Kinh doanh - đầu tư

7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nhỏ

7 nguyen tac bat bien de xay dung doanh nghiep nho - Steven S. Little1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Steve S. Little

Download sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nhỏ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Để xây dựng một doanh nghiệp không phải đơn giản chỉ là vốn và ý tưởng. Mà còn nhiều khó khăn hơn nữa, và sẽ càng khó khăn hơn khi đây là lần đầu khởi nghiệp. Đối với những doanh nhân khởi nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ họ sẽ không biết được điều nào là ưu tiên và quan trọng trong giai đoạn xây dựng doanh nghiệp.

Trong cuốn sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ tác giả sẽ như một nhà tư vấn đưa ra những lời khuyên thực tiễn nhất giúp định hướng con đường xây dựng nền tảng cho những doanh nghiệp nhỏ. Từ hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng đội ngũ nhân sự, phát triển thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Chúng ta có thể áp dụng một cách linh hoạt những nguyên tắc trong cuốn sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ để có thể định hướng rõ ràng nhất con đường mình sẽ đi để tránh những sai sót ban đầu cũng như tối thiểu hóa nguy cơ thất bại. Chúc các bạn thành công với những bài học và lời khuyên trong sách.

Trong hai thập kỷ 1980 và 1990, tôi là lãnh đạo của ba doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Cả ba doanh nghiệp từ quy mô rất nhỏ đã trở thành những doanh nghiệp hùng mạnh (nhưng nếu so với doanh nghiệp lớn, chúng chỉ được xếp vào hàng doanh nghiệp nhỏ). Doanh nghiệp lớn nhất trong số đó đạt doanh thu trên 12 triệu đô-la và có một trăm nhân viên. Tôi đã học được một vài bí quyết phát triển doanh nghiệp nhỏ từ khi còn khá trẻ.

Tôi thích nói về sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ hơn là thực hiện nó. Tôi xuất thân trong một gia đình có nhiều giảng viên và nhà hùng biện nên không thể cưỡng lại sức hút của dòng máu diễn giả trong mình. Đầu năm 1998, tôi cùng người vợ tuyệt vời đã quyết định toàn tâm toàn ý trở thành nhà tư vấn và diễn giả độc lập trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp tư nhân. Cho đến nay, mọi việc vẫn rất tốt đẹp.

Ngay sau đó, mọi người bắt đầu thuê tôi. Bởi tôi có kinh nghiệm thực tế phát triển doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm thực tế này chứng minh khả năng của tôi và tạo được niềm tin đối với mọi người. Dù là diễn giả hay nhà tư vấn, thành công trong quá khứ của tôi đã thu hút sự chú ý của họ. Tôi diễn thuyết trực tiếp trước hàng chục nghìn chủ doanh nghiệp, nhà quản lý của các công ty tư nhân. Cho tới ngày hôm nay, mọi người vẫn tiếp tục tín nhiệm tôi.

Đây mới là điều thú vị tôi muốn kể với các bạn. Như đã nói ở trên, tôi biết một vài bí quyết phát triển doanh nghiệp nhỏ khi điều hành chúng. Tuy vậy, tôi đã học được nhiều hơn về tăng trưởng doanh nghiệp từ khi trở thành nhà tư vấn, diễn giả và chuyên gia trong lĩnh vực này. Kiến thức tôi thu được và kinh nghiệm thực tiễn phát triển doanh nghiệp chính là những thứ tôi muốn chia sẻ với bạn.

Tôi đã nghiên cứu quá trình phát triển doanh nghiệp trong nhiều năm. Ai phát triển doanh nghiệp? Tại sao phải phát triển? Tại sao chủ doanh nghiệp thành công còn người khác lại thất bại? Các học giả, doanh nhân thành đạt, chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng nói gì về chủ đề này? Đây là một chủ đề hấp dẫn và có nguồn thông tin cực kỳ phong phú.

Vậy tôi đã học được điều gì? Thứ nhất, tôi cho rằng mình hiểu hết về vấn đề tăng trưởng doanh nghiệp nhưng thực tế không phải vậy. Tôi cũng biết rằng càng hiểu biết nhiều về lĩnh vực này, tôi càng kém dứt khoát hơn. Nói cách khác, càng nghe, thấy và trải nghiệm nhiều về quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân, tôi càng thiếu tự tin khi tuyên bố và khẳng định sự thật của vấn đề này.

Mỗi nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ khẳng định điều gì đó thì lại có vô vàn những kết quả nghiên cứu khác phủ định nó. Một số chủ doanh nghiệp đồng tình với tôi về một ý kiến nào đó, nhưng nhóm khác lại bác bỏ. Thậm chí, một số kinh nghiệm quý báu tôi đã dày công tìm tòi, tích luỹ qua nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực này cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn những “cục vàng của chàng ngốc”.

Nhưng, tôi phát hiện ra một số khái niệm có ý nghĩa với những người hiểu rõ việc mình đang làm, những người tạo ra sự tăng trưởng và lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp của họ. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu (thông qua thử nghiệm), tôi đã đúc kết được một số ý tưởng lớn mà những người tôi kính trọng đã đồng ý với tôi.

Làm sao tôi biết họ có cùng quan điểm với tôi? Điều họ không nói ra còn ý nghĩa hơn nhiều. Nói chung, các nhà lãnh đạo, dù mới chỉ thành công ở mức khiêm tốn cũng trở thành những “chuyên gia điên rồ nhất” (hãy tin tôi, từng là tổng giám đốc công ty nên tôi biết điều đó). Họ không bao giờ băn khoăn khi đánh bại ai đó có ý kiến trái ngược với kinh nghiệm thực tế của họ (hãy tin tôi, là diễn giả và nhà tư vấn, tôi hiểu điều đó).

Không phải ai cũng đồng tình với bảy nguyên tắc để phát triển doanh nghiệp nhỏ này, nhưng cũng không ai phản bác. Đối với tôi, điều đó chứng minh chúng là những nguyên tắc “bất biến”. Chúng là nguyên tắc không chỉ vì đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm khoa học mà còn bởi hầu hết mọi người đều công nhận. Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?

Bạn sẽ nhận thấy tôi thích sử dụng phép loại suy (quá trình suy luận dựa trên sự tương đồng). Ví dụ: Mọi người đều đồng ý là hoa hồng đẹp. Quan niệm hoa hồng đẹp không thể bác bỏ, mặc dù thực tế, không ai chứng minh được điều đó. Chúng ta có thể thực hiện cuộc thăm dò về vẻ đẹp của hoa hồng ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau và số liệu thống kê sẽ cho thấy đa số mọi người đều đồng ý rằng hoa hồng đẹp. Không ai sẽ tiến hành cuộc thăm dò đó vì làm vậy thật ngốc nghếch. Hoa hồng đẹp, và mọi người đều biết điều đó.

Tương tự, các nguyên tắc của tôi rất quan trọng và mọi người đều biết điều đó. Không thể bác bỏ những nguyên tắc này.

ĐỌC THỬ

TÔI THẬT SỰ ĐÃ NÓI “ĐÂY LÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC BẤT BIẾN”?

V âng, tôi đã nói chắc chắn đây là những nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ. Và tôi xin mạn phép nhắc lại một lần nữa. Đó chính là những từ chuyển tải chính xác nhất điều tôi muốn nói. Tuy nhiên, cũng như nhiều từ khác, nó có ý nghĩa khác nhau đối với từng người. Để chắc chắn bạn hiểu rõ ý của tôi, tôi muốn giải thích kỹ hơn.

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

Trong hai thập kỷ 1980 và 1990, tôi là lãnh đạo của ba doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Cả ba doanh nghiệp từ quy mô rất nhỏ đã trở thành những doanh nghiệp hùng mạnh (nhưng nếu so với doanh nghiệp lớn, chúng chỉ được xếp vào hàng doanh nghiệp nhỏ). Doanh nghiệp lớn nhất trong số đó đạt doanh thu trên 12 triệu đô-la và có một trăm nhân viên. Tôi đã học được một vài bí quyết phát triển doanh nghiệp nhỏ từ khi còn khá trẻ.

Tôi thích nói về sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ hơn là thực hiện nó. Tôi xuất thân trong một gia đình có nhiều giảng viên và nhà hùng biện nên không thể cưỡng lại sức hút của dòng máu diễn giả trong mình. Đầu năm 1998, tôi cùng người vợ tuyệt vời đã quyết định toàn tâm toàn ý trở thành nhà tư vấn và diễn giả độc lập trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp tư nhân. Cho đến nay, mọi việc vẫn rất tốt đẹp.

Ngay sau đó, mọi người bắt đầu thuê tôi. Bởi tôi có kinh nghiệm thực tế phát triển doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm thực tế này chứng minh khả năng của tôi và tạo được niềm tin đối với mọi người. Dù là diễn giả hay nhà tư vấn, thành công trong quá khứ của tôi đã thu hút sự chú ý của họ. Tôi diễn thuyết trực tiếp trước hàng chục nghìn chủ doanh nghiệp, nhà quản lý của các công ty tư nhân. Cho tới ngày hôm nay, mọi người vẫn tiếp tục tín nhiệm tôi.

Đây mới là điều thú vị tôi muốn kể với các bạn. Như đã nói ở trên, tôi biết một vài bí quyết phát triển doanh nghiệp nhỏ khi điều hành chúng. Tuy vậy, tôi đã học được nhiều hơn về tăng trưởng doanh nghiệp từ khi trở thành nhà tư vấn, diễn giả và chuyên gia trong lĩnh vực này. Kiến thức tôi thu được và kinh nghiệm thực tiễn phát triển doanh nghiệp chính là những thứ tôi muốn chia sẻ với bạn.

Tôi đã nghiên cứu quá trình phát triển doanh nghiệp trong nhiều năm. Ai phát triển doanh nghiệp? Tại sao phải phát triển? Tại sao chủ doanh nghiệp thành công còn người khác lại thất bại? Các học giả, doanh nhân thành đạt, chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng nói gì về chủ đề này? Đây là một chủ đề hấp dẫn và có nguồn thông tin cực kỳ phong phú.

Vậy tôi đã học được điều gì? Thứ nhất, tôi cho rằng mình hiểu hết về vấn đề tăng trưởng doanh nghiệp nhưng thực tế không phải vậy. Tôi cũng biết rằng càng hiểu biết nhiều về lĩnh vực này, tôi càng kém dứt khoát hơn. Nói cách khác, càng nghe, thấy và trải nghiệm nhiều về quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân, tôi càng thiếu tự tin khi tuyên bố và khẳng định sự thật của vấn đề này.

Mỗi nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ khẳng định điều gì đó thì lại có vô vàn những kết quả nghiên cứu khác phủ định nó. Một số chủ doanh nghiệp đồng tình với tôi về một ý kiến nào đó, nhưng nhóm khác lại bác bỏ. Thậm chí, một số kinh nghiệm quý báu tôi đã dày công tìm tòi, tích luỹ qua nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực này cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn những “cục vàng của chàng ngốc”.

Nhưng, tôi phát hiện ra một số khái niệm có ý nghĩa với những người hiểu rõ việc mình đang làm, những người tạo ra sự tăng trưởng và lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp của họ. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu (thông qua thử nghiệm), tôi đã đúc kết được một số ý tưởng lớn mà những người tôi kính trọng đã đồng ý với tôi.

Làm sao tôi biết họ có cùng quan điểm với tôi? Điều họ không nói ra còn ý nghĩa hơn nhiều. Nói chung, các nhà lãnh đạo, dù mới chỉ thành công ở mức khiêm tốn cũng trở thành những “chuyên gia điên rồ nhất” (hãy tin tôi, từng là tổng giám đốc công ty nên tôi biết điều đó). Họ không bao giờ băn khoăn khi đánh bại ai đó có ý kiến trái ngược với kinh nghiệm thực tế của họ (hãy tin tôi, là diễn giả và nhà tư vấn, tôi hiểu điều đó).

Không phải ai cũng đồng tình với bảy nguyên tắc để phát triển doanh nghiệp nhỏ này, nhưng cũng không ai phản bác. Đối với tôi, điều đó chứng minh chúng là những nguyên tắc “bất biến”. Chúng là nguyên tắc không chỉ vì đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm khoa học mà còn bởi hầu hết mọi người đều công nhận. Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?

Bạn sẽ nhận thấy tôi thích sử dụng phép loại suy (quá trình suy luận dựa trên sự tương đồng). Ví dụ: Mọi người đều đồng ý là hoa hồng đẹp. Quan niệm hoa hồng đẹp không thể bác bỏ, mặc dù thực tế, không ai chứng minh được điều đó. Chúng ta có thể thực hiện cuộc thăm dò về vẻ đẹp của hoa hồng ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau và số liệu thống kê sẽ cho thấy đa số mọi người đều đồng ý rằng hoa hồng đẹp. Không ai sẽ tiến hành cuộc thăm dò đó vì làm vậy thật ngốc nghếch. Hoa hồng đẹp, và mọi người đều biết điều đó.

Tương tự, các nguyên tắc của tôi rất quan trọng và mọi người đều biết điều đó. Không thể bác bỏ những nguyên tắc này.

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC BẠN CẦN BIẾT

Đây không phải là một cuốn cẩm nang. Trong nhiều năm, tôi đã diễn thuyết trước hàng chục nghìn chủ doanh nghiệp và nhà quản lý quan tâm tới sự tăng trưởng doanh nghiệp. Sau buổi diễn thuyết, họ thường gọi điện hoặc gửi email cho tôi để hỏi thêm. Câu hỏi thứ hai họ thường hỏi tôi là: “Tôi nên mua cuốn sách nào có thể hướng dẫn tôi phát triển công việc kinh doanh của mình?”

Câu hỏi này rất thú vị vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ không bao giờ hỏi: Tôi nên “đọc” cuốn sách nào mà luôn luôn là “mua”. Câu hỏi này ngụ ý hành động mua cuốn sách, ở một góc độ nào đó, có ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Biên tập viên của tôi đã tổng kết rằng độc giả đọc chưa đến 20% số sách kinh doanh mà họ mua.

Lý do thứ hai, không tác giả nào viết được một cuốn sách mô tả chi tiết cách thức phát triển doanh nghiệp của bạn. J. Paul Getty (nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng) từng nói: “Không ai có thể đạt được thành công thật sự và vĩnh cửu hoặc làm giàu trong kinh doanh bằng cách biến mình thành kẻ theo đuôi người khác”. Bạn thường nhìn thấy một cuốn cẩm nang liệt kê mười bảy bước đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp nhưng nó cũng chẳng có tác dụng gì mấy. Các bước liệt kê trong cẩm nang không thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển được.

Thay vì đưa ra danh sách công việc cụ thể, cuốn sách này nghiên cứu và xác định những vấn đề mà các công ty thành công thường chú trọng. Trong những vấn đề này, điều kỳ diệu xuất hiện và do bạn tạo ra: sự đổi mới và khám phá mới, sự phát triển và thay đổi có tính cách mạng được quản lý và thực hiện triệt để chính là nguồn gốc của tăng trưởng thật sự, ổn định và lợi nhuận. Nói cách khác, tôi không chỉ ra việc bạn phải làm mà gợi ý những nơi bạn có thể tìm thấy việc cần làm. Phần cuối mỗi nguyên tắc, tôi liệt kê các bước nên làm tiếp theo. Trong bất kỳ trường hợp nào, không nên hiểu chúng là những gợi ý cụ thể. Chúng chỉ là những lời khuyên nhằm giúp bạn tìm ra triển vọng cho mình.

Đây không phải là một cuốn sách tài chính. Bất kỳ công ty nào, dù lớn hay nhỏ, đều cần xây dựng hệ thống truyền thông tin chính xác và liên tục tới lãnh đạo về tình hình tài chính của công ty. Mỗi doanh nghiệp tôi từng lãnh đạo, luôn có một báo cáo vào mỗi buổi sáng, trong đó cung cấp những thông tin quan trọng nhất của ngày, tháng, năm tính đến thời điểm đó. Doanh thu, đơn đặt hàng, khoản phải trả, khoản thu, hàng tồn kho và “hệ số thanh toán nhanh1” … là một số chỉ tiêu phải kiểm tra hàng ngày. Báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải được lập, kiểm tra và nghiên cứu hàng tháng. Làm như vậy sẽ giúp ích cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ của bạn.

Đây là lần cuối cùng bạn nghe về tài chính trong cuốn sách này. Sự thật là, đối với nhiều chủ doanh nghiệp, tài chính là một chủ đề khá khô khan. Hơn nữa, cũng đã có rất nhiều cuốn sách hay viết về chủ đề này. Đó là lý do khiến tôi quyết định hạn chế đề cập trực tiếp đến tài chính trong cuốn sách này. Tuy vậy, tôi vẫn phải lưu ý, mặc dù không được đề cập trực tiếp nhưng các yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng xuyên suốt cuốn sách.

Bạn không thể giữ chân những nhân viên giỏi nhất nếu không thể trả mức lương cao cho họ chỉ vì không biết cách quản lý lưu lượng tiền mặt. Bạn cũng không thể phát huy sức mạnh công nghệ khi không thể xác định được những vấn đề trong bản báo cáo lỗ, lãi. Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để lôi kéo khách hàng của các công ty là cung ứng hàng hóa và dịch vụ đúng hẹn. Cách quản lý hợp lý hàng tồn kho như sản phẩm, linh kiện hay lượng công việc trong một giờ là một khía cạnh tài chính quan trọng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Chắc rằng bạn đã hiểu được ý của tôi. Mỗi một nguyên tắc trong bảy nguyên tắc sau đây liên quan đến khả năng giám sát và giải thích dữ liệu tài chính của doanh nghiệp bạn. Bạn không cần phải trở thành một chuyên gia tài chính nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn biết cách ứng dụng.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐƯỢC ĐƯA RA ĐỂ PHÁ VỠ

Từ nguyên tắc, cũng giống như từ không thể bác bỏ, có nhiều nội hàm khác nhau. Nếu tra trong từ điển đồng nghĩa, bạn sẽ thấy có nhiều từ gần nghĩa với từ nguyên tắc như nghị định, mệnh lệnh hay điều luật, đều có ý nghĩa bắt buộc phải tuân thủ. Bạn cũng sẽ tìm thấy một số từ đồng nghĩa với ý tôi muốn diễn đạt trong cuốn sách này như thông lệ, thông thường, tập quán. Ví dụ: “Ở các công ty phát triển, làm việc chăm chỉ là điều bình thường, không phải là cá biệt”. Đó là cách tôi muốn bạn hiểu các nguyên tắc này không phải là những điều luật bắt buộc phải tuân theo mà là những phương hướng hành động chung đã được chứng minh có hiệu quả ở nhiều công ty.

Điều cuối cùng tôi muốn nhắn tới độc giả là: tôi không nói bạn phải tuân thủ đúng bảy nguyên tắc này để thành công trong kinh doanh. Mục đích của tôi là chia sẻ những hiểu biết mà tôi đã tích lũy được thông qua thực tiễn đổi mới và cách thức điều hành thành công của các công ty tư nhân. Tôi hy vọng bạn sẽ tự tìm ra cho mình con đường mới phát huy mọi tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh.

LỢI NHUẬN RẤT QUAN TRỌNG

Khi tôi diễn thuyết trước rất nhiều doanh nhân trên đất nước, cuối mỗi buổi diễn thuyết thường có một vài người muốn “thử tài” diễn giả. Họ đều là những người tốt và không cố ý làm tôi lúng túng. Nhiều năm trong nghề diễn thuyết, đứng trước những người hay “vặn vẹo”, tôi được nghe nhiều nhận xét như muốn “tát nước” vào mặt tôi. Điển hình là những câu hỏi kiểu: “Steve à, hôm nay anh đã nói rất nhiều về sự tăng trưởng. Thế còn lợi nhuận thì sao? Anh không nghĩ lợi nhuận quan trọng hơn tăng trưởng hay sao?”

Câu trả lời của tôi là: “có” hoặc “không” đầy quả quyết.

“Có” trong trường hợp những chủ doanh nghiệp không muốn phát triển công ty hơn nữa, thì tối đa hóa lợi nhuận là điều quan trọng nhất. Những doanh nghiệp lớn thường tận dụng thương hiệu của họ để thu lợi khi khả năng tăng trưởng quá khó khăn hoặc tốn kém. Ngay cả các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng đưa ra lý do để không muốn phát triển doanh nghiệp của họ hơn nữa. Có thể họ đã thỏa mãn với mức độ phát triển hiện tại. Có thể họ còn có các mối quan tâm khác ngoài công việc kinh doanh. Có thể họ không muốn thuê thêm nhân viên. Dù là lý do nào thì họ đều tìm cách khai thác tối đa thương hiệu để thu lợi nhuận. Tôi không phản đối quan điểm kinh doanh đó. Đó là cách thức quản lý doanh nghiệp hoàn hảo dành cho bạn. Tôi chỉ cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng doanh nghiệp có thể xảy ra bất ngờ.

Còn đối với những doanh nghiệp tư nhân quyết tâm phát triển, lợi nhuận không quan trọng bằng tăng trưởng. Trên thực tế, bạn không thể tách rời hai vấn đề này. Tăng trưởng không thể đạt được nếu không có lợi nhuận. Trong một khoảng thời gian cụ thể, việc duy trì lợi nhuận sẽ ngày càng khó khăn nếu không có sự tăng trưởng. Trong cuốn sách này, tôi sử dụng các từ như ổn định và thành công để nói về tăng trưởng. Khi bắt gặp các từ này, bạn nên hiểu rằng tôi đang nói về sự tăng trưởng có lợi nhuận. Lợi nhuận là chiếc phong vũ biểu rất chính xác để đo lường thành công. Đạt được lợi nhuận là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp phát triển có hệ thống. Lợi nhuận giúp định lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận rất quan trọng nhưng cũng không quan trọng hơn tăng trưởng. Suy cho cùng, lợi nhuận và tăng trưởng là một.

Tôi muốn nói gì khi dùng từ “tăng trưởng”?

Cách bạn lựa chọn để đo lường hay xác định tăng trưởng cũng có thể là cách tôi sử dụng. Nếu bạn quyết định theo đuổi tỷ lệ tăng trưởng 3% trong năm tới, thì đó là sự xác định mức độ tăng trưởng của bạn vì nó liên quan tới việc kinh doanh của bạn. Mặt khác, tôi sẽ không cố gắng thuyết phục bạn thay đổi quyết định mang tính cá nhân như thế. Nếu mục đích của bạn là đưa doanh nghiệp mình lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu theo bình chọn của tạp chí Inc. và đạt mức tăng trưởng 1.000% trong vòng 5 năm tới thì đó cũng có thể là một mức tăng trưởng hợp lý. Dù theo cách nào thì các nguyên tắc và bài học mà tôi chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ích cho bạn. Tôi cho rằng tăng trưởng cũng giống như một mục tiêu cố định. Nền tảng để xây dựng sự tăng trưởng là như nhau, bất luận là quy mô hay thời gian hoàn thành kế hoạch thế nào.

Nếu bạn đã sẵn sàng phát triển doanh nghiệp của mình, cuốn sách này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu nó có thể đưa ra dù chỉ một lời khuyên đáng tin cậy, góp phần quan trọng vào nỗ lực phát triển kinh doanh của bạn, thì tôi đã đạt được mục tiêu của cuốn sách. Bạn muốn chia sẻ với tôi thành công của bạn, hãy gửi email cho tôi theo địa chỉ: steve@stevenslittle.com.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button