Kỹ năng mềm

Bốn Mùa Cuộc Sống

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jim Rohn

Download sách Bốn Mùa Cuộc Sống ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


JOHN KENNEDY TỪNG nhận xét rằng Winston Churchill “đã huy động tiếng Anh và điều ngôn ngữ ấy ra mặt trận.” Các thế hệ trước đã được nghe những lời nói hào hùng của Cicero, Daniel Webster, Disraeli, Churchill và Kennedy,… những người đã được đấng sáng tạo ban tặng khả năng sử dụng ngôn từ tài tìnhđể thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại và chất lượng cuộc sống mỗi cá nhân.

Jim Rohn, một người thuộc thế hệ của chúng ta, được ban tặng tài năng thiên phú đó. Những cuộc hội thảo đầy cảm hứng của ông trên khắp nước Mĩ và trên toàn thế giới đã thay đổi cuộc sống của hàng chục nghìn người. Ông có biệt tài tìm ra điều kỳ diệu ẩn giấu giữa nhữngthứ thông thường, và khả năng dụng ngôn giàu hình ảnh gây tác động sâu sắc lên toàn bộ người nghe.

Bốn mùa cuộc sống là một cái nhìn thoáng qua vào chiều sâu tính cách của Jim Rohn. Khả năng của ông trong việc khơi dậy tinh thần đang say ngủ bên trong tất cả chúng ta là điều vô cùng cần thiết trong một thời đại đầy biến động và thách thức. Đây là cuốn sách đầu tiên củaJim Rohn, nhưng chắc chắn nó chưa phải là cuốn cuối cùng. Quá trình hợp tác với ông để cho ra mắt cuốn sách đã khiến tôi nhận ra rằngngười đàn ông này cần được thế giới biết đến nhiều hơn. Những tư tưởng của ông về mục đích, phát triển cá nhân, kỹ năng lãnh đạo, giá trị của truyền thông hiệu quả là những vấn đề cần thiết trong tất cả các lĩnh vực như giáo dục, điều hành, kinh doanh… và những cống hiến của ông để cải thiện chất lượng đời sống gia đình là vô cùng to lớn.

Có lẽ cuốn sách này đã được số mệnh lựa chọn để trở thành một kiệt tác trong nền văn học.

– Ronald L. Reynolds

ĐỌC THỬ

CÁC CHU KỲ VÀ CÁC MÙA

TRONG SÁU NGHÌN NĂM lịch sử được ghi lại, con người đã đến với thế giới này, nhận được sự dạy dỗ của cha mẹ, trường lớp và tích lũykinh nghiệm từ cuộc sống; nhiều người đặt ra cho mình những mục tiêu đầy tham vọng, và ôm ấp những giấc mộng lớn lao, nhưng cho tới ngày trút hơi thở cuối cùng, họ chẳng để lại bằng chứng gì nhiều nhặn cho sự tồn tại của mình ngoài tờ giấy khai sinh, một tấm bia mộ cùng nửa triệu đô la chi trả cho các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ trong suốt cuộc đời khiêm tốn và lặng lẽ của mình.

Đã có nhiều cuốn sách viết về đề tài thành tựu của nhân loại, nhiều cuộc hội thảo về cách tìm kiếm thành công, và những người đạt được thành công luôn sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ cũng như kiến thức của mìnhvới những người sẵn sàng lắng nghe.

Có những người phải đánh đổi bạn bè, tình thân để đạt được sự giàu có vật chất. Có những người suốt đời không làm ra tiền của, mà cuộc sống gia đình cũng chẳng vẹn toàn. Phần lớn chúng ta luôn thuộc một trong hai loại – hoặc nghèo và cố gắng trở nên giàu có hoặc giàu có và luôn cố gắng để tìm lại hạnh phúc mình từng có lúc cơ hàn.

Cuốn sách này, một tuyển tập súc tích những suy nghĩ và quan sát trong bốn thập kỷ, sẽ cố gắng đưa ra những nhìn nhận thật khách quan về cuộc sống, các sự kiện, mục đích, cơ hội và thách thức. Đây không phải là cuốn sách hướng dẫn cách đạt được thành công hay làm thế nào để tránh khỏi thất bại. Nếu quả thật cuộc sống có nắm giữ những câu trả lời quý giá cho những câu hỏi muôn thưở đó, thì chắc chắn là người ta đã khám phá ra từ lâu và thành công sẽ chẳng còn là điều đáng để tận hưởng. Sự thật là, công thức thành công cho người này lạiđưa người khác đến chỗ suy tàn. Đấng Sáng tạo đã tạo ra mỗi chúng ta là một cá nhân độc nhất, nên Người cũng sẽ dành cho mỗi chúng ta những câu trả lời riêng cho những thử thách của cuộc đời.

Vì vậy, mục tiêu của cuốn sách này là khơi lại nguồn cảm hứng và đánh thức những câu trả lời còn đangsay ngủ trong trái tim và tâm hồn của mỗi chúng ta.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm ra những câu trả lời của riêng mình cho những thử thách của riêng chúng ta bằng cách khám phá những chu kỳ và mùa cuộc sống.

Dù giàu hay nghèo, trẻ hay già, có giáo dục hay không, tất cả chúng ta đều là tổng hoà của những con người và sự kiện mà chúng ta đã tiếp xúc từ lúc bước vào thế giới này. Mọi ý nghĩ mà chúng ta từng ấp ủ đều có tác động lên con người chúng ta hiện tại. Mọi bộ phim chúng ta từng xem, mọi cuốn sách hay tạp chí chúng ta từng đọc cũng có tác động của nó. Mọi nỗi thất vọng, niềm hân hoan, những hoài nghi, giấc mơ, và tình yêu dành cho ai đó đều có tác động. Những gì chúng ta đang là và những gì chúng ta đang cóđều do chúng ta tự mình dần dần tạo dựng nên. Con người thường có xu hướng đổ trách nhiệm cho người khác hoặc việc gì đó về sự trì trệ của bản thân, chúng ta đổ tại chính phủ, đối thủ cạnh tranh, các nhà quản lý, tình trạng lạm phát, kế hoạch chi trả, thậm chí cả giao thông và thời tiết.

Những con người và sự kiện đã để lại dấu ấn, dù dễ chịu hay khó chịu, giờ đây đều đã ở lại phía sau chúng ta. Những gì xảy ra dù chỉ mới hôm qua cũng không còn quan trọng nữa, trừ khi chúng ta quyết định coi trọng nó. Điều quan trọng là ai và cái gì để lại dấu ấn ngày hôm nay, và mỗi ngày sau. Những điều chúng ta còn có thể trở thành là một cơ hội vô biên và không có giới hạn. Do đó, đừng để nhận thức của bạn về những thất bại hay khó khăn trong quá khứ ảnh hưởng xấu tới những tiềm năng của hiện tại và tương lai. Giá trị lớn nhất của quá khứ là chúng ta đầu tư cái quá khứ ấy khôn ngoan như thế nào vào tương lai. Hãy để quá khứ là bề tôi cho quá trình biến tương lai trở nên thú vị vàthuận lợi hơn. Với những người thực sự tin rằng mình xứng đáng và sẽ có ngày đạt được độc lập tài chính, họ sẽ đập vỡ chiếc gương chiếu hậu của cuộc đời mình và tập trung vào những gì ở phía trước. Họ bắt đầu cuộc tìm kiếm thành tựu của mình bằng cách thận trọng tích luỹ những con người và hoàn cảnh sẽ tiếp xúc với cuộc sống của họ ngàyhôm nay, vì chính tác động của những yếu tố đó sẽ quyết định đến tương lai – quy mô sản lượng của vụ mùa tiếp theo vào mùa thu tới. Đôi khi chúng ta gom góp một tập hợp những con người và môi trường sống mà nếu không được thay đổi thì tương lai của chúng ta sẽ luôn giống hệt như quá khứ. Tất nhiên, sựtiến bộ tích cực của con người có cái giá của nó, mỗi thành quả đều tự động tạo ra một sự mất mát hoặc hy sinh. Mỗi ngày, mỗi chúng ta đều chịu ảnh hưởng tiêu cực của một điều gì đó. Một trong những thách thức lớn nhất của cuộc sống là có được sự sáng suốt để nhận ra căn nguyên của tác động tiêu cực đó, và lòng dũng cảm để gạt chúng đi nếu cần thiết.

Chẳng có ai trong chúng ta lại tự nguyện uống một ly thuốc độc chết người nếu đã biết trước, thế nhưng, ai trong chúng ta cũng có bạn bè, họ hàng hay đối tác kinh doanh mà tác động của họ lên chúng ta cũng nguy hại không kém một ly thuốc độc. Chỉ khác là một dạng thuốc độc thì gây chết người ngay tức khắc – khi đã uống vào thì cơ thể co giật, yếu dần đi và rồi tất cả các chức năng của cơ thể đều dừng hoạt động. Loại “thuốc độc” kia thì giết chết hy vọng, hoài bão, nhiệt huyết và lòng khát khao thành đạt. Phương thức khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng thì giống nhau. Không có mấy khác biệt giữa một người từ bỏ cuộc sống và một người từ bỏ hy vọng.

Có những kẻ sẽ cười nhạo những người đọc những cuốn sách bổ ích, thế nhưng chẳng có mấy khác biệt giữa những người không biết đọc và những người không đọc, cả hai đều dẫn đến sự ngu dốt.

Có những kẻ sẽ làm nhụt chí những người đang tìm kiếm một công việc tốt hơn, thế nhưng điều cốt yếulà mỗi chúng ta phải tìm được công việc mà chúng ta “sinh ra để làm” nếu muốn có được hạnh phúc đíchthực.

Có những kẻ sẽ không bằng lòng với những người đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng, thế nhưng không có mục tiêu thì không thể có thành tựu, và không có thành tựu thì cuộc đời sẽ chẳng có gì thay đổi.

Có những kẻ sẽ đàm tiếu về những người đang làm việc hiệu quả, thế nhưng chẳng có lý do gì để hoan hỉ giữa một đám người làm việc kém hiệu quả.

Có những người khóc lóc trước những người bỏ đi tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng đôi khi bất chấp những giọt nước mắt ấy, chúng ta phải rời xa khỏi những người mà tác động của họ hạn chế chúng ta.

Có những kẻ sẽ ghét những người đạt được một cuộc sống tốt đẹp hơn, thế nhưng trong cảnh nghèo khổ thì đâu có được mấy ai hạnh phúc và tròn đầy yêu thương.

Một trong những điều đáng buồn của cuộc đời là những người bắt đầu thay đổi cuộc đời mình theo hướng tốt đẹp hơn thì lại bị bạn bèruồng bỏ, thế nhưng những người tụt lại phía sau đó lại nói “giờ anh ta sống sung túc rồi thì còn nhớ gì đến chúng ta nữa.” Những ngườichấp nhận sự tầm thường của mình là những người lựa chọn “tụt lại phía sau”. Những người đã vượt được lên trên đám đông gần như lúcnàocũng mong muốn nối lại với những bạn bè trước đây và bao bọc họ trong tình bằng hữu và yêu thương, nhưng họ không thể làm được vì lòng đố kỵ trong những người bị tụt lại phía sau không cho phép điều đó xảy ra.

Thật khó để ngừng lại giữa dòng đời để sàng lọc những mảnh vụn mà chúng ta đã thu nhặt qua nhiều năm. Chúng ta thường có xu hướng tích luỹ và bám víu vào những suy nghĩ làm giới hạn sự tiến bộ của mình. Chúng ta trân trọng những mối quan hệ bạn bè dù cho những mối quan hệ đó cản trở sự trưởng thành của mình. Chúng ta tùy tiện kết giao người quen dù cho nói chuyện cùng những người đó gây ảnh hưởng hoặc hủy hoại thái độ của chúng ta với cuộc sống hay con người. Chúng ta duy trì các mối quan hệ với đối tác kinh doanh, dù cho những đối tác ấy dạy cho chúng ta những thủ đoạn vô đạo đức, trái pháp luật hoặc trái với luân thường đạo lý. Chúng ta học lấy những đường tắt để tăng lợi nhuận trong khi giảm chất lượng. Bằng vô số cách, chúng ta lang thang qua cõi đời này, cho phép mọi người, thái độ và suy nghĩcủa họ định hình nên tính cách của chúng ta – những người mà thái độ và suy nghĩ của họ mang lại cho chính họ rất ít sự tiến bộ, hiệu quả hay hạnh phúc.

Dù có vẻ như không phải thói thường, nhưng mỗi người trong chúng ta vẫn tích lũy những con người, phong tục, thái độ, thói quen, quan điểm và triết lý mà đơn giản là chúng ta không đủ sức nắm giữ nếu quyết tâm theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tình bạn quả thực đáng được trân trọng, nhưng đời người cũng vậy và thật dại dột khi không phát triển hết được tiềm năng của mình vì sợ phải trở nên xa cách với một người bạn tốt.

Chuyện một vài người bạn kinh doanh tụ tập ăn trưa là rất phổ biến. Trong một tiếng đồng hồ, chúng ta thỏa mãn cơn đói, buôn chuyện, bông đùa và chỉ trích những người không có mặt. Chúng ta nhắc lại những sự thật nửa vời mà chúng ta nghe lõm bõm được. Chúng ta ca thán chính quyền, nhà quản lý, bạn bè đồng nghiệp, tình trạng giao thông, thuế má, thời tiết, và “hệ thống” trong khi chẳng làm gì để tạo ra giải pháp. Ngay cả khi cuộc trò chuyện có đưa ra được giải pháp, chúng ta cũng chẳng mảy may nỗ lực để đưa chúng đến được với những người có khả năng thực thi mà cứ thế chấp nhận mọi chuyện như cũ.

Để cải thiện thái độ, kết quả hay hạnh phúc, chúng ta phải khép mình vào những kỷ luật khổ hạnh đòi hỏi chúng ta phải “làm sạch cỏ” cho khu vườn đời mình. Ăn một mình tốt hơn là đàn đúm với những người toàn nói những chuyện tiêu cực. Hủy hẹn tốt hơn là giữ một cuộc hẹn với những người làm phí hoài thời gian của chúng ta. Thay đổi chủ đề trò chuyện tốt hơn là kéo dài một cuộc trò chuyện mà mục đích là hạ thấp người khác. Nói ra toàn bộ sự thật cay đắng tốt hơn là sự thật nửa vời được vẽ ra để khiến hình ảnh chúng ta tốt đẹp trong mắt người khác. Nói “không” tốt hơn là nói “có” với một điều bạn không muốn làm, hoặc với người mà bạn không muốn gặp gỡ. Cứng rắn tốt hơn là nhã nhặn với những người tính tình cay độc không xứng đáng với thái độ lịch thiệp. Nếu muốn cải thiện hoàn cảnh cá nhân, chúng ta phải học cách làm những điều mà những người thất bại không chịu làm.

Có nhiều người bạn không thích hợp không bằng có một vài người bạn thích hợp. Có vài người bạn không thích hợp không bằng không có bạn bè nào cả!

Cuộc sống là một cuộc thao diễn tinh tế của lựa chọn, đào thải, xem xét và thay đổi. Mỗi người bước vào cuộc đời chúng ta đều mang theo sự đóng góp hoặc sự hủy hoại. Những người có thái độ độc hại, những quan điểm lạ lùng và những cuộc trò chuyện chua chát thường thích tìm ai đó dễ tính sẵn sàng lắng nghe họ. Họ thích được tống những thứ rác rưởi mình nói ra vào công xưởng trí óc của bất cứ ai chịu lắng nghe họ. Thách thức lớn nhất trong đời là mỗi người phải học được nghệ thuật canh gác ở ngay ngưỡng cửa tâm trí mình. Cẩn thận kiểm tra tư cách và độ tin cậy của những người muốn được bước chân vào nơi mà các thái độ của bạn được hình thành.

Lời nói, quan điểm, bình luận của những người khác không ngừng gây hại cho mỗi chúng ta. Một cách tinh vi, những cuộc nói chuyện ảm đạm, tuyệt vọng, than van, trách móc và chỉ trích hình thành nên những tâm trạng tạm thời, rồi nhân cách và tính cách lâu dài của chúng ta.

Trẻ con thường bị các bậc cha mẹ có ý định tốt nhưng lại lạc hướng dạy rằng chúng hư hỏng, ngỗ nghịch, ích kỷ hoặc nhút nhát. Các giáo viên, bằng hành động hay cách thể hiện, đôi khi thông báo với phụ huynh rằng con họ là một học sinh chậm chạp, thiếu hợp tác, hoặc kém phát triển. Suốt những năm đầu đời, mỗi chúng ta đều là mục tiêu cho những nhận xét vội vàng của những người không nhận thức được rằng chính những lời lẽ đó đang hình thành nên tính cách của chúng ta. Khi trưởng thành, dường như chúng ta có xu hướng kết giao với những người giống chúng ta nhất. Kẻ yếu thu hút kẻ yếu; người nghèo thấy thoải mái hơn với người nghèo; người thành công thì bị hút về phía những người thành công; những người có thái độ và quan điểm lạc quan thì chọn những người cùng loại với họ. Con người mà chúng tatrở thành có tác động to lớn đến loại người, sự kiện, sách vở và lối sống mà chúng ta lựa chọn.

Để có thể thay đổi hoàn cảnh cá nhân và tài chính của mình lên một tầng cao mới, chúng ta phải chấp nhận sự thật là tiến trình đó phải bao gồm cả việc “thực hiện” lẫn việc “xoá bỏ”. Nhiều sự kiện và con người hiện nay đang ảnh hưởng đến chúng ta phải bị hy sinh. Những căn nguyên dẫn đến nghi ngờ, lo lắng, tiêu cực, tham lam và ích kỷ phải được cắt bỏ, vì nếu những ảnh hưởng đó vẫn còn thì sự thay đổi không thể diễn ra. Những người cố gắng thay đổi bản thân hay hoàn cảnh nhưng không cắt đứt những “chỗ dựa tinh thần” mà họ đã gắn chặt với mình sẽ khiến cho nhiệm vụ của họ trở nên gần như bất khả thi. “Xoá bỏ” quá khứ tự nó đã đủ khó rồi, ngay cả khi không có những người mà bằng những cuộc trò chuyện, nhận định hoặc thái độ của họ, họ cứ mãi kéo chúng ta trở lại với những điều chúng ta muốn bỏ lại đằng sau.

Hãy hình dung một người đang không ngừng cố gắng để “đủ sống qua ngày” – chỉ trả một phần nợ nần, mua quần áo đại hạ giá, mua sắm sao cho tiết kiệm được vài xu lẻ khi mua một hộp đậu, cùng vô số những việc mà người ta phải làm khi không thể “kiếm đủ tiền”. Cuối cùng đến một ngày, người này gom đủ thành phần thích hợp cho hỗn hợp tức giận, phẫn uất, nhục nhã, tự tin, quyết tâm và can đảm để nói rằng “Không bao giờ như thế nữa!” Quyết tâm thay đổi bản thân và hoàn cảnh của họ là không thể lay chuyển. Họ lao mình vào đọc những cuốn sách bổ ích, ăn mặc đúng cách, suy nghĩ hợp lý và tới những nơi cần tới. Cuộc sống của họ chuyên chú hướng tới việc thay đổi “mọi điều” để trở nên tốt đẹp hơn.

Bất chấp niềm hứng khởi, lòng quyết tâm và nỗ lực mới mẻ này, hãy hình dung cơ hội thành công khi cuối ngày người ấy phải trở về với những người chỉ toàn réo lên những điều làm nản lòng, chế giễu và sự hồ nghi đã được phóng đại. Dường như sẽ luôn có một ông anh rể ở đó để nói rằng: “Với một người lúc nào cũng trắng tay, cậu đang diễn một trò khá hay đấy. Chúc may mắn!”

Chịu ảnh hưởng của cả “quyết tâm thành công mới mẻ” và những người gần gũi luôn nhắc nhở chúng ta về quá khứ điêu đứng cũng giống như là đi trên một chiếc thang máy tinh thần; chúng ta đẩy mình lên với những suy nghĩ và hành động của mình, nhưng một người thiếu suy nghĩ nào đó lại liên tục ấn nút xuống, đưa chúng ta trở lại trạng thái tinh thần ban đầu. Lòng tự tin mới có của chúng ta nhanh chóng nhường chỗ cho sự hồ nghi trước đây; những hành động mới bị nỗi sợ cũ lấn lướt; cuối cùng, ta có thể sẽ một lần nữa trở lại kiểu suy nghĩ khiến con người khuỵu gối về cả tinh thần và tài chính. Sau khi kéo chúng ta khỏi thế giới của những mơ ước, khát khao và thành tựu bằng những ý kiến tốt bụng nhưng tiêu cực, bạn bè chúng ta sẽ ăn mừng bằng cách mời chúng ta tới bữa tiệc tối thứ Sáu của họ, ở đó, một lần nữa, chúng ta sẽ lại tích cực tham gia những câu chuyện bông đùa, giễu cợt và bàn tán về những nội dung tầm thường. Sau khi đã đánh đổi những ước mơ về một cuộc đời mới với việc chấp nhận những thứ cũ kỹ, chúng ta âm thầm biến chuyển để không bao giờ cố gắng, lên kế hoạch, mơ ước, khám phá hay thành công nữa. Giá trị của việc tập hợp xung quanh mình những người bạn thích hợp là vô cùng to lớn. Hiểm họa của việc tập hợp quanh mình những người bạn không thích hợp có thể gây tổn hại ghê gớm. Có lẽ một chủ đề tốt có thể là “tình bạn tương ứng với sự phát triển cá nhân đúng đắn từ tình bạn ấy.”

Và cuối cùng, lưu ý rằng những người bạn “thích hợp” không đồng nghĩa với những người bạn có nhiều tiền “nhất”. Thái độ, nhận thức, và những đức tính tích cực của những người bạn chúng ta lựa chọn mới là điều quan trọng. Không phải là người nghèo thì sẽ là một người bạn nghèo nàn, không phải là ngườigiàu thì sẽ làm cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Hãy thận trọng xem xét những “người bạn” của mình, nhưng đừng tập trung vào tiền bạc hay tài năng của họ. Bằng cách xem xét không phân biệt giàu nghèo, chúng ta có thể phát hiên ra một vài “người bạn” giàu có cũng như nghèo nàn mà chúng ta không thể tiếp tục giữ mối quan hệ.

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN HOÀN CẢNH

DÙ CHO MỘT NGƯỜI có tín ngưỡng hay thiên hướng tư duy nào, thì cũng khó để phủ nhận rằng nhân loại theo một cách nào đó đã ăn khớp với một kế hoạch vĩ đại do một thế lực chi phối mà rất ít người trong chúng ta hiểu được. Cá nhân tôi tin rằng con người đến từ một nơi nào đó… rằng trí tuệ của anh ta tồn tại ở đâu đó khác trước khi tới trái đất này. Tôi tin rằng trí tuệ cá nhân, sự tồn tại của riêng anh ta, cư ngụ ở đâu đó khác, lớn dần, học tập, cố gắng, thất bại, và thành công – nhưng luôn luôn phát triển.

Quãng đời của chúng ta trên tinh cầu này chỉ đơn giản là một bậc thang trong một kế hoạch phát triển trường cửu được tính toán kỹ lưỡng nào đó, ở đó, bằng cách nào đó, chúng ta trở nên vượt trội trong một kiếp sống để đi theo, hoặc lùi lại và chứng kiến những người ta yêu thương tiến lên, chứ không phải lùi lại, và vượt qua chúng ta, về phía một nhận thức mới, một sự hiểu biết sâu sắc hơn về vạn vật. Phải chăng đây là ý nghĩa của “địa ngục” và “trừng phạt”.

Hãy hình dung ra sự đau đớn của bản thân khi khám phá ra rằng thực ra chúng ta đang được “thử thách” mà không hề hay biết, và thay vì sự phát triển cá nhân lâu bền, một nhận thức sâu sắc hơn, một sự hiểu biết mới, ta lại quyết định chọn sự cẩu thả, biếng nhác, nhỏ nhen, và mơ hồ. Và với những người chúng ta thật lòng yêu thương trên trái đất này, những người đã lựa chọn những lợi ích lâu dài hơn cho “phòng thí nghiệm trái đất” này, sự tiến bộ của họ diễn ra ngay trước mắt chúng ta và chúng ta bị bỏ lại phía sau, không cách nào theo kịp. Sự trừng phạt vĩnh cửu của chúng ta là nhận thức được về tình yêu đáng trân quý, và những người mà chúng ta yêu thương bước lên trước trong tiến trình vĩnh cửu của họ. Tuy chúngta không thể nói, tiếp xúc, hôn, thể hiện cảm xúc… nhưng lúc nào cũng nhận thức được sự tồn tại của họ, dù họ không hề biết đến sự tồn tại của chúng ta.

Theo những gì tôi đã đọc, suy ngẫm và nghiên cứu về hành vi và số phận của con người, tôi ngày một tin tưởng sâu sắc rằng số phận của chúng ta là trưởng thành, thành công, thịnh vượng và tìm kiếm hạnh phúc khi chúng ta còn sống trên đời. Ở một đất nước ngập tràn cơ hội, việc tìm được trong đời người sự giác ngộ về điều tốt đẹp nhất trong những điều đang tồn tại, bao gồm cả sự thịnh vượng cá nhân, là điều nằm trong tầm tay. Trái ngược với giáođiều của một số tôn giáo, giàu có không phải là quỷ dữ – nghèo đói mới là ác quỷ. Vì nghèo đói (trừ một số ngoại lệ cực đoan) đè nén cá nhân, hoặc nhóm các cá nhân tài năng. Họ quyết định để những người phát hiện ra họ và sử dụng tài năng của họ lo liệu cho họ. Tôi biết rằng người ta nói về những người có sức mạnh thiêng liêng như thế này: “những kẻ nhu mì sẽ thừa hưởng trái đất”, nhưng những nơi thực hiện điều này cũng nói rằng để “nhu mì” thì đồng thời, bạn phải nghèo. Điều đó hoàn toàn điên rồ… đó là một kiểu dạng hợp lý hoá thô kệch được những kẻ lười nhác và vô dụng sử dụng để biện minh cho sự trì trệ một cách tự nguyện của mình. Và khi nói lười nhác và vô dụng, tôi bao hàm cả những người đầu hàng khi đối mặt với khó khăn – dù cho có là những khó khăn khủng khiếp; những người tạo ra được ít thành quả nhưng vẫn hoàn toàn gắn bó với lý tưởng, khuynh hướng, hay nghề nghiệp nào đó – tôi dứt khoát xếp họ vào những người thậm chí không bao giờ cố gắngđể cải thiện tình trạng cuộc sống của mình. Hãy hình dung Washington quyết định không cố gắng vì vượt sông Delaware có vẻ không phải là một ý tưởng hay. Hãy hình dung Lincoln bỏ cuộc vì bị làmbẽ mặt khi là lính, thất bại khi kinh doanh hoặc bị các đối thủ đánh bại hoàn toàn trong các cuộc thăm dò dư luận. Hãy hình dung John Kennedy quyết định không lên mặt trăng – để biến Mĩ thành người đi tiên phong, trong mắt cả người dân Mĩ lẫn phần còn lại của thế giới. Và hãy hình dung một thế giới không có sự cống hiến của những con người ấy, cùng những người vĩ đại khác, những người vượt qua nghịch cảnh bằng tài năng, khát vọng và lòng quyết tâm tuyệt đối nhằm để lại một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong trường hợp tôi chưa nói được rõ ý kiến của mình, ngay tại đây, ngay lúc này, hãy biết rằng Chúa trời, hay bất cứ thế lực nào đứng đằng sau sự tồn tại của chúng ta, đều không muốn chúng ta thất bại, hay ngập trong nghèo đói, thương hại bản thân, tự đày đoạ, hay trở nên tầm thường trong bất cứ dạng nào. Đó không phải là kế hoạch vĩ đại dành cho con người. Con người được ban cho những nguyên liệu cần thiết để tiến bộ, như trí tưởng tượng, các ý tưởng, cảm hứng và năng lực trí tuệ chưa được khai thác… và năng lực đó không có giới hạn. Giới hạn duy nhất đặt ra cho những khả năng của chúng ta là sự bất lựctrong việc nhận ra bản chất vô hạn của mình. Cần phải có nỗ lực để nhận biết được những khả năng vô biên và đáng kinh ngạc của chúng ta. Cần phải có nỗ lực để trở nên hăng say với một lý tưởng, hay một công việc. Cần phải có nỗ lực để tiếp tục khi kết quả của chúng ta – cũng như của bạn bè chúng ta – bảo ta đừng cố gắng nữa. Cần phải có nỗ lực để cảm nhận đúng về những điều xảy ra – niềm vui cũng như nỗi buồn trong đời. Và cũng cần phải có nỗ lực để học yêu bản thân hơn tất thảy, nhất là khi chúng ta nhận thức quá tỉnh táo về những thất bại, tâm lý ngần ngại và bi kịch của bản thân. Tuy nhiên, thất bại thì không cần phải nỗ lực. Nó chẳng đòi hỏi gì nhiều ngoài thái độ huỷ hoại từ từ đối với hiện tại, tương lai và chính bản thân chúng ta. Trớ trêu thay, một trong số ít những điều ở cuộc đời này mà chúng ta có toàn quyền kiểm soát chính là thái độ của chúng ta, tuy thế, hầu hết chúng ta sống cả đời và hành xử như thể chúng ta không hề có chút quyền kiểm soát nào hết. Bằng thái độ của mình, chúng ta quyết định đọc, hay không đọc. Bằng thái độ của mình, chúng ta quyết định cố gắng hay từ bỏ. Bằng thái độ của mình, chúng ta quy trách nhiệm cho bản thân khi thất bại, hay ngu ngốc đổ lỗi cho người khác. Thái độ của chúng ta quyết định liệu ta yêu hay ghét, nói thật hay nói dối, hành động hay trì hoãn, tiến bộ hay thụt lùi, và bằng thái độ của mình, chúng ta, và chỉ chúng ta thôi, thực sự quyết định thành công hay thất bại.

Thật độc đáo vô cùng khi Chúa trời, người đã tạo ra vũ trụ phức tạp và bao la này, lại tạo ra loài người và trao cho nhân loại ấy quyền tự do lựa chọn thành công hay thất bại cho chính mình.

Vị Chúa trời kỳ lạ nhưng toàn tri này đã ban cho chúng ta một tinh cầu cân bằng một cách tinh tế gọi là trái đất, và Người đặt loài người có trí tuệ ở đó, những người sẽ phát triển nó hoặc huỷ hoại nó. Thật kỳ diệu xiết bao khi Chúa trời lại để cả hai dự án ấy – trái đất và nhân loại – dở dang! Qua các con sông và con suối, Người không dựng cây cầu nào; Người để lại những bức tranh chưa được vẽ, những bài hát chưa được cất thành lời, những cuốn sách chưa viết, và những khoảng trống chưa được khám phá. Để đạt được những điều ấy, Chúa trời tạo ra một nhân loại chưa hoàn thiện, con người ấy, trong trái tim và trí óc mình, có khả năng làm tất cả những điều trên và phụ thuộc nhiều hơn vào lựa chọn của chính anh ta. Thái độ quyết định lựa chọn, và lựa chọn quyết định kết quả. Tất cả những gì chúng ta đang là, và tất cả những gì chúng ta có thể trở thành quả thật hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.

Ngay giây phút này, khi bạn đang đọc những dòng chữ này, thái độ của bạn đã quyết định bạn là ai. Lòng nhiệt tình, sự mãnh liệt, niềm tin vào bản thân, sự kiên nhẫn với bản thân và với người khác, sự hào hứng trẻ thơ về tương lai vô hạn của bạn là kết quả của một từ duy nhất ấy – thái độ. Công việc của Chúa đã xong rồi, nhưng công cuộc tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho bạn chỉ mới bắt đầu. Vì miễn là bạn còn hít thở, bạn vẫn còn cơ hội hoàn thành công việc ấy, và trong khi làm việc đó, hoàn thành công việc trên trái đất, cho trái đất và cho bản thân bạn mà Chúa đang để dở dang. Trong những chu kỳ và mùa của cuộc sống, thái độ là tất cả!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button