Kinh doanh - đầu tư

Làm Giàu Không Đợi Tuổi


lam-giau-khong-doi-tuoi_11. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhậm Hiến Pháp

Download sách Làm Giàu Không Đợi Tuổi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn đọc thân mến,

Việc bồi dưỡng những kỹ năng sinh tồn cho trẻ trong mô hình nhà trường hiện nay đang vừa thiếu vừa yếu. Xã hội giáo dục mà chúng ta đang sống vẫn đang quá đề cao việc bồi đắp chỉ số IQ, mà hoàn toàn lơ là đến việc trang bị những kỹ năng thiết thực phục vụ cho quá trình tự lập của trẻ sau này, trong đó đặc biệt là tư duy quản lý tài chính và năng lực làm giàu. Mô hình giáo dục chỉ chú trọng vào bảng điểm này sẽ dẫn đến hậu quả đứa trẻ sau khi bước ra khỏi cổng trường đại học, sẽ cảm thấy lạc lối, lúng túng, thậm chí là đau khổ khi thấy rằng học vấn của mình không hề tỷ lệ thuận với những đồng tiền kiếm được.

Làm giàu không đợi tuổi được mệnh danh là “Cuốn sách giáo khoa về bộ môn bồi dưỡng tư duy làm giàu”, bằng những phương pháp được liệt kê vô cùng thiết thực, song hành với lời văn súc tích giàu điểm nhấn khi kể về quá trình nuôi dạy chính cô con gái của mình, tác giả Nhậm Hiến Pháp thực sự đã mang đến cho người đọc một góc nhìn mới về tình yêu thương: mọi phương pháp giáo dục, đều chỉ hướng đến một mục đích tối thượng, đó là giúp con trẻ có đầy đủ hành trang để tạo lập nên một cuộc sống an định vững vàng cả về vật chất lẫn tinh thần trong tương lai, và việc trau dồi rèn luyện thói quen tư duy làm giàu ngay từ thuở nhỏ là một trong những hành trang vô cùng quan trọng trên chặng đường đó.

Chờ đợi một sự đổi thay to lớn của xã hội diễn ra trong ngày một ngày hai là một điều bất khả thi. Vì vậy, như lời tác giả đã nói “các bậc phụ huynh cần trở thành những giáo viên dạy lớp quản lý tài chính vỡ lòng cho con trẻ”. Thực tế đã chứng minh rằng, rất nhiều những tỷ phú hàng đầu thế giới không hề nắm trong tay bất cứ một loại bằng cấp nào, bởi lẽ họ đã có thứ bằng cấp giá trị nhất cho mình để bước vào con đường trở thành huyền thoại – một thói quen quản lý tài sản và một tư duy làm giàu cực kỳ hiệu quả được tôi luyện từ tấm bé.

Chúng tôi rất hân hạnh khi được giới thiệu tới bạn đọc tác phẩm được mệnh danh là “Sách giáo khoa về bộ môn bồi dưỡng năng lực làm giàu cho trẻ” này. Hy vọng cuốn sách sẽ đem đến cho các bậc phụ huynh một bài học tươi mới và những phút giây vui vẻ.

Bắt đầu từ việc con gái nhận đơn hàng làm túi đựng bút.

Mùa đông năm 2009, Cách Cách nhà tôi khi đó mới chín tuổi đã kiếm được 3 tệ từ “phi vụ kinh doanh” đầu tiên trên lớp. Câu chuyện bắt đầu từ việc cô bé học được cách dùng giấy xốp làm túi đựng bút trên tivi.

Đầu tiên, Cách Cách dùng bìa các-tông thông thường để thử làm túi đựng bút. Sau khi chắc chắn các sản phẩm được làm ra không có vấn đề gì, cô bé liền nhờ mẹ mua giấy xốp và dụng cụ đục lỗ rồi tự mình tỉ mẩn ngồi làm. Túi đựng bút do cô bé làm ra thật tuyệt vời, chúng khá đẹp và tiện dụng. Ngoài ra, mỗi túi đựng bút còn có thêm một móc treo chìa khóa hình búp bê Fuwa, vừa để trang trí lại tiện cầm tay.

Sau khi mang số túi đựng bút đến lớp học, một số bạn của Cách Cách tỏ ra rất thích thú và “muốn có” những sản phẩm trên. Trẻ con bây giờ rất tôn trọng thành quả lao động của người khác, chúng “muốn có” cũng có nghĩa là muốn mua. Cách Cách về nhà hỏi ý kiến của mẹ, xem có nên lấy tiền của các bạn hay không và nếu có thì lấy bao nhiêu cho phù hợp?

Vợ tôi nói, làm túi đựng bút trước tiên cần phải bỏ vốn ra để mua nguyên liệu, sau đó giúp con gái làm một phép tính: một tờ giấy xốp giá 2 tệ có thể làm ra ba chiếc túi đựng bút; ngoài ra, còn thêm 3 hào tiền móc treo chìa khóa hình búp bê; như vậy giá vốn để làm ra một cái túi là 1 tệ. Tất nhiên, giá này vẫn chưa bao gồm tiền công của con gái.

Cuối cùng, Cách Cách quyết định vẫn nên lấy tiền với hai lý do: Thứ nhất, là các bạn cùng lớp chủ động muốn mua túi của cô bé; thứ hai, làm túi đựng bút cũng phải mất tiền vốn. Cô bé tham khảo ý kiến của mẹ và định giá 1,5 tệ cho mỗi sản phẩm của mình. Cách Cách đem các loại giấy xốp nhiều màu sắc đến lớp cho bạn bè xem và lựa chọn – đây cũng có thể coi là nhận đơn hàng theo nhu cầu cá tính của khách hàng. Loạt sản phẩm túi đựng bút đầu tiên của Cách Cách tổng cộng “ra lò” sáu chiếc, mỗi chiếc 1,5 tệ, như vậy cô bé kiếm được 0,5 x 6 = 3 tệ.

Tôi hỏi con gái rút ra được điều gì qua việc này. Cách Cách nói: “Thứ mà được người khác ưa chuộng mới là thứ tốt, và hàng hóa nào cũng đều có giá vốn của nó ạ.”

Tiền vốn mà Cách Cách hiểu ở đây thực ra mới chỉ bao gồm tiền nguyên liệu và tiền công. Tất nhiên, cô bé chưa nghĩ được rằng một sản phẩm đem đi tiêu thụ trên thị trường sẽ phải bao gồm rất nhiều khoản vốn khác nhau, và sau khi trừ đi tất cả những khoản vốn đó thì mới ra được lợi nhuận. Trên thực tế, nếu phân tích từ góc độ tiền vốn, lần buôn bán này của cô bé không mang lại lợi nhuận, số tiền cô bé kiếm được chính là tiền công để làm ra các sản phẩm.

Đọc đến đây, chắc hẳn rất nhiều độc giả nghĩ rằng Cách Cách không nên lấy tiền của các bạn trong lớp. Theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, việc lấy tiền hay không vẫn là một đề tài gây ra nhiều tranh luận và ai cũng có những lý lẽ của riêng mình. Trên quan điểm của cá nhân tôi, chúng ta hãy nên tạm coi sự việc trên như là một trò chơi giữa bọn trẻ. Tôi nghĩ, riêng quá trình Cách Cách tìm tòi học cách làm túi đựng bút, nhận đơn đặt hàng theo màu sắc, tự mình làm và giao hàng cho các bạn đã là một việc rất đáng được khen ngợi.

Đây là lần đầu tiên Cách Cách kiếm được tiền ngoài phạm vi gia đình bằng chính sức lao động của bản thân. Trên thực tế, cô bé đã bắt đầu kiếm tiền từ năm bảy tuổi, lên tám tuổi đã tự mình làm ra rất nhiều “sản phẩm” như: thẻ tẩm quất, tranh vẽ, đồ thủ công, bánh trứng nướng. Các sản phẩm trên đã đem lại thu nhập cho cô bé trong “môi trường kinh doanh” là gia đình chúng tôi. Cần nói thêm rằng, không có ai chỉ cách làm cho Cách Cách, tất cả đều là ý tưởng của cô bé.

Ông Paul Hsia – Giám đốc Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ, người đã giúp đào tạo ra hơn một ngàn CEO cho rất nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng: “Nhiều bậc phụ huynh ở Mỹ có chung quan điểm trong vấn đề lựa chọn phương thức giáo dục đối với con cái. Trong quá trình giáo dục bồi dưỡng chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và chỉ số thông minh làm giàu (FQ) cho trẻ, việc bồi dưỡng chỉ số thông minh làm giàu là quan trọng hơn cả. Muốn con cái thành tài trong tương lai, nhất định phải chú ý giáo dục chỉ số FQ cho trẻ ngay từ nhỏ.” Chính nhờ phương thức bồi dưỡng chỉ số FQ kể trên, mà năm người con của ông Paul Hsia đã có được những tố chất tổng hợp rất cao. Họ đều là sinh viên của những trường đại học danh tiếng nước Mỹ, cả năm người đều có học vị thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA). Sau khi đi làm, thu nhập bình quân cao nhất của họ đều đạt xấp xỉ 4 triệu đô/năm, thấp nhất cũng đạt hơn 2 triệu đô/năm.

Nguyên Tổng thống Mỹ G.Bush đã từng nói: “Chú trọng bồi dưỡng chỉ số thông minh làm giàu giúp con người ta tự tin và có được năng lực cao nhất để thực hiện các ước mơ của mình.” Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp cũng từng phát biểu: “Nếu không muốn ân hận cả đời vì những quyết định sai lầm trong quản lý tài chính, chúng ta bắt buộc phải tiếp thu học hỏi các kỹ năng quản lý tài chính ngay từ nhỏ.” Tỷ phú gốc Hoa Li Ka Shing cũng bày tỏ suy nghĩ của mình đối với vấn đề này: “Người có chỉ số FQ cao có thể thẩm thấu ý thức làm giàu vào tất cả những sự việc trong cuộc sống, thậm chí là những việc nhỏ nhặt nhất.”

ĐỌC THỬ

1. Không học cách quản lý tài chính từ nhỏ, cả đời không biết cách làm giàu

Bắt đầu từ việc con gái nhận đơn hàng làm túi đựng bút.

Mùa đông năm 2009, Cách Cách nhà tôi khi đó mới chín tuổi đã kiếm được 3 tệ từ “phi vụ kinh doanh” đầu tiên trên lớp. Câu chuyện bắt đầu từ việc cô bé học được cách dùng giấy xốp làm túi đựng bút trên tivi.

Đầu tiên, Cách Cách dùng bìa các-tông thông thường để thử làm túi đựng bút. Sau khi chắc chắn các sản phẩm được làm ra không có vấn đề gì, cô bé liền nhờ mẹ mua giấy xốp và dụng cụ đục lỗ rồi tự mình tỉ mẩn ngồi làm. Túi đựng bút do cô bé làm ra thật tuyệt vời, chúng khá đẹp và tiện dụng. Ngoài ra, mỗi túi đựng bút còn có thêm một móc treo chìa khóa hình búp bê Fuwa, vừa để trang trí lại tiện cầm tay.

Sau khi mang số túi đựng bút đến lớp học, một số bạn của Cách Cách tỏ ra rất thích thú và “muốn có” những sản phẩm trên. Trẻ con bây giờ rất tôn trọng thành quả lao động của người khác, chúng “muốn có” cũng có nghĩa là muốn mua. Cách Cách về nhà hỏi ý kiến của mẹ, xem có nên lấy tiền của các bạn hay không và nếu có thì lấy bao nhiêu cho phù hợp?

Vợ tôi nói, làm túi đựng bút trước tiên cần phải bỏ vốn ra để mua nguyên liệu, sau đó giúp con gái làm một phép tính: một tờ giấy xốp giá 2 tệ có thể làm ra ba chiếc túi đựng bút; ngoài ra, còn thêm 3 hào tiền móc treo chìa khóa hình búp bê; như vậy giá vốn để làm ra một cái túi là 1 tệ. Tất nhiên, giá này vẫn chưa bao gồm tiền công của con gái.

Cuối cùng, Cách Cách quyết định vẫn nên lấy tiền với hai lý do: Thứ nhất, là các bạn cùng lớp chủ động muốn mua túi của cô bé; thứ hai, làm túi đựng bút cũng phải mất tiền vốn. Cô bé tham khảo ý kiến của mẹ và định giá 1,5 tệ cho mỗi sản phẩm của mình. Cách Cách đem các loại giấy xốp nhiều màu sắc đến lớp cho bạn bè xem và lựa chọn – đây cũng có thể coi là nhận đơn hàng theo nhu cầu cá tính của khách hàng. Loạt sản phẩm túi đựng bút đầu tiên của Cách Cách tổng cộng “ra lò” sáu chiếc, mỗi chiếc 1,5 tệ, như vậy cô bé kiếm được 0,5 x 6 = 3 tệ.

Tôi hỏi con gái rút ra được điều gì qua việc này. Cách Cách nói: “Thứ mà được người khác ưa chuộng mới là thứ tốt, và hàng hóa nào cũng đều có giá vốn của nó ạ.”

Tiền vốn mà Cách Cách hiểu ở đây thực ra mới chỉ bao gồm tiền nguyên liệu và tiền công. Tất nhiên, cô bé chưa nghĩ được rằng một sản phẩm đem đi tiêu thụ trên thị trường sẽ phải bao gồm rất nhiều khoản vốn khác nhau, và sau khi trừ đi tất cả những khoản vốn đó thì mới ra được lợi nhuận. Trên thực tế, nếu phân tích từ góc độ tiền vốn, lần buôn bán này của cô bé không mang lại lợi nhuận, số tiền cô bé kiếm được chính là tiền công để làm ra các sản phẩm.

Đọc đến đây, chắc hẳn rất nhiều độc giả nghĩ rằng Cách Cách không nên lấy tiền của các bạn trong lớp. Theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, việc lấy tiền hay không vẫn là một đề tài gây ra nhiều tranh luận và ai cũng có những lý lẽ của riêng mình. Trên quan điểm của cá nhân tôi, chúng ta hãy nên tạm coi sự việc trên như là một trò chơi giữa bọn trẻ. Tôi nghĩ, riêng quá trình Cách Cách tìm tòi học cách làm túi đựng bút, nhận đơn đặt hàng theo màu sắc, tự mình làm và giao hàng cho các bạn đã là một việc rất đáng được khen ngợi.

Đây là lần đầu tiên Cách Cách kiếm được tiền ngoài phạm vi gia đình bằng chính sức lao động của bản thân. Trên thực tế, cô bé đã bắt đầu kiếm tiền từ năm bảy tuổi, lên tám tuổi đã tự mình làm ra rất nhiều “sản phẩm” như: thẻ tẩm quất, tranh vẽ, đồ thủ công, bánh trứng nướng. Các sản phẩm trên đã đem lại thu nhập cho cô bé trong “môi trường kinh doanh” là gia đình chúng tôi. Cần nói thêm rằng, không có ai chỉ cách làm cho Cách Cách, tất cả đều là ý tưởng của cô bé.

Ông Paul Hsia – Giám đốc Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ, người đã giúp đào tạo ra hơn một ngàn CEO cho rất nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng: “Nhiều bậc phụ huynh ở Mỹ có chung quan điểm trong vấn đề lựa chọn phương thức giáo dục đối với con cái. Trong quá trình giáo dục bồi dưỡng chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và chỉ số thông minh làm giàu (FQ) cho trẻ, việc bồi dưỡng chỉ số thông minh làm giàu là quan trọng hơn cả. Muốn con cái thành tài trong tương lai, nhất định phải chú ý giáo dục chỉ số FQ cho trẻ ngay từ nhỏ.” Chính nhờ phương thức bồi dưỡng chỉ số FQ kể trên, mà năm người con của ông Paul Hsia đã có được những tố chất tổng hợp rất cao. Họ đều là sinh viên của những trường đại học danh tiếng nước Mỹ, cả năm người đều có học vị thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA). Sau khi đi làm, thu nhập bình quân cao nhất của họ đều đạt xấp xỉ 4 triệu đô/năm, thấp nhất cũng đạt hơn 2 triệu đô/năm.

Nguyên Tổng thống Mỹ G.Bush đã từng nói: “Chú trọng bồi dưỡng chỉ số thông minh làm giàu giúp con người ta tự tin và có được năng lực cao nhất để thực hiện các ước mơ của mình.” Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp cũng từng phát biểu: “Nếu không muốn ân hận cả đời vì những quyết định sai lầm trong quản lý tài chính, chúng ta bắt buộc phải tiếp thu học hỏi các kỹ năng quản lý tài chính ngay từ nhỏ.” Tỷ phú gốc Hoa Li Ka Shing cũng bày tỏ suy nghĩ của mình đối với vấn đề này: “Người có chỉ số FQ cao có thể thẩm thấu ý thức làm giàu vào tất cả những sự việc trong cuộc sống, thậm chí là những việc nhỏ nhặt nhất.”

Cha mẹ không nên biến mình thành “nô lệ của con cái”

Châm ngôn có câu: “Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, đồng thời cũng là người thầy vô tư và giàu đức hy sinh nhất thế gian.” Họ cố gắng lựa chọn những hình thức giáo dục khác nhau cho con cái mình, với hy vọng rằng một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp chúng trở thành nhân tài. Nhưng trong các gia đình Trung Quốc hiện nay, rất nhiều phụ huynh lại luôn tâm niệm rằng, chỉ cần con cái học giỏi, khỏe mạnh và ngoan ngoãn là đủ, tức là họ chỉ chú trọng áp dụng những phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chỉ số IQ và EQ cho các cháu. Đa số phụ huynh không muốn con cái mình tiếp xúc với các vấn đề liên quan tới tiền bạc. Tất cả các khoản chi tiêu của con cái, bố mẹ đều cố gắng đáp ứng đầy đủ, thậm chí rất nhiều em nghĩ một cách đơn giản rằng: muốn có thứ gì chỉ cần tìm đến bố mẹ là xong. Như vậy, vô hình chung họ đã trở thành “Bộ trưởng Tài chính”, “Bộ trưởng Hậu cần” của con cái. Con cái thì cho rằng việc bố mẹ chu cấp cho mình mọi thứ là lẽ đương nhiên, vì vậy chúng không hiểu được mồ hôi công sức mà bố mẹ mình phải bỏ ra.

Theo guồng quay chóng mặt của xã hội, các bậc phụ huynh vẫn còn đang phải phấn đấu bươn chải, nỗ lực kiếm tiền để xây dựng cuộc sống gia đình, còn chưa kịp thoát khỏi tình cảnh cả đời trả góp, làm “nô lệ nhà cửa”, “nô lệ xe hơi”, “nô lệ thẻ tín dụng”, đã phải trở thành “nô lệ của con” một cách đúng nghĩa.

Tại Trung Quốc, tuyệt đại bộ phận sinh viên đại học vẫn phải phụ thuộc bố mẹ về kinh tế và được chu cấp các khoản học phí, sinh hoạt phí (thậm chí cả tình phí), trong khi con số này tại Mỹ chỉ là 13,8%, Nhật Bản 34,8% và Hàn Quốc 70%. Sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp, những việc đại sự như kết hôn, mua xe hay mua nhà cũng phải “vay” tiền của bố mẹ, mà đa phần là những khoản vay “không hoàn lại”, qua đó, họ trở thành những kẻ ăn bám, sống dựa trên công sức của cha mẹ mình. Điều này liệu có đáng tự hào?

Vì sao ngoài kia ngày càng có nhiều những “kẻ ăn bám” sức dài vai rộng như vậy? Nguyên nhân chính một phần lớn là do các bậc phụ huynh đã không biết thể hiện tình yêu thương của mình một cách hợp lý, nuông chiều và đáp ứng một cách vô lối với những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao từ phía con… Điều này càng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giáo dục chỉ số FQ đối với mỗi cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Nên cho con tiền tiêu hay dạy con phương pháp tiêu tiền, đáp án chắc hẳn mọi người đã rõ.

Muốn con cái thành đạt, các bậc cha mẹ không nên hao tâm tổn sức tích cóp tiền bạc chỉ để đáp ứng những nhu cầu trước mắt của con cái, mà cần trang bị cho chúng một ý thức tự lập và một tư duy quản lý tài chính hợp lý càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng, làm “nô lệ của con” không thể giúp chúng trở thành một nhân tài đích thực, mà chỉ biến chúng trở thành một kẻ ăn bám đích thực mà thôi.

2. Làm thế nào để nhận thức toàn diện về chỉ số thông minh làm giàu (FQ)

Chỉ số thông minh làm giàu là gì?

Chỉ số thông minh làm giàu (FQ) chỉ khả năng làm ra của cải vật chất của con người. Khả năng này bao gồm hai phương diện: trí tuệ và hành động, đồng thời không thể thiếu một trong hai.

Tiền bạc là vật trung gian quan trọng để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp trong xã hội. Từ trước đến nay, mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần học thật giỏi là có thể kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều người giàu có mà không hề nắm trong tay một thứ bằng cấp gì. Câu chuyện dưới đây đáng để chúng ta suy ngẫm:

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa dòng sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chám, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?” Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn không tìm ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì. “Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.

Trên thế giới, không có khả năng làm giàu nào là hèn kém, và không có của cải nào là dơ bẩn.

Ở phần trước chúng ta có nhắc đến Paul Hsia – Giám đốc Quỹ giáo dục Mỹ, ông nâng cao chỉ số FQ cho các con bắt đầu từ việc dạy bọn trẻ cách ghi sổ:

Sau khi bọn trẻ nhà Hsia đã có thể nhận biết được các con số, ông yêu cầu chúng phải ghi chép rõ ràng nguồn gốc các khoản tiền tiêu vặt mà bố mẹ đã đưa. Hàng tuần, các con của Hsia phải kiểm tra lại cuốn sổ một lần để thống kê xem khoản nào nên tiêu, khoản nào không, khoản nào tiêu quá nhiều, khoản nào cần nhưng chưa tiêu… Sau đó, Hsia sẽ nhận xét và đưa ra ý kiến cụ thể. Từ nhỏ, các con của Hsia đã được bố dạy cho những kiến thức cơ bản như: lãi suất, các ngành nghề, công ty, cổ phiếu, buôn bán… Làm như vậy không chỉ giúp bọn trẻ hiểu sâu thêm về của cải vật chất, mà còn giúp chúng dần học được cách cân đối tài chính và chi tiêu một cách khôn ngoan nhất. Cuối cùng, cả năm người con của ông đều trở nên giàu có.

Dù phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của phương Tây có nhiều điểm khác biệt so với phương Đông, nhưng trong vấn đề làm thế nào để bồi dưỡng năng lực làm giàu cho trẻ, chúng ta vẫn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Mối quan hệ giữa chỉ số FQ và tiền bạc

Chỉ số thông minh làm giàu (FQ) không phải là tiền bạc, nhưng có thể tạo ra tiền bạc. Chỉ số thông minh làm giàu là hạt giống, còn tiền bạc là quả ngọt.

Câu chuyện “Thỏ trắng và thỏ nâu” dường như sẽ làm rõ hơn vấn đề này. Nội dung câu chuyện kể về việc hai chú thỏ trắng và nâu đáng yêu nhận được món quà cải trắng và hạt cải trắng do cụ sơn dương tặng. Sau khi trở về nhà, hai chú thỏ đã đưa ra quyết định khác nhau, thỏ trắng cần mẫn gieo trồng hạt cải, còn thỏ nâu hưởng thụ món quà một cách tham lam. Kết quả, thỏ trắng thu hoạch được cả một vụ cải trắng bội thu, trong khi thỏ nâu đã ăn hết số cải được tặng.

Một khoản tiền có thể giúp bạn có tiền ngay tức khắc, nhưng không thể giúp bạn giàu có cả đời; chỉ số FQ cũng như hạt giống, tuy không thể mang đến cho bạn tiền tài trong một sớm một chiều, nhưng lại có thể giúp bạn cả đời sống trong sung túc.

Chỉ số FQ là yếu tố quyết định đến năng lực quản lý tài chính

Nhiều người cho rằng chỉ số FQ chính là năng lực quản lý tài chính và ngược lại. Cách hiểu như vậy là phiến diện. Năng lực quản lý tài chính, nói đúng ra chỉ là một kỹ năng, chỉ là một bộ phận của chỉ số FQ. Chỉ số FQ là linh hồn, là vị chỉ huy của năng lực quản lý tài chính. Việc nâng cao chỉ số FQ cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao năng lực quản lý tài chính, giúp bạn có những quyết định sáng suốt và thông minh hơn trong quá trình quản lý tài chính. Ngoài ra, chỉ số FQ còn giúp bạn làm giàu và đạt được những thành tựu của bản thân, ví dụ như phát minh, thương hiệu độc quyền, ý tưởng…

Rất nhiều doanh nhân sau khi đạt được thành công đều nhấn mạnh đến vai trò của chỉ số thông minh làm giàu: “Doanh nhân trước tiên phải có khả năng biến những tài nguyên xung quanh mình thành tiền bạc, mà khả năng đó chính là biểu hiện quan trọng của chỉ số thông minh làm giàu.”

Chỉ số thông minh làm giàu hoàn toàn có thể bồi dưỡng

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, mỗi ngày chúng ta đều phải tiến hành rất nhiều các hoạt động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới tiền bạc như buôn bán, tiêu dùng, dự trữ, đầu tư… Sự chênh lệch về chỉ số FQ giữa các cá nhân sẽ mang lại những kết quả khác nhau: có người kiếm được tiền, có người thua lỗ. Do đó, FQ chính là tố chất cơ bản mà con người hiện đại bắt buộc phải có.

Dưới đây là thư của một bạn đọc, trong đó đề cập đến cảm nhận và cách hiểu của cô ấy về chỉ số thông minh làm giàu FQ:

“Người Trung Quốc thường vỗ ngực rằng “tiền bạc là rơm rác”, “nghèo nhưng không hèn” hay “tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.” Chúng ta từ nhỏ đến lớn, từ việc đi học đến kết hôn đều ngửa tay xin tiền bố mẹ. Đến khi bố mẹ già và qua đời, chúng ta mới bắt đầu thấm thía sự gian nan trong quá trình lập nghiệp, mới biết thế nào là “tam thập nhi lập.” Ba mươi tuổi mới ý thức được cần phải kiếm tiền, nhưng dựa vào đâu và làm thế nào để kiếm tiền, chúng ta không hề biết. Bắt đầu một việc mà không hề có sự chuẩn bị trước chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn. Chỉ số IQ, EQ mà mọi người thường nhắc đến hiện nay không thể chỉ rõ cho người ta con đường để sinh tồn. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng và nâng cao chỉ số FQ cho thế hệ tương lai là việc cần làm ngay, đặc biệt là với thế hệ thanh thiếu niên hiện đại, những người đang thiếu hụt trầm trọng những kiến thức về năng lực quản lý tài chính và tư duy làm giàu.”

Chúng ta có thể chia chỉ số thông minh làm giàu thành hai bộ phận: một là do thiên bẩm, hai là được nâng cao thông qua quá trình học tập. Nhiều quan điểm cho rằng, chỉ số thông minh làm giàu của con người chủ yếu được bồi dưỡng và nâng cao sau khi sinh ra. Quan điểm này không phải không có lý. Trong nền giáo dục gia đình, sớm bồi dưỡng cho trẻ chỉ số FQ, bổ sung những thiếu sót của môi trường giáo dục tại nhà trường là những việc làm thiết thực, có ảnh hưởng lâu dài mà các bậc phụ huynh có thể làm để giúp đỡ con cái mình.

Thực trạng giáo dục chỉ số FQ tại Trung Quốc

Trong cuộc sống, người ta đã quá quen với thực tế rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ phải đi làm thuê cho các ông chủ mới chỉ tốt nghiệp trung cấp hoặc trung học. Xét về chỉ số IQ, có lẽ thạc sỹ, tiến sỹ sẽ vượt trội hơn so với học sinh cấp 3, nhưng chỉ số EQ và FQ thì chưa dám chắc. Một người có chỉ số IQ thấp, có thể học hỏi nâng cao chỉ số EQ và FQ, nhưng nếu chỉ số FQ thấp, thì chỉ số IQ và EQ có cao đến mấy cũng khó mà bổ sung được. Thực tế trên chứng minh một điều: học vấn cao chưa hẳn và chưa chắc đã biết cách làm giàu, vì vậy mới có câu “Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có những người nghèo tài hoa.”

Tất cả trẻ em từ khi mới sinh ra đến khi lớn lên đều phải tham gia vào “mô hình giáo dục khối tam giác”, tức là sẽ đồng thời tiếp nhận cả 3 phương thức giáo dục từ gia đình (bố mẹ), nhà trường và xã hội. Những đứa trẻ sẽ dần trưởng thành trong mô hình giáo dục này.

Dường như không ai có thể thay đổi một cách đáng kể mô hình giáo dục tại nhà trường và xã hội, hai mô hình này chỉ chịu sự chi phối từ sự phát triển của xã hội. Mô hình duy nhất có thể thay đổi được là giáo dục gia đình, nhưng muốn làm được điều đó thì cũng vô cùng khó khăn, vì đa số các bậc phụ huynh cũng từng lớn lên trong “mô hình giáo dục khối tam giác” ấy.

Mô hình giáo dục nhà trường luôn luôn nhấn mạnh đến việc bồi dưỡng chỉ số IQ một cách thái quá mà coi nhẹ việc bồi dưỡng chỉ số EQ, thậm chí việc giáo dục bổ trợ đối với chỉ số FQ chỉ là con số không. Mô hình giáo dục chỉ chú trọng vào bảng điểm này sẽ dẫn đến hậu quả là trẻ có khả năng tư duy làm giàu thấp, đồng thời cũng khiến chúng cảm thấy vô cùng lúng túng, thậm chí là đau khổ khi thấy học vấn của mình không tỷ lệ thuận với những đồng tiền kiếm được.

Mô hình giáo dục gia đình vốn dĩ có thể bổ sung cho những khiếm khuyết của mô hình giáo dục nhà trường, vậy nhưng trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh lại coi nhẹ hoặc không áp dụng phương thức này một cách tích cực.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button