Kinh doanh - đầu tư

Tứ Thư Lãnh Đạo – Thuật Xử Thế

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa Nhân

Download sách Tứ Thư Lãnh Đạo – Thuật Xử Thế ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quản trị – kinh doanh

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

“Người nằm ở nơi đây là một người đàn ông biết cách giao tiếp với người thông minh hơn mình.”

Đó là dòng tưởng niệm về ông “Vua Thép” Mỹ đầu thế kỉ XX, Andrew Carnegie (1835 – 1919), được khắc trên bia mộ.

Trong thời đại xã hội có nhiều thay đổi như hiện nay, chúng ta không thể sống tách biệt với thế giới bên ngoài.

Bố mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo, đối tác, thậm chí là kẻ thù… luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta… Nói tóm lại, chính vì mối liên kết ràng buộc giữa người với người ấy mới tạo nên xã hội – sân khấu lớn nhất cuộc đời. Chẳng một ai từ đầu đến cuối chỉ đóng một vai và không ai trong chúng ta nằm ngoài quy luật đó.

Có thể bạn sắp hoặc không lâu nữa sẽ trở thành lãnh đạo, đang ấp ủ những dự định và kế hoạch to lớn; có thể bạn đang sở hữu những thành tích mà nhiều người mơ ước, tiếp tục mở rộng sự nghiệp, thực hiện những hoài bão lớn lao. Đối với trường hợp thứ nhất, bạn buộc phải tìm hiểu một vài quy tắc và kĩ năng giao tiếp cần thiết; còn đối với trường hợp thứ hai, bạn nên đặt ra cho mình một đỉnh cao mới, nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Trong sự thành công của người lãnh đạo, chỉ có 15% là kiến thức của bản thân, còn 85% được quyết định bởi khả năng giao tiếp. Bất kì một nhà lãnh đạo nào nếu muốn nắm chắc phần thắng và trổ hết tài năng trên thương trường thì việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp chính là cửa ải đầu tiên mà anh ta phải vượt qua.

Có người làm lãnh đạo cho rằng, họ chỉ cần có đủ trình độ lí luận cao siêu và tu dưỡng chính trị tốt là có thể phát huy vai trò tấm gương mẫu mực. Tuy nhiên, làm được điều này không hề dễ dàng, đối với một số lãnh đạo, thì điều này thậm chí còn “khó hơn lên trời”. Người lãnh đạo thường phải đóng nhiều vai trò cùng một lúc, nên tùy theo hoàn cảnh, họ sẽ thể hiện phong độ lãnh đạo và sức cuốn hút của mình trong giao tiếp. Với khách hàng, bạn buộc phải coi “Khách hàng là Thượng đế”; với bạn bè, bạn không được quên “thêm một người bạn, thêm một con đường”; với đồng nghiệp, bạn phải hiểu “dùng chân tình đổi lấy chân tình”; còn với kẻ tiểu nhân, bạn lại phải đề cao tinh thần cảnh giác.

Chương I: Giao Tiếp

Nhịp cầu kết nối

* Mọi mối quan hệ giao tiếp đều không phải là mù quáng. Trong quá trình giao tiếp đó, bạn phải tìm ra và nắm bắt được những điều kiện và nhân tố của thành công. Do vậy, người lãnh đạo thành công là người luôn luôn tìm kiếm cơ hội trong các mối quan hệ quanh mình.

* Cho dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, người lãnh đạo đều phải bỏ ra nhiều công sức cho việc xử lý tốt các mối quan hệ với cộng đồng.

*Người lãnh đạo phải là một người có tâm, tích cực kết bạn với giới truyền thông vì có thể đến một lúc nào đó, họ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều.

* Cần phối hợp hài hòa các yếu tố để tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn, điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng giao tiếp thật tốt.

ĐỂ SỨC HẤP DẪN CỦA BẠN LAN TỎA

Trong thế giới rộng lớn và phức tạp này, con người là thực thể sống động nhất và cũng là câu đố khó tìm ra lời giải nhất, vì giữa con người với nhau luôn có một mối quan hệ xã hội nhất định. Ngày nay, sở dĩ chúng ta phải bàn về đề tài này nhiều đến vậy vì giao tiếp xã hội đã trở thành môn học bắt buộc đối với những người muốn nâng cao, phát triển và hoàn thiện bản thân. Đối với người làm lãnh đạo, mức độ quan trọng của nó là điều không phải bàn cãi. Trong cuốn sách giáo trình thông dụng Các tầng lớp xã giao và vận may thịnh hành trên 20 năm nay ở Mỹ của nhà xã hội học nổi tiếng Adam Kim viết:

“Giao tiếp giống như một sức hấp dẫn tiềm ẩn trong tố chất căn bản của mỗi con người, nó có thể thổi luồng gió đầy sức sống vào những sự việc cứng nhắc khô khan, có thể làm cho những sự việc rối rắm, lộn xộn trở nên thông suốt, rõ ràng; quan trọng hơn, nó có thể đưa một người không có nhiều năng lực lên đỉnh cao của công danh sự nghiệp. Giả dụ đời người như một đỉnh núi tuyết, thì giao tiếp như cây đục băng giúp bạn trèo được lên đỉnh núi; giả dụ đời người là biển cả, thì giao tiếp chính là con tàu chở bạn trên hành trình chinh phục biển khơi; giả dụ đời người là một cuốn sách dày, thì giao tiếp chính là mật mã ghi lại thành công của bạn. Ngày nay, con người sở dĩ phải học cách giao tiếp là vì chúng ta đã có sẵn những điều kiện có lợi sau: một là vận may tốt nhất; hai là tham vọng mãnh liệt nhất; ba là cơ hội thể hiện nhiều nhất. Vì vậy, từ rất nhiều ví dụ thực tế thành công xung quanh tôi, tôi có thể đưa cho bạn đọc một lời khuyên ‘khả năng giao tiếp là phép màu giúp con người bước lên nấc thang của thành công, nó có thể khiến cho sức hấp dẫn của bạn lan tỏa vô tận và giá trị của bạn được nâng lên một cách đáng kinh ngạc’”.

Nếu dùng ngôn ngữ mộc mạc nhất để khái quát lại thì đó là: sức hấp dẫn và giá trị của con người được quyết định bởi khả năng giao tiếp. Ở đây, nếu ai đó có khát vọng đạt đến thành công đều phải công nhận ba chữ “nhất” mà giáo sư Adams đưa ra, giả dụ bạn gặp thất bại hoặc sự việc không như ý, thì đó là vì bạn đã không biết cách vận dụng ba chữ “nhất” kia một cách hợp lý vào các trường hợp giao tiếp; giả dụ bạn đạt được thành công như ý muốn, thì đó là vì hơn ai hết, bạn đã chứng minh một cách thấu đáo về cách vận dụng khả năng giao tiếp tuyệt vời của mình. Hãy ghi nhớ: giao tiếp là cây đục băng giúp bạn trèo lên núi tuyết, là con tàu đưa bạn vượt qua hành trình xa xôi, là mật mã ghi lại thành công của bạn. Khi gặp khó khăn, bạn nên đọc thuộc lòng câu nói này: “Sức hấp dẫn của giao tiếp là một loại ma lực!”

Giao tiếp là một khái niệm theo nghĩa rộng, nó là nhân tố xuất hiện trong những cuộc giao lưu, liên hệ giữa con người với nhau. Bất luận là với bạn bè, cấp trên, cấp dưới, bạn học, bạn đồng nghiệp, đồng hương… hay với những người trong đủ mọi ngành nghề khác, trong điều kiện nhất định thì vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hoạt động giao lưu qua lại này diễn ra đúng mực và hiệu quả.

Giao tiếp – vấn đề từng bị con người lãng quên thì ngày nay nó đã giữ vị thế quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, con người có thể tự lực cánh sinh và sống cuộc đời tự do tự tại với ruộng đồng vườn tược. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại với nền kinh tế hàng hóa phát triển như vũ bão, khó có thể tưởng tượng được chúng ta sống hạnh phúc khi không hề có mối liên hệ nào với những người xung quanh. Giao tiếp rộng và toàn diện đã trở thành sự đảm bảo quan trọng cho thành công của con người trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

ĐỌC THỬ

NẮM CHẶT CƠ HỘI CÓ THỂ VUỘT KHỎI TẦM TAY

Mọi giao tiếp đều không phải là mù quáng, trong quá trình giao tiếp đó, bạn phải tìm ra và nắm bắt lấy các điều kiện và nhân tố của thành công. Do vậy, người lãnh đạo thành công là người luôn tìm kiếm cơ hội trong các mối quan hệ quanh mình.

Việc đáng tiếc nhất của đời người là cơ hội đi ngang qua bạn, còn bạn thì chẳng đạt được điều gì cả.

Hạnh phúc nhất của đời người là cơ hội đến với bạn, và giúp cuộc đời bạn bước sang một trang mới.

Nhà khoa học người Mỹ Karl Peter nói: “Nắm được cơ hội là nắm được vận mệnh, chạm vào cơ hội là chạm vào vàng. Cơ hội chẳng bao giờ hiển hiện trước mắt bạn rõ mồn một, bạn phải dùng trí tuệ của mình để giải mã.”

Cơ hội đặt ra bài toán khó trước mắt chúng ta vì nó thần bí mà khó giải, ngẫu nhiên mà khó dự đoán. Thực sự, cơ hội đem đến cho chúng ta thành công thì đồng thời cũng đi kèm với khó khăn, vất vả. Nhà khoa học người Anh William Charles từng nói: trên đời có ít nhất bốn thứ mà bạn không bao giờ có thể lấy lại được, đó là lời đã nói ra, tên đã bay khỏi cung, thời gian đã trôi qua và cơ hội đã vuột mất.

Có bao nhiêu người đang thầm than thân trách phận rằng, mặc dù họ đã cố gắng hết sức mà vẫn trắng tay. Thế nhưng, trong số đó có bao nhiêu người biết thầm tiếc cơ hội đã vuột mất một cách đau đớn đây? Có lẽ, đợi đến khi bạn bạc đầu rồi mới thực sự thấy thấm thía giá trị của nó.

Nhưng đó không phải là cái cớ bạn có thể vin vào để tha thứ cho bản thân mình. Chúng tôi hi vọng bạn có thể mở toang cánh cửa còn đang khép chặt và mở to hai mắt, nắm chặt nắm tay để sẵn sàng tóm gọn mọi cơ hội có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, từ đó thực hiện mục tiêu của đời bạn một cách nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn và tìm được chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội cạnh tranh ngày một khốc liệt này.

Liệu điều này có quá khó không? Có lẽ, đối với những người không có ước mơ, hoài bão; chí lớn nhưng tài mọn thì câu trả lời là có. Vì vậy bạn cần nâng cao nhận thức, học cách nắm bắt cơ hội, và cần hiểu rằng có ai đó dẫu muốn thừa nước đục thả câu cũng không phải dễ dàng.

Cơ hội giống như người phụ nữ đeo mạng che mặt, bạn buộc phải biết cách làm thế nào để tìm thấy nàng, giữ lấy nàng, đợi chờ nàng, chiều lòng nàng. Và áp dụng tất cả những chiêu thức mà bạn có như thừa thắng xông lên, của người phúc ta… thì cuối cùng mới có thể chiếm được trái tim của người đẹp, sau đó vén tấm mạng che mặt của nàng lên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nụ cười rạng rỡ nàng dành cho bạn.

CƠ HỘI KHÔNG CÒN LÀ THẦN BÍ

Cách thức nắm bắt cơ hội giờ đây không còn là điều thần bí, cao siêu, không thể với tới nữa. Bạn sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn câu nói: “Người thông minh luôn nắm bắt được mọi cơ hội, người thông minh hơn nữa sẽ biết cách không ngừng tạo ra cơ hội.”

Tâm niệm của chúng tôi là để vuột mất cơ hội là sai lầm lớn nhất, cảm nhận được cơ hội là trí tuệ lớn nhất, nắm bắt được cơ hội là thành công lớn nhất, thực hiện được cơ hội là niềm vui lớn nhất.

Giao tiếp xã hội là nhằm tạo ra cơ hội. Trong cuộc sống có những việc rất kì lạ, một khi bạn bước chân ra khỏi cửa, kết giao với mọi người, bạn sẽ thấy xung quanh mình tràn ngập cơ hội và bớt đi đau khổ nếu lâm vào bước đường cùng.

VẬN DỤNG LINH HOẠT “MẠNG LƯỚI QUAN HỆ”

Bạn đã từng có trải nghiệm như thế này chưa: khi bạn gặp phải khó khăn nào đó, muốn tìm người giúp đỡ, nhưng chợt nghĩ ra, trước đó lẽ ra bạn nên đến thăm hỏi họ, bây giờ có việc cần nhờ vả mới đến tìm, liệu có quá đường đột không?

Để châm biếm việc nhờ vả khi gặp chuyện, người Trung Quốc dùng một câu rất ngắn gọn là “Thường ngày không thắp hương, gặp chuyện ôm chân Phật”. Còn tục ngữ của họ nói rất hay: “Thường ngày năng thắp hương, lúc cần có người giúp”. Những người làm lãnh đạo thực sự biết cách tận dụng các mối quan hệ đều là những người có con mắt nhìn xa trông rộng khi bất ngờ gặp khó khăn, họ mới nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

Không nói chắc bạn cũng biết, khoản đãi hay tặng quà cho những người mang lại lợi ích cho bạn là việc cần làm, nhưng khoản đãi thế nào, tặng quà ra sao, lúc nào nên khoản đãi, khi nào tặng quà… lại không hề đơn giản.

Sau khi người ta giúp đỡ mình rồi bạn mới tặng quà thì đối phương nhất định sẽ nghĩ, việc bạn làm là lẽ đương nhiên. Nếu chưa từng nhờ cậy người ta việc gì mà bạn vẫn gửi quà thì người nhận ắt hẳn sẽ phải nghĩ khác. Tặng quà cho cấp trên mới nhậm chức và cho thủ trưởng sắp chuyển công tác, hiệu quả đem lại cũng khác nhau rõ rệt. Tặng quà cho người vốn là cấp trên của mình, nhưng nay sắp chuyển sang bộ phận khác, đảm nhận chức vụ mới, sẽ làm người đó vô cùng cảm kích.

Có một người từng làm cục trưởng ở một cơ quan cấp bộ, cứ vào dịp cuối năm, quà cáp và thiệp chúc mừng chất ở nhà ông cao như núi. Nhưng ngay năm đầu tiên sau khi ông về hưu, quà cáp ông nhận được chỉ còn vài món, mà thiệp chúc mừng thì càng không thấy đâu. Trước đây, cứ vào dịp lễ tết, khách khứa lũ lượt đến thăm thì nay hầu như chẳng có ai. Trong lúc ông cảm thấy thấm thía cảnh thất thế, thì có một cấp dưới mang quà đến hỏi thăm.

Lúc tại vị, ông chẳng hề coi trọng người này, nhưng nay người đến thăm ông lại chính là anh ta, bất giác ông cảm thấy xúc động đến rơi nước mắt. Bẵng đi hai, ba năm sau, người cấp dưới kia được đề bạt trọng dụng. Anh ta đã mời ông làm cố vấn cho cơ quan cũ, đương nhiên là ông nhận lời, bởi vì trong lúc xây dựng mối quan hệ với ông chẳng đem lại lợi lộc gì, nhưng anh ta vẫn đến thăm hỏi. Ông cảm kích trước tấm chân tình của anh ta và suy nghĩ: “Một ngày nào đó, chỉ cần có cơ hội, mình nhất định phải báo đáp ân tình này”.

TẠO RA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TỐT

Người lãnh đạo khi bàn bạc công việc hoặc sách lược với cấp dưới, để việc thuyết phục diễn ra một cách thuận lợi thì việc tạo ra bầu không khí trước khi diễn ra việc chính là rất cần thiết.

Nếu lãnh đạo và nhân viên có thể thảo luận, trao đổi ý kiến và đồng tình nhất trí với nhau trong không khí thân thiện, hòa nhã, thì không chỉ nhân viên có thể tích cực bàn mưu hiến kế, tự do phát biểu, đưa ra ý kiến, phân tích thiệt hơn, mà trong bầu không khí thoải mái đó, lãnh đạo cũng có thể sáng suốt phân biệt đúng sai và đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Có thể thấy, tạo không khí thân thiện là điều cần thiết cho việc nghiên cứu phương án, phối hợp với cấp dưới. Ví dụ như trưởng bộ phận kinh doanh của công ty A đang bàn bạc bước tiếp theo trong công việc bán hàng với các nhân viên của mình. Mục đích của cuộc họp lần này là lập ra phương án hiệu quả nhằm chiếm lĩnh mảng thị trường điện máy phía Đông Nam. Nhiệm vụ của dự án này khá nặng nề, chủ nhiệm Trần vẫn chưa nghĩ ra hướng nào khả thi. Vì vậy, để tất cả nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình, chủ nhiệm Trần đã tạo ra bầu không khí hết sức thoải mái cho mọi người tự do thảo luận. Cuộc họp không diễn ra ở phòng hội nghị như bình thường, mà mọi người cùng ngồi bệt quanh một chiếc bàn nhỏ, với vài chai nước ngọt, một đĩa điểm tâm.

Trong không khí thoải mái đó, không còn cảnh tượng mọi người công kích lẫn nhau như trước đây, mà cùng nhau công nhận ưu điểm của phương án được đưa ra, sửa lại những điểm chưa hợp lý. Cứ như vậy, sau một giờ đồng hồ những công việc lớn đã được hoàn thành. Quả nhiên sau khi đi vào thực hiện, sản phẩm tủ lạnh của công ty A đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường phía Đông Nam.

Vì thế, bầu không khí thoải mái, dễ chịu có lợi cho việc phát huy tính tính cực của nhân viên, giúp họ thoát khỏi trạng thái căng thẳng vốn có khi làm việc để tập trung suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề.

Người lãnh đạo khi trao đổi với cấp dưới cũng nên đặt điều này làm quy tắc nhằm tạo ra bầu không khí cởi mở, khiến họ không còn cảm thấy đây là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới nữa mà là bạn bè giúp đỡ lẫn nhau.

Như vậy, chẳng những có thể đưa ra được các phương án giải quyết thông thường, mà có khi còn xuất hiện những cách làm vô cùng linh hoạt, thậm chí nghe qua tưởng chừng rất hoang đường, nhưng thêm một con đường là thêm một cơ hội thành công, công ty có thêm cơ hội kinh doanh.

Hãy ghi nhớ, bầu không khí cởi mở luôn là chiếc nôi sản sinh ra “thần cơ diệu kế”.

TẠO MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI CỘNG ĐỒNG

Có một nhà máy sản xuất gốm sứ ở bang Ohio, Mỹ, không may bị ngọn lửa thiêu trụi chỉ trong vòng một đêm. Nhà máy này lại không hề đóng một khoản bảo hiểm nào, xem ra số phận của nó đã được định đoạt là sẽ hoàn toàn biến mất khỏi bang Ohio. Tuy nhiên, sau trận hỏa hoạn, vào buổi sáng ngày hôm sau, đã diễn ra một cảnh tượng xúc động. Công nhân của nhà máy, các hộ gia đình trong thị trấn, ông chủ của các quán giải khát và khách sạn, tiểu thương buôn bán và các linh mục, mọi người đều không hẹn mà cùng nhau tụ họp trên đống đổ nát và cùng nhau dọn dẹp tàn tích của trận hỏa hoạn. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi sau đó, mọi người ai có tiền thì góp tiền, ai có sức thì góp sức, trên đống đổ nát ngày nào lại mọc lên công xưởng của nhà máy với diện tích 20.000m2.

Nhà máy gốm sứ rất nhanh sau đó đã đi vào hoạt động trở lại.

Vì sao nhà máy này có được “nhân duyên” tốt đến vậy? Nguyên nhân nằm ở chỗ, người chủ của nhà máy thường ngày vô cùng coi trọng quan hệ hữu hảo với những người dân xung quanh, thật đúng với câu tục ngữ

“bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Mọi doanh nghiệp đều không thể sống trong môi trường tách biệt với thế giới bên ngoài, mà luôn nằm trong một cộng đồng nhất định. Xung quanh doanh nghiệp có các đơn vị đoàn thể xã hội và dân cư. Họ hợp thành cộng đồng sinh hoạt tương đối độc lập, trong cuộc sống cũng như công việc thường ngày có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Những đơn vị đoàn thể xã hội và dân cư này có thể coi là quần chúng của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa hai thực thể này có thể gọi là mối quan hệ cộng đồng của doanh nghiệp.

Quan hệ cộng đồng hay còn gọi là quan hệ khu vực, quan hệ môi trường và quan hệ láng giềng. Đối với bất kì tổ chức xã hội nào, quan hệ cộng đồng rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp, mối quan hệ này lại càng trở nên quan trọng hơn vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành thuận lợi hay không đều phụ thuộc vào các dịch vụ xã hội như giao thông vận tải, điện nước, bảo vệ trị an, bảo hiểm phòng hỏa hoạn…; cuộc sống hàng ngày của nhân viên doanh nghiệp cũng như người nhà của họ lại phụ thuộc phần lớn vào các cửa hàng, siêu thị, bệnh viện, trường học, nhà trẻ… của khu dân cư. Nếu người lãnh đạo doanh nghiệp xử lý không ổn thỏa mối quan hệ với cộng đồng xung quanh, hàng ngày doanh nghiệp sẽ sống trong tiếng kêu ca, oán thán từ tứ phía. Vì vậy, cho dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, người lãnh đạo đều phải bỏ nhiều công sức vào việc xử lý tốt các mối quan hệ với cộng đồng, nếu không, sẽ khó tránh khỏi kết cục bi thảm như nhà máy trong câu chuyện dưới đây.

Đầu năm 1983, tại một huyện nọ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, mọc lên một nhà máy sản xuất đất đèn.

Nhà máy này được đặt ở thôn Lưu, cách thị trấn huyện 5km. Trong điều kiện sản xuất bình thường, hàng năm nhà máy có thể đóng góp vào ngân sách nhà nước 6 tỉ

Nhân dân tệ và là doanh nghiệp trọng điểm trong huyện.

Mùa đông năm đó, thời tiết thay đổi bất thường, cây cối cùng gia súc của khu vực này bỗng nhiên chết hàng loạt, đặc biệt là hàng cây bạch dương dọc hai bên đường vào nhà máy cũng bị chết khô. Người dân địa phương nhốn nháo bàn luận, cho rằng sự việc có liên quan đến khí thải của nhà máy, thế là họ không ngừng đưa ra kháng nghị với nhà máy. Đối mặt với sự kiện cáo của nhân dân, lãnh đạo nhà máy không biết phải làm thế nào, đành cầu cứu chính quyền huyện ra mặt giải quyết, nhưng chính quyền đã không kịp thời đưa ra được bất kì biện pháp nào để xử lý. Hậu quả là dân chúng phẫn nộ, phá hỏng con đường duy nhất dẫn vào nhà máy, khiến cho nguyên liệu cần thiết và sản phẩm của nhà máy không thể tiến hành lưu thông. Nhà máy này đã buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vĩnh viễn.

Có thể thấy, quan hệ cộng đồng tốt đẹp có ý nghĩa không hề nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để có được điều này, doanh nghiệp không được xây dựng tiền đồ của mình trên sự tổn hại lợi ích của cộng đồng dân cư mà nên nỗ lực bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.

Đúng như một nhà quan hệ công chúng người Mỹ trong cuốn sách Sổ tay quan hệ công chúng đã viết như sau: “Quan hệ công chúng bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng, hơn nữa, nên nhận thức rằng quan hệ cộng đồng là một bộ phận cấu thành đặc thù của quan hệ công chúng, đáng được xem xét, lên kế hoạch và thực thi…

Mối quan hệ cộng đồng tốt sẽ đem đến lợi ích vô tận cho doanh nghiệp.”

Doanh nghiệp nên làm thế nào để xây dựng tốt mối quan hệ cộng đồng này? Quan trọng nhất là cần làm tốt hai việc sau đây: một là nỗ lực phục vụ cho cộng đồng, hai là tăng cường mối dây liên lạc với họ. Làm tốt hai điều này, người lãnh đạo như bạn đã hoàn thành nhiệm vụ.

ĐỂ TRUYỀN THÔNG LÊN TIẾNG GIÚP BẠN

Có người nói, phóng viên là ông vua không cần vương miện, tính chất công việc họ làm khiến họ được tôn trọng bội phần. Vì vậy, người lãnh đạo nên là một người có tâm, kết giao rộng với giới truyền thông, chưa biết chừng đến một lúc nào đó họ sẽ giúp ích không ít cho bạn.

1. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông

Mục đích khi kết giao với giới truyền thông là lan truyền thông tin một cách rộng rãi nhất, để mọi người hiểu và ủng hộ công việc của bạn. Kĩ xảo của việc kết giao này có thể thu gọn trong hai từ “chân thành, chủ động”.

Bạn nên nghiên cứu cặn kẽ đối tượng truyền thông mà bạn sẽ kết giao, làm quen với các phóng viên đưa tin của báo chí và đài truyền hình, truyền thanh ở địa phương, chủ động liên hệ với những phóng viên, biên tập viên liên quan, tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết, hợp tác.

2. Chủ động cung cấp nguồn tin chính xác, tin cậy và có giá trị cho giới truyền thông

Ngoài những tin tức thời sự mà báo chí yêu cầu, điều quan trọng hơn là kịp thời cung cấp những tin có lợi cho việc xây dựng cảm tình của độc giả, thính giả và khán giả đối với doanh nghiệp.

3. Phải chú ý đến lượng giá trị của tin tức thời sự

Nếu bạn tùy tiện gửi tin tức, bài viết cho giới truyền thông, thì người phụ trách các mảng tin đó sẽ coi nhẹ giá trị của nguồn tin, bài bạn cung cấp. Chỉ có những đề tài mang tính sáng tạo mới có thể nhận được sự coi trọng của họ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button