Kỹ năng mềm

Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Myrna B. Shure

Download sách Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Với cuốn sách “Cha mẹ giỏi con thông minh”, tiến sỹ Shure sẽ chỉ ra cách thức để áp dụng các kỹ thuật “Con có thể tự giải quyết vấn đề” (ICPS) với gần 100 vấn đề và câu hỏi liên quan đến cha mẹ mà trẻ em thường gặp nhất, bao gồm sự chèn ép, bài tập ở nhà, quan hệ bạn bè và những tranh luận với anh chị em trong gia đình.

Với sự giúp đỡ của Tiến sỹ Shure, bạn sẽ học được cách thức để:

– Trở thành những người cha mẹ thông minh – cân nhắc các sự chọn lựa của bạn và giúp con trẻ tự mình hiểu được những việc cần làm, hơn là việc phản ứng trở lại theo cảm tính và chỉ cho con bạn biết những việc nên làm.

– Thay đổi thái độ của con bạn từ thái độ hung hãn, rụt rè và lo lắng sợ hãi trở nên có tính cộng đồng và đồng cảm hơn và sẽ được trang bị tốt hơn để kiểm soát được những cảm giác thất vọng sau này.

– Tạo dựng được một môi trường cởi mở trong gia đình để con trẻ có cảm giác cởi mở hơn để tâm sự những thắc mắc cũng như những vấn đề mà nó đang gặp.

Trích dẫn :

ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ

Nói với tôi, tôi sẽ quên.

Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.

Để tôi làm, tôi sẽ hiểu.

– Thành ngữ Trung Hoa

Đã tám giờ sáng. Bạn nghe thấy tiếng còi xe buýt của nhà trường vang lên ở khu nhà mình, thế mà cậu nhóc bảy tuổi nhà bạn thậm chí còn chưa mặc quần áo.

Cô con gái bốn tuổi mếu máo trở về nhà, nức nở: “Tommy đánh con và làm hỏng đồ chơi mới của con”.

Một khách hàng quan trọng gọi đến nhà cho bạn, và lúc bạn đang nghe điện thì cậu con trai sáu tuổi gọi bạn rất to để đi tìm giày, mặc dù bạn đã dặn con hàng trăm lần là không được quấy rầy người lớn khi đang có điện thoại.

Ba ngày trước lễ Phục sinh, cô tiểu thư chín tuổi của bạn tuyên bố bé sẽ không cùng bạn đi thăm họ hàng vào ngày Chủ nhật.

“Thầy giáo nói con quay cóp, nhưng con không làm thế!” − đứa con mười một tuổi của bạn phẫn nộ thét lên như vậy.

Các con bạn thường cãi nhau về đồ chơi, giờ sử dụng máy tính, chơi game, hoặc các đồ vật khác như thế nào? Các em thường gây sự với bạn hay ai đó về một việc gì đó hoặc về tất cả mọi việc như thế nào? Bao lâu thì các em gây căng thẳng trong nhà một lần vì không chịu vâng lời, không làm những gì bạn bảo và cãi lại? Bạn có cảm thấy dường như mình đã cố gắng làm tất cả nhưng không giải quyết được vấn đề gì?

Nếu bạn đang có ý định tìm cách khác để xử lý những tình huống như trên thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ba mươi năm nghiên cứu về gia đình và trường học cho tôi thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công vấn đề hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn và học giỏi hơn những em không thể tư duy theo cách này.

Trong hai cuốn sách Dạy con tư duy (Raising a thinking child) và Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên (Raising a thinking preteen), tôi đã giới thiệu và giải thích một chương trình có tính thực tiễn, gồm nhiều bước, nhằm mục đích dạy trẻ các kỹ năng tư duy quan trọng, có tên là “Tôi có thể giải quyết rắc rối” (ICPS). Chương trình này mô tả các trò chơi, hoạt động và đoạn hội thoại cụ thể mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con mình phản ứng chín chắn và linh hoạt hơn trước những rắc rối, xung đột nảy sinh trong cuộc sống thường ngày.

Tôi đã nhận được hàng ngàn bức thư, email và cuộc điện thoại cảm động của các bậc cha mẹ từng thử áp dụng chương trình ICPS. Một số đánh giá rằng chương trình này rất nhất quán và tiện ích, như một bà mẹ đã viết:

“Cuốn Dạy con tư duy giống như một món quà đối với gia đình tôi. Đứa con gái sáu tuổi của tôi đã trở thành một người giải quyết vấn đề rất nhạy cảm, và dường như nó hiểu rất rõ nó là ai và đang nghĩ gì. Là cha mẹ, giờ đây vợ chồng tôi cảm thấy mình đang có phương pháp nuôi dạy vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để hướng dẫn con mình cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ chia sẻ đến áp lực đồng đẳng và hơn nữa để trở thành người lớn. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Shure vì những đóng góp tuyệt vời cho việc nuôi nấng con cái.”

Một người khác lại tập trung vào khía cạnh cụ thể của chương trình:

“Các con tôi đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn hơn sau khi tôi thay đổi trọng tâm. Bằng cách liên tục áp dụng kỹ thuật trò chuyện của Tiến sĩ Shure, tôi đã chuyển cho các con trách nhiệm phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề thường ngày của chúng.”

Người mẹ này đã nhận ra rằng “kỹ thuật trò chuyện” mà tôi xây dựng nên là tâm điểm của phương pháp giải quyết rắc rối. Vậy kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?

Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bộ đồ chơi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức mẹ chúng − Julia quyết định phải can thiệp.

Sau đây là cách mà mẹ các em sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng..

ĐỌC THỬ

2. Vỡ mộng và thất vọng

“Con tôi ghét thất bại”

Cậu con trai tám tuổi và cô con gái mười tuổi của bạn đang chơi cờ với nhau. Khi thua, cậu em hét lên: “Chị ăn gian!”

Bạn bảo các con nên chơi lại ván khác. Lần này, con gái bạn thua. “Con thả cho em thắng đấy!”, cô bé nói, làm cậu em càng tức điên lên.

Chơi bất cứ trò nào cũng vậy, hễ cứ cảm thấy sắp thua là cô con gái chín tuổi của bạn lại phá hỏng luôn trò chơi. “Đừng có lúc nào cũng điều khiển tớ như thế!” cô bé hét lên với bạn và ngừng chơi.

Cậu con trai 12 tuổi của bạn luôn thấy lo mình sẽ là người thất bại − dù đang chơi đánh bài hay chơi bi − đến mức cậu bé không dám tham gia bất cứ trò chơi nào cả.

Trong trường hợp này, bạn có rất nhiều điều để nói. Bạn có thể cố gắng thản nhiên và nói: “Lần sau con sẽ thắng thôi”, có điều bạn không thể đảm bảo cho điều này được. Lần sau chưa chắc con bạn đã thắng và lần sau nữa cũng vậy. Khi con bạn không còn tin bạn nữa thì bạn chính là người thất bại thảm hại.

Bạn có thể nói: “Ngày mai con sẽ quên chuyện này thôi”, nhưng chưa chắc con bạn sẽ quên.

Bạn cũng có thể an ủi con bằng cách nói: “Mẹ rất tiếc vì con đã thua. Mẹ biết rằng con đang rất buồn”. Nhưng như vậy thì cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con sẽ chấm dứt ngay lập tức. Khi nói về cảm giác của con, bạn ngăn bé khám phá xem thất bại là gì mà khiến bé có cảm giác như vậy. Thậm chí, có thể bé không hề cảm thấy buồn chút nào; trong cách nghĩ của bé, thất bại mang ý nghĩa hoàn toàn khác so với cách nghĩ của bạn.

Trở thành người thất bại tốt là một trải nghiệm để trưởng thành. Điều này đòi hỏi phải có thời gian. Khi trẻ không thích thất bại, thông thường nguyên nhân là do các em cảm giác không hay về bản thân, hoặc các em nghĩ có điều gì đó không đúng. Như lời một cậu bé giải thích cho tôi về việc cậu thua cờ cô em gái: “Cháu không nghĩ lại thua em mình”. Trong nhiều trường hợp trẻ em gặp vấn đề với cảm giác thất bại thường có nhu cầu quá mức về việc nắm quyền kiểm soát hoặc được cảm thấy mình mạnh mẽ.

Những chiến thuật tôi nhắc đến ở trên không phải là có hại, cũng không phải vô tác dụng. Có điều, chúng không phát huy được hiệu quả vì không giải quyết tận gốc rễ vấn đề con bạn gặp phải. Trên thực tế, vấn đề không nằm ở chỗ thắng thua mà ở chỗ con bạn cảm thấy thế nào.

Vậy bạn có thể làm gì để đạt được kết quả tốt hơn?

Thay vì tập trung vào trò chơi hoặc đoán già đoán non, bạn nên hỏi xem cảm giác của con ra sao. Sau khi con bạn trả lời, hãy chuyển tâm điểm chú ý sang một người khác bằng cách đặt câu hỏi: “Con nghĩ chị con sẽ cảm thấy thế nào khi con nói chị thắng được là nhờ ăn gian?”

Con bạn sẽ hiểu được rằng, chị nó cảm thấy buồn hoặc giận. Vậy là có bước khởi đầu tốt đẹp rồi.

Giờ thì bạn hãy hỏi: “Chị con lúc thắng, lúc thua hay lúc nào cũng thắng?”

Hầu như chắc chắn rằng con bạn sẽ thừa nhận cô chị chỉ thỉnh thoảng mới giành được một trận thắng mà thôi. Bạn hỏi tiếp: “Con có thể nói cách khác để khỏi làm cho chị buồn hay giận không?”

Những câu hỏi kiểu này giúp con bạn hiểu được khái niệm thắng thua theo nghĩa rộng hơn, có cân nhắc đến cảm giác của bản thân lẫn người khác. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách trở thành người thất bại tốt và người thắng cuộc tốt. Khi bạn tập trung vào cảm giác của con, bé sẽ hiểu và chấp nhận rằng nếu thắng làm người ta cảm thấy dễ chịu thì thua cũng không làm người ta thay đổi chính mình.

Như W. Timothy Gallwey đã viết trong cuốn sách kinh điển Trò tennis nội tại (The Inner Game of Tennis): “Về cơ bản, tập trung vào tennis không khác gì so với việc tập trung vào thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào… và học cách đón nhận trở ngại trong cạnh tranh sẽ tự động nâng cao khả năng tìm kiếm lợi thế của mỗi người khi gặp khó khăn trong cuộc đời”. Gallwey cũng chỉ ra rằng giành chiến thắng trong trò chơi chỉ là hiện tượng bên ngoài; nó chẳng ảnh hưởng hay thay đổi gì đến con người bên trong chúng ta.

Bạn cũng nên cho con tham gia một hoạt động mà bé dễ dàng nắm vững để bé tự tin ở chính mình. Giả sử cô con gái muốn giúp bạn làm bánh. Như vậy, không những bé học được một kỹ năng mới mà còn có khoảng thời gian đặc biệt bên bạn.

Phải mất một thời gian trẻ mới hiểu được rằng yêu thương và chăm sóc phụ thuộc vào việc các em thắng hay thua. Cha mẹ nào giúp con cảm thấy tự tin hơn sẽ có cách nuôi dạy con thành người luôn lạc quan với bản thân và sống vui vẻ. Điều đó sẽ giải phóng các em, giúp các em chỉ còn sự tập trung vào niềm vui khi tham gia trò chơi.

Như vậy, chẳng phải học thất bại cũng quan trọng như học thắng cuộc sao?

Con bạn có nhất thiết phải là tâm điểm chú ý hay không?

Con bạn muốn tham gia vào đội bóng rổ? Con bạn phấn đấu để có tên trong đội kịch của lớp, để được tham gia vào buổi hòa nhạc của trường? Thật tuyệt nếu những điều này là đúng. Trẻ em tham gia các hoạt động thể thao, kịch, văn nghệ… đều rất có lợi. Các hoạt động có tổ chức nói trên sẽ giúp trẻ:

  • Học được cách làm việc nhóm và tinh thần hợp tác;
  • Kết thêm bạn mới có cùng sở thích;
  • Đối diện với việc buồn chán khi thất bại;
  • Học cách chơi công bằng;
  • Thêm thông cảm với người khác khi ném trượt bóng khỏi rổ hay ngã trên băng;
  • Học cách kiểm soát thời gian để vừa hoạt động vừa hoàn thành bài tập về nhà.

Tuy nhiên, đối với một số trẻ, việc trở thành “số 1” quan trọng đến mức làm mờ nhạt cả khát vọng được chơi hoặc tham gia với bạn bè. Các bậc cha mẹ thường bị chỉ trích khi đặt quá nặng vấn đề thắng thua. Chúng ta ai cũng đã từng đọc những câu chuyện về các bậc cha mẹ quá nhiệt tình cứ chạy theo đường biên, cãi nhau với huấn luyện viên và bị cấm tham gia do tranh cãi về các tình huống bóng cũng như các cú sút. Nhưng đôi khi áp lực thành tích lại đến từ bản thân trẻ em.

Vậy, bạn sẽ nói thế nào nếu con mình quá quan tâm đến chuyện thắng thua hay trở thành ngôi sao? Sau đây là một số dấu hiệu:

  • Bé trở nên chán nản và giận dỗi khi mọi việc không xảy ra theo đúng ý mình;
  • Bé trở về nhà và bị căng thẳng vì áp lực phải trở nên xuất sắc hoặc vì phần thi quá khó;
  • Cuộc sống của bé ngày càng trở nên mất cân bằng, do đó bé có ít thời gian và không còn quan tâm đến bạn bè và/hoặc bài học ở trường;
  • Bé tuyên bố không muốn tham gia một chút nào vào môn thể thao/hoạt động đó;
  • Bé cảm thấy mình thất bại bởi vì không được nhận vai chính của vở kịch hoặc không ghi được nhiều điểm nhất trong trò chơi.

Nếu con bạn có những biểu hiện như trên, có thể bạn cần phải giúp bé nhìn nhận tình huống theo một phương diện rộng lớn hơn. Chẳng hạn, nếu bé không nhận được vai chính của vở kịch, bạn có thể nói với bé những câu đại loại như: “Mười năm nữa rồi con sẽ quên chuyện này thôi mà”. Điều này có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng vấn đề là nói chuyện về cảm giác của bé trong mười năm tới không thể nào giải quyết được cảm giác của bé hiện nay.

Bạn có thể an ủi con rằng tình yêu của bạn dành cho bé không đổi, cho dù bé có ghi được bao nhiêu bàn thắng hay đóng vai gì đi nữa − như vậy bé không cần phải trở thành ngôi sao hay người xuất sắc nhất. Điều này rất quan trọng, bởi vì có thể bé đang khao khát sự chú ý mà bé nghĩ mình đang thiếu. Hoặc bé cảm thấy em trai mình được mọi người chú ý, khen ngợi nhiều hơn vì giỏi hơn bé trong một hoạt động nào đó. Hoặc có thể bé ghen tị với một bạn cùng lớp được một mình biểu diễn trong buổi hòa nhạc toàn trường bởi vì theo bé, bạn đó nổi tiếng hơn.

Nhưng đấy cũng chỉ mới là bước đầu tiên.

Điều bạn có thể làm tiếp theo là giúp trẻ chỉ quan tâm đến niềm vui mà thôi. Khi bé Tim chín tuổi không giành được một vị trí trong đội hình xuất phát của đội bóng đá kiểu Mỹ do huấn luyện viên bảo rằng cậu quá bé, Tim không hề muốn tham gia chút nào nữa. Trước hết, bố Tim an ủi bé rằng việc không giành được vị trí xuất phát không phải là lỗi của Tim, sau đó hỏi bé: “Vậy con còn chơi tốt môn nào mà con thích nữa không?”.

Sau cuộc trò chuyện này, Tim phát hiện ra rằng bé còn giỏi cả bóng đá nữa. Bé còn phát hiện ra mình thật sự yêu thích môn thể thao này − bé rất thích được chạy khắp sân và đá bóng. Và vì tự thấy hài lòng với bản thân trên sân, bé rất dễ kết thêm bạn mới. Tim nhanh chóng nhận ra rằng chia sẻ niềm vui cùng bạn bè quan trọng hơn nhiều so với việc trở thành ngôi sao.

Bất kể con bạn làm gì, hãy giúp bé cố gắng làm hết sức mình. Nhưng bạn cũng nên giúp con suy nghĩ về phần thưởng thực thụ trong mỗi hoạt động mà bé tham gia.

Chấm dứt mè nheo

Còn gì khó chịu hơn là phải nghe con cái mè nheo? Ngay khi vừa biết nói, trẻ đã hiểu rằng chúng có thể mè nheo khi không có được điều mình muốn, hoặc có nhưng không đúng thời gian, hoặc khi mọi việc không xảy ra theo ý chúng. Khi đã bám rễ sâu, thói quen này rất khó thay đổi.

Đối với nhiều bậc phụ huynh, mè nheo giống như “cái gai trong mắt”, là hành vi thuộc loại khó chịu nhất. Nó tổng hợp các yếu tố làm người ta phát điên lên như: giọng nói, nét mặt, hình dáng cơ thể… Tất cả đều dễ khiến cho cha mẹ mất hết bình tĩnh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button