Kinh doanh - đầu tư

Lãnh Đạo Luôn Ăn Sau Cùng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Simon Sinek

Download sách Lãnh Đạo Luôn Ăn Sau Cùng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quản trị – Kinh doanh

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi không hề biết tới bất cứ nghiên cứu nào trong lịch sử mô tả một tổ chức được quản lý để vượt qua khủng hoảng. Tất cả mọi tổ chức đều được dẫn dắt và lãnh đạo. Tuy nhiên, một lượng lớn những tổ chức giáo dục và chương trình đào tạo của chúng ta ngày nay không phải tập trung để phát triển các vị lãnh đạo đại tài, mà tập trung vào việc đào tạo những nhà quản lý hiệu quả. Những thành tựu ngắn hạn được coi như dấu ấn thành công, còn sự phát triển và khả năng đứng vững của tổ chức trong dài hạn chỉ được xem như người phải thanh toán hóa đơn. Cuốn sách Lãnh đạo luôn ăn sau cùng là một nỗ lực nhằm thay đổi mô hình này.

Trong cuốn sách này, Simon Sinek không đưa ra bất kỳ lý thuyết hay nguyên tắc mới nào về lãnh đạo. Ông có một mục tiêu cao hơn rất nhiều. Simon muốn biến thế giới trở thành một nơi tốt hơn cho tất cả chúng ta. Tầm nhìn của ông rất đơn giản: Tạo ra một thế hệ mới nhận thức được rằng thành công hay thất bại của một tổ chức được dựa trên nền tảng tài năng lãnh đạo chứ không phải sự nhạy bén trong quản lý.

Không phải tình cờ mà Simon dùng quân đội Mĩ, cụ thể là lực lượng Thủy quân lục chiến Mĩ, để giải thích tầm quan trọng của việc người lãnh đạo tập trung vào người của mình. Những tổ chức đó có nền văn hóa mạnh và các giá trị chung, hiểu được tầm quan trọng của làm việc theo nhóm, xây dựng lòng tin giữa các thành viên, duy trì sự tập trung, và quan trọng hơn cả là hiểu được tầm quan trọng của con người và các mối quan hệ đóng góp cho sự thành công trong nhiệm vụ của họ. Những tổ chức này cũng đang ở vị trí mà cái giá phải trả cho sự thất bại có thể rất thảm khốc. Không hoàn thành nhiệm vụ không phải là một lựa chọn.

Khi bạn tập trung cùng với lính Thủy quân lục chiến để ăn uống, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết các lính cấp thấp hơn sẽ được phục vụ trước, trong khi các lãnh đạo cấp cao sẽ được phục vụ sau. Khi bạn chứng kiến hành động này, bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng không có mệnh lệnh nào được đưa ra cả. Đội Thủy quân lục chiến cứ thế mà làm thôi. Cốt lõi của hành động vô cùng đơn giản này là phương thức lãnh đạo của lực lượng Thủy quân lục chiến. Các lãnh đạo Thủy quân lục chiến phải ăn sau cùng vì cái giá thực sự của lãnh đạo là sẵn sàng đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu cá nhân. Những lãnh đạo tuyệt vời thực sự quan tâm đến người mà họ có quyền được dẫn dắt, và họ hiểu được rằng có một cái giá thực sự phải trả cho đặc quyền lãnh đạo, đi kèm với quyền lợi cá nhân.

Trong cuốn sách trước của mình, Bắt đầu với câu hỏi tại sao: Nghệ thuật truyền cảm hứng trong kinh doanh, Simon đã giải thích một tổ chức muốn thành công thì người lãnh đạo cần hiểu được mục đích thực sự của tổ chức – Tại sao. Trong cuốn sách này, Simon đưa chúng ta đến cấp độ tiếp theo để hiểu được vì sao một số tổ chức lại làm tốt hơn một số tổ chức khác. Ông làm vậy bằng cách nêu ra chi tiết tất cả yếu tố thử thách khả năng lãnh đạo. Nói đơn giản, biết được lý do “Tại sao” của tổ chức chưa đủ; bạn còn phải biết những con người ở đó và nhận ra rằng họ có giá trị nhiều hơn là một nguồn tài nguyên có thể mở rộng và phát triển. Tóm lại, khả năng chuyên môn là chưa đủ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt; lãnh đạo tốt phải thực sự quan tâm đến những người mà họ có trách nhiệm phải quan tâm.

Quản lý tốt rõ ràng là không đủ để duy trì bất kỳ tổ chức nào trong thời gian dài. Lời giải thích sâu sắc của Simon về các yếu tố thuộc hành vi con người rõ ràng cho thấy rằng có những lý do thực sự tại sao một số tổ chức có thể làm tốt trong một thời gian ngắn nhưng cuối cùng vẫn thất bại: Các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc tạo ra một môi trường mà ở đó con người là quan trọng nhất. Như Simon đã chỉ ra, tổ chức nơi mọi người chia sẻ các giá trị và được coi trọng sẽ thành công dài hạn cả trong thời kỳ khó khăn và thịnh vượng.

John Quincy Adams có lẽ đã hiểu được thông điệp của Simon, bởi vì ông hiểu rõ cần điều gì để trở thành một nhà lãnh đạo khi ông tuyên bố: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và phát triển hơn, thì bạn là một nhà lãnh đạo.” Trong trích dẫn này, tôi nghĩ rằng bạn sẽ tìm thấy thông điệp của cuốn sách Lãnh đạo luôn ăn sau cùng. Khi các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho cấp dưới, mọi người có thể mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn, dành thời gian và công sức để học hỏi nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn cho tổ chức và tiến đến con đường trở thành nhà lãnh đạo của chính họ. Một nhà lãnh đạo quan tâm đến nhân viên và luôn tập trung vào hạnh phúc của tổ chức thì người lãnh đạo đó sẽ không bao giờ thất bại. Tôi hi vọng rằng sau khi đọc cuốn sách này, tất cả độc giả sẽ được truyền cảm hứng để luôn luôn ăn sau cùng.

George J. Flynn

ĐỌC THỬ

PHẦN 1

[NHU CẦU VỀ SỰ AN TOÀN]

CHƯƠNG 1

SỰ BẢO VỆ TỪ CẤP TRÊN

Không có bất kỳ tia sáng nào có thể lọt qua được đám mây dày. Bầu trời không có sao và trăng. Tất cả chỉ là một màu đen. Cả nhóm di chuyển từ từ qua thung lũng; địa hình núi đá nơi đây khiến họ khó có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của một con ốc sên. Tệ hơn nữa, họ biết rằng mình đang bị theo dõi. Mọi người đều đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm.

Chưa đầy một năm kể từ cuộc tấn công ngày 11 tháng 9. Chính phủ Taliban lúc đó gần như đã sụp đổ sau đòn tấn công từ các lực lượng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vì đã từ chối Mĩ và bảo trợ cho thủ lĩnh nhóm Al-Qaeda, Osama bin Laden. Có khá nhiều Lực lượng đặc biệt tham gia nhiệm vụ tại khu vực này, tuy nhiên cho đến nay những lực lượng này vẫn là một bí mật. Và đây chính là một đội trong số những nhóm Lực lượng đặc biệt và đó cũng là một trong số những nhiệm vụ của họ.

Như chúng ta đã biết cả nhóm Lực lượng đặc biệt này gồm 22 người đàn ông đang hoạt động bí mật bên trong vùng lãnh thổ của kẻ thù và trước đó họ đã bắt được một đối tượng mà chính phủ gọi là “mục tiêu có giá trị cao”. Bấy giờ, họ đang dùng mọi cách để vượt qua thung lũng sâu trong lòng một vùng núi của Afghanistan, nhằm đưa mục tiêu về vùng an toàn.

Bay trên những đám mây dày đặc trong đêm là Đại úy Mike Drowley, hay còn được biết đến với biệt danh Johnny Bravo. Ngoại trừ tiếng động cơ phát ra từ máy bay, thì nơi này hoàn toàn yên bình. Hàng ngàn vì sao lốm đốm trên bầu trời, ánh trăng rọi vào những đám mây làm chúng sáng bừng lên giống như một lớp tuyết vừa mới rơi xuống. Khung cảnh thật đẹp.

Johnny Bravo và đồng đội bay vòng vòng trên không trong chiếc máy bay A-10, chờ đợi tín hiệu nếu bên dưới cần họ. Máy bay A-10 được gọi một cách trìu mến là “Lợn lòi”. A-10 không phải là máy bay kỹ thuật chiến đấu, nó là một máy bay tấn công. A-10 được thiết kế với tốc độ bay chậm, buồng lái được bọc thép nhằm chi viện không quân cho lượng lực bộ binh. Không giống như những máy bay chiến đấu khác, A-10 không bay nhanh và hình dáng xấu xí, tuy nhiên nó hoạt động rất hiệu quả.

Điều lý tưởng nhất là cả phi công trong A-10 và đội bộ binh mặt đất đều có thể nhìn thấy nhau bằng mắt thường. Nhìn thấy máy bay từ phía trên và biết rằng luôn có ai đó dõi theo mình sẽ giúp đội bộ binh bên dưới cảm thấy tự tin hơn. Và nhìn thấy binh sĩ bên dưới cũng sẽ khiến phi công ý thức và đảm bảo rằng họ sẽ được giúp đỡ nếu cần thiết. Nhưng với những đám mây dày trong đêm và địa hình vùng núi của Afghanistan, chỉ có một cách duy nhất để giữ liên lạc giữa mọi người là thông qua hệ thống điện đàm. Nếu không có ánh sáng, Johnny Bravo không thể nhìn thấy các binh sĩ bộ binh bên dưới, nhưng ông có thể cảm nhận những điều mà các binh sĩ đang cảm nhận thông qua ra-da. Và điều này cũng đủ để thúc đẩy Johnny chiến đấu.

Lấy hết quyết tâm, Johnny Bravo quyết định cần phải khắc phục thời tiết xấu, và bay xuống dưới những đám mây để có thể nhìn thấy chuyện gì đang xảy ra dưới mặt đất. Đó là một bước đi táo bạo. Trong một vùng với những đám mây dày bay lơ lửng ở tầm thấp, những cơn giông rải rác, thì thực tế là Johnny phải bay vào một vùng thung lũng mà tầm nhìn sẽ bị hạn chế do kính bảo hộ ban đêm và thực hiện bay thấp trong lúc điều kiện thời tiết xấu. Đây là việc hết sức nguy hiểm, ngay cả đối với những phi công kỳ cựu.

Johnny không được yêu cầu để thực hiện chiến thuật mạo hiểm này. Nếu có bất kỳ điều gì, thì Johnny sẽ thông báo và chờ đợi cho đến khi nhận được cuộc gọi hỗ trợ. Tuy nhiên, Johnny không giống như những phi công khác. Mặc dù đang ngồi trong buồng lái ở độ cao an toàn nhưng ông vẫn có thể cảm nhận nỗi lo lắng của những người bên dưới. Bất chấp mọi nguy hiểm, Johnny biết rằng việc hạ cánh là điều phải làm. Với Johnny Bravo, lúc này không còn sự lựa chọn nào khác.

Ngay trước lúc chuẩn bị để xuyên qua đám mây vào trong thung lũng, bản năng của Johnny đã xác nhận. Nhưng ba từ đã vang lên trong radio. Chỉ ba từ mà có thể truyền cả sự run rẩy xuống cổ của người phi công: “Bị tấn công”.

“Bị tấn công” nghĩa là có ai đó trên mặt đất đã gặp sự cố. Đây là cuộc gọi mà lực lượng mặt đất sử dụng để thông báo cho các đơn vị khác biết họ đã bị tấn công. Mặc dù Johnny Bravo đã nghe cụm từ này nhiều lần trong những khóa huấn luyện trước đó, nhưng trong đêm nay, ngày 16 tháng 8 năm 2002, là lần đầu tiên ông nghe thấy trong tình huống chiến đấu.

Johnny Bravo đã nghĩ ra cách giúp ông có thể liên hệ với lực lượng mặt đất. Để cảm nhận những gì họ cảm nhận. Trong mỗi khóa huấn luyện, khi bay trên chiến trường, trong đầu ông luôn lặp đi lặp lại những hình ảnh quân Đồng Minh đổ bộ vào bãi biển Normandy trong bộ phim Giải cứu binh nhì Ryan. Ông hình dung ra chiếc cầu của con tàu Higgins hạ xuống, người đàn ông chạy trên bãi biển. Những tiếng đạn bắn vào vỏ thép của con tàu. Tiếng khóc của những người bị bắn. Johnny Bravo đã tự huấn luyện mình tưởng tượng đến những hình ảnh đó sau khi ông nghe cụm từ “Bị tấn công”. Với những hình ảnh rõ ràng hiện lên trong tâm trí, Johnny Bravo ngay lập tức gọi hỗ trợ.

Ông thông báo cho đội yểm trợ giữ nguyên vị trí trên những đám mây, thông báo ý định của mình với trung tâm kiểm soát bay và các binh lính bên dưới rồi hướng máy bay xuống xuyên qua màn đêm.

Bay vào một vùng chưa xác định, không có ý tưởng nào và cũng chưa biết điều gì sẽ xảy ra, Johnny tập trung mọi sự chú ý của mình vào các thiết bị, cố gắng thu thập thông tin. Mắt ông lướt qua một cách nhanh chóng các con số trên bảng điều khiển rồi lại liếc ra bên ngoài cửa sổ phía trước. Độ cao, tốc độ, hướng bay, bên ngoài cửa sổ. Độ cao, tốc độ, hướng bay, bên ngoài cửa sổ. “Lạy Chúa, xin chúc lành cho con. Lạy Chúa, xin chúc lành cho con”. Ông tự nói với mình trong từng hơi thở.

Cuối cùng, Johnny cũng xuyên qua những đám mây dày. Đập vào mắt ông là khung cảnh ông chưa từng thấy bao giờ, cho dù trong các khóa huấn luyện hay trong phim. Tiếng súng của quân địch nổ ra từ cả hai phía của thung lũng. Có rất nhiều tiếng súng phát ra. Chúng nhiều đến mức mà tia đạn lửa, tia sáng sau mỗi viên đạn, làm bừng sáng cả một khu vực. Tất cả đạn và tên lửa đều vào trung tâm, nhằm hỗ trợ cho Lực lượng đặc biệt chốt chặn bên dưới.

Năm 2002, hệ thống thông tin điện tử trong máy bay không phức tạp như ngày nay. Những thiết bị của Johnny Bravo không thể giúp ông ngăn chặn được các cuộc tấn công từ sườn núi. Tệ hơn nữa, ông đang sử dụng tấm bản đồ của Xô Viết cũ để lại từ những năm 1980. Nhưng không còn cách nào khác, ông bay xuống phía những binh sĩ. “Sống còn khổ hơn là chết”, Johnny sẽ nói với mọi người như vậy. “Sống còn khổ hơn cả chết khi bạn vô tình giết chết đồng đội của mình. Hay một cuộc đời sống còn khổ hơn cả chết khi bạn sống sót trở về còn 22 người khác thì không”.

Và như vậy, trong đêm tối tháng Tám đó, Johnny Bravo bắt đầu đếm. Ông biết tốc độ bay và khoảng cách của mình với ngọn núi. Ông đã làm một phép tính nhanh trong đầu và đếm to những giây còn lại trước khi tấn công vào thung lũng. “Một giây, hai giây, ba giây…”. Ông chốt khóa súng lên vị trí mà ông có thể nhìn thấy điểm xuất phát những viên đạn từ đối phương. Ông kéo cò khẩu Gatling “bốn giây, năm giây, sáu giây…” Khi đã hết khả năng, ông kéo cần lái về phía sau và chuyển hướng đột ngột. Máy bay gầm rú khi ông kéo máy bay lên trên những đám mây. Đây là lựa chọn duy nhất để tránh những cuộc tấn công từ sườn núi. Ông bị đẩy mạnh xuống ghế do áp lực của gia tốc ngay khi ông thiết lập để bay một vòng xung quanh nữa.

Nhưng không có một tiếng động hay âm thanh nào phát ra từ radio. Không có bất cứ động tĩnh nào cả. Sự im lặng trên sóng radio có nghĩa là cuộc tấn công vừa rồi của ông vô ích ư? Hay những người mang theo bộ đàm đã chết? Hay tệ hơn là cả đội đã ngã xuống?

Ngay sau đó, có một cuộc gọi tới: “Tấn công tốt lắm! Cú đánh đẹp lắm! Tiếp tục nhé!” Và Johnny lại tiếp tục tấn công. Ông chuẩn bị một cuộc tấn công khác, tiếp tục đếm ngược để tránh va vào những ngọn núi. “Một giây, hai giây, ba giây…” Một cúchuyển hướng đột ngột và bay lên trên nữa. Cứ tiếp tục, rồi lại tiếp tục. Ông đã tạo ra nhiều cú tấn công tốt và tiêu tốn nhiên liệu, vì thế vấn đề bây giờ là ông đã hết đạn.

Johnny đưa máy bay vượt lên những đám mây và gặp những người yểm trợ vẫn bay vòng quanh phía trên. Johnny Bravo nhanh chóng tóm tắt tình hình bên dưới và yêu cầu người cộng sự làm một việc: “Hãy làm theo tôi”. Hai chiếc A-10, bay cách nhau khoảng 1m, cùng biến mất vào trong những đám mây.

Bất thình lình, cả hai cùng xuất hiện ở độ cao dưới 300m. Họ bắt đầu bắn. Johnny Bravo tiếp tục đếm, người cộng sự làm theo chỉ dẫn của ông và đặt súng. “Một giây, hai giây, ba giây, bốn giây…” Cùng lúc, cả hai cùng kéo súng Gatling lại và bắn liên tục.

GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐỒNG CẢM
Đêm tháng Tám đó, Johnny Bravo đã liều mạng sống của mình để 22 người khác có thể sống sót. Ông không nhận được bất cứ khoản tiền thưởng nào. Ông cũng không được thăng chức hay nhận bất kỳ phần thưởng nào từ những người đồng đội nơi chiến trường. Ông cũng không tìm kiếm bất kỳ sự chú ý đặc biệt nào hay chương trình truyền hình thực tế trên ti vi vì nỗ lực trong chiến đấu. Đối với Johnny Bravo, ông xem đó như một phần “CÔNG VIỆC” mà ông phải làm. Phần thưởng lớn nhất mà ông nhận được là được gặp lại lực lượng chiến đấu trên không đêm đó. Mặc dù trước đó họ chưa từng gặp nhau, nhưng cuối cùng họ đã được gặp nhau. Họ ôm nhau giống như những người bạn cũ lâu ngày gặp lại.

Trong hệ thống phân cấp mà chúng ta đang làm việc, chúng ta muốn cấp trên nhìn thấy những gì chúng ta đã làm được. Chúng ta giơ cao tay của mình để được công nhận và khen thưởng. Cấp trên càng công nhận sự nỗ lực của chúng ta, thì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ càng thành công hơn. Đó là một hệ thống hoạt động từ lâu, giống như một người giám sát chúng ta và sống tại công ty. Đó là hệ thống mà mọi người cảm thấy không có một áp lực đặc biệt nào từ cấp trên – một tiêu chuẩn gần như không thể duy trì. Với Johnny Bravo và những người giống như ông, ý chí quyết tâm thành công và khát khao làm mọi việc trước hết là có lợi cho tổ chức chứ không phải vì mong muốn được cấp trên công nhận. Họ không thể thiếu trong nền văn hóa hi sinh và phục vụ, ở đó sự bảo vệ đều đến từ những thành phần trong tổ chức.

Có một điều Johnny Bravo tin tưởng khiến ông dũng cảm xuyên qua màn đêm mà ông chưa biết được điều gì sẽ xảy ra, thậm chí có thể ông sẽ không bao giờ trở về được nữa. Và đó chắc chắn cũng không phải là điều chúng ta mong đợi. Theo đúng tính chất của cuộc chiến, đó không phải là những gì ông được đào tạo. Với tất cả những gì ông đã làm, đó cũng không phải là điều mà người ta đã dạy ông. Đáng chú ý hơn nữa là những thiết bị mà ông có lúc bấy giờ. Đó không phải là máy bay của riêng ông hay được trang bị bằng một hệ thống hiện đại. Với tất cả trang thiết bị công nghệ mà Johnny được sử dụng lúc đó, ông nói sự đồng cảm chính là tài sản duy nhất mà ông có khi lái máy bay xuyên qua màn đêm tăm tối đó. Hãy thử hỏi bất kỳ một người đàn ông hay phụ nữ mặc quân phục, những người liều mình vì người khác là tại sao họ lại làm vậy, thì câu trả lời của tất cả mọi người đều là: “Bởi vì mọi người, những đồng đội của tôi cũng sẽ làm như vậy vì tôi”.

Vậy những người như Johnny Bravo họ đến từ đâu? Khi sinh ra họ đã như vậy sao? Một số có lẽ đúng là như vậy. Nhưng nếu điều kiện nơi chúng ta làm việc đáp ứng những phẩm chất cụ thể thì mỗi người trong chúng ta cũng sẽ có lòng can đảm và hi sinh của một Johnny Bravo. Mặc dù, không ai yêu cầu chúng ta liều mạng sống của mình hay cứu một ai đó, nhưng chúng ta sẵn sàng chia sẻ vinh quang và giúp đỡ mọi người mà nhờ họ chúng ta mới được thành công. Quan trọng hơn nữa, trong những điều kiện nhất định, mọi người cũng sẽ lựa chọn làm mọi việc vì chúng ta. Và khi điều đó xảy ra, một sợi dây ràng buộc những mối quan hệ này sẽ được hình thành, một nền tảng vững chắc dựa trên sự thành công sẽ được hình thành mà tiền bạc, danh vọng hay bất cứ một khoản tiền nào cũng không thể mua được. Đây là điều sẽ xuất hiện ở những nơi làm việc mà người lãnh đạo luôn ưu tiên đến lợi ích của nhân viên và ngược lại nhân viên cũng sẽ sử dụng tất cả những gì mình có để bảo vệ và đưa lợi ích của những người khác và tổ chức lên trên hết.

Tôi đã sử dụng quân đội để đưa ra ví dụ chứng minh, bởi vì những bài học sẽ được khuếch trương lên rất nhiều khi đó là một vấn đề giữa sự sống và cái chết. Trong mỗi tổ chức luôn có một tấm gương điển hình đạt được những thành công vang dội nhất. Đó là người vượt trội và năng động hơn hẳn những người khác, nhận được sự tôn trọng, khâm phục từ những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Đó là người có lòng trung thành cao nhất và ít bị lay động nhất, là người có khả năng vượt qua bão tố và thách thức. Tất cả tổ chức đặc biệt này đều có một nền văn hóa mà ở đó những người lãnh đạo sẽ đưa ra sự che chắn, bảo vệ và những người ở dưới cũng bảo vệ cho cấp trên của họ. Đây là lý do mà họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, chấp nhận hiểm nguy trong công việc của mình. Và bất kỳ tổ chức nào cũng có thể làm được điều này. Đó là sự đồng cảm.

CHƯƠNG 2

NGƯỜI LAO ĐỘNG CŨNG LÀ CON NGƯỜI

Trước khi có sự đồng cảm, đi làm có vẻ như chỉ là công việc. Mỗi buổi sáng, những người công nhân sẽ đứng trước máy móc và chờ đợi âm thanh của những chiếc chuông. Khi chuông reo, ngay lập tức họ sẽ bật công tắc và khởi động những cỗ máy trước mặt. Chỉ trong vòng vài giây, tiếng động cơ sẽ át đi tiếng nói của họ. Một ngày làm việc bắt đầu.

Khoảng hai giờ sau, một tiếng chuông khác lại vang lên, báo hiệu công nhân có thể nghỉ giải lao. Máy móc ngừng hoạt động và hầu hết công nhân đều rời khỏi vị trí. Một số người sẽ đi vệ sinh. Một số đi lấy cà phê. Một số ngồi nghỉ ngay cạnh đó, chờ tiếng chuông reo báo hiệu giờ làm việc trở lại. Vài giờ sau, tiếng chuông lại vang lên, lần này tiếng chuông báo hiệu cho công nhân biết họ được phép đi ăn trưa. Việc này lặp đi lặp lại hàng ngày.

“Tôi chẳng biết điều gì hơn thế”, Mike Merck đã làm việc tại HayssenSandiacre 14 năm, trưởng nhóm lắp ráp tâm sự với giọng đặc trưng của phương Nam, “Tôi chắc rằng bất kỳ người nào trong nhà máy này cũng sẽ nói như vậy thôi”.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi sau khi Bob Chapman tiếp quản công ty South Carolina. Chapman là giám đốc điều hành của một công ty tương đối phức tạp tên là Barry Wehmiller, gần một nhóm các công ty sản xuất mà Chapman đã mua lại cách đây nhiều năm. Hầu hết các công ty mà Chapman mua lại đều đang trong tình trạng khủng hoảng. Tình hình tài chính gặp khó khăn và môi trường làm việc của những công ty này cũng không tốt. HayssenSandiacre là công ty cuối cùng mà Chapman tiếp nhận. Các giám đốc điều hành khác khi tiếp quản một công ty thường mang theo cả một đội các chuyên viên tư vấn, với một chiến lược mới, và sẵn sàng tuyên bố với mọi người những gì họ sẽ làm để “khôi phục lại lợi nhuận của công ty”. Trái ngược hoàn toàn với những người này, điều duy nhất Chapman mang theo là tinh thần sẵn sàng lắng nghe. Giống như những gì ông từng làm với những công ty mình đã thu mua, Chapman bắt đầu ngồi xuống và lắng nghe những người công nhân nói.

Ron Campbell, một công nhân kỳ cựu của công ty với 27 năm làm việc tại đây, vừa trở về sau ba tháng đi công tác ở Puerto Rico. Tại đây, ông chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị máy móc của HayssenSandiacre trong công xưởng của khách hàng. Ngồi trong phòng với Chapman, Campbell ngập ngừng nói về cuộc sống tại HayssenSandiacre. “Trước hết”, Campbell hỏi, “Nếu tôi nói sự thật, thì ngày mai tôi vẫn được đi làm chứ?”. Chapman mỉm cười: “Nếu ngày mai anh gặp bất kỳ rắc rối nào vì những gì anh nói hôm nay,” ông quả quyết, “thì hãy gọi cho tôi”.

Với câu nói đó, Campbell bắt đầu thổ lộ “Vâng, thưa ngài Chapman”, ông bắt đầu nói, “Có vẻ như khi các ông không trông thấy tôi, các ông tin tưởng tôi nhiều hơn so với khi tôi ở đây. Khi đi công tác tại cơ sở của khách hàng, tôi đã được tự do nhiều hơn so với lúc ở đây,” ông đề cập đến khoảng thời gian của mình tại Puerto Rico. “Ngay khi tôi bước chân vào nhà máy, dường như mọi sự tự do của tôi đều biến mất. Cảm giác như có ai đó khống chế tôi vậy. Tôi phải chạy theo thời gian từ khi bước vào, đến giờ nghỉ trưa và khi hoàn thành công việc trong ngày. Ở Puerto Rico tôi không phải làm như vậy”. Đó là những điều mà Chapman chưa bao giờ nghe được ở các công ty khác.

“Tôi bước vào cùng cánh cửa với các kỹ sư, kế toán viên và những người khác làm việc trong văn phòng”, Campbell tiếp tục, “Họ rẽ trái để vào khu văn phòng còn tôi thì đi thẳng xuống nhà máy. Chúng tôi được đối xử hoàn toàn khác nhau. Các ông tin tưởng để họ tự quyết định khi nào thì uống sô đa hay một tách cà phê và nghỉ giải lao, còn chúng tôi các ông lại bắt chờ đợi một tiếng chuông”.

Những người khác cũng cảm thấy như vậy. Nó khiến ta cảm thấy giống như có hai công ty hoàn toàn khác biệt nhau. Cho dù có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa, thì những công nhân làm công việc chân tay cũng cảm thấy công ty không hề tin tưởng họ, vì họ chỉ là những người làm việc trong phân xưởng thay vì ngồi bàn giấy. Nếu một nhân viên văn phòng cần gọi điện về nhà thông báo với gia đình họ sẽ về trễ, thì họ chỉ cần nhấc máy lên và gọi. Thế nhưng, trong nhà máy, nếu công nhân muốn làm điều tương tự như vậy, họ phải xin phép mới được sử dụng bốt điện thoại có trả phí.

Khi Campbell nói xong, Chaman quay sang phía người quản lý nhân sự và nói với ông họ cần phải gỡ ngay chiếc đồng hồ xuống. Chiếc chuông cũng cần phải gỡ bỏ. Không


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button