra thì cũng muối mặt một tí với bà chị già, dù chị ấy nói không sai: Một công ty lớn và danh tiếng như XYZ thì đơn giản là không có cửa cho một sinh viên năm 2 không kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức và thiếu bản lĩnh như tôi. Tôi chẳng có gì cả ngoài một danh sách thất bại dài bất tận.

 

Vậy mà…

Một chiều nọ – chẳng nhớ rõ là bao nhiêu ngày kể từ lúc tôi gửi CV đi – tôi đang chạy xe đi học Anh văn thì điện thoại rung. May mắn là đúng lúc đèn đỏ, tôi dừng xe, nghe điện thoại.

Là XYZ!

Hẹn phỏng vấn vào 13g ngày mai.

Chiều mai là thứ tư, buổi chiều duy nhất trong tuần tôi không phải đi học.

Như thế, nghiễm nhiên một cách đầy may mắn và kỳ diệu, tôi đi phỏng vấn ở XYZ.

Đây là lần đầu tiên tôi đi xin việc. Vốn dĩ tôi nghĩ nó “trần ai” lắm cơ. Đám bạn tôi vẫn quanh quẩn trên Internet kiếm hết chỗ này đến chỗ kia, dốc rất nhiều công sức thăm dò thông tin, nhờ vả người quen để có chân trong công ty nào đó. Vậy mà tôi lại tìm thấy công việc đầu tiên của tôi trên cái bản tin trường – nguồn thông tin mà vô tình hay hữu ý, có lẽ có đến 99% sinh viên chẳng thèm để mắt tới. Cơ hội là thế, đôi khi người ta chẳng tìm ra nó dẫu vì nó ở quá gần. Ghê gớm hơn, lắm lúc cơ hội ẩn mình dưới những vỏ bọc rất tầm thường như một tờ thông báo tuyển dụng in trên giấy A4 bèo bọt, nghèo nàn chẳng hạn, mà nếu bỏ qua nó, bạn sẽ phải hối tiếc dài dài.

Thế đấy bạn ạ, dù bạn là một người “sinh ra để thất bại” như tôi trước đây đi chăng nữa thì vẫn có cơ hội dành cho bạn. Hãy cứ an tâm là cái “định mệnh” của bạn rốt cuộc sẽ đến thôi vì ông trời vốn dĩ đã có kế hoạch cho bạn rồi! Trong tâm trí tôi bỗng hiện lên cái kế hoạch cuộc đời mà có thể ông trời đã ưu ái thiết kế riêng cho tôi.

ĐỌC THỬ

CUỘC PHỎNG VẤN “LỊCH SỬ”

Nếu bạn đọc đến trang sách này và đang mong chờ những trang tiếp theo sẽ bật mí các “tuyệt chiêu” khi đi phỏng vấn hoặc việc tôi đã “thi triển” những tuyệt chiêu ấy thành thục, ngoạn mục thế nào trước nhà tuyển dụng thì tôi đành xin lỗi bạn trước!

Buổi phỏng vấn của tôi sau đây có thể làm bạn sửng sốt vì đi ngược lại tất cả những gì bạn từng biết về kỹ năng trả lời phỏng vấn tìm việc. Tôi nghĩ việc báo trước cho bạn điều này là hết sức cần thiết, như một liệu pháp giảm sốc vậy.

Thứ tư, sau khi kết thúc buổi học sáng, tôi cà kê một hồi trong phòng tự quản, dự định khoảng 12g15 sẽ bay qua bên XYZ ở Quận 1. Vì họ báo giờ phỏng vấn khá gấp nên tôi không chuẩn bị được gì nhiều, chỉ kịp lên mạng nghía qua trang web của công ty ấy, dạo lòng vòng vài trang web khác để tìm hiểu về nghề nhân sự.

Từ trước đến nay, tôi chưa từng làm gì đụng đến nhân sự, cũng không định đi theo ngành này nên chưa bao giờ tìm hiểu về những gì chứa đựng trong hai chữ “nhân sự” ấy. Vậy nên, sau khi đọc xong mấy bài giới thiệu về nhân sự, tôi thấy mình như bị say… chữ, đầu óc váng vất, lùng bùng.

Ở trường, tôi chưa học bài “Bí quyết phỏng vấn” trong môn Quản trị nhân sự. Tôi cũng chưa bao giờ được tập huấn kỹ năng phỏng vấn, nhưng được cái là tôi từng đi phỏng vấn rất nhiều lần. Có khi nhờ vậy mà trình độ trả lời phỏng vấn của tôi đã đạt đến. bậc thầy rồi cũng nên!

Tôi đủ kinh nghiệm để biết thế nào là một câu trả lời khôn ngoan, cũng dư biết người tuyển dụng muốn nghe tôi nói điều gì. Đã nhiều lần tôi đưa ra câu trả lời hợp lý về chiến thuật, không hề sai lệch về bí quyết, chính xác về công thức, chuẩn về kỹ năng, chỉ duy nhất không đúng với lòng mình. Nghiễm nhiên là tôi được chọn (với những lần phỏng vấn thành công hiếm hoi), để rồi sau đó, tôi mệt mỏi chạy theo cái hình tượng con người tôi đã dựng lên trong những câu trả lời ấy. Nhà tuyển dụng chọn con người trong những câu trả lời giả tạo ấy chứ đâu phải chọn chính tôi!

Đi làm, dù là nhân viên chính thức hay thực tập sinh, nghĩa là bạn chấp nhận “trói” đời mình với công việc đó trong một khoảng thời gian nhất định. Tôi xác định rằng chọn một công việc cũng như lấy chồng. Đều là những thứ ta phải gắn bó (hoặc cắn răng chịu đựng) mỗi ngày. Chỉ có thật thà từ đầu mới đảm bảo hạnh phúc dài lâu.

Nhiều lần, tôi thử đặt mình vào vị trí của người phỏng vấn. Nếu 10 ứng cử viên lần lượt bước vào phòng và ai cũng trả lời theo một khuôn mẫu, phô diễn những kỹ năng, áp dụng những mẹo như nhau thì chẳng phải người phỏng vấn sẽ cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán lắm sao?

Lần phỏng vấn với XYZ này, tôi xác định luôn: giữa khôn ngoan và thật thà, tôi chọn thật thà!

Tôi sẽ thể hiện cho họ thấy tất cả con người thật của tôi. Không phải hình mẫu lý tưởng với toàn điểm tốt và sau đó điểm thêm vài điểm xấu mà thật ra “trá hình” điểm tốt, kiểu như: em theo chủ nghĩa hoàn hảo, em tham công tiếc việc… (trong khi thực tế nhiều khi em ưu tiên canh Facebook hơn giải quyết công việc). Tôi cũng sẽ không tạo dựng vài thói quen mà hầu như ứng viên nào cũng có như: em thích đọc sách, khoái thể thao… (trong khi thực tế em thường ngủ gục ngay trang đầu cuốn sách và chẳng biết chơi môn thể thao nào).

Hôm nay, tôi sẽ hiện diện trước nhà tuyển dụng bằng con người “trần trụi” nhất có thể của tôi, để họ không phải hy vọng quá nhiều và sau đó thất vọng thảm hại. Giả tạo hoài cũng mệt tấm thân này!

Tôi biết những điều trên nghe có vẻ hơi bốc đồng nhưng tôi là thế đấy! Các vị có thể tuyển tôi hoặc không. Haizz, đôi lúc chỉ số kiêu hãnh của tôi cao ngút ngàn!!! (Bây giờ thì bạn đã hiểu vì sao trước công ty XYZ, lý lịch của tôi là chuỗi dài thất bại rồi chứ?).

Lời tiên tri “trình độ của mày không có cửa đâu cưng!” của bà chị già cứ lượn lờ trong đầu tôi. Thành thử, tôi bắt đầu nghĩ chắc là không có cửa cho tôi vào XYZ thật. Tôi đi phỏng vấn với tâm lý thoải mái rằng đi cho có trải nghiệm.

Tôi không thể khiến họ chọn tôi thì chí ít phải khiến họ nhớ tôi chứ. Và có rớt thì tôi cũng phải rớt theo cách của tôi.

XYZ nằm ở tầng 16 của tòa nhà văn phòng cao nhất, to nhất, trên con đường có lẽ là đẹp nhất Quận 1, TP. HCM. Từ chỗ gửi xe, tôi đi về phía sảnh chính, vừa bước vào tòa nhà ấy, tôi ngỡ vừa bước từ Việt Nam sang Singapore. Nói vậy là vì vừa ló đầu vào sảnh, tôi thấy ngay cái quán ăn “The Best of Sing” ở góc phải và “Coffee Bean & Tea Leaf’ ở góc trái. Mùi cà phê thoang thoảng hòa vào hơi máy lạnh ấy trong phút chốc kéo tôi về vùng ký ức có hình ảnh những khu mua sắm sầm uất ở Singapore. Ngay cả hình ảnh người người mặc trang phục công sở lịch thiệp, tay cầm Iphone, Ipad, bước đi vội vã cũng rất giống những gì tôi từng gặp trên đảo quốc sư tử.

Giữa dòng người xuôi ngược tất tả ấy, chỉ có mỗi tôi bước lơ ngơ, ngó nghiêng khắp nơi. Tôi lướt đi trên mặt sàn bóng loáng, thậm chí như chẳng cần nhấc chân lên mà chỉ việc trượt theo sự nhẵn nhụi của nó là đã băng băng về phía trước. Sàn được lau chùi cẩn thận đến mức tôi có thể nghiêng người soi mặt, chỉnh sửa tóc tai trang phục cho tươm tất.

Trần nhà cao thật cao và những tấm cửa kính xa hoa độ 10 ly. Hai bên là những hàng thang cuốn vươn ra như chiếc càng cua khổng lồ. Tôi choáng ngợp trước sự to lớn, lộng lẫy này. Khó khăn lắm tôi mới tìm thấy thang máy. Thang máy ở đây to hơn cả phòng tắm nhà tôi, to dễ gấp đôi các thang máy bình thường, được phân chia như sau: 2 buồng bên phải để lên tầng 4 đến tầng 10, hai buồng bên trái để lên tầng 11 đến tầng 20.

12g45: Tôi mò lên đến tầng 16. Tiếp đón tôi là chị tiếp tân với đôi mắt to, gương mặt trang điểm kỹ lưỡng. Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị là rất thân thiện, chuyên nghiệp và đẹp. Chị bảo tôi ngồi đợi để chị liên lạc với bên nhân sự.

Tôi thả mình vào chiếc ghế sô-pha màu trắng, cảm nhận ngay mặt da mát lạnh. Ghế xịn nên dĩ nhiên là ngồi rất thoải mái nhưng bụng dạ tôi cứ thắc thỏm nên chẳng còn tâm trí đâu mà hưởng thụ cái sự êm ái trắng trẻo ấy.

Tôi đưa mắt quan sát xung quanh. Đúng là công ty “khủng” có khác, hoành tráng và trang trí đẹp. Trên tường gỗ là những dòng chữ inox sơ lược về lịch sử hình thành công ty. Tôi tranh thủ lẩm nhẩm học thuộc mấy dòng này, lỡ lát nữa vô trỏng mà bị hỏi thì cũng có ít chữ nghĩa “chống cự”.

13g15, chị tiếp tân xoay xở mãi với hai, ba cái điện thoại trên bàn. Quay sang tôi, chị bảo chịu khó đợi thêm chút nữa vì mọi người đi ăn trưa cả rồi nên chị không liên lạc được.

13g30, chị tiếp tân hỏi tôi một câu khiến tôi choáng váng: “Ai hẹn em lên đây vậy?”.

Ái chà! Tôi bắt đầu bối rối. Tôi nhớ mang máng người phụ nữ đã gọi điện thoại hẹn tôi phỏng vấn nói giọng Bắc. Chị ấy không giới thiệu tên mà tôi cũng vô tư không hỏi. Tôi thật thà nói với chị tiếp tân:

– Dạ em quên hỏi rồi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button