Kinh doanh - đầu tư

Phụ Nữ Thông Minh Khởi Nghiệp

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Ginny Wilmerding

Download sách Phụ Nữ Thông Minh Khởi Nghiệp ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Tôi viết cuốn sách này bởi chưa từng có cuốn sách nào tương tự, song nhu cầu của người đọc về vấn đề này lại rất lớn Là bạn đọc quen thuộc của các cuốn sách tư vấn về doanh nghiệp nhỏ, tôi đã đồng cảm với rất nhiều cuốn — đó cũng là những cuốn đưa tôi đến kết luận rằng doanh nghiệp nhỏ chính là mô hình hoàn toàn phù hợp với hàng triệu phụ nữ ở giai đoạn trung của sự nghiệp. Tuy nhiên, không có cuốn nào về doanh nghiệp nhỏ gây ấn tượng cho tôi lại được viết từ quan điểm của một người phụ nữ, và cũng chẳng có cuốn tiểu thuyết hay sách văn học nào về ảo mộng nghề nghiệp tan vỡ hay cuộc đấu tranh của phụ nữ để giành nhiều thời gian hơn cho gia đình lại liên quan tới sức hấp dẫn của các doanh nghiệp nhỏ. Không có cuốn sách nào tôi từng đọc giúp cho phụ nữ sẽ trở thành nữ doanh nhân nhận ra vô vàn cơ hội (không chỉ thành lập mà còn mua lại, nhượng quyền kinh doanh, tư vấn hay hợp tác) mà theo tôi là rất quan trọng.

5 năm qua, trong đầu tôi đã ghép những mảnh này lại để tạo thành bức tranh tổng thể về một cuốn sách dành cho những người phụ nữ như bạn, như tôi — và đó chính là cuốn sách này. Tôi viết cuốn Phụ nữ thông minh khởi nghiệp bởi có nhiều điều muốn nói, có nhiều ý tưởng tôi thấy vô cùng thuyết phục, giúp chỉ ra rõ ràng những lợi ích cho tất cả những phụ nữ đang ấp ủ giấc mơ trở thành doanh nhân.

Trước khi nhà xuất bản John Wiley & Sons đề nghị tôi ký hợp đồng xuất bản, biên tập viên Laurie Harting đã chuyển lời đề nghị xuất bản của tôi lên rất nhiều nhân vật có tiếng nói quyết định trong nhà xuất bản. Về sau, Laurie cho tôi hay tất cả những phụ nữ trong buổi họp hôm đó đều gật

đầu nhìn nhận nội dung của cuốn sách. Tôi biết ơn Laurie và những người đã nhận ra những khát khao, lo sợ chung của phụ nữ và hiểu được những điều mới mẻ của cuốn sách.

Laurie và các đồng nghiệp của cô đã cho tôi cơ hội mặc dù khi đó tôi chưa phải là một cây bút tên tuổi, một giám

đốc xuất chúng hay một diễn giả tầm cỡ quốc gia với khán phòng đầy ắp người. Và thực tế đã chứng minh đó là một dấu mốc quan trọng. Tôi nói chắc nịch như vậy đơn giản bởi tôi cũng là một trong số các bạn — những người phụ nữ thông minh và sẵn sàng gia nhập giới doanh nhân — và bởi tôi đã từng trải nghiệm nhiều điều được viết ra trong sách. Trước đây, tôi từng sở hữu, điều hành và tư vấn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao; tôi cũng từng làm cho nhiều tập đoàn lớn của cả Hoa Kỳ và các nước khác. Tôi cũng đã giữ nhiều chức vụ cao trong các công ty mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (những công ty này đã phá sản); và tôi cũng từng nghỉ việc nhiều năm. Tôi có hai đứa con nhỏ. Và chính những năm tháng cố gắng xây dựng và bảo toàn cuộc sống gia đình đã đem lại cho tôi một số kiến thức kinh doanh.

Cũng giống như nhiều bạn đọc cuốn sách này, tôi cũng từng trải qua những lúc thăng trầm trong sự nghiệp — nhờ

đó tôi trở thành một ứng viên thú vị, song lại không thuộc tuýp điển hình thường thấy. Tuy nhiên, tôi đã không còn hứng thú với việc đem các thành tích, các mối quan hệ và thanh thế của mình ra ứng tuyển nữa. Tôi thực sự không còn muốn khẳng định mình trong thế giới doanh nghiệp lớn. Thay vào đó, càng ngày tôi càng muốn tiếp bước cha tôi – một doanh nhân nhỏ, một nhà đầu tư bất động sản lúc nào cũng có thể tự hào nói rằng ông chưa từng cần tới một lá đơn xin việc. Ông đã sống độc lập, thành đạt với cương vị một doanh nhân nhỏ. Con người tự lập đó đã nghỉ hưu sớm, lương hư của ông không do bảo hiểm xã hội cấp mà chính là dòng thu nhập ông đã kiếm được trong suốt những năm tháng đầ tư kinh doanh đa dạng. Tôi muốn được như ông, theo một cách nào đó… song khác ở một điểm: tôi muốn điều đó dướ góc độ nữ giới.

Tôi muốn được thành công và toại nguyện về kinh tế nhờ l một chủ doanh nghiệp thành đạt, song mối quan tâm tới gia đình cũng đóng vai trò quan trọng không kém với tôi. Về mặt này, mẹ tôi chính là một tấm gương tốt: khi mẹ chuyển sang công việc thứ hai: làm môi giới bất động sản, mẹ luôn dành thời gian bên tôi mỗi ngày sau khi tôi tan học. Giống như mẹ, tôi không có một người vợ luôn ở nhà, sẵn sàng chăm sóc gia đình mà tôi chính là người vợ đó. Hơn nữa, giống như nhiều phụ nữ khác, tôi có nhiều

động lực thôi thúc trở thành doanh nhân và tiền bạc không phải là động lực lớn nhất (dù rằng tiền bạc là một trong những động lực).

Cuốn sách này không hứa hẹn mang lại sự giàu có hay giúp bạn tăng gấp đôi thu nhập. Dù giàu hay nghèo, mục tiêu cuối cùng của tôi chính là có một cuộc sống đích thực. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng nhấn mạnh vào một trong những thực tế tuyệt vời của việc làm chủ doanh nghiệp mang lại: Bạn có thể lựa chọn xem doanh nghiệp của mình nên phát triển với tốc độ thế nào và bản thân bạn nên làm việc chăm chỉ ra sao? Bạn cũng phải chấp nhận những kết quả do lựa chọn đó mang lại. Tôi muốn lựa chọn làm việc chăm chỉ, song tôi cũng muốn có thể dành nhiều thời gian cho gia đình hơn và để bản thân được sáng suốt hơn. Điều tôi muốn mang lại cho bạn đọc là giúp bạn tìm được mô hình doanh nghiệp phù hợp và điều hành doanh nghiệp đó hiệu quả, mang lại những phần thưởng kinh tế bạn đang tìm kiếm. Tôi cũng muốn giúp bạn tránh không vướng vào các doanh nghiệp nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế không tương xứng với thời gian bạn bỏ ra.

Trong những năm qua, tôi đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho biết bao phụ nữ cũng mong muốn đạt những điều tương t như tôi song lại không dám theo đuổi hay chưa biết bắt đầu từ đâu. Thế giới doanh nghiệp nhỏ tụ họp cả nam và nữ giới, nhưng không có chiến dịch truyền thông hay nỗ lực tuyể dụng toàn quốc nào nhằm đưa những phụ nữ sáng giá, tài năng nhất lên lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ. Giới truyền thông dường như chỉ tập trung so sánh những tiến bộ phụ n đạt được so với nam giới trong thế giới các doanh nghiệp lớn, và than phiền rằng dường như nam giới vẫn đang chiếm giữ những vị trí cao nhất.

Ngược lại, thế giới của các giao dịch giữa các doanh nghiệp nhỏ và môi giới kinh doanh hiếm khi chiếm được sự chú ý của báo giới. Thế giới đó cũng là lãnh địa chủ yếu của nam giới và ngay cả khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ này cũng là phái mạnh. Tất cả những điều này vẫn diễn ra mặc dầu phụ nữ tỏ ra phù hợp và khao khát tìm kiếm các giải pháp trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ hơn so với nam giới. Phụ nữ cần các ý tưởng chứ không chỉ đơn thuần kinh doanh theo sở thích trong phòng khách — hầu hết những thương vụ kinh doanh này bắt đầu với quy mô nhỏ, không thể mở rộng hay nuôi sống họ được. Chính khát khao này thực sự đã đem lại cơ hội thị trường (và cơ hội việc làm) cho các nhà môi giới kinh doanh, các chủ doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng chuyển nhượng. Song những đối tượng này không thực sự nhận ra điều đó.

Đối tượng của cuốn sách

Tôi đoán rằng bạn đọc của cuốn sách này nằm trong tuýp phụ nữ có trình độ học vấn, tài năng và có tư duy kinh doanh với ít nhất mười năm kinh nghiệm. Bạn mong muốn dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được khi làm việc cho các công ty lớn để làm kinh doanh. Bạn từng ôm ấp ý định mở doanh nghiệp riêng. Bạn mong muốn có thể kiểm soát được khối lượng thời gian dành cho công việc, bởi hầu hết phụ nữ đều có những trách nhiệm (trong đó trách nhiệm quan trọng là gia đình), các mối quan tâm và sở thích khác. Một số bạn đang làm việc song lại không yêu thích công việc của mình, số khác đã bỏ việc và đang cố gắng tìm công việc mới.

Dù bạn có học vấn cao hay thấp, nếu bạn thực sự thông minh và có tư duy kinh doanh nhạy bén, đây chính là cuốn sách dành cho bạn. Học thức cao cùng địa vị xã hội tốt không phải là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công trong thế giới doanh nghiệp nhỏ. Bạn bị cuốn sách này thu hút bởi bạn đã làm những công việc hỗ trợ trong các công ty nhỏ, đã thấy được sai lầm của ông chủ mình và quyết

định rằng mình có thể làm tốt hơn vai trò đó khi có cơ hội. Một số bạn có thể từng không thoải mái trước cách điều hành điển hình cho nam giới của ông chủ, và sâu thẳm trong tim mách bảo bạn rằng cách tiếp cận của phụ nữ có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Những phụ nữ trẻ, khao khát phát triển sự nghiệp của mình không phải là đối tượng cuốn sách này hướng tới, bởi như một nữ giáo sư lỗi lạc tại Trường Kinh doanh Harvard đã chỉ cho tôi rằng thông điệp của cuốn sách này sẽ “không gây chú ý đối với họ”. Hầu hết các phụ nữ đó chưa sẵn sàng lắng nghe thông điệp tôi muốn truyền tải.

Song, nữ giáo sư cũng nhấn mạnh “10 năm nữa tình hình sẽ thay đổi”. Khi tích lũy được nhiều vốn sống hơn, họ sẽ cởi mở hơn để có thể tập trung vào các lựa chọn khác ngoài việc phát triển sự nghiệp làm thuê. Riêng tôi vẫn hy vọng cuốn sách này có thể thu hút cả những nữ độc giả trẻ tuổi biết nhìn xa trông rộng.

Rất nhiều phụ nữ khi được phỏng vấn hay giới thiệu về cuốn sách này đã nói: “Cuốn sách của chị ra đời rất đúng thời điểm,” “Cuốn sách nghiên cứu nghịch cảnh mới mẻ và thách thức,” và “Hiện có nhu cầu lớn về những cuốn sách hướng dẫn phụ nữ tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động”. Tôi không phản đối nhưng cho rằng đề tài này đã khá cũ.

Hiển nhiên, khát khao cùng lúc có được sự nghiệp thành đạ và gia đình hạnh phúc không có gì mới mẻ. Mô hình gia đình trong đó cả hai vợ

chồng đều đi làm và có thu nhập đã trở nên phổ biến. Tron nhiều thập kỷ gần đây, phụ nữ đã có cơ hội tiếp cận với giá dục bậc cao. Bản thân phụ nữ cũng như cả xã hội đều kỳ vọng họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế – và trong gia đình. Các nữ doanh nhân và chủ doanh nghiệp ngày nay cũng là một lực lượng đông đảo. Cố vấn hay trợ giúp phụ nữ tìm được chỗ đứng trong giới kinh doanh không phải điều gì hoàn toàn mới mẻ.

Tuy nhiên, điều hoàn toàn mới mẻ nằm ở chỗ cuốn sách này gói gọn cùng lúc nhiều lựa chọn và lồng ghép vào đó cả cái nhìn sâu sắc về phái nữ. Tại sao hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng lại không truyền thông về các lựa chọn trong thế giới doanh nghiệp nhỏ dành cho phụ nữ? Tại sao các tổ chức liên bang của Mỹ như Cục Doanh nghiệp nhỏ (SB — Small Business Administration) lại không lên tiếng ủng hộ phương án mua lại doanh nghiệp hay nhượng quyền để thay thế cho việc bắt tay gây dựng doanh nghiệp từ đầu? Tôi tin rằng nguyên nhân nằm ở quan niệm sai lầm về khả năng thực hiện và mức độ rủi ro của những lựa chọn đó — đặc biệt là quan niệm sai lầm của chính những người phụ nữ.

Những điều ẩn chứa trong cuốn sách

Tuy phần đầu cuốn sách dường như mang tính triết lý nhưng những phần sau nhanh chóng đi vào thực tiễn kinh doanh. Trong Chương 1, tôi giúp xóa bỏ một số vấn đề khó khăn mà những người phụ nữ là đối tượng của cuốn sách này gặp phải, bao gồm sự khác biệt giữa định hướng nghề nghiệp và định hướng kinh doanh, thái độ và ý niệm của phụ nữ về tiền bạc và rủi ro cũng như cách thức thực hiện tham vọng của họ. Chương 2 xoay quanh hoạch định sự nghiệp tự doanh; chương này cũng khuyến khích phụ nữ chuyển từ chư từng nghĩ tới mở doanh nghiệp nhỏ sang coi đó là mục tiêu xứng đáng với những tham vọng nghề nghiệp lớn lao nhất của họ. Chương 3 khám phá những bí ẩn của giới chủ doanh nghiệp và môi giới kinh doanh. Mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động dễ hơn tự khởi sự một công ty rất nhiều (ngay cả khi bạn không có nhiều vốn). Còn Chương 4 đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp bạn tìm kiếm, đánh giá và mua lại được công ty phù hợp.

Chương 5 đưa ra nhiều lựa chọn hơn nữa — mở cửa hàng nhượng quyền hay đại lý, trực tiếp bán hàng cho một công ty. Chương 6 lý giải các phương pháp làm việc, tư vấn hay hợp tác với các chủ doanh nghiệp hiện hữu — lựa chọn dành cho các phụ nữ đang cân nhắc hợp tác hoặc thâu tóm

công ty của bạn bè, người quen. Tới Chương 8 người đọc mới được tiếp cận nội dung khởi sự doanh nghiệp. Mặc dù rất nhiều người coi đây là lựa chọn đầu tiên, song tốt hơn, bạn nên cân nhắc các lựa chọn khác trước.

Chương 9 chứa đựng những lời khuyên giúp phụ nữ có thể chuẩn bị tốt nhất cho bản thân cũng như công ty để xin cấp vốn thành công. Chương 10 nói lên những lợi ích cũng như thách thức của việc liên doanh với các đối tác khác, đặc biệt là các nữ đối tác. Chương 11 tổng kết lại những ý chính trong cuốn sách, đồng thời thôi thúc người đọc bắt tay vào công cuộc tìm kiếm của mình. Cuối cùng, phần phụ lục đưa ra bộ công cụ và các tài liệu mẫu giúp phụ nữ nhìn thấu và lên kế hoạch cho bước chuyển giai đoạn vào thế giới doanh nghiệp nhỏ của mình.

Cuốn sách này không mang tính học thuật, càng không phải là một tài liệu kinh doanh, mặc dù bản thân tôi đã thực hiệ nhiều nghiên cứu kinh doanh mang tính học thuật, đánh giá cao phương pháp thực nghiệm và trích dẫn các nguồn tài liệu khác trong suốt các chương sách. Thay vì

đóng vai trò người thứ ba và để mặc cho “sinh viên” tự rút ra bài học cho mình, cuốn Phụ nữ thông minh khởi nghiệp

đưa ra những quan sát, phân tích, lời khuyên và kiến thức cho bạn đọc. Trong thời gian viết sách, tôi đã phỏng vấn hơn 50 phụ nữ và chuyên gia, và viết lại những kinh nghiệm của họ dưới dạng những giai thoại. Mục tiêu đơn giản của việc sưu tầm những câu chuyện khác nhau này là

để giáo dục và truyền cảm hứng cho bạn đọc.

Những cuốn sách khác thường hướng tới nâng cao nhận thức về những khó khăn phụ nữ gặp phải trên con đường sự nghiệp cũng như khi thúc đẩy xã hội thay đổi. Song, cuốn sách này không như vậy. Xin bạn đọc đừng hiểu nhầm ý củ tôi. Tôi thán phục những người ủng hộ những thay đổi trong chính sách của các công ty hay các chương trình của chính phủ giúp cho phụ nữ dễ dàng cân bằng giữa gia đình – sự nghiệp và tiếp tục công việc của mình. Tôi cũng nóng lòng chỉ ra những lợi ích mà nam giới cần và sẽ được hưởng từ những cải cách đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta có nhất thiết phải chờ đợi các giải pháp chính trị mới vượt qua được những thách thức trên con đường sự nghiệp? Câu trả lời trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp này của chúng ta có lẽ là không.

Phụ nữ thông minh khởi nghiệp thúc đẩy phụ nữ không nê trông chờ vào những hoạt động cộng đồng, thay vào

đó (hoặc ngoài ra) tự mình hành động và làm chủ cuộc sống cũng như sự nghiệp kinh doanh của mình, nắm lấy những cơ hội vàng trong thế giới doanh nghiệp nhỏ.

ĐỌC THỬ

Chương 1:TƯ DUY KINH DOANH: CHÌA KHÓA DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề theo quan điểm triết học. Chính xác thì tại sao bạn lại nghĩ về việc làm

kinh doanh? Bạn có khao khát cảm giác đạt được điều gì đó của riêng mình không? Bạn có mệt mỏi vì phải làm việc cho người khác không? Bạn đang gặp khó khăn khi tìm một công việc mới? Bạn thấy bất mãn với công việc hiện tại? Hay bạn

đang ấp ủ một đam mê và muốn biến đam mê đó thành một nghề nghiệp thực sự?

Tất cả những lý do trên đều hợp lý. Vậy… liệu bạn có tư duy kinh doanh tốt để có thể thành công không? Trước khi khám phá khả năng tạo dựng thành công sự nghiệp thứ hai từ một công ty nhỏ, hãy tìm hiểu và xét xem bạn đã sẵn sàng suy nghĩ khác biệt tới mức nào.

Hãy bắt đầu tự hỏi những câu hỏi sau:

• Bạn có tư duy kinh doanh không hay chỉ đơn thuần

định hướng vào những nghề nghiệp ổn định?

• Bạn có quan tâm tới việc kiếm tiền không?

• Bạn có biết cách suy xét rủi ro không?

• Bạn có thoải mái bộc lộ hoài bão kinh doanh của mình không?

• Lựa chọn phong cách sống có tầm quan trọng thế nào trong việc bạn quyết định bước đi tiếp theo của mình?

Định hướng kinh doanh

Tôi thường tự hỏi tại sao có nhiều phụ nữ đánh đồng mối quan tâm tới nghề nghiệp với “kinh doanh”? Theo cách nào đó, chúng ta thường có xu hướng mô tả các mối quan tâm nghề nghiệp theo ngành nghề (như ngân hàng, dược phẩm, hàng tiêu dùng, quảng cáo) hay các phòng ban chức năng (như marketing, tài chính, quan hệ công chúng, nhân sự, hoạ động, hành chính) thay vì dựa trên tiềm năng kinh doanh. Những công việc đầu tiên của chúng ta thường bắt đầu tại các công ty lớn, nơi chúng ta học cách làm việc nhóm, trở nê chuyên nghiệp và đóng góp phần nhỏ của mình vào thành công của công ty. Song, những

điều đó có đồng nghĩa với việc học hỏi những nguyên tắc cơ bản của kinh doanh không? Câu trả lời hầu như chắc chắ của tôi là không. Tuy vậy, do chúng ta làm việc cho các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, chúng ta thường cho rằng mìn có định hướng kinh doanh.

Liệu có phải do chúng ta quá tập trung làm tốt công việc của mình nên chúng ta hiếm khi nghĩ tới những nền tảng

để một doanh nghiệp tồn tại như khả năng sinh lợi, quản lý dòng tiền, trả lương hợp lý và bán ra đủ số lượng sản phẩm hay dịch vụ hay không? (Liệu bạn có trả lời giống như rất nhiều người khác, rằng: “Ừm, có thể, nhưng đó là việc của người khác, đâu phải việc của tôi”?) Và điều này có dự báo gì cho công cuộc chúng ta tách mình ra khỏi thế giới của các công ty lớn và tự kinh doanh?

Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong quy trình thay đổi tư duy chính là nhìn nhận được sự khác biệt giữa thành công trong nghề nghiệp với xuất sắc trong kinh doanh.

Ví dụ, hãy xét trường hợp của một cô bạn tôi quen tên là Sarah. Cô rất tự hào về thành công trong kinh doanh của mình: cô đang sản xuất sản phẩm chất lượng tốt nhất cho một số khách hàng tên tuổi, cô có một nhóm làm việc gồm toàn những nhân viên và đại diện bán hàng rất mãn nguyện với công việc và cô yêu công việc mình đang làm. Tuy nhiên, Sarah dần nhận ra và cảm thấy căm ghét phải thừa nhận rằng sản phẩm của cô bị đặt giá thấp, nhân viên của cô nhận được lương thưởng cao hơn mức cô có thể đặt ra cho mình (mặc dù Sarah là người gánh chịu toàn bộ rủi ro), và thái độ sao nhãng quản lý tài chính có thể gây nguy hại cho cô nếu xảy ra khủng hoảng.

Sarah cần hoán đổi một chút định hướng nghề nghiệp thành định hướng kinh doanh thực sự, và cô cũng cần thay

đổi quan điểm rằng tập trung vào các chỉ số tài chính cơ bả là nhàm chán. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận: Thành công về tài chính thường là cách duy nhất để một doanh nghiệp nhỏ phát triển. Nhờ có lợi nhuận, bạn có thể hậu

đãi nhân viên hơn nếu bạn cho việc đó là quan trọng, hay bạn có thể dùng tiền để theo đuổi một số mục tiêu khác cao hơn. Tuy vậy, phụ nữ thường cảm thấy tội lỗi khi quá chú ý tới các chỉ tiêu về lợi nhuận.

Bộc lộ thái độ ham muốn trở nên giàu có trong kinh doanh thường bị xem thường. Tuy nhiên, khi nam giới thể hiện điều này, họ nhận được cái cười xuề xòa hoặc sự ủng hộ từ các đồng nghiệp đồng giới khác, trong khi phụ nữ chỉ nhận được những cái nhìn không tán thành. Tôi không bao giờ quên kỷ niệm vào cuối những năm 1990 khi tôi còn là phó giám đốc phát triển kinh doanh của một dịch vụ trực tuyến được quảng bá rầm rộ và cấp nhiều vốn dành cho trẻ em (thật ngẫ nhiên, công ty tôi khi đó có ít nhân sự đang làm cha mẹ bởi thời gian làm việc quá dày đặc). Vào hôm chúng tôi cho ra mắt sản phẩm phiên bản beta, công ty tổ chức liên hoan. Những nhân viên nhiệt huyết với công việc và công ty, mệt mỏi sau thời gian làm việc căng thẳng, giờ đang nhảy múa, cười đùa và cùng nâng ly. Tôi nói với người sáng lập công ty: “Anh hẳn phải rất tự hào.” Thay vì đồng ý rằng đó là điểm nhấn quan trọng trong lịch sử công ty cũng như của chính anh ta, anh ta quay sang tôi và nói rằng sự kiện này chẳng có mấy ý nghĩa với anh ta. Điều anh ta thực sự quan tâm và trông đợi chính là đợt phát hành cổ phiếu IPO lần đầu sắp tới (nhờ đó anh ta sẽ trở nên giàu có). Tôi thực sự ngạc nhiên, dù rằng chính tôi cũng hy vọng những quyền chọn cổ phiếu trong ngăn kéo bàn mình sẽ được giá một ngày nào đó.

Doanh nhân này tập trung vào việc nhanh chóng làm giàu cho bản thân, chứ không phải là xây dựng một công ty sinh lợi cao và có quyền lực lớn. Mục đích của anh ta không đúng đắn. Anh ta tự cho rằng những ý tưởng của mình là vĩ đại trong khi chính bản thân anh ta cũng cần

được đào tạo thêm về tư duy kinh doanh. Không có gì đán ngạc nhiên khi công ty này thất bại bốn năm sau đó.

Mặc dù điều này thoạt nghe có vẻ trái ngược với quan điểm thông thường, song bạn hoàn toàn có thể học được định hướng kinh doanh. Đó chỉ là một dạng kỷ luật.

Thái độ của phụ nữ đối với tiền bạc

Nền văn hóa của chúng ta, dưới góc độ nào đó, khiến cho phụ nữ không tập trung vào những nền tảng cơ bản của kinh doanh và làm giàu. Nếu bạn tự cho rằng mình có định hướng kinh doanh, vậy hãy tự giúp mình bằng cách: cho phép bạn quan tâm đến vấn đề kiếm tiền. Việc này hết sức quan trọng để đạt được một khởi đầu hoàn hảo trong sự nghiệp kinh doanh và nó cũng là sự thay đổi tư duy thứ hai tôi muốn đề cập.

Isabella Califano, người đồng sáng lập Chickabiddy — một công ty năng động kinh doanh quần áo dành cho nữ giới — đã nói rằng: “Vấn đề lớn nhất mà phụ nữ gặp phải đó là họ không hề được dạy để hiểu ý nghĩa của tiền bạc. Họ thường được khuyên hãy tìm một sự nghiệp mà mình yêu thích, và chẳng cần quan tâm đến tài chính cũng như kinh doanh. Còn về phía nam giới, họ được giảng giải rất kỹ về cách kiếm tiền.” Cô đã phát hiện ra điều này khi cô từ bỏ công việc tại côn ty quảng cáo để mở một cửa hàng kinh doanh trang phục lướt sóng dành cho phụ nữ. Khi còn làm cho công ty cũ, cô đã đúc rút được những kiến thức về thị trường quần áo, biết cách tạo dựng một thương hiệu — chắc chắn đó là những kỹ năng kinh doanh quý giá. Tuy nhiên, cô nhận ra mình hiểu biết rất hạn chế về dòng tiền hay những vấn đề tài chính hằng ngày của một công ty sản xuất. Sau đó, cô nhanh chóng tìm tòi học hỏi, và trong buổi nói chuyện với tôi, cô ấy coi mình đã là một “chuyên gia tài chính” thực sự. Thế nhưng, cho đến lúc này, sau nhiều năm làm việc vất vả, cô ấy vẫn chưa có được mức thu nhập cao cũng như rất khó khăn trong việc mở rộng đội ngũ nhân viên của mình.

Trong cuốn sách The Old Girls Network: Inside Advice for Women Building Businesses in A Man’s World, ba nữ tác giả đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần lập luận rằng xét một cách chung nhất, về quyền lực, phụ nữ thua kém xa so với nam giới. C tình trạng này một phần do cách chúng ta dùng tiền, kiếm tiền và quan niệm của chúng ta về tiền bạc… Không có nhiều người trong chúng ta biết được rằng chúng ta có thể thể hiện mình thông qua kinh doanh. Chúng ta không được chỉ bảo rằng thông qua việc sáng tạo và bán các sản phẩm, dịch vụ, chúng ta có thể khẳng định

được năng lực, sự thông minh và tính độc lập của mình. Đó là những việc mà chúng ta có thể làm tốt vì người khác và tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp.”

Nhận thức đúng đắn về rủi ro

Một yếu tố cần thiết để có được những suy nghĩ hiệu quả nhất về vấn đề tiền bạc đó là phải nhận thức đúng đắn về rủi ro — thử thách thứ ba bạn gặp phải trong quá trình hình thành tư duy kinh doanh. Không những phải hiểu rõ rủi ro ở mức nào là hợp lý, bạn còn phải nắm bắt được tại sao khi đón nhận rủi ro này là có lợi, còn rủi ro khác lại bất lợi cho công ty của mình? Một điều khiến phụ nữ (và kể cả nam giới) cảm thấy khó khăn là việc họ không hiểu được khi nào họ phải đón nhận rủi ro và mức rủi ro thế nào là nằm trong khoảng chấp nhận được, ngay cả khi việc

đón nhận thêm rủi ro có thể mang đến những thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, bạn có thể đồng ý mua lại một doanh nghiệp nhỏ với mức giá phải chăng, song cần vay nợ để có khoản tiề mua lại đó. Việc vay nợ sẽ không rủi ro nếu bạn biết rằng các khoản phải trả sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, khoản vay sẽ rủi ro nếu kế hoạch trả nợ quá gắt gao. Hay ví như, bạn muốn khởi sự doanh nghiệp từ đầu. Nếu bạn có đủ kinh nghiệm về ngành, đã lập kế hoạch kinh doanh thấu đáo và đã ký kết được hợp

đồng chắc chắn cho sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên của mình, thì chẳng có gì là rủi ro khi bạn bỏ việc và đầu tư

25.000 đôla tiền túi vào doanh nghiệp. Song, bạn sẽ quá mạo hiểm khi bỏ việc và chi 25.000 đôla từ thẻ tín dụng để làm sách giới thiệu danh mục sản phẩm và sản xuất sản phẩm mẫu nếu bạn chưa có kinh nghiệm và cũng không có khoản dự trữ tiền mặt nào. (Trong trường hợp này, bỏ việc và đầu tư 5.000 đôla vào ý tưởng kinh doanh còn mạo hiểm hơn đầu tư 25.000 đôla bởi vì 5.000 đôla có lẽ không đủ để đưa bạn

đi tới đâu cả.)

Khả năng chịu rủi ro của từng người không giống nhau, do vậy không có ngưỡng rủi ro chuẩn nào cho tất cả chúng ta. Không cân nhắc tới rủi ro có tác hại khôn lường. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp hoàn toàn né tránh rủi ro. Deborah Moore, thuộc Mạng lưới Tư vấn Kinh doanh Sunbelt (công ty mô giới kinh doanh lớn nhất thế giới) cho hay: “Tôi từng thấy phụ nữ phá hỏng các thương vụ chỉ vì họ không biết cách đánh giá rủi ro. Họ tìm kiếm sự ổn định, do đó họ quá thận trọng khi bắt tay khởi sự doanh nghiệp mới và cũng không sẵn lòng đầu tư quá nhiều tiền trước. Họ tự giới hạn chính mình, quá e sợ rủi ro và không thấy được phân tích rủi ro – lợi nhuận hợp lý.” Khi đánh giá rủi ro, bạn chỉ cần am hiểu một chú thì sẽ tiến rất xa.

Tham vọng nghề nghiệp và tham vọng sống

Thay đổi tư duy thứ tư chúng ta cần thực hiện liên quan tới tham vọng của chính mình – những tham vọng đã thay

đổi rất nhiều kể từ khi chúng ta mới rời ghế nhà trường để bước vào đời. Khi Ania Camargo và Electa Sevier hợp tác mở công ty tư vấn sáu năm trước, họ đều nhất trí với nhau rằng tham vọng của họ đã thay đổi so với những ngày mới và nghề: “Ngay trong buổi gặp đầu tiên, khi chúng tôi hình thành ý tưởng cùng sáng lập công ty, chúng tôi đều nhất trí rằng: Chúng tôi không chỉ muốn thành công trong sự nghiệp mà còn thành công trong cuộc sống.” Điều này đồng nghĩa với việc họ lựa chọn khách hàng kỹ lưỡng hơn, làm việc linh hoạt, thời gian làm việc ngắn hơn và ít đi công tác hơn, đặt giá theo giá thị trường và giữ công ty ở quy mô nhỏ (chỉ có hai người).

Điều đáng khen ngợi ở Ania và Electa là họ đã làm rõ những mục tiêu muốn đạt tới ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp. Song tôi không nghĩ rằng đã nghe thấy họ đề cập tới từ tham vọng.

Nhà tâm lý học đồng thời cũng là giảng viên trường Đại học Cornell, Anne Fels, có bài báo đăng trên Harvard Business Review số ra tháng Tư năm 2004 với tiêu đề: “Liệu phụ nữ có thiếu tham vọng?” Cô thấy rằng bản thân từ này gợi lên những tính cách tiêu cực mà những người phụ nữ cô phỏng vấn không muốn người khác sẽ nghĩ về mình như thế, như tự cao tự đại, ích kỷ, tự phô trương hay “lợi dụng người khác để đạt được mục đích của mình”. Phụ nữ đặc biệt phải đấu tranh với quan niệm cho rằng tham vọng đồng nghĩa với ích kỷ.

Trong cuốn sách Creating a Life, Sylvia Ann Hewlett đã trích lời Cindy, một phụ nữ nội trợ ở Raleigh, Bắc Carolina: “Nam giới luôn cho rằng tôi tham lam khi tôi nói mình muốn có mọi thứ. Nhưng tôi không nói những điều viển vông. Tôi chỉ đề cập tới những thứ căn bản: tình yêu và công việc. Có người nào trên thế giới này lại không mong muốn hai điều đó?” Thực tế, chẳng có gì sai trái hay

điên rồ khi khao khát có được cả hai điều này.

Liệu tham vọng kinh doanh có khác với tham vọng làm việc tại các tập đoàn lớn hay thậm chí là tham vọng hoạt động cộng đồng không? Tôi xin thưa rằng có. Tham vọng kinh doanh liên quan nhiều tới lựa chọn (và kết quả) cá nhân, ra quyết định và giải quyết vấn đề độc lập, trách nhiệm và cam kết. Khi làm việc ở công ty của chính mình, chỉ có bạn và những cố vấn thân cận nhất biết được tình hình tài chính của bạn, song bạn vẫn có thể biết được mình thành công tới đâu thông qua các kết quả hữu hình — không còn cần tới các bản đánh giá công việc hay quan ngại về chức danh. Đó là tin vui nhưng cũng có thể khiến một số người nản chí. Phụ nữ thường tỏ thái độ tích cực và ngưỡng mộ các nữ chủ doanh nghiệp hay các phụ nữ hợp tác hoặc tư vấn cho doanh nghiệp. Họ sẽ tích cực ủng hộ bạn hơn — thái độ mà họ có thể không thể hiện nếu bạn cố gắng leo lên từng nấc thang trong một tập đoàn lớn. Ngay cả khi những người phụ nữ này không muốn tự mình thành lập hay tư vấn cho doanh nghiệp, thì họ vẫn muốn gián tiếp hưởng cảm giác đó thông qua bạn.

Khi nghe Ania và Electa chia sẻ, chúng ta khó tách bạch mụ tiêu kinh doanh và mục tiêu sống của họ. Đó là lựa chọn củ họ. Bạn có thể lựa chọn khác đi: phát triển một doanh nghiệp có tiềm năng, tốc độ tăng trưởng cao và có thể ít dành ưu tiên cho cuộc sống và các mục tiêu cá nhân. Nhìn chung, cuốn sách này hướng tới đông đảo phụ nữ theo đuổi mục tiêu thu nhập, độc lập, linh hoạt và cân bằng trong sự nghiệp — chứ không dành cho phụ nữ khát khao làm giàu nhanh chóng hay tạo dựng các công ty hàng

đầu. Gary Schine, tác giả cuốn How to Succeed as a

Lifestyle Entrepreneur: Running a Business without Letting It Run Your Life, đặt cho tuýp phụ nữ này tên gọi lifestyle entrepreneurs (các nữ doanh nhân có phong cách).

Tuy nhiên, bạn đọc đừng kỳ vọng sẽ tìm thấy thuật ngữ này trong nhiều cuốn sách viết về doanh nghiệp nhỏ. Schine nhận xét: “Các tác giả viết về đề tài thế giới doanh nghiệp nhỏ thường hiếm khi đề cập tới thực tế là nhiều người lựa chọ con đường làm doanh nhân chủ yếu vì mục tiêu lối sống chứ không phải tiền bạc.” Tại sao vậy? Dân Mỹ thường chú trọng tới công việc, do vậy tập trung vào lối sống sẽ được coi là thú vui xa xỉ. Thêm nữa, mô hình thành công trong công việc của người Mỹ đòi hỏi thành tựu là trên hết, chứ không phải là hạnh phúc, cuộc sống cân bằng hay cảm giác mình là quan trọng hoặc gia tài.

Bạn cho rằng mình đã thoát khỏi áp lực từ bạn bè xung quanh sau khi rời ghế trường trung học? Vậy nhưng tham vọn vẫn được coi là không chính đáng, hướng tới lợi nhuận là thiếu nữ tính còn lựa chọn kinh doanh để giữ sao cho cuộc sống cân bằng là không biết tự phát triển hết khả năng của bả thân. (Tôi hy vọng bạn đang cảm thấy băn khoăn.) Xin nhớ rằng tham vọng là lựa chọn của chính bạn. Hãy nhìn xem kỳ vọng xã hội ảnh hưởng tới hành vi và suy nghĩ của bạn ra sao, song hãy bước theo con đường phù hợp với bản thân. Và hãy nhớ cân nhắc tầm quan trọng của lối sống mỗi khi đánh giá các cơ hội.

Mường tượng tương lai – Xác định hình mẫu phụ nữ lý tưởng

Như mọi phụ nữ khác, chúng ta cũng tâm sự và chia sẻ các câu chuyện, bàn tới sự khác biệt giữa những kỳ vọng tuổi trẻ về sự nghiệp tương lai và thực tế khi ta vào đời — thường phức tạp hơn nhiều so với những điều chúng ta đã mường tượng trước đó.

Chúng ta phân tích sự thực cuộc đời mình với những phụ nữ khác — trong nhóm bạn, tại các buổi nói chuyện, trên sách vở hay trên các trang web. Chúng ta hứng thú với những phụ nữ đã làm được điều chúng ta hằng mơ ước.

Tuy nhiên, xác định thời gian phù hợp đề thành lập công ty hay bắt tay vào một công việc mới là một thử thách mang tính cá nhân. Bạn bè không thể hỗ trợ bạn. Đôi khi, chúng ta cần tới những người không hề quen biết truyền cảm hứng để chúng ta hành động. Trong cuốn sách này, bạn sẽ được gặp nhiều phụ nữ giống mình, những người nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trước khi đạt tới đỉnh cao trong thế giới doanh nghiệp nhỏ.

Chẳng hạn, Linda Gay, cựu Phó tổng Giám đốc Merrill Lynch người đã mua lại chuỗi cửa hàng nhượng quyền Foot Solutions tại Princeton, New Jersey vào mùa thu năm 2003. Trong một buổi hội thảo về nhượng quyền kinh doanh, cô miêu tả lại cảm xúc của mình sau khi mới thành lập cửa hàng: “Thật thú vị! Giờ đây tôi biết mình là một phần của nhóm đông đảo những người trước đây tôi chưa biết tới sự hiện diện của họ!” Linda muốn nói tới những người không lựa chọn con đường tham gia vào các tập đoàn lớn, trong số đó có rất nhiều phụ nữ, và thấy rằng việc điều hành chuỗi cửa hàng nhượng quyền là lựa chọn phù hợp nhất với họ để được độc lập về kinh tế và tránh xa những tác động của các vấn đề nội bộ ở các tập đoàn lớn.

Linda đã suy tính tới việc bước ra khỏi thế giới doanh nghiệp lớn một thời gian nhưng lại lo sợ thất bại; một rào cản tâm lý lớn cô gặp phải chính là thiếu ý tưởng kinh doanh. Khi đối mặt với nỗi sợ hãi và thực hiện một số nghiên cứu, cô bắt đầ nhận ra mình có rất nhiều lựa chọn và hình mẫu để học theo. Cô thừa nhận: “Đây là điều 20 năm trước tôi không thể thực hiện.” Tuy nhiên, giờ đây tâm lý Linda đã thay đổi, cô thấy vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện. “Giờ đây tôi cho rằn gắn chặt với một công việc tại doanh nghiệp lớn thực sự còn rủi ro hơn tự mình lập nghiệp rất nhiều!” Để tham gia vào thế giới doanh nghiệp nhỏ, Linda đã phải tự điều chỉnh tài chính, song doanh thu năm thứ hai của cô đã cao hơn năm đầu 60%. Cô nhận xét: “Hãy đoán xem! Tôi có thể sống với khoản tiền ít ỏi hơn mà vẫn đàng hoàng hơn.”

Hiển nhiên, bạn nên đặt mục tiêu xác định xem bản thân mình có đủ tham vọng để tự lập nghiệp không. Hãy tự cho mình lấy lại tham vọng, song trong mọi trường hợp, hãy lựa chọn phù hợp với bản thân. Nếu bạn không thể hình dung ra cảnh phải tự mình khởi sự công ty từ đầu, hay không có đủ tiền để mua lại một doanh nghiệp thì bạn đã từng xem xét tới lựa chọn bước đầu làm việc hay tư vấn cho một doanh nghiệp nhỏ chưa? Bạn cũng có thể độc lập và linh hoạt như hai lựa chọn trước mà mức độ trách nhiệm và cam kết ít hơn. Nếu bạn suy tính được xa như vậy thì hãy xem xét hàng loạt chuỗi cửa hàng nhượng quyền hiện nay. Nếu vẫn còn e sợ, bạn có thể lựa chọn làm tư vấn

độc lập cho một công ty kinh doanh trực tiếp như Creative Memories hay Carlisle Collection (xem thêm ở Chương 5.) Gi đình bạn có mở công ty và bạn có thể tham gia hay mua lại không? Bạn có vô vàn cơ hội.

Chúng ta hãy cùng khởi hành. Hãy đồng hành với tôi và bạ sẽ sớm xác định được lựa chọn phù hợp với mình.

Chương 2:LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH: PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THÔNG MINH

Nếu bạn bị cuốn sách này thu hút, hẳn bạn từng đạt thành tích rất cao khi còn học phổ thông và/ hoặc đại học. Khi đó, bạn hẳn phải tự miêu tả bản thân là người thông minh, tha vọng và có định hướng nghề nghiệp. Bạn ước mơ về công việc và nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi, hiểu rằng trong thế hệ bạn, phụ nữ cuối cùng đã có được sân chơi bình đẳng với nam giới. Những nghề nghiệp bạn hình dung ra cũng đa dạng như sở thích của bạn vậy — luật sư công nghiệp và thương mại, y tế, giảng dạy, dịch vụ công cộng, v.v. Tại một thờ điểm nào đó, có lẽ bạn đang bắt đầu mài giũa các kỹ năng cho công việc. Có thể bạn hình dung viễn cảnh mình làm việc cho một công ty thuộc danh sách Fortune 500 (công ty này được công nhận là nơi làm việc lý tưởng dành cho phụ nữ) hoặc tham gia vào một công ty dịch vụ chuyên nghiệp nào đó.

Hướng tới một công việc có thể đem lại kinh nghiệm kinh doanh vững chắc và được tiếp cận với thế giới các doanh nghiệp lớn là quyết định sáng suốt tại thời điểm đó trong đời bạn Các doanh nghiệp lớn đem lại cho bạn cơ hội học hỏi về mộ ngành nghề, phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm mới, quan sát quá trình ra quyết định chiến lược và được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ.

Tuy nhiên, một quyết định khôn ngoan khi mới vào nghề sẽ hoàn toàn khác với khi bạn đã chín chắn hơn và đang mong muốn thay đổi trong lối sống cũng như cả phong cách làm.

Ngày hôm nay, bạn hoặc (1) đang bế tắc hay có đôi chút thất vọng với công việc, (2) cố gắng tái gia nhập lực lượng lao động sau một thời gian nghỉ việc, hoặc (3) mong muốn the đuổi ước mơ làm doanh nhân mà mình đã theo đuổi rất lâu. Có thể bạn đã nhận ra chưa ai từng chỉ cho bạn con đường sự nghiệp rõ ràng giống như những người theo các ngành y tế, pháp luật hoặc giáo dục. Hay ngay cả khi bạn chọn một ngành có định hướng rõ ràng (tài chính, tư vấn hay luật doanh nghiệp), công việc của bạn vẫn có thể đòi hỏi tới mức khó có thể nghĩ tới các lựa chọn như làm việc bán thời gian, theo giờ linh động hay chia sẻ công việc. Đôi khi, bạn cảm thấy nghẹt thở khi phải cố gắng cân bằng giữa gia đình, công việc và sở thích cá nhân hàng ngày trong khi không có chút thời gian rảnh rỗi nào.

Tất cả các độc giả của tôi đều có một điểm chung đó là các bạn đều mơ ước được làm việc cho chính mình và các bạn đang băn khoăn liệu làm như vậy có thay đổi cuộc đời bạn theo hướng tốt lên hay không? Bạn có thể lựa chọn: làm việc cho một ông chủ – không phải là bạn, hoặc tái định vị lại bả thân trong thế giới nghề nghiệp và tự vấn xem bạn thực sự muốn làm gì. Nghề nghiệp trước đây đem lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu, giúp bạn quyết định những bước đi tiếp theo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rẽ sang hướng khác nế bạn cảm thấy không hứng thú hay bạn đã chứng tỏ được bản thân.

Có thể một vài sự giúp đỡ về hoạch định nghề nghiệp sau đây sẽ có ích cho bạn.

Lập kế hoạch nghề nghiệp: Quá khứ và hiện tại

Bạn hãy nghĩ lại khoảng thời gian khi còn là sinh viên năm cuối. Trường bạn hẳn có văn phòng Hỗ trợ Nghề nghiệp, giúp tổ chức có cơ hội tuyển dụng tại trường dành cho các sinh viên sắp tốt nghiệp. Các sức ép từ xã hội, tài chính và cha mẹ đè nặng, thôi thúc bạn tìm lấy một nghề nghiệp ổn định tại một công ty danh tiếng (“Tôi làm marketing cho Procter & Gamble”; “Tôi là Giám đốc phát triển sản phẩm của IBM”; “Tôi làm việc tại phòng kinh doanh của Fidelity”; “Tôi là tư vấn quản trị”; “Tôi là kế toán tại J. Walter Thompson”).

Đã có ai từng khuyến khích bạn tìm việc tại một doanh nghiệp nhỏ chưa? Có công ty nhỏ nào từng thông báo tuyển dụng tại trường bạn không? Bạn có từng tìm việc tại một công ty có chưa đầy 10 nhân viên, nhập khẩu thực phẩm, thiế kế bản tin và tờ gấp, cung cấp dịch vụ địa chính, nhân lực tạm thời hay kinh doanh thiết bị y tế tái chế? Bạn có từng mong muốn làm việc trong một nhà hàng, cửa hàng bán lẻ hay một đại lý bưu điện,… không? Bạn có từng muốn làm công việc đầu tiên của mình tại một doanh nghiệp gia đình qui mô nhỏ không? Có thể câu trả lời là có, nhưng có lẽ phần lớn là không.

Nếu bạn có thể nhớ lại thời gian đó, hẳn bạn vẫn nhớ bạn đã phản ứng trước những gợi ý đó ra sao: tiêu cực, tẩy chay. Trong đầu bạn tràn đầy những ý tưởng lớn lao, còn những công ty như vậy lại không nằm trong tầm ngắm của bạn — những công ty quá nhỏ.

Tuy nhiên, các công ty nhỏ cũng không tìm kiếm nhân sự như bạn bởi một vài lý do. Hầu hết các công ty nhỏ không c các chương trình đào tạo lớn hay dành nhiều thời gian để đào tạo nhân sự, do đó thường thích tuyển dụng các nhân viên đã có kinh nghiệm. Thêm vào đó, các công ty nhỏ khó có thể đưa ra mức lương hấp dẫn hay nhiều quyền lợi; những người kiếm được nhiều tiền thường là các chủ doanh nghiệp. Cuối cùng, các công ty nhỏ rõ ràng không đủ lớn để tham gia vào các hội chợ tuyển dụng tại các trường đại học. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận sự thật: các sinh viên mới tốt nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ thường không phù hợp với nhau.

Khi bạn đã đạt đến giai đoạn giữa của sự nghiệp (hay ngay cả khi bạn tạm bỏ việc một thời gian để xây dựng gia đình), quan điểm của bạn đã khác. Ann Gray, cái tên bạn sẽ biết tới trong Chương 9, còn nhớ chính xác thời điểm cô nhận ra rằng cô không còn hứng thú với những vấn đề trong các côn ty lớn nữa. Không chỉ sở thích của bạn thay đổi mà cả những nguồn lực bạn có trong tay cũng không còn giống như xưa.

Những mục tiêu nghề nghiệp trong giai đoạn hai

Khi lập kế hoạch cho tương lai, bạn sẽ đạt tới mục tiêu nhanh hơn nếu bạn hiểu rõ bạn đang phấn đấu cho mục tiêu gì và tại sao. Hầu hết những phụ nữ mà tôi phỏng vấn trong cuốn sách này đều cho hay: mục tiêu nghề nghiệp của họ đã thay đổi khá nhiều so với khi họ bắt đầu bước vào lực lượng lao động. Liệu có phải chúng ta đều bắt đầu với những mục tiêu không thiết thực? Tôi xin được gọi chúng ta là những con người ngây thơ trước cuộc đời phức tạp — đồng nghĩa với việc chúng ta còn trẻ!

Vậy nếu bạn không còn lơ lửng trên mây với công việc tại doanh nghiệp lớn của mình thì bạn sẽ diễn đạt những mục tiêu nghề nghiệp mới của mình ra sao? Có thể sẽ như sau: “Những mục tiêu mới của mình cho giai đoạn hai của sự nghiệp này là có được cuộc sống hạnh phúc nhờ tự kinh doanh (hay gần như vậy); đóng vai trò quan trọng vào việc quyết định tốc độ tăng trưởng của công ty; đảm nhiệm trách nhiệm và thử thách lớn lao trong khi được phép làm việc theo thời gian linh động/bán thời gian; và

được trả lương xứng đáng.” Chà, những mục tiêu nghe

thật hấp dẫn!

Mục tiêu trước đây của bạn. Mục tiêu hiện tại của bạn

Cơ hội được làm việc và chứng tỏ bản thân. Kiểm soát cuộc sống và công việc

Những kinh nghiệm có ích cho hồ sơ xin việc của bạn. Niềm tự hào và tự tôn về những việc bạn đã làm

Lương cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Lương thưởn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra

Những người giỏi giang chỉ dạy cho bạn trong lĩnh vực bạn lựa chọn. Những hình mẫu phụ nữ

Điều thú vị ở chỗ chính thời điểm hiện tại lại là lúc bạn thực sự cần tới văn phòng hỗ trợ nghề nghiệp nhất. Có lẽ, phụ n cần nhiều sự hỗ trợ và hướng dẫn nhất chính vào thời điểm đã đi được từ một phần ba cho tới một nửa sự nghiệp của mình. Đây chính là lúc chúng ta đang đứng trước

ngã tư đường mà không có nguồn lực hỗ trợ lập kế hoạch nghề nghiệp nào như khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có một ngành công nghiệp đã tự tiếp thị bản thân rất thành công với các phụ nữ đang đứng ở ngã tư sự nghiệp,

đó là ngành môi giới bất động sản – nơi đã thu hút vô số ph nữ trung tuổi trong những thập kỷ gần đây. Cũng giống như những bậc đàn chị đã chuyển sang ngành môi giới bất động sản này, hầu hết chúng ta đều khó có thể hay không thực sự sẵn sàng chuyển chỗ ở vì công việc, đi công tác thường xuyên hay làm việc 80 tiếng một tuần. Những hạn chế và sở thích này khiến rất nhiều người nghĩ rằng mình không thể tự doanh được hay cho rằng chúng ta có rất ít lựa chọn. Một số người tiếp tục những công việc kém lý tưởng hơn bởi vì chúng ta lo sợ không thể biến chuyển cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Song thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể.

TIỂU SỬ PHỤ NỮ THÔNG MINH

Chọn bạn

Hsiu-Lan Chang, 54 tuổi, hiện là chủ sở hữu cửa hàng nhượng quyền FastFrame tại Brookline, Massachusetts, chính là điển hình cho mẫu phụ nữ thành đạt. Sinh ra tại Hồng Kông và lớn lên trên đất nước Nhật Bản, bà nói được năm thứ tiếng và biết tận dụng khả năng ngôn ngữ để di cư sang châu Âu, ban đầu với cương vị phiên dịch cho cấp tổng giám đốc, sau đó chuyển sang lĩnh vực dịch vụ tài chính, bán hàng và đàm phán chiến lược. Trong suốt 20 năm sinh sống tại Pháp, bà làm việc cho Pierre Cardin, sau đó chuyển sang công tác tại ngân hàng đầu tư Matushka Gruppe của Đức. Chang lập gia đình với một người gốc

Monaco và nuôi nấng hai con nhỏ tại đó một thời gian, sau đó bà li dị chồng. Vào giữa những năm 1990, khi con trai cả muốn học đại học tại Hoa Kỳ, bà chuyển sang Boston và trở thành Giám đốc kinh doanh và marketing toàn cầu cho Batterymarch Financial Management.

Sau tám năm làm việc với những chuyến công tác triền miên, những thay đổi trong công ty khiến bà phải thôi việc và bà buộc phải quyết định cần phải làm gì tiếp theo. Trước khi chuẩn bị nhận lời mời về làm cho một công ty dịch vụ tài chính tương tự tại New England, Chang nhớ lại cảnh bà ngồi trong phòng toàn các đồng nghiệp nam, những người đã phỏn vấn bà và có kinh nghiệm khá khác người. Đột nhiên, bà hiểu rằng bà không muốn tiếp tục làm việc và liên tục phải đi công tác khắp nơi chỉ để đem lại lợi ích cho một công ty lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nam giới thống trị. Và rồi bà từ chối lời mời – trong khi không có kế hoạch dự phòng nào. Có con trai đã trưởng thành và đứa con nhỏ đang học trung học, Chang muốn thay đổi lối sống để được gặp hai con nhiều hơn mà vẫn có thể chi trả cho cuộc sống như thường. Sức hấp dẫn của công việc trước đây đã không còn.

Sau một vài tháng cân nhắc các lựa chọn, Chang đi tới kết luận: bà muốn tự kinh doanh, không cần tới đối tác, và bà thuê một nhà tư vấn nhượng quyền để hỗ trợ lựa chọn loại hình kinh doanh. Trong suy nghĩ của mình, bà chia các thử thách ra làm hai loại: phần “cứng” (sản phẩm, thiết bị và tài sản cố định, nhà xưởng và các khoản đầu tư cố định khác) và phần “mềm” (bán hàng, quản lý nhân sự). Bà hiểu mình có thể xử lý được các vấn đề liên quan tới phần “mềm” nhưng lại rất lo lắng về việc lập kế hoạch cho các phần “cứng” của công ty riêng, do vậy bà đã quyết định mở một cửa hàng nhượng quyền phù hợp với bản thân. Sau khi đánh giá và tìm kiếm trong một thời gian dài, bà khám phá ra FastFrame và đã mở một cửa hàng ngay trên góc phố đông đúc của đường Beacon tại Brookline.

Chang giữ kỷ lục trong số các cửa hàng nhượng quyền của FastFrame về doanh số bán hàng tháng đầu tiên cao nhất, và bà đã được nhận giải thưởng “Cửa hàng mới của năm” (Rookie of the Year) do FastFrame và Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế trao tặng vào đầu năm 2006. Sau một năm rưỡi kinh doanh, cửa hàng của bà phát triển mạnh mẽ và thu hút vô số khách hàng thu nhập cao. Hsiu-Lan thích thú nhận ra rằng nghề đóng khung tranh lại vô cùng hợp với phần tính cách sáng tạo và đam mê nghệ thuật của bà. Bà thấy rằng sở hữu cửa hàng đem lại cho mình sự tự chủ và cân bằng trong cuộc sống – điều mà bà chưa từng có trước đó. Bà có nhân viên là các họa sỹ tài năng và họ hoàn toàn có thể điều hành cửa hàng những lúc bà không ở đó. Quan trọng hơn, Chang cũng nhận thấy doanh nhân nhượng quyền cho bà là một đối tác kinh doanh thân thiết, tiềm năng.

Tuy nhiên, một trong những thay đổi và điều chỉnh lớn nhất Chang trải qua là đối phó với phản ứng của bạn bè và đồng nghiệp cũ trước lựa chọn của bà. Chang thừa nhận: “Tôi nhận ra những người bạn thực sự và cũng đánh mất một số bạn bè” trong quá trình này. Rất nhiều đồng nghiệp cũ của bà trong ngành dịch vụ tài chính đã hoài nghi và khinh bỉ trước việc Chang điều hành một cửa hàng nhỏ về đóng khung tranh tại vùng ngoại ô. Thái độ không ủng hộ và hợm hĩnh của họ khiến Chang nhận ra rằng công việc mà trước đây Chang cùng làm với họ là điểm chung duy nhất giữa bà và họ. Kể từ đó, bà coi những người dân địa phương là bạn bè mới, những người tôn trọng và thấu hiểu quyết định của cô. Dường như họ tinh tế hơn rất nhiều so với những đồng nghiệp lắm lời trước đây của bà.

Thực sự, bản thân Chang có lẽ sẽ có thái độ hoài nghi và khinh miệt như vậy khi còn trẻ, trước khi những quan niệm của bà về thành công trong sự nghiệp thay đổi. Tuy nhiên, hẳn Chang đã bước ra khỏi lĩnh vực dịch vụ tài chính sớm hơn nếu bà không phải gánh gánh nặng tài chính khi phải một mình nuôi hai con. Chẳng có giai đoạn hay lứa tuổi thần kỳ nào trong đời để một người có thể thực hiện bước biến chuyển quan trọng này cho đến khi thái độ khiêm tốn đúng mực có từ những kinh nghiệm sống kết hợp với hiểu biết và tự tin vào bản thân ngày càng lớn giúp ta định vị lại các ưu tiên mà không phải lo lắng tới thái độ của những người xung quanh.

Định nghĩa lại thế nào là sự nghiệp thành công

Đã tới lúc bạn cần xem xét lại quan niệm của mình về sự nghiệp thành công, vượt qua những băn khoăn về danh tiếng và chấn chỉnh lại những quan điểm sai lầm về doanh nghiệp nhỏ.

Chúng ta rất dễ nhận thấy sự phát triển của quan niệm sai lệch về việc lựa chọn lại doanh nghiệp nhỏ để theo đuổi trong sự nghiệp của các phụ nữ trẻ đầy tham vọng. Khi nghe tới từ “doanh nghiệp nhỏ”, bạn sẽ nghĩ tới các cửa hàng cạnh nhà. Một khi đã gia nhập thế giới các tập đoàn lớn, bạn khó có thể nghĩ nhỏ lại được. Trong những năm gần đây, khi nghe tới “công ty mới thành lập” hay “doanh nghiệp nhỏ”, điều đầu tiên bạn hình dung ra là một công ty công nghệ cao, toàn nhân viên nghiện việc, cố gắng trở thành Amazon.com thứ hai. Bạn có thể được biết rằng doanh nghiệp nhỏ là xương sống của nền kinh tế Mỹ song bạn không dễ dàng hình dung ra sự nghiệp hay cơ hội hợp tác nào với doanh nghiệp nhỏ.

Hy vọng rằng bạn đang bắt đầu nhận ra tại sao chương nà lại có tên là: “Phương pháp mới để làm việc thông minh.” Những câu nói như: “Tôi sở hữu một công ty đồ nướng nhỏ”, “Tôi làm việc cho một công ty tư vấn máy tính nhỏ để hưởng hoa hồng”, “Công việc năm trước của tôi là

đánh giá các công ty bán lẻ mà tôi muốn mua lại”, “Tôi đang xem xét một công ty nhượng quyền về giáo dục hoặc thể thao”, “Tôi giúp giải quyết

các vấn đề tài chính cho một công ty thời trang nhỏ” nghe có vẻ chẳng có gì cao sang.

Tuy nhiên, bạn đừng quá chú trọng tới việc giải thích với những người xung quanh. (Nếu bạn quá chú trọng tới việc này, hãy tự khuyến khích bản thân bằng cách hình dung ra cảnh chính mình đang nói với bạn bè rằng: “Tôi sở hữu một công ty riêng” trong tương lai.) Thay vào đó, hãy tập trung vào những lý do thông minh cho thấy tại sao bạn lựa chọn khám phá sự nghiệp trong mô hình doanh nghiệp nhỏ. Bạn muốn theo đuổi đam mê của mình? Bạn muốn kiểm soát cuộc sống của bản thân? Bạn muốn được tham gia xây dựng một công ty chứ không chỉ đơn thuần là một nhân viên làm việc vì lợi ích của một công ty lớn và các cổ đông của công ty đó? Bạn khát khao có được lịch làm việc linh động. Và bạn không cảm thấy cần phải có được mức lương thưởng cao và ổn định bằng mọi giá.

Có thể tìm hiểu bản thân một chút sẽ giúp ích cho quá trình tìm kiếm của bạn. Trong tám mẫu phụ nữ dưới đây, mẫu nào giống với bạn nhất tại thời điểm này?

1. Bạn luôn luôn mong muốn mở công ty và hiểu biết về quản lý tài chính, đủ để có thể điều hành một công ty và hoạch định một số chiến lược phát triển. Bạn có một số sở thích muốn thực hiện nhưng bạn muốn nắm bắt những cơ hội tố ngay khi có thể.

Hành động: Hãy xem xét việc mua lại một doanh nghiệp nhỏ (xem các Chương 3 và 4).

2. Bạn luôn mong muốn sử hữu một công ty riêng song lại muốn có một số chỉ dẫn và cơ cấu từ bên ngoài. Bạn muốn có một phương pháp kiếm tiền với rủi ro tương đối thấp và chỉ đòi hỏi khoản đầu tư vừa phải. Bạn không muốn tìm kiếm đối tác kinh doanh bởi việc này quá phức tạp.

Hành động: Hãy xem xét mở một cửa hàng nhượng quyền (xem Chương 5).

3. Bạn yêu thích một công việc nào đó và muốn làm nó bá thời gian, ngoài công việc chính. Ý tưởng biến sở thích hay đam mê thành kinh doanh (quần áo, nấu ăn) thu hút bạn. Bạn yêu thích làm việc với nhiều người.

Hành động: Hãy xem xét trở thành đại diện cho một công ty bán hàng trực tiếp sáng tạo (xem Chương 5).

4. Bạn có các kỹ năng mà bạn cho rằng có thể kiếm tiền từ đó. Bạn đang tìm kiếm phương pháp tốt nhất để trở thành đại diện tự do, không phải là nhân viên của công ty lớn.

Hành động: Hãy xem xét tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ (xem Chương 6).

5. Bạn biết có người cần đối tác kinh doanh hoặc có thể muốn bán lại công ty. Bạn muốn thử làm việc với người đó và hiểu được nội tình công ty trước khi xem xét đàm phán mua lại công ty.

Hành động: Hãy xem xét trở thành nhà tư vấn cho công ty trong một thời gian nhất định, sau đó đề nghị mua lại công ty (xem các Chương 6 và 10).

6. Bạn chưa sẵn sàng sở hữu một công ty, song bạn thích ý tưởng làm việc cho một công ty nhỏ. Bạn có thể không phả là chủ sở hữu nhưng vẫn muốn có quyền kiểm soát về thời gian và cách thức làm việc.

Hành động: Hãy tìm kiếm một công việc hay vị trí hưởng hoa hồng tại một công ty nhỏ (xem Chương 6).

7. Bạn không hài lòng với hướng phát triển của sự nghiệp hiện tại và muốn chuyển sang một hướng khác. Một người họ hàng thân thuộc sở hữu một công ty và chỉ vài năm nữa sẽ về hưu. Bạn chưa từng nghĩ mình sẽ muốn làm việc trong một công ty của gia đình, song người họ hàng này liên tục nhắc nhở bạn rằng đó là lối sống tốt và kiếm tiền hiệu quả.

Hành động: Hãy xem xét đến khả năng gia nhập công ty gia đình với thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp như khi đánh giá các cơ hội khác (xem các Chương 7 và 10).

8. Không lựa chọn nào trong số nêu trên phù hợp với bạn. Bạn thực sự khao khát gây dựng doanh nghiệp của riêng mình và bạn có ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẵn sàng với việc không thu được một đồng nào khi mới khởi nghiệp.

Hành động: Hãy gây dựng một công ty riêng (xem Chương 8).

Những định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ

Đã tới lúc chúng ta cần định nghĩa một số loại hình doanh nghiệp và các thuật ngữ sẽ sử dụng trong cuốn sách này.

Trong phạm vi cuốn sách này, doanh nghiệp nhỏ là các doanh nghiệp trị giá dưới 1 triệu đôla (giá bán nhỏ hơn 1 triệu đôla) và đặt dưới quyền quản lý của một hoặc hai cá nhân, không tính tới số lượng nhân viên. Mức doanh thu của các công ty với quy mô như trên thường ở mức dưới 2 triệu đôla song khoảng dao động có thể lớn. Quan trọng là mức lợi nhuận và dòng tiền, những yếu tố quyết định giá trị thị trường. Theo nghĩa rộng, các doanh nghiệp nhỏ thường được phân loại dựa trên lợi nhuận hoặc dòng tiền khả dụng mà chủ doanh nghiệp thu được; ví dụ dưới 100 ngàn đôla, từ 100 tới 250 ngàn đôla, và trên 250 ngàn đôla. Dòng tiền khả dụng của chủ sở hữu doanh nghiệp thường bao gồm cả những lợi ích không biểu hiện bằng tiền như xe hơi và bảo hiểm y tế.

Doanh nghiệp tạo thu nhập cá nhân là các công ty nhỏ được điều hành với mục tiêu chính là tạo ra thu nhập vừa đủ cho chủ sở hữu, tức là có đủ khả năng thay thế các luồng thu nhập mà họ có thể kiếm được khi đi làm thuê cho người khác.

Công ty cỡ trung là thuật ngữ dùng chỉ các công ty có doanh thu hàng năm từ 2 triệu tới 50 triệu đôla. Ít khi các công ty loại này lại do một cá nhân sở hữu; thông thường, chủ s hữu thường là các đối tác, thành viên gia đình, và/hoặc các nhà đầu tư tư nhân. Một quản trị viên chuyên nghiệp sẽ được thuê để điều hành công ty khi công ty phát triển tới mức nhất định. Khi chuyển nhượng, công ty cỡ trung thường được rao bán thông qua một bên trung gian thứ ba được gọi là “ngân hàng đầu tư”, chứ không phải là “môi giới doanh nghiệp”.

Công ty có tiềm năng được sự hậu thuẫn của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là những công ty theo đuổi các mô hình kinh doanh mạo hiểm, đầy tham vọng, đòi hỏi số vốn lớn và thời gian hoàn vốn dài. Mục tiêu của các công ty này là tạo ra của cải chứ không chỉ đơn thuần là thu nhập sống.

Những người thành lập các công ty loại này thường không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (tín dụng) bởi công ty sẽ không thu được lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài ban đầu, và các ngân hàng cũng lo ngại rủi ro tín dụng khi cho các công ty này vay. Thay vào đó, những người này có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và chào bán cho các nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu). Số tiền nà sẽ không phải trả lại bởi các nhà đầu tư đã dùng nó để mua cổ phần trong công ty. Cũng vì thế, quyền kiểm soát của người thành lập là không quá lớn và không kéo dài quá lâu.

Lý do để yêu thích thế giới của những công ty nhỏ

Sau đây là một vài điều miêu tả về ưu điểm của các công ty nhỏ:

• Môi trường làm việc trong công ty nhỏ không cứng nhắc, quan liêu và hình thức như công ty lớn.

• Các công ty nhỏ có thể đặt trụ sở ở bất kỳ đâu — xa trung tâm hay thậm chí là ngay tại nhà.

• Chủ sở hữu và nhân viên có thể làm việc theo một thời gian biểu khá linh hoạt.

• Đối với các công ty nhỏ, kết quả cuối cùng mới quan trọng chứ không phải là số giờ làm việc.

• Các công ty nhỏ buộc phải sinh lời để tồn tại.

• Các công ty nhỏ không phải lo lắng về sự biến động của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

• Quyết định tại các công ty nhỏ phụ thuộc vào lợi ích của chủ sở hữu.

• Công ty nhỏ không phải bao phủ toàn bộ thị trường mà chỉ là một ngách thị trường ở đó họ có lợi thế.

• Chủ sở hữu có thể tự xác lập các bước phát triển cho công ty.

• Công ty nhỏ mang đến cho chủ sở hữu những kinh nghiệm quản lý quý báu.

• Chủ sở hữu không cần thiết phải có các phẩm chất cao siêu, học vấn uyên thâm như là điều kiện tiên quyết để thành công với một công ty nhỏ.

TRẢI NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ

Ký kết một hợp đồng tư vấn để nhận biết xem thế giới của các công ty nhỏ có phù hợp với bạn không?

Tôi đã từng lãng phí ba năm trời cùng với một đối tác tìm mua một công ty nhỏ. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá, nhận xét một vài công ty. Một lần, chúng tôi tới quyết định mua một doanh nghiệp, song người chủ cũ không bán nữa ngay trước khi hợp đồng được ký kết. Đó là lúc tôi nghĩ đến phương án B. Tôi nghỉ việc một thời gian và xin làm nghiên cứu bán thời gian tại Đại học Kinh doanh Harvard.

Trong quá trình làm việc, tôi gặp lại và đi ăn trưa với một người bạn cũ. Lúc đó, cô đang làm chủ một doanh nghiệp nhập khẩu. Chúng tôi cùng chia sẻ hứng thú với việc nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, và tôi thực sự ấn tượng trước những gì cô đã tạo dựng và sự phù hợp của công việc với lối sống của cô. Sau bữa trưa hôm đó, chúng tôi nhận thấy rất hợp nhau. Cô đã tự mình điều hành một công ty trong suốt sáu năm và thậm chí đang nghĩ tới kế hoạch lập một công ty khác. Nhưng cô biết rằng cô không thể kiểm soát được tất cả mọi việc: các công việc hiện tại, mở rộng công ty cũ, thành lập công ty mới và nghĩa vụ với gia đình. Cuối bữa ăn, chúng tôi thống nhất là tôi sẽ làm trợ lý cho cô. Dù không rõ ràng song vẫn có thể hiểu được rằng nếu mọi việc tốt đẹp, tôi sẽ có thể cùng cô điều hành công ty. Vài tuần sau đó, chúng tôi ký kết một hợp đồng tư vấn đơn giản, theo đó trong ba tháng kế tiếp, tôi sẽ làm việc bán thời gian để giúp cô lập nên kế hoạch kinh doanh trong tương lai của công ty.

Bởi vì cô rất cởi mở với tôi về công việc kinh doanh của mình, và cũng bởi tôi đồng ý làm tư vấn mà không có điều kiện ràng buộc gì kèm theo nên mọi việc diễn ra hết sức tốt đẹp. Chìa khóa cho sự thành công này là sự tin tưởng cô dành cho tôi và sẵn sàng để tôi giúp. Thêm vào đó, tôi cũng sẵn sàng thực hiện những công việc phức tạp với mức lương khá khiêm tốn (trung bình mỗi giờ làm việc khoảng 35 đôla). Sự phối hợp rất tuyệt vời và không hề có áp lực cũng như mưu đồ gì khác. Ngoài việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các phân tích tài chính theo hợp đồng đã ký, tôi còn giúp cô trong nhiều lĩnh vực khác nếu sự có mặt của tôi mang đến kết quả tốt đẹp.

Kỹ năng kinh doanh và kiến thức tài chính của tôi là phần bổ sung hoàn hảo cho nghệ thuật bán hàng và phát triển sản phẩm của cô. Trong thời gian ngắn, tôi đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty đồng thời tôi cũng có được cái nhìn cận cảnh vào thế giới của các doanh nghiệp nhỏ trước khi mua lại một công ty. Đây là việc làm đôi bên cùng có lợi và nó đã mang đến cho tôi sự tự tin khi suy ngẫm về bước đường tiếp theo của mình.

Vấn đề tiền bạc

Đến đây, chúng ta cũng nên bàn một chút về vấn đề tiền bạc. Hãy tự hỏi bản thân hai câu hỏi: bạn muốn đầu tư bao nhiêu tiền để có được một công ty và số tiền bạn muốn nhận về là bao nhiêu? Nếu mục tiêu của bạn đơn thuần chỉ là kiế được càng nhiều tiền càng tốt, hoặc bạn cần một mức thu nhập cao, ổn định (chừng 150.000 đôla mỗi năm hoặc hơn thế), có lẽ cuốn sách này không hề phù hợp với bạn — trừ khi bạn có một lượng tiền khổng lồ để đầu tư. Nếu bạn đủ khả năng mua lại công ty giá một triệu đôla thì dòng tiền khả dụng của chủ sở hữu ở mức 100.000 tới

150.000 đôla (hoặc hơn) không phải là điều thiếu thực tế. Nếu bạn có khởi đầu khiêm tốn hơn thì có lẽ phải mất vài nă bạn mới đạt tới mức thu nhập đó (bằng cách phát triển công ty, bạn có thể nhanh chóng đạt tới hoặc vượt qua con số trên).

Đến một chừng mực nào đó, tôi xin đưa ra một triết lý là nếu được làm những điều mình yêu thích, tiền bạc sẽ sớm

đến với bạn. Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng nếu ngoài các yếu tố tài chính, lý do để bạn bước vào thế giới của các công ty nhỏ còn bao gồm sở thích cá nhân, bạn sẽ phải bắt đầu với một mức thu nhập rất khiêm tốn. Có hai nguyên nhân để giải thích điều này. Đầu tiên, bạn cần vốn để thành lập, mua lại toàn bộ hoặc một phần công ty. Trừ khi bạn chọn một lĩnh vực đầy rủi ro – huy động vốn vay và vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư bên ngoài, còn tốt nhất bạn nên bắt đầu từ những công ty quy mô nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ thu về mức lợi nhuận khá khiêm tốn (có lẽ chỉ đủ

để trang trải cuộc sống). Thứ hai, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu tài chính trong dài hạn, bạn phải điều hành sao ch công ty phát triển một cách bền vững và trong thời gian ngắn, phải tái đầu tư vào công ty càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ chỉ có mức thu nhập rất nhỏ nhưng mức vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên. Và một ngày nào đó, khi bán lại công ty, bạn có thể thu về hàng triệu đôla.

Một vài phụ nữ may mắn khi chồng họ là người tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Song nếu bạn nghỉ việc, ở nhà chă con, bạn sẽ thấy gia đình bạn sẽ rất khó khăn khi chỉ có mộ nguồn thu nhập duy nhất. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là: Đừng coi công ty của bạn chỉ đơn thuần là một cơ hội kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Hãy nhìn xa hơn. Nên nhớ rằng mục tiêu cơ bản nhất để điều hành một công ty nhỏ là tạo ra lợi nhuận; đây là mục tiêu thích đáng và không thể so sánh với tính ham lợi bình thường. Hãy tạo ra dòng thu nhập bền vững cho bạn càng sớm càng tốt, ngay cả khi số tiền kiếm được từ công ty nhỏ của bạn chỉ là một phần bổ sung cho thu nhập của chồng.

Sau đây là cách xác định thu nhập mục tiêu của bạn: Bạn cần thu được bao nhiêu để xứng đáng với những gì bạn đã làm? Có thể, con số năm nay sẽ khác sang năm. Hãy thành thực với bản thân mình nhưng đừng đồng nhất số tiền này với mức lương nhận được khi đi làm thuê cho người khác. Cuối cùng, hãy tỏ ra khôn ngoan nhất có thể, sao cho từ việc điều hành một công ty thành công, bạn sẽ tạo ra nhiều giá trị nội tại chứ không chỉ là mức lương khiêm tốn của mình (thu nhập ròng).

Nếu bạn là trụ cột duy nhất trong gia đình thì cũng đừng e ngại. Có thể bạn không có may mắn để được điều hành côn ty theo phong cách riêng, phù hợp với lối sống của mình. Song đổi lại, bạn có thể trở thành một nhà quản lý tài chính hoàn hảo. Thực tế, tôi thường thấy những phụ nữ không quá giàu có mới là những ví dụ tốt nhất để minh họa cho các nữ doanh nhân điều hành công ty nhỏ. Có lẽ lý do là vì những nhu cầu tài chính thiết thực của họ khiến họ luôn nghiêm túc với công việc. Nên biết rằng có vô số phụ nữ rất bình thường, không có nhiều tiến bạc song vẫn hưởng trọn niềm vui của việc điều hành một công ty nhỏ. Họ mua lại công ty với số tiền khiêm tốn ban đầu, sau đó sử dụng chính luồng tiền thu về từ công ty để trả số nợ còn lại.

Khôn ngoan khi lựa chọn con đường cho mình chính là chìa khóa thành công trong thế giới của các công ty nhỏ – chọn lấy một công ty, lĩnh vực kinh doanh phù hợp với bạn, có tiềm năng phát triển và sau đó điều hành công ty một cách hiệu quả nhất. Trong cuốn sách này, bạn sẽ gặp nhiều nữ doanh nhân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính của bản thân. Từ đó, bạn có thể so sánh và chọn ra cách thức phù hợp nhất cho mình.

Những gì bạn có lúc này sẽ được dùng đến

Sự khác biệt lớn giữa bạn ở thời kỳ bắt đầu sự nghiệp lần đầu tiên và bạn trong lần bắt đầu sự nghiệp thứ hai chính là kinh nghiệm thu được trước đó và sự tự tin ẩn chứa bên trong bạn. Có thể, bây giờ bạn không còn được hoạt bát và nhiệt huyết như ở độ tuổi 20, nhưng bạn lại có những ưu

điểm khác, đó là kinh nghiệm trưởng thành của nữ doanh nhân (chưa kể những kỹ năng cân đối công việc nếu bạn vừa phải công tác tại cơ quan vừa phải lo việc gia đình).

Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về sự nghiệp kinh doanh, s dụng những kỹ năng và sự trưởng thành đó như một công cụ hữu ích giúp đỡ bạn điều hành các công ty nhỏ.

Ngoài kia có hàng triệu doanh nghiệp nhỏ đã tồn tại qua giai đoạn ban đầu khó khăn, và chúng đang cần những con người từng trải, dạn dày kinh nghiệm, tháo vát để đưa chúng tới những đỉnh cao mới. Chúng thuộc về những người lao động tài năng nhưng chưa có cơ hội thể hiện mình: những người phụ nữ như bạn. Và bạn sẽ được đền đáp bởi sự linh hoạt trong công việc mà chúng mang tới — điều mà các tập đoàn lớn không bao giờ làm được.

Chương 3:TẠI SAO PHẢI KHỞI DỰNG CÔNG TY MỚI TRONG KHI NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀM VIỆC ĐÓ GIÚP BẠN?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bỏ qua giai đoạn đầu nhiều rủi ro đ trở thành một doanh nhân, khi bạn tiếp bước ý tưởng đã được chứng minh là hiệu quả và có thể nhanh chóng đạt tới ước mơ điều hành một doanh nghiệp, thay vì bắt đầu từ một công ty hoàn toàn mới? Thực sự là rất khó để có thể biến ý tưởng kinh doanh trở thành công ty phát triển và thịnh vượng. Hàng triệu công ty vừa và nhỏ vẫn đang tồn tại và đóng góp cho nền kinh tế đều mang trong “tiểu sử” của mình những thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc”. Và nếu bạn nghĩ rằng đây là ý kiến hay, thấy rằng mình có đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong kinh doanh thì mua lại một công ty xem ra là lựa chọn thích hợp hơn so với việc thành lập công ty mới.

Các nhà môi giới, doanh nhân, luật sư hay thậm chí cả nhân viên tín dụng ngân hàng có thể sẽ khuyên bạn rằng: lợi ích của việc mua lại công ty có sẵn là vô số. Nó cũng là con đường nhanh nhất để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Những ưu điểm này đều có thể áp dụng cho nam giới hay phụ nữ, song theo ý kiến tôi thì nữ giới nên đặc biệt chú ý đến lựa chọn này (nhưng bạn đừng hy vọng rằng sẽ nghe thấy những điều nói trên ở hầu hết cánh mày râu).

Điều hành công ty có sẵn sẽ ít rủi ro hơn, dễ lường trước mọi việc hơn cũng như không có nhiều khó khăn, trở ngại như việc thành lập công ty mới. Nó rất phù hợp với những người phụ nữ trung tuổi, đã có thể “cân bằng” được các công việc gia đình.

Khi bạn mua lại một công ty, bạn sẽ có được các sản phẩm, dịch vụ đã được định vị, đội ngũ nhân viên lành nghề và một danh mục khách hàng hiện hữu. Trên hết, nếu công ty mớ của bạn có một báo cáo dùng tiền dương thì tức là bạn có thu nhập ngay tức khắc. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu và có được một công ty đang trong đà phát triển, bạn có thể khiến cho doanh thu công ty mới tăng ít nhất

20% chỉ trong vòng 12 tới 18 tháng.

Mua lại một công ty không phải là sự lựa chọn phù hợp với tất cả mọi người. Song, nếu bạn có đủ hiểu biết để đánh giá chính xác giá trị một công ty cũng như đủ nguồn tài chính cần thiết, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua giai đoạn khởi đầu đầy rủi ro và trở thành một doanh nhân ngay tức khắc.

Những con số để suy ngẫm

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Nữ doanh nhân (CWBR) được tổng hợp từ số liệu năm 2004 của Cục

điều tra Dân số Hoa Kỳ hầu hết những doanh nhân sở hữu các công ty có doanh thu hàng năm trên 1 triệu đôla đều tự mình thành lập và điều hành các công ty đó ngay từ đầu. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng thành lập công ty mới nhiều hơn nam giới (chứ không phải là mua lại, thừa kế hay bằng các cách khác). Tỷ lệ này tương ứng là 73% và 60%.

Hầu hết sách báo viết về các nữ doanh nhân đều tự hào rằng số lượng công ty do nữ giới điều hành đang tăng nhanh gấp đôi so với tốc độ tăng của các công ty tư nhân ở Mỹ nói chung — số liệu thống kê của CWBR và được trích dẫn bởi Cục Doanh nghiệp nhỏ (SBA), Hội đồng Nữ doanh nghiệp Quốc gia và hàng loạt tổ chức khác. Nữ giới đang thành lập nhiều công ty mới hơn nam giới. Tất nhiên, đó là dấu hiệu tốt — hoặc có thể là như vậy? Thành lập một công ty mới luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Dù chưa có số liệu chính thức song các nhà nghiên cứu dự đoán rằng có từ

70% tới 90% các công ty phá sản trong vòng 10 năm kể từ ngày thành lập. Vậy mà vẫn có rất nhiều phụ nữ mơ về việc thành lập công ty để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của một nhân viên (hoặc gia đình). Cuối cùng, vẫn có một số cuốn sách khuyên nhủ nữ giới tham gia vào các vụ đầu tư mạo hiểm này.

Rất nhiều, thậm chí là hầu hết nữ giới khi thành lập công ty đều “hành động một mình”. Họ thành lập công ty với số vố ít ỏi tự tích cóp được, hoặc đi vay bạn bè, gia đình, sử dụng các khoản tín dụng của gia đình và bản thân. Họ rất ít khi nghĩ tới việc huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Tính trung bình thì có 95% số tiền vốn huy động dành cho các nam doanh nhân. Thông thường, các công ty của phụ nữ có quy mô nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực đã quá cũ, và có quá nhiều người sẽ giải thể công ty thay vì bán hay chuyển nhượng cho người khác khi họ cần ổn định lại cuộc sống gia đình.

Một phụ nữ vừa mới giải thể công ty kinh doanh văn phòng phẩm của mình (được tôi liệt vào hạng mục lĩnh vực kinh doanh “lỗi thời”) bộc bạch với tôi rằng: “Khi một phụ nữ hỏi tôi về công ty của tôi và nói rằng họ muốn thành lập một côn ty như vậy, tôi luôn khuyên họ hãy tự hỏi mình xem họ muốn thành lập công ty để giải quyết “căn bệnh tinh thần” hay để bảo đảm cuộc sống của mình và gia đình. Hai ý định đó hoàn toàn khác nhau.” Dù động lực là gì, thì những nữ doanh nhân không quan tâm tới vấn đề thu nhập và phát triển củ công ty đều bị giới kinh doanh cho là thiếu tham vọng và không nghiêm túc.

Cuốn sách này lưu ý rằng có rất nhiều quy mô tối ưu của công ty dành cho từng doanh nhân cụ thể. Nếu quá nhỏ thì nó không xứng đáng với chi phí cơ hội của thời gian mà bạn bỏ ra, cũng như không thể bán được khi bạn muốn từ bỏ. Nếu quá lớn, nó sẽ “kiểm soát” bạn và bạn không còn chú ý tớ những việc khác nữa. Tất nhiên, sự phát triển rất cần thiết, song quy mô công ty nào phù hợp cho bạn, cho tôi thì phải xét trên quan điểm của từng người về vấn đề tài chính, quản lý và cuộc sống riêng tư. Đối với phụ nữ, tìm được quy mô phù hợp không phải là chuyện đơn giản. Tôi khuyên phái nữ nên có những lựa chọn khôn ngoan khi muốn trở thành doanh nhân. Chất lượng, sự bền vững của công ty cũng nh sự hài lòng của các nữ doanh nhân là tiêu chí quan trọng hơn cả.

Nhược điểm của việc thành lập công ty mới

Cuốn sách này sẽ không tô vẽ những kinh nghiệm của việc thành lập công ty mới cho dù bạn sẽ thấy nó có trình bày một số ví dụ về những nữ doanh nhân thành đạt khởi nghiệp bằng con đường này. Bạn có thể dõi theo các phương tiện truyền thông và thấy choáng ngợp trước những câu chuyện đầy bất ngờ kể về những doanh nhân

đã vượt qua những thử thách ban đầu ra sao. Nhưng bạn vẫn phải nhìn vào thực tế. Thành lập công ty là một việc

đầy khó khăn, yêu cầu nhiều tiền bạc, thời gian của bạn ch dù có những người đã thành công trong việc vừa điều hành công ty mới thành lập vừa làm các công việc trước đó của họ. Song thông thường phụ nữ không có đủ thời gian để là như vậy. Bạn cần phải suy nghĩ nghiêm túc xem liệu mình có một ý tưởng kinh doanh thực sự tốt hay không, liệu bạn có nắm rõ về lĩnh vực bạn sắp gia nhập và bạn có đủ thời gian và sức lực đầu tư cho nó hay không?

Nếu bạn là người may mắn khi có được một ý tưởng kinh doanh mới thì cũng nên nhớ rằng cho tới tận khi có

đủ khả năng tài chính để thuê nhân viên, bạn sẽ phải đảm

đương tất cả các công việc từ lớn tới nhỏ như bán hàng, tiếp tân, dịch vụ khách hàng… Bạn chỉ có một mình với những công việc bộn bề. Và nếu bạn có con nhỏ, bạn sẽ nhận thấ rằng mình không thể có đủ thời gian dù chỉ để lập công ty ở ngay tại phòng khách, bếp hay ga ra của nhà mình. Nếu bạ vốn đã cảm thấy sự bất đồng giữa sự nghiệp và gia đình thì thành lập một công ty mới không những không giảm bớt mà còn làm tăng thêm những mâu thuẫn đó.

Những người thành lập công ty mới thường cảm thấy “không có gì để mất” khi họ chỉ bỏ ra số vốn rất nhỏ ban đầu. Th còn chi phí cơ hội về số tiền họ có khả năng kiếm được nếu không thành lập công ty thì sao? Có thể mất năm hay sáu năm để công ty bạn mang về một nguồn thu nhập kha khá cho bạn và đội ngũ nhân viên. Cũng rất có thể ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ không “cất cánh” dù bạn đã cố gắng hết sức. Có rất nhiều điều chúng ta không thể lường trước được. Và ngay cả khi bạn có khả năng dự đoán và lên kế hoạch tốt thì vẫn không thể biết chắc chắn được số vốn cần thiết là bao nhiêu, mất bao lâu để bạn có đủ khả năng tài chính bắt đầu thuê nhân viên cùng làm việc với mình hay bao lâu thì công ty bạn mới đạt tới điểm hòa vốn.

Ngoài ra, còn rất nhiều lý do phi tài chính khác khiến chúng ta không nên lựa chọn con đường lập công ty mới (trớ trêu thay, những lý do này lại khiến những người “bàng quan với tiền bạc” thích mở công ty mới hơn là mua lại). Bạn phải tìm ra cái tên phù hợp, tổ chức công ty, tìm thuê văn phòng, mua thiết bị, thuê nhân công, phát triển sản phẩm và xây dựng các chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu… Và trên hết, bạn phải chứng minh được chất lượng sản phẩm với khách hàng và tìm cách giữ chân họ. Lợi nhuận chỉ có

được cho tới khi nào công ty của bạn đã ổn định và có danh tiếng. Rất nhiều doanh nhân cứ luôn tập trung quá mức vào sản phẩm và cơ sở hạ tầng mà quên đi các vấn đề thiết yếu nhất của một doanh nghiệp. Những nữ doanh nhân sở hữu các công ty nhỏ và không phải kiếm sống từ công ty của mình thường có điểm yếu là hay xao nhãng yếu tố tài chính yếu tố mang tính chất sống còn của công ty.

Tương phản là trường hợp bạn mua lại một công ty nhỏ. Kh đó, bạn sẽ có một công ty có tên tuổi trên thương trường, có sản phẩm, có văn phòng, có nguồn cung ứng nguyên liệu và có đội ngũ nhân viên lành nghề. Nếu bạn định mua lại một công ty, hay chỉ là làm tư vấn, hoặc làm nhân viên cho công ty đó, vấn đề đầu tiên bạn chú ý tới chính là khả năng hoạt động của công ty đó ra sao. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc phân tích tình hình tài chính của công ty. Doanh thu hàng năm là bao nhiêu? Lợi nhuận ra sao? Có thể tiết kiệm chi phí ở khâu nào? Công ty nên thực hiện những dự án thế nào để phát triển? Nói tóm lại, bạn sẽ tập trung vào các vấn đề thiế yếu ngay từ đầu. Đây là điều hết sức quan trọng đối với nữ giới, những người vốn không để ý nhiều tới các vấn đề tiền bạc.

Nhìn lại mục tiêu của bạn và so sánh giữa việc mua lại và thành lập một công ty mới

Hãy luôn luôn nhớ những mục tiêu của mình. Bạn đang thự sự tìm kiếm điều gì? Nếu bạn có những mục tiêu trong sự nghiệp giống như những gì tôi đã trình bày ở Chương 2, hãy tìm lại chúng, suy ngẫm và so sánh xem liệu mua lại hay thành lập công ty mới là lựa chọn sáng suốt hơn.

• Mục tiêu của bạn: Cân bằng giữa cuộc sống hàng ngày và công việc.

• Cách thức đạt tới mục tiêu: Dự đoán xem cuộc sống thường ngày của bạn sẽ ra sao khi bạn sở hữu công ty của riêng mình. Chọn một công ty mà bạn có thể kiểm soát như mong muốn. Tìm một công ty mà hoạt động của nó không bị đứt mạch chỉ vì bạn không tới

đó một buổi chiều.

• Mục tiêu của bạn: Tự hào về những gì mình làm được.

• Cách thức đạt tới mục tiêu: Tìm kiếm một công ty đã thành danh và bạn sẽ có được danh tiếng cho mình nhờ có nó. Thêm vào đó, bạn sẽ chỉ phải làm việc khôn ngoan hơn, chứ không phải vất vả hơn để có được nó. Đó là hình thức của việc nâng cao cái tôi trong bạn.

• Mục tiêu của bạn: Bù đắp về tài chính.

• Cách thức đạt tới mục tiêu: Mua một công ty hiện hữu nghĩa là bạn mua về luồng ngân lưu đang tồn tại. Nếu công ty đó có luồng tiền kỳ vọng dương thì cũng có nghĩa bạn đã mua cho mình nguồn thu nhập trong tương lai. Bạn cũng nên phân biệt giữa số tiền bỏ ra để mua lại công ty (tiền đầu tư) với số tiền lương mà bạn nhận được khi bạn là người trực tiếp

điều hành công ty (chi phí hoạt động của công ty).

• Bạn muốn: Gặp gỡ mẫu người phụ nữ xuất sắc cả trong công việc lẫn đời sống.

• Làm cách nào để tìm ra họ: Hãy tìm hiểu kỹ về các công ty và khi bạn mua lại nó, nó sẽ cho bạn cơ hội

để làm quen với những người phụ nữ thành đạt. Mua lại mộ công ty đồng nghĩa với việc bạn sẽ được gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, nhà cung cấp và các mối quan hệ làm ăn khác.

Thiếu sáng tạo Điều này khiến bạn cảm thấy thế nào?

Bạn nên nhớ rằng: Mua lại một công ty sẽ không cho bạn nhiều sự lựa chọn trong việc thiết kế các sản phẩm mình mong muốn như việc bạn thành lập công ty mới. Việc mua lại cũng yêu cầu bạn có những hiểu biết phong phú trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy liệu bạn có khả năng thừa hưởng một ý tưởng kinh doanh của người khác, chấp nhận nó như là của mình và biến nó trở hiện thực không? Các doanh nhân nữ thường nuôi giấc mơ mình sẽ làm được điều gì đó “đáng giá”. Và việc kế tục những gì người khác để lại dường như không phải là điều mang lại nhiều ý nghĩa cho họ.

Nhưng cũng nên nhớ rằng khi bạn mua lại công ty của người khác, bạn hoàn toàn có thể sửa đổi nó theo ý mình. Hãy hình dung lại ý tưởng kinh doanh ban đầu của bạn rồi từng bước, từng bước biến công ty đó trở nên giống với những gì bạn mong đợi. Làm như vậy, bạn sẽ có được một công ty phát triển nhanh chóng hơn và đạt được những mục tiêu tài chính sớm hơn so với việc bạn thành lập công ty mới.

Sau đây là một số ví dụ:

• Erin Hanlon, người sẽ được nói đến ở Chương 9, đã mua một công ty thiết kế cảnh quan tại Long Island và sau đó nhanh chóng biến nó thành nơi kinh doanh dịch vụ giải khát như cà phê, rượu vang có tên là câu lạc bộ Kids Club. Đây cũng là địa điểm từng tổ chức lễ hội bia Octoberfest.

• Wendy Pease, bạn cũng sẽ biết nhiều hơn về cô khi

đọc đến Chương 9. Cô đã mua lại một công ty phiên dịch nhỏ chưa từng hiện diện trên mạng trước đó. Sau khi trở thành chủ sở hữu, cô đã thiết kế cho công ty một trang web hế sức ấn tượng, rồi dần đưa nó trở thành công ty phiên dịch thương mại điện tử hàng đầu. Đồng thời, cô cũng tìm cách giữ chân các khách hàng cũ của công ty — những người đã gắn bó với công ty trong suốt 18 năm trước đó.

• Joanne Giudicelli không thành lập công ty mà cộng tác với một người bạn — người đã sáng chế ra dây quấn cán vợt tennis mang tên “HipGrips”. Cô đã tìm ra cách thức hợp tác hiệu quả với tổ chức Tennis và Giáo dục Hoa Kỳ. Đây là tổ chứ tài trợ học bổng cho các sinh viên và vận động viên tại Mỹ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cô trong Chương 10.

• Geoff Smith (một người đàn ông!) đã mua lại một doanh nghiệp khác sau 12 năm vật lộn với công ty do mình thành lập. Geoff đã mua một công ty đang trong giai đoạn khó khă và gây dựng lại nó. Ông nói: “Thành công tôi có được là dựa trên sự tập trung vào những chiến lược kinh doanh sáng tạo, các sản phẩm mới, hoạt động hiệu quả và yếu tố con người. Tôi không hề e ngại trước những công nghệ mới, sự thay

đổi chính sách hay việc những công ty khác đột ngột quay lưng lại với tôi… Có thể vấn đề nằm ở chỗ: làm người tiên phong sẽ mang tới cơ hội dành được những khoản tài chính kếch xù, thêm vào đó nó cũng khiến bạn cảm thấy tự hào hơn. Tuy nhiên, làm người theo sau cũng vẫn mang lại cho bạ những cơ hội nhất định với rủi ro thấp hơn; công ty bạn vẫ phát triển và đem tới cho bạn những nguồn thu nhập tốt. Nhưng có lẽ bạn sẽ không cảm thấy “tự hào” trước bạn bè khi tham gia những buổi họp lớp cũ.”

Bạn sẽ là người duy nhất biết được con đường nào là phù hợp nhất với điều kiện và nguyện vọng của mình. Song, cơ hội sẽ rộng mở hơn khi bạn thấy có nhiều cảm hứng với việc mua lại một công ty, dù có thể nó không bắt nguồn từ ý tưởng ban đầu của bạn.

TRẢI NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ

Bạn là một phụ nữ nhiều ý tưởng hay là một doanh nhân?

Khi còn là sinh viên năm thứ hai, tôi rất muốn có một cửa hàng của riêng mình, và tôi cố gắng nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh cho mình. Ở trường hồi đó, tất cả các cửa hàng đặt trong khuôn viên trường đều hoạt động dưới sự giám sát của Hiệp hội các cửa hàng do sinh viên quản lý. Bạn sẽ phải trích 11% doanh thu của cửa hàng nộp cho ban quản trị để họ hỗ trợ bạn trong các công việc kế toán, hóa đơn, thu tiền hàng, thanh toán cho nhà cung cấp những nhu cầu thiết yếu trong kinh doanh như kho bãi, cửa hàng và những trợ giúp khác. Sinh viên sẽ phải xin giấy phép trước khi được mở cử hàng; song khi tốt nghiệp, họ sẽ không có quyền bán lại cửa hàng cho các sinh viên khóa dưới.

Tôi đã được chứng kiến thành công của cửa hàng kinh doanh đồ điện lạnh sinh viên, cửa hàng cho thuê áo Tuxedo và rất nhiều cửa hàng khác. Từ đó, tôi luôn muốn bắt đầu với một ý tưởng của riêng mình. Và ý định của tôi lúc đó là bán các thiết bị, dụng cụ nhỏ cho sinh viên nếu được nhà trường cho phép (nếu nó không nằm trong danh sách cho phép, bạn sẽ không được kinh doanh mặt hàng đó). Rõ ràng đó không hề là ý tưởng hay ho gì. Song tôi chưa từng đánh giá thấp ý tưởng đó cho tới tận ngày tôi trình bày ý kiến trước anh Bart, Chủ tịch Hiệp hội các cửa hàng do sinh viên quản lý. Bart nói với tôi rằng: “Anh không chắc lắm về ý tưởng của em, nhưng có thể em sẽ quan tâm đến cửa hàng hoa sinh viên? Nó được chị Annie thành lập. Chị ấy sẽ ra trường vào tháng Sáu này và bọn anh đang tìm người khác điều hành nó.”

Một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi. Tôi rất thích hoa. Trước đó, tôi chưa từng nghĩ tới việc kế thừa một cửa hàng của người khác để lại, song ngay lập tức tôi nhận ra đó là một ý tưởng hay hơn, có khả năng sinh lời lớn hơn rất nhiều so với việc bán những thiết bị, dụng cụ nhỏ. Và tôi nhận điều hành cửa hàng đó cùng với một sinh viên năm thứ hai khác tên Anastasia Vrachnos, người có một phong cách khác biệt hoàn toàn với tôi và sau đó là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Chị Annie dạy chúng tôi nghệ thuật cắm hoa, bó hoa, giới thiệu chúng tôi với các nhà cung cấp, các mối hàng. Chị cùng làm việc với chúng tôi trong suốt kỳ học cuối trước khi tốt nghiệp.

Trong hai năm sau đó, một mặt chúng tôi vẫn áp dụng mô hình kinh doanh cũ của chị Annie – bán hoa vào các dịp đặc biệt như ngày lễ tình yêu Valentine, các buổi tiệc tại nhà hay các cuộc sum họp – chúng tôi tìm cách tăng doanh số vào các dịp này, ngoài ra còn mở rộng các mặt hàng kinh doanh khác. Chúng tôi bán cây cảnh cho sinh viên vào dịp đầu năm học để họ trang trí phòng trọ; chúng tôi bán cỏ, vòng hoa, cây trạng nguyên vào dịp Giáng sinh, chúng tôi cung cấp dịch vụ gói quà và bán bóng bay trong những thời điểm thích hợp trong năm. Chúng tôi đã tăng gấp đôi doanh thu so với những gì chị Annie làm được. Và trong vòng hai năm cuối đại học, chúng tôi đã kiếm được mỗi người 22.000 đôla tiền lợi nhuận – không hề nhỏ đối với những sinh viên 20 tuổi ở thập niên 1980. Nhưng điều có ý nghĩa hơn cả là chúng tôi cảm thấy tự hào với những gì mình đã làm được; thậm chí chúng tôi đã đạt được giải thưởng lần đầu tiên trao cho cửa hàng có doanh thu tăng nhanh nhất trong số

20 cửa hàng của các sinh viên trong trường.

Đôi khi tôi thử nghĩ xem điều gì có thể sẽ xảy đến với cửa hàng nhỏ của mình. Theo những gì tôi biết chưa có sinh viên nào thành lập một cửa hàng như vậy. Có thể nó sẽ thành công trong thời gian ngắn bởi tính chất độc nhất của mình, song nó sẽ không thể cạnh tranh về giá cả với các cửa hàng ở khu vực gần trường. Không chỉ được làm việc với những gì mình yêu thích (tôi rất thích hoa), tôi còn chọn cho mình mô hình kinh doanh đã được chứng minh là đúng đắn. Tôi có một người cộng sự chia sẻ những khó khăn trong công việc. Và chúng tôi đã được người chủ trước đây của cửa hàng chỉ dạy và giúp đỡ hết mình. Tôi biết là bốn yếu tố đó đã tạo nên thành công của chúng tôi. Kinh nghiệm quý báu này đã cho tôi bài học rằng làm một doanh nhân điều hành và phát triển một công ty cũng không hề thua kém gì so với việc có một ý tưởng và gây dựng nó từ ban đầu (thậm chí, nếu được lựa chọn, tôi sẽ chọn phương án thứ nhất).

Đánh giá các thế mạnh của bạn

Khi bạn xem xét lại mục tiêu sự nghiệp của mình và xác địn cách thức để đạt tới thành công trong giới kinh doanh, bạn nên tự đánh giá các điểm mạnh của mình và lấy đó làm điể xuất phát. Hãy thử nhận xét xem bạn thuộc mẫu phụ nữ nào: người thường đưa ra ý tưởng về các sản phẩm hay người mạnh mẽ và lanh lợi trong kinh doanh — các đặc điểm thường gặp ở các nhà quản lý. Cả hai đặc tính đó đều phù hợp với công việc lãnh đạo một công ty nhỏ, song mẫu người thứ hai xem ra thích hợp với việc mua lại công ty hơn là thành lập mới.

Bạn giống mẫu người kinh doanh hơn khi:

• Các lợi ích trong kinh doanh là động lực của bạn.

• Bạn luôn muốn công ty hoạt động càng ngày càng hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

• Bạn có khả năng tổ chức và lên kế hoạch.

• Bạn luôn biết cách phân tích các vấn đề trong kinh doanh chứ không hề làm việc theo cảm tính.

Bạn là mẫu người có ý tưởng khi:

• Bạn không nghĩ mình là một doanh nhân.

• Bạn tin rằng chỉ bằng việc làm khách hàng hài lòng, công ty bạn sẽ luôn hoạt động tốt.

• Bạn cảm thấy kinh doanh chính là lĩnh vực giúp mình thể hiện được khả năng sáng tạo.

• Bạn không chịu làm việc với những người bạn không thích hoặc không tôn trọng.

Nếu bạn có ý định liên kết với một người khác thì nên nhớ rằng hai mẫu người nêu trên là những bổ sung hoàn hảo cho nhau, giống như ví dụ về cửa hàng hoa của tôi và Anastiasia. Nếu bạn muốn là người chủ sở hữu duy nhất và có vẻ thuộc mẫu người đầu tiên, bạn có thể bù đắp những lỗ hổng kiến thức kinh doanh của mình bằng cách tham gia các lớp học, đọc thêm sách dạy kinh doanh và thuê những kế toán, thủ quỹ, tư vấn giỏi về hỗ trợ mình. Ngược lại, nếu bạn thuộc mẫu người “biết phân tích” nhưng không có quá nhiều đam mê, bạn sẽ phải tìm ra một công ty có đủ sức

đánh thức niềm đam mê đang ngủ quên trong bạn.

Một ý kiến tuyệt vời, nhưng liệu tôi có đủ tiền để thực hiện nó không?

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm rằng họ chẳng bao giờ có đủ tiền để mua cả một công ty. Những phụ nữ làm việc trong các tập đoàn lớn, được chứng kiến những vụ mua lại và sáp nhập khổng lồ càng bị chìm sâu trong ý niệm này. Bạ có thể cho rằng để mua lại được một công ty cần có số tiền lớn và như vậy bạn sẽ phải rút hết vốn khỏi các khoản đầu tư khác, hoặc tồi tệ hơn là bạn có thể mắc nợ suốt đời.

Đúng là những vụ sáp nhập và mua lại được đưa lên các trang báo kinh tế đều có những mức giá ngất trời và yêu cầu hàng loạt các công việc chuyên môn, pháp luật khác đi kèm. Nhưng một công ty nhỏ lại không thuộc về thế giới của các định chế thương mại đó. Nó do một người duy nhất sở hữu và điều hành. Họ lấy nó làm công cụ để kiếm sống. Trong khi tại các tập đoàn lớn, hội đồng quản trị sẽ tìm kiếm một “nhân tài” về quản lý công ty thì ở hầu hết các công ty tư nhân nhỏ, chủ sở hữu sẽ kiêm luôn cương vị giám đốc. Khi những người chủ này muốn thay đổi cuộc sống của mình, họ sẽ bán lại công ty cho một người khác; người cũng muốn dựa vào doanh nghiệp đó để kiếm tiền nuôi sống gia đình mình, và đương nhiên, họ không có nguồn lực dồi dào cho các thương vụ đắt tiền cũng như mức phí cho một giao dịch khổng lồ.

Theo một cách khác, rất nhiều phụ nữ mà cuốn sách này hướng tới nhận ra rằng họ đã sẵn sàng chấp nhận khoản tài chính có thể thu về từ việc mua lại một công ty mới bởi vì họ không còn kỳ vọng quá nhiều vào khoản thu nhập cao, ổn định trong tương lai. Một vài người muốn từ bỏ công việc để có nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái hoặc để nhận định lại sự nghiệp và tương lai của bản thân; một số khác bị sa thải do công ty cơ cấu lại tổ chức: khi đó, họ sẽ mất đi khoản thu nhập hàng tháng. Rất nhiều phụ nữ cố gắng bám trụ lấy công việc cũ của mình, song thời gian làm việc hàng ngày giảm đi khiến họ chỉ còn nhận được mức lương ít ỏi. Cũng có một số người được trả lương cao ở công ty song họ sẵn sàng đánh đổi để đạt tới sự tự do, quyền kiểm soát và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có một kinh nghiệm liên quan tới vấ đề tài chính mà hầu hết những người phụ nữ này đều đã trả qua là việc mua nhà. Họ sẽ phải trả một số tiền mặt ban đầu và các khoản tiền theo định kỳ trong tương lai. Việc mua lại một công ty cũng không có gì khác cả. Bạn sẽ không phải trả toàn bộ số tiền ngay sau khi hợp đồng được ký kết.

Đã bao giờ bạn nghe thấy câu nói mua cho mình một công việc chưa? Hầu hết những người mua lại công ty của người khác đều nghĩ rằng mình đang làm điều đó. Nghe có vẻ điên rồ khi tự bỏ tiền ra để mua lấy một công việc trong khi người khác hoàn toàn có thể thuê bạn! Nhưng hãy luôn

nhớ rằng bạn đang sống trong một thế giới mà sa thải hay tái tổ chức là chuyện thường ngày. Sau khi ngán ngẩm với sự phụ thuộc của cuộc sống vào những công ty “thay người xoành xoạch”, rất nhiều người tỏ ra khôn ngoan khi quyết định ứng tiền trước để mua lấy cơ hội có được nguồn thu nhập ổn định trong tương lai; và nếu họ nỗ lực hết mình và có nền tảng kiến thức kinh doanh tốt, họ sẽ được “trả” mức lương hậu hĩnh. Ông chủ sở hữu công ty Motophoto ở địa phương tôi là một ví dụ cho mẫu người này — và tôi cá là trước đây anh ta từng làm việc cho một công ty lớn và có

được mức lương cao. Là một khách hàng thường xuyên, tôi có thể nhận thấy rằng công ty anh đang hoạt động rất tốt và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Tôi cũng biết rằng anh không phải luôn có mặt tại công ty bởi anh đã thuê được một đội ngũ quản lý giỏi.

Nếu bạn không có ý định biến công ty mình thành một Microsoft thứ hai song vẫn muốn được “bay cao” thì hãy thử nghĩ tới việc mua lại một công ty theo cách sau: bỏ ra khoản phí nhỏ để có được một công việc “vĩnh cửu” với mức lương khiêm tốn. Bạn sẽ hỏi rằng: mức phí đó là bao nhiêu? Chìa khóa của câu trả lời là: Số tiền thanh toán ngay trong thương vụ đó là bao nhiêu? Đó chính là khoản tiền mà bạn thực sự phải bỏ ra vì bạn sẽ sử dụng lợi nhuận kiếm được từ công t chứ không phải số tiền trong tài khoản của mình để trả nốt phần còn lại. Nếu bạn mua được một công ty tốt với điều khoản thanh toán hợp lý, công ty đó không những có thể giúp bạn trả hết số tiền giao dịch mà còn mang lại khoản thu nhập nho nhỏ cho bạn. Khả năng thanh toán nợ và mang lại thu nhập cho chủ sở hữu là hai yếu tố cơ bản cần xem xét kh định giá một công ty nhỏ (ngược lại, một công ty mới thành lập sẽ được đánh giá dựa vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai chứ không dựa trên tiêu chí hoạt động trong thời gian trước đó). Nếu được tổ chức và hoạt động tốt, công ty mới của bạn không chỉ có khả năng bù đắp lại số vốn ban đầu bạn bỏ ra mà còn có thể tăng nguồn vốn chủ sở hữu và bạn có thể kiếm được một khoản lời khi bán lại công ty này cho người khác.

Darren Mize, người đồng sáng lập Gulf Coast Financial — mộ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực định giá công ty có trụ sở đặt tại Tampa — cho biết số tiền trả ngay trong các thương vụ mua lại thường nằm trong khoảng 15% tới 20% tổng số tiền phải thanh toán. Điều này đúng với cả các công ty có giá trị dưới 1 triệu đôla. Bây giờ, giả sử bạn mua một công ty trị giá 400.000 đôla và phải trả ngay 60.000 đôla tiền mặt. Số tiền mỗi năm công ty mang lại là 150.000 đôla. Với số tiền này, nếu giữ lại 75.000 đôla để trả nợ thì số tiền 75.000 đôla còn lại sẽ là thu nhập của bạn. Giả sử mỗi năm bạn tiêu mất 45.000 đôla thì bạn sẽ thu hồi số vốn 60.000 đôla ban đầu chỉ sau hai năm! Thử so sánh với trường hợp bạn bỏ ra hai năm “làm không lương” để thành lập công ty mới, bạn sẽ mất không 150.000 đôla tiền lương trong hai năm đầu, và liệu sau hai năm đó, công ty của bạn có kiếm được số tiền là 150.000 đôla không? Vậy, cách làm nào hiệu quả hơn?

Định giá một công ty

Có ít kiến thức luôn là điều bất lợi trong kinh doanh. Cuốn sách này muốn mang đến cho bạn những khái niệm tổng quá nhất cần có khi mua lại một công ty. Chính vì thế, nó sẽ giới thiệu cho bạn các nguồn tham khảo hữu ích trong việc định giá các doanh nghiệp. Khi mua lại một công ty tư nhân, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào người môi giới cũng như người bán. Bạn nên tự mình tìm ra mức giá phù hợp nhất cho công ty đó.

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì mình sẽ phải bỏ ra khi mua một công ty, dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số quy tắc chung nhất được trình bày trong cuốn Business Reference Guide của West được xuất bản năm 2004. Để biết xem liệu mình có đủ nguồn tài chính cho thương vụ mua bán hay không, bạn nên nhớ rằng số tiền bạn thực sự bỏ ra chỉ bằng con số bạn phải thanh toán ngay sau khi hợp đồng được ký kết (phần còn lại sẽ được huy động từ tín dụng ngân hàng, tín dụng từ người bán và sẽ được trả dựa trên luồng ngân lưu công ty sẽ thu về – xem chi tiết cụ thể ở Chương 9).

• Giá bán trong quan hệ tích với doanh thu gộp:

9 Mức thường gặp: 44%

9 Mức trung bình: 37%

• Giá bán trong quan hệ với thu nhập khả dụng của người bán (SDE):

9 Mức thường gặp: 2,42

9 Mức trung bình: 2,03

Sau đây là một số quy tắc về định giá các công ty trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể được trích dẫn từ cuốn Business Reference Guide xuất bản năm 2006:

• Cửa hàng kinh doanh đồ cổ: 20% doanh thu hàng năm cộng với giá trị hàng tồn kho.

• Cửa hàng quần áo: 2,4 tới 2,8 lần SDE cộng với giá trị hàng tồn kho.

• Trường mẫu giáo: Phụ thuộc vào số lượng học sinh.

Nếu ít hơn 40 trẻ, giá sẽ tương đương với SDE; 40 tới 85 cháu: bằng từ 2 tới 3 lần SDE; hơn 100 cháu: bằng 3 tới 4 lần SDE.

• Công ty làm biển cửa hàng: 50% doanh thu hàng năm, hoặc 2,5 lần SDE.

• Cửa hàng bán buôn các hàng hóa lâu bền: từ 2 tới 2,5 lần SDE cộng với giá trị hàng tồn kho, hoặc 5 lần SDE.

Để biết thêm chi tiết về việc định giá công ty, các bạn hãy xem ở Phụ lục F.

HÌNH MẪU TRONG VIỆC MUA LẠI CÔNG TY Kiểm tra tính xác thực

Liệu tôi có đủ khả năng tài chính không?

Khi còn làm việc cho một công ty cổ phần, mức lương cao nhất mà Nina Gomez từng nhận được là 120.000 đôla/năm trước khi công ty này bị phá sản. Cô quyết định sẽ nghỉ ngơi một thời gian. Trong vòng 5 năm sau đó, cô làm việc bán thời gian với nhiều cương vị khác nhau và nhận được các mức lương khiêm tốn hơn nhiều so với trước. Nó chỉ dao động vào khoảng 20.000 tới 50.000 đôla mỗi năm. Thời gian này cũng là lúc cô kiếm tìm cơ hội để trở thành chủ doanh nghiệp.

Cuối cùng, Nina cũng tìm thấy một công ty in nhỏ đáng mua. Công ty này có doanh thu hàng năm khoảng 1 triệu đôla song thu nhập khả dụng chỉ vào khoảng 30.000 đôla (thấp hơn nhiều so với quy mô của doanh nghiệp và đang có chiều hướng suy giảm). Nina đạt được thỏa thuận với chủ doanh nghiệp trên về việc định giá công ty ở mức 160.000 đôla. Đầu tiên cô sẽ bỏ ra số tiền 40.000 đôla để mua 25% quyền sở hữu công ty, và trong tương lai, cô có thể đẩy con số này lên mức 50%. Công ty này có thể sẽ mang lại cho cô mức thu nhập 45.000 đôla mỗi năm, cộng với một số khoản bù đắp chi phí khác. Như vậy, cô sẽ thu hồi được vốn sau một năm, đồng thời có thể tích lũy để góp thêm vốn vào công ty.

Với sự giúp đỡ của Nina, tỷ lệ lợi nhuận cận biên của công ty đã tăng đáng kể, và ngoài phần tiền lương được nhận, Nina còn đề nghị công ty sẽ chia thêm lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Cô dự đoán rằng lợi nhuận phân phối sẽ ít nhất là ngang bằng với mức lương hiện tại của mình (như vậy, mỗi năm, cô sẽ nhận về 90.000 đôla hoặc nhiều hơn). Và khi công ty phát triển, phần vốn đóng góp của cô sẽ có giá trị lớn hơn nhiều. Nina nhận thấy rằng nếu đem so sánh với việc bỏ ra 40.000 đôla để mở một công ty thì ngoài việc bỏ qua khoản tiền lương 45.000 đôla mỗi năm, cô cũng không thể nâng nguồn vốn của mình lên đáng kể chỉ sau một năm. Hiện tại, cô sở hữu 25% giá trị một công ty có doanh thu hàng năm là 1 triệu đôla (tương đương với việc cô có được khoản doanh thu là 250.000 đôla mỗi năm).

Lauren Belliveau trước kia chưa từng nghĩ tới việc mua lại một công ty, nhưng người hàng xóm của cô, Addie Tarbell luôn mong muốn thực hiện việc đó và thỉnh thoảng Lauren lại giúp Addie định giá các công ty tiềm năng. Sau đó, hai người phụ nữ này quyết định nhờ đến sự trợ giúp của công ty tư vấn tài chính Merrill Lynch. Rồi một ngày, tư vấn viên của họ (một phụ nữ) cho biết rằng một khách hàng thứ ba của cô có ý định bán công ty của mình. Addie rất phấn chấn với thương vụ, và lần này Lauren cũng cảm thấy vậy.

Công ty được đem bán – một doanh nghiệp sản xuất đồ gốm gia dụng tên Pottery At Your Place – vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng ý tưởng kinh doanh tiềm ẩn khả năng thành công khá cao (nó đi theo một mô hình kinh doanh tốt mà bạn có thể tìm hiểu thêm ở cuối Chương 5). Peg Gaillard, người thành lập công ty, đã dành ra 5 năm để học hỏi nghệ thuật vẽ, nung gốm và tạo được mối quan hệ tố với 25 cửa hàng, đồng thời xây dựng một mô hình bán hàng trực tiếp đúng đắn. Tầm nhìn của cô ấy rất sâu rộng, song tới một lúc, cô tự nhiên cảm thấy không còn hứng thú với việc điều hành và phát triển công ty. Đó chính là lý do cô bán nó đi.

Những gì mà Lauren, Addie và một phụ nữ khác, Lee Arthur cùng nhau mua về có lẽ không nhiều hơn là bao so với một ý tưởng – một ý tưởng đã được định hướng. Họ trả cho Peg 25.000 đôla để mua lại công ty. Tài sản vô hình và hữu hình họ có được bao gồm hai lò nung, một số lượng nhỏ hàng tồn kho, một trang web hoạt động hiệu quả, mạng lưới 26 cửa hàng phân phối, mức doanh thu hàng năm chưa tới 100.000 đôla (với lợi nhuận không đáng kể) và một chút “tài sản danh tiếng”.

Ba người phụ nữ đồng ý cùng đóng góp tiền bạc và thời gian để mua lại và quản lý công ty. Tuy nhiên, do không thể dựa hoàn toàn vào công ty này nên họ vừa làm việc bán thời gian ở đây vừa làm các công việc cũ của mình. Mô hình cộng tác giữa họ thật hiếm gặp và có thể nói là phức tạp, trong đó bao gồm việc phân chia lợi nhuận dựa trên những gì mỗi cá nhân đóng góp vào công ty. Nhưng dù không hoàn hảo thì nó vẫn hoạt động. Công ty của họ có thể không tạo ra được nhiều thu nhập nhưng nó cũng đã vượt xa giai đoạn ý tưởng kinh doanh ban đầu.

Tại sao một công ty lại bị bán đi?

Tại sao một công ty nhỏ hoạt động có vẻ rất tốt lại bị đem bán? Liệu có vấn đề gì chăng? Thực ra, cũng giống như một ngôi nhà, có rất nhiều lý do để bán đi một doanh nghiệp; và bạn đừng nên quá lo lắng về điều này. Rất nhiều ông chủ không muốn tiếp tục sở hữu công ty mình vì lý do cá nhân chứ không hề liên quan đến vấn đề tài chính. Có thể liệt kê ra hàng loạt lý do như: kết hôn, ly dị, sức khỏe không tốt, chuyển nơi cư trú, nghỉ hưu, gặp một số trục trặc trong gia đình tâm lý không tốt hay muốn đương đầu với những thử thách mới…

Khi nhìn thấy một lời chào bán công ty, chắc chắn bạn sẽ băn khoăn tại sao người chủ lại không muốn sở hữu công ty nữa nếu như công ty vẫn hoạt động hiệu quả. Và trong “quảng cáo” đó luôn có nội dung: dù chỉ phải làm việc bán thời gian tại công ty, chủ sở hữu vẫn có thể kiếm được thu nhập cao. Liệu có nên tin vào điều đó không?

Có thể tin, cũng có thể không. Hãy thận trọng và chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho một cuộc đánh giá tổng thể, song cũng đừng nên quá đa nghi. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhằm mang đến cho người chủ sự linh hoạt trong thời gian cũng như mức thu nhập khá. Các công ty nhỏ không phải được tạo ra nhằm mục đích lọt vào top 50 tập đoàn lớn nhất do tạp chí Fortune bình chọn. Nếu muốn vậy, các ông chủ của nó sẽ phải làm việc 80 giờ mỗi tuần; toàn bộ lợi nhuận sẽ được tái đầu tư; thêm vào đó, công ty sẽ không ngừng mở rộng nguồn vốn bằng cách tìm kiếm các nguồn tài chính bên ngoài doanh nghiệp. Ngược lại, chủ sở hữu của các công ty nhỏ chỉ hướng tới sự ổn định và một tốc độ phát triển vừa phải, và họ thường rút gần hết lợi nhuận công ty thu về chứ không tái đầu tư số tiền đó.

Một lý do thường gặp khi công ty bị bán chỉ đơn thuần là người chủ “muốn làm một việc gì khác”. Có thể người đó đã lớn tuổi, cảm thấy mệt mỏi; cũng có thể họ không có đủ động lực và kỹ năng để đưa công ty lên một tầm cao mới. Nhưng thường thì luôn có những vấn đề bên trong mà người bán không muốn tiết lộ với các khách hàng tiềm năng của mình.

Một điều cần nhớ là các công ty nằm ở những khu buôn bán luôn do một hoặc vài người sở hữu chứ không phải là mộ nhóm các cổ đông. Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình, bạn cũng có thể nhận ra rằng bạn không hề muốn làm một công việc suốt cả đời; đôi khi, bạn cần phải thay

đổi và tiến bước. Chủ sở hữu các doanh nghiệp nhỏ cũng như vậy, chỉ có điều không hề dễ dàng cho họ khi muốn tha đổi. Thật trớ trêu khi sự linh hoạt mà họ được tận hưởng khi điều hành một công ty nhỏ lại không đi kèm với khả năng nhanh chóng chuyển nhượng công ty đó — có lẽ

đây là hạn chế khi sở hữu một doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp thường khó thay đổi nghề nghiệp nhanh chóng

được như những người khác. Khi có ý định làm việc đó, họ phải dành ra ít nhất một năm để chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc bán công ty và tìm ra khách hàng có thiện chí.

Thị trường dành cho các công ty nhỏ thường không lớn và mang tính chủ quan cao. Bởi vì không có một thị trường công khai cho các công ty nhỏ, cũng như vì hầu hết các công ty này đều mang tính địa phương, rất khó trong việc thay đổi địa điểm nên chúng sẽ phải tự quảng bá mình trước hàng loạt người mua với hy vọng sẽ có một người mua xuất hiện vào đúng thời điểm và đưa ra các điều khoản phù hợp. Những công ty hấp dẫn nhất sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng tiềm năng, song họ thường tìm đến vào các thời điểm khác nhau. Đối với một nhà môi giới, nhận về thương vụ chuyển nhượng một công ty tư nhân chẳng khác gì đi làm mối — không chỉ các điều khoản phải phù hợp, sự thành công của thương vụ còn phụ thuộc vào việc các bên liê quan có thiện cảm với nhau và sẵn sàng hợp tác trong suốt quá trình giao dịch hay không.

Những điều cần lưu ý khi bạn bắt đầu tìm kiếm

Khi bạn quyết định tìm mua một công ty nhỏ, có rất nhiều câu hỏi cần được đặt ra. Một vài câu hỏi trong số đó là:

• Tôi thích sở hữu và điều hành loại hình công ty nào?

Liệu có nên đặt nó tại nhà không? (Xem thêm.)

• Số tiền tôi phải đầu tư là bao nhiêu và số tiền tôi có thể cho người môi giới biết là bao nhiêu? (Xem thêm Chương 4.)

• Liệu tôi có nên tìm cho mình một đối tác không? (Xem Chương 10.)

• Liệu tôi có nên trải qua giai đoạn làm cố vấn cho một chủ doanh nghiệp trước hay có thể bắt tay vào việc

điều hành một công ty ngay từ đầu? (Xem Chương 6.)

• Trong gia đình tôi có ai sở hữu một công ty mà tôi có thể làm việc tại đó không? (Xem thêm Chương 7.)

• Tôi có biết chỗ tìm thuê những trợ lý tốt cho mình không, ví dụ như luật sư, kế toán, thủ quỹ, môi giới, hay thậm chí là chuyên viên bảo hiểm và cán bộ phụ trách nguồn nhân lực? Liệu tôi có nên tìm cho mình một giáo viên hướng dẫn không? (Xem thêm Chương

4, cuối Chương 8 và Chương 9.)

Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Trong cuốn sách này có rất nhiều câu chuyện kể về những phụ nữ đã thành công trong việc sở hữu và điều hành các công ty nhỏ, không ít người trong số đó đã mua lại một doanh nghiệp và mang đến cho nó những bản sắc riêng biệt. Trong khi đọc những câu chuyện này để lấy nguồn cảm hứng, bạn cũng đừng ngần ngại liên hệ và “phỏng vấn trực tiếp” những phụ nữ từng trải sống gần nơi bạn ở, những người sẵn sàng truyền đạt lại kinh nghiệm cho bạn.

Mọi người luôn thích kể cho người khác nghe kinh nghiệm của mình nếu được hỏi thật lòng. Phụ nữ luôn lấy làm vui khi chia sẻ những câu chuyện của bản thân với người khác và c thể khuyên bạn nên đi theo con đường của họ (hoặc giúp bạn tránh khỏi những lỗi lầm mà họ đã mắc phải).

Hãy bắt đầu bằng việc nghĩ tới bạn của bạn, hoặc bạn của họ, những người đã hoặc đang điều hành các công ty dù lớn hay nhỏ. Sau đó, hãy tìm trong cộng đồng nơi bạn sống (hoặc trên Internet) các loại hình công ty mà bạn thấy thích thú; có thể một vài công ty trong số đó do nữ giới làm chủ. Thử mời họ đi uống cà phê hay ăn trưa và nghe họ kể cho bạ nghe những câu chuyện của họ. Xin phép họ cho mình làm việc tại công ty một ngày để thử xem liệu đây có phải là lựa chọn phù hợp với bạn không? Trước khi đi quá xa, bạn hãy đọc qua Chương 4, nó sẽ cho bạn biết những điều khái quá nhất trong quá trình tìm kiếm một công ty.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button