Kinh doanh - đầu tư

5 Nguyên Tắc Thép – 15 Thuật Bán Hàng Thành Công

5 nguyen tac thep 15 thuat ban hang thanh cong - Li Tuan Kiet1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lí Tuấn Kiệt

Download sách 5 Nguyên Tắc Thép – 15 Thuật Bán Hàng Thành Công ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Tại sao khách hàng sẽ bị ảnh hưởng?

Bạn đọc thân mến, trước khi bắt đầu đọc cuốn sách, hãy vui lòng nghiêm túc trả lời câu hỏi sau:

Bạn đã từng mua những thứ mình chưa thực sự cần đến chỉ vì nghe theo lời quảng cáo của nhân viên bán hàng?

Nếu câu trả lời là Có, bạn hãy thử hồi tưởng lại một chút hoàn cảnh lúc ấy, nhân viên bán hàng đã làm thế nào để có thể khiến bạn quyết định mua hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?

Mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều bị chi phối bởi não bộ. Tuy nhiên, trong quá trình tư duy, bộ não của chúng ta lại thường bị ảnh hưởng bởi các thông tin được đưa vào từ bên ngoài, từ đó nó có thể đưa ra những quyết định mang tính bốc đồng.

Vậy thì, mấu chốt của vấn đề ở đây chính là, tại thời điểm đó, nhân viên bán hàng đã sử dụng phương pháp gì để quấy nhiễu quá trình tư duy bình thường của não bộ, làm ảnh hưởng đến hành động mua hàng của chúng ta?

Bằng kinh nghiệm bán hàng nhiều năm của mình, cũng như dựa trên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tâm lí học trong bán hàng, tôi đã phát hiện ra rằng, hầu như toàn bộ các nhân viên bán hàng đều sử dụng 5 phương pháp dưới đây để tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng:

Phương pháp thứ nhất là khiến cho khách hàng không tiện từ chối và đưa ra những lời hứa hẹn của mình, từ đó “buộc” khách hàng thực hiện hành vi mua hàng, đây cũng chính là mục đích mà nhân viên bán hàng hướng tới.

Lấy một ví dụ đơn giản thế này: Tôi muốn hỏi bạn một vấn đề rất quan trọng, nhưng lại không dám chắc bạn sẽ trả lời, việc đầu tiên tôi làm sẽ là mở lời hỏi: “Thưa anh, tôi có thể hỏi anh một vấn đề được không ạ?”. Trước một lời nhờ vả lịch sự như vậy, bạn thường sẽ trả lời: “Tất nhiên là được!”.

Và một khi bạn đã nói là “Được”, điều đó có nghĩa là bạn đã đưa ra một lời hứa hẹn và bạn cần phải chịu trách nhiệm với lời hứa đó của mình, không thể biến mình thành một kẻ tiểu nhân chỉ nói lời mà không biết giữ lời được. Có thể những câu hỏi tiếp theo của tôi sẽ khiến bạn phật ý, nhưng mà vì lời hứa trước đó, bạn vẫn cần phải trả lời.

Phương pháp thứ hai chính là các nhân viên bán hàng sẽ đánh vào nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm phù hợp. Khi nhân viên bán hàng nói trúng nhu cầu của mình, khách hàng có thể sẽ đưa ra những quyết định chóng vánh.

Chẳng hạn như khi chúng ta đang bù đầu xoay sở với công việc của mình, đột nhiên lại có một cuộc điện thoại tiếp thị, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là nói với đầu dây bên kia rằng: “Tôi rất bận, không rảnh”. Nhưng nếu nhân viên bán hàng đó lại nói thế này: “Nếu như có một cách có thể giúp bạn lập tức tiết kiệm được 30% chi phí điện thoại đường dài mà không cần phải đầu tư thêm bất cứ khoản chi phí nào khác, bạn có thể dành cho tôi chút thời gian để giới thiệu ngắn gọn về nó không?”.

Chỉ bằng một chút thay đổi nho nhỏ, nhân viên bán hàng đã nhanh chóng khơi gợi được sự hứng thú của chúng ta, hướng sự chú ý của chúng ta vào những sản phẩm mà họ bán. Nếu bạn hỏi nguyên nhân tại sao lại làm được điều này, chẳng có gì khác ngoài hai chữ “nhu cầu” cả.

Phương pháp thứ ba chính là các nhân viên bán hàng sẽ nhắc nhở khách hàng của mình rằng, có thể hiện tại bạn đang phải đối mặt với một số rủi ro, một khi những rủi ro này trở thành hiện thực, chúng sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn, thậm chí còn có thể trở thành mối đe dọa to lớn đến sự an toàn trong cuộc sống của bạn. Do vậy, chúng ta buộc phải dùng một số biện pháp để tránh những rủi ro này, mà hành động tránh rủi ro đó lại chính là điều mà các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được.

Phương pháp thứ tư là nhân viên bán hàng sẽ lợi dụng người khác hoặc sử dụng sức mạnh của đám đông để tác động đến hành vi của khách hàng. Phải biết rằng, hành động của chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi người khác. Bằng cách mượn những đánh giá của người khác, nhân viên bán hàng sẽ tạo tác động đến hành vi mua hàng của bạn.

Ví dụ như khi đang đi dạo phố, chúng ta chợt nhìn thấy rất nhiều người xếp hàng để mua một cây đèn diệt muỗi, vậy là chúng ta cũng đi theo xếp hàng mua một chiếc. Nhưng, lúc mua nó, liệu bạn có từng nghĩ đến việc liệu chất lượng của chiếc đèn diệt muỗi này có đáng tin cậy hay không? Giá của nó có rẻ hơn so với ở trong siêu thị?

Chúng ta thực hiện hành động mua hàng mù quáng này chủ yếu dưới tác động của một loại tâm lí được gọi là tâm lí đám đông(1).

Phương pháp thứ năm chính là nhân viên bán hàng khai thác nhược điểm trong bản chất con người. Bạn biết đấy, bản tính con người luôn có một mặt nào đó không tốt, một khi bị kích thích, nó sẽ tạo ra những hành vi tiêu dùng mà khi ngẫm lại chúng ta không thể nào hiểu nổi.

Việc thảo luận chi tiết về 5 phương pháp để có thể nắm bắt được tâm lí khách hàng nêu trên chính là nội dung cốt yếu của cuốn sách này.

Điều cuối cùng tôi cần làm rõ với các bạn chính là bất kì lí thuyết nào cũng có tính hai mặt: Ưu điểm và nhược điểm. Nếu như bạn là một người tiêu dùng, sau khi đọc cuốn sách này rồi, tôi hi vọng trước khi mở hầu bao, bạn nên thử nghiêm túc nghĩ xem: Thứ mà mình định mua có thực sự cần thiết hay không?

Nếu bạn là một người bán hàng, tôi hi vọng rằng với nhân cách cao đẹp của mình, bạn có thể sử dụng tốt những kĩ năng bán hàng mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận đã được mô tả trong cuốn sách này để phát triển được một thị trường rộng lớn hơn và tạo ra doanh số bán hàng tuyệt vời hơn.

ĐỌC THỬ

CHIẾN LƯỢC TÂM LÍ KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ TỪ CHỐI MUA HÀNG CỦA BẠN

Người xưa thường nói: “Có đi có lại mới toại lòng nhau.”

Tư duy này đã ăn sâu trong đầu óc chúng ta, khi biết ai đó đã bỏ công sức tiền tài vì mình, thậm chí chưa cần suy xét, chúng ta đã lập tức hiểu rằng phải báo đáp lại họ. Vậy thì, khi tiến hành thúc đẩy quảng bá sản phẩm, liệu có thể lợi dụng tâm lí này của người tiêu dùng để kích cầu hay không?

Có thể lấy gian hàng trà trong các siêu thị lớn làm ví dụ. Các gian hàng bày bán trà dọc lối đi trong siêu thị thường bố trí các nữ nhân viên bưng một chiếc khay đặt những tách trà đã pha sẵn, nhiệt tình mời khách hàng tham quan mua sắm trong siêu thị thưởng thức.

Một thanh niên vừa mới mua xong các vật dụng thiết yếu thường ngày của mình đi qua thấy vậy bèn ghé vào nhâm nhi một tách. Dựa vào ý thức “Có đi – Có lại” mà chúng ta vừa mới chia sẻ ở trên, bởi vì người này đã nhận được một sự phục vụ nho nhỏ, cho nên khi nữ nhân viên kia mời anh ta vào trong ngồi tham quan một chút, vì tâm lí cần báo đáp lại của mình, khả năng anh ta đồng ý là rất cao.

Và khi người thanh niên đã ngồi xuống, nữ nhân viên kia lại nhiệt tình pha một ấm trà nóng mời anh, rồi còn giới thiệu chi tiết về văn hóa uống trà cho anh ta nghe, cả quá trình này có lẽ mất khoảng 10 phút đồng hồ.

Vấn đề được đặt ra lúc này chính là, khi một nhân viên bán hàng có thái độ cực tốt đã tốn đến 10 phút để phục vụ người thanh niên như vậy, nếu anh ta không mua hàng, liệu anh ta có cảm thấy áy náy không? Sau đó, anh ta nghĩ đến việc sớm muộn gì mình cũng sẽ uống trà, thương hiệu của loại trà này cũng nổi tiếng, mua một chút cũng chẳng sao, vì vậy đã nảy sinh ra hành động mua hàng.

Nhà tâm lí học nổi tiếng Robert Cialdini(1) đã gọi hành động “cho đi – nhận lại” này là “có đi có lại”, điều này có nghĩa là khi chúng ta nhận được điều gì đó từ người khác, cần phải báo đáp lại họ, nếu không chúng ta sẽ có cảm giác tội lỗi, và tôi nghĩ rằng, dùng hai chữ “ân tình” để hình dung điều này sẽ càng phù hợp với thực tế hơn.

Có thể giải thích một cách đơn giản là chỉ cần nhận bất cứ thứ gì hoặc sự giúp đỡ nào từ người khác, thì điều đó đã đồng nghĩa với việc chúng ta đã “mang một món nợ ân tình”, mà thứ đã mang danh “nợ ân tình” thì lại rất cần phải đền đáp. Ngày nào còn chưa “trả” được “nợ ân tình” thì ngày đó bạn còn cảm thấy trong lòng mang nặng “áp lực đạo đức” vô hình, cảm giác này kéo dài cho đến khi bạn trả được nợ mới thôi, cho đến khi trả nợ xong, bạn mới có thể cảm nhận được một sự “giải thoát”. Đứng ở địa vị là nhân viên bán hàng, bạn có thể lợi dụng được tâm lí này của người tiêu dùng, đây chính là những gì mà chương “Thuật Ân tình” sẽ chia sẻ cùng các bạn.

Vậy nhân viên bán hàng phải làm thế nào mới có thể vận dụng được “Thuật Ân tình” để đạt được mục đích kinh doanh của mình?

THỨ NHẤT, CẦN PHẢI ĐÁNH TRÚNG NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

Tôi tin rằng, tất cả chúng ta đều từng trải qua tình huống: Bởi vì nhận được sự giúp đỡ của người khác, dưới áp lực của tâm lí cần phải đền đáp, khiến mình không thể không nhận lời yêu cầu của đối phương, từ đó phải chịu những tổn thất kinh tế không cần thiết. Trải nghiệm này cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực khác, đó là khiến cho đa số mọi người hình thành một loại hành vi quán tính phản xạ có điều kiện, tức là trong lòng sinh ra một loại cảnh giác đối với những hành động giúp đỡ miễn phí từ người khác.

Nhân viên bán hàng cần làm gì để đối phó với tâm lí đề phòng của khách hàng như vậy?

Hãy cùng xem xét ví dụ sau:

Chuyện là thế này, tôi mua bảo hiểm xe vào năm 2009 và hết hạn vào tháng Giêng năm 2010. Cuối tháng 12 năm 2009, tôi nhận được điện thoại từ nhân viên bán hàng của công ty bảo hiểm. Bằng ngôn từ lịch sự, người này nói cảm ơn tôi lần trước đã mua bảo hiểm của công ty mình, đồng thời thông báo rằng bảo hiểm xe của tôi sắp hết hạn và hỏi tôi có muốn gia hạn tiếp không.

Từ lúc vừa mới nghe điện thoại, trong bụng tôi không ngừng lẩm bẩm: “Lúc mới mua xe năm ngoái, mình đã tham khảo ý kiến của đại lí ô tô kia xem nên mua bảo hiểm xe ở đâu. Lúc đó chỉ nghĩ, dù sao mình cũng đã tốn nhiều tiền mua xe như vậy rồi, dù biết rõ sẽ bị chặt chém một chút, nhưng vì lười biếng nên cứ để đại lí đó giới thiệu mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm này luôn. Ai ngờ khi đem chuyện này kể lại cho đồng nghiệp thì bị họ cười nhạo. Thì ra bảo hiểm mình mua đắt hơn so với của người khác tới 30%. Đúng là bất công, bây giờ sao mình lại có thể bị lừa tiếp chứ.” Cho nên tôi tức giận dập điện thoại luôn, thầm nghĩ: “Muốn gọi điện tiếp thị bảo hiểm nữa à, chẳng có ích gì với tôi đâu.”

Mấy ngày sau, tôi lại nhận được điện thoại từ nhân viên của một công ty bảo hiểm khác. Biết trước là họ gọi điện tiếp thị bảo hiểm nên khi vừa bắt máy, tôi đã chuẩn bị nói mấy câu từ chối khéo. Ai ngờ lần này họ không bán bảo hiểm, nhân viên môi giới cho biết, hiện nay công ty bảo hiểm đang triển khai một chiến dịch tặng thẻ ưu đãi cứu hộ miễn phí cho khách hàng. Trong vòng 6 tháng, chủ thẻ ưu đãi có thể hưởng dịch vụ cứu hộ miễn phí trong khu vực đường vành đai thành phố, anh ta hỏi xem tôi có quan tâm đến tấm thẻ này không. Tôi vừa nghe đến được miễn phí là hào hứng ngay, cho dù là thứ mình không thích cũng chẳng sao, bởi vậy tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin địa chỉ của mình cho nhân viên công ty bảo hiểm. Nhân viên này có vẻ cũng rất thoải mái, sau khi xác nhận đầy đủ địa chỉ rồi thì cúp máy. Hai ngày sau, quả nhiên tôi đã nhận được một tấm thẻ ưu đãi cứu hộ, kiểm tra thông tin hướng dẫn trên thẻ một chút, tôi cảm thấy mình đã lời to.

Ngày thứ ba sau khi nhận được thẻ, nhân viên bán hàng đó lại gọi điện cho tôi, hỏi tôi đã nhận được thẻ ưu đãi cứu hộ chưa. Anh ta nói, anh ta gọi điện cho tôi thứ nhất là xác nhận xem tôi đã nhận được thẻ hay chưa, thứ hai là nhắc tôi rằng cho dù tôi có mua bảo hiểm ở công ty anh ta hay không thì tấm thẻ này vẫn có hiệu lực trong sáu tháng tới. Được chăm sóc tới mức này, tôi còn nói được gì nữa đây, chỉ có thể nhiệt tình nói cám ơn, sau đó cúp điện thoại. Sau khi nghĩ đến công ty bảo hiểm mà tôi từng tham gia trước kia, mỗi khi gặp ai đó, tôi đã không thể không nói với họ, xem công ty bảo hiểm này tốt chưa.

Khi chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bảo hiểm xe của tôi hết hạn, nhân viên bán hàng của công ty bảo hiểm lại gọi cho tôi một lần nữa, nói rằng anh ta biết bảo hiểm xe của tôi sắp hết hạn rồi. Tôi vội vàng hỏi tại sao anh ta lại biết, đối phương cười nói: “Anh đừng để ý đến chuyện này, bây giờ tôi sẽ cung cấp cho anh bảng báo giá các gói bảo hiểm dựa vào những ghi chép về tình trạng bảo hiểm xe của anh trước đây, anh có thể so sánh với báo giá của các công ty bảo hiểm khác để xem có muốn chọn dịch vụ của công ty chúng tôi hay không.” Với hai lần liên lạc trước đó, tôi nghĩ rằng mình chẳng có lí do gì để từ chối, cho nên, tôi đã bảo nhân viên bảo hiểm này mang bảng báo giá tới, dù sao thì tôi cũng phải mua bảo hiểm mà. Tôi cũng nhanh chóng gọi điện cho những công ty bảo hiểm khác, hỏi về giá cả và dịch vụ. Cuối cùng thấy rằng, mặc dù giá cả năm nay của công ty bảo hiểm này không rẻ bằng năm ngoái, nhưng so sánh với những công ty bảo hiểm khác thì vẫn thấp hơn từ 5% đến 8%.

Tôi biết, tôi đã mắc “bẫy” của công ty bảo hiểm này rồi, nhân viên bán hàng kia chỉ mất có ba cú điện thoại, tôi đã trở thành khách hàng của anh ta.

Trong tình huống này, lí do quan trọng nhất khiến việc bán hàng diễn ra thuận lợi chính là việc khách hàng nhận thẻ cứu hộ miễn phí. Với một chủ xe mà nói, rõ ràng là dịch vụ này rất hấp dẫn, bởi vì đó cũng chính là nhu cầu của họ.

Nói cách khác, điểm mấu chốt trong “thuật Ân tình” chính là phải tìm được đúng nhu cầu của khách hàng, hơn nữa còn phải cung cấp đúng lúc. Khi khách hàng có nhu cầu, cho dù trong lúc nhận ưu đãi từ nhân viên bán hàng họ có băn khoăn đi chăng nữa, thì sau khi suy xét đến tình hình thực tế, trong lòng họ cũng sẽ tự thuyết phục chính mình chấp nhận. Họ sẽ tự nhủ với mình rằng, cùng lắm thì khi có cơ hội sẽ báo đáp lại ân tình này của người ta là được, mà đây lại chính là mong muốn của nhân viên bán hàng.

Tuy nhiên, về phía các nhân viên bán hàng, phải làm thế nào mới có thể xác định được nhu cầu của khách hàng? Chìa khóa nằm ở chính sự hiểu biết về khách hàng. Mỗi người đều có công việc riêng của mình, ví dụ như tôi làm công việc đào tạo, nhân viên bán hàng cung cấp đĩa CD chương trình đào tạo cho tôi, giá trị tuy không cao nhưng tôi lại rất thích nó, bởi vì tôi thực sự có nhu cầu này; vợ tôi làm công việc quản lí nguồn nhân lực, tặng cô ấy bộ sách về quản lí nguồn nhân lực, cô ấy sẽ rất hoan nghênh.

Vì vậy, trước khi tặng ân tình cho người khác, cần phải làm một cuộc điều tra để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó mới “đúng bệnh bốc thuốc”, tự nhiên sẽ có được kết quả tốt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button