Hồi ký - danh nhân

Phúc Ông Tự Truyện

phuc ong tu truyen1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK PHÚC ÔNG TỰ TRUYỆN

Tác giả : Fukuzawa Yukichi

Download sách Phúc Ông Tự Truyện ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Phúc Ông Tự Truyện – Hồi Ký Của Fukuzawa Yukichi (Người Đi Tiên Phong Trong Cuộc Minh Trị Duy Tân Ở Nhật Bản):
Fukuzawa Yukichi đã làm được nhiều việc lớn lao cho đất nước Nhật Bản thời cận đại và ông cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ trong các trào lưu tư tưởng của các nước phương Đông thời cận đại, nhất là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như đối với các nước Triều Tiên, Trung Quốc… và cả với Việt Nam ta nữa.

Tư tưởng học đi đôi với hành của Fukuzawa rất có sức thuyết phục đối với mọi người. Trong cuốn “văn minh luận khái lược”, Fukuzawa cũng từng viết “để bảo vệ độc lập không còn cách nào ngoài con đường tiến tới văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.”.

Fukuzawa Yukichi không những chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà yêu nước Phan Bội Châu và phong trào yêu nước do Cụ lãnh đạo, mà còn ảnh hưởng đến cả phong trào yêu nước hoạt động “Công khai hợp pháp” của Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy Tân ở miền Trung cũng như Nam kỳ. Đông Kinh nghĩa thục do các nhà yêu nước thành lập tại Hà Nội năm 1907 và phong trào Duy Tân ở Trung – Nam Kỳ khởi phát từ Quảng Nam năm 1903, sau đó lan toả ra nhiều tỉnh đều có “nguồn gốc tu tưởng” từ cuộc Minh Trị duy tân của Nhật Bản. “Gió Duy Tân từ Đông Hải thổi vào” đất nước Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đã tiếp sức cho phong trào đấu tranh chống thực dân – phong kiến và nhân dân ta, đã khiến cho thực dân Pháp và bè lũ tay sai phải ra tay trấn áp, dập tắt…

Trích dẫn :

Về cuốn Phúc ông tự truyện

Fukuzawa Yukichi có lẽ bắt đầu được độc giả Việt Nam biết đến với tên gọi đọc theo âm Hán Việt là “Phúc Trạch Dụ Cát”, qua những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng đối với tư tưởng của Phan Bội Châu, Phong trào Duy tân và lịch sử cận đại Việt Nam cùng bản dịch cuốn Gakumon no susume (Khuyến học) của giáo sư sử học Chương Thâu. Sự thành công của cuộc Minh Trị duy tân là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ cho rất nhiều chí sĩ tâm huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có Phan Bội Châu và những sĩ phu của phong trào Duy tân.

Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, mặc dù giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của Nhật Bản có thể có những nhìn nhận lại về tư tưởng F. Yukichi, nhưng cần khẳng định một điều rằng, không một nhà tư tưởng nào lại có ảnh hưởng sâu và rộng đến xã hội Nhật Bản cận hiện đại hơn F. Yukichi! Có thể nói, những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà F. Yukichi truyền bá là một căn nguyên phát triển của Nhật Bản cận hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng Fukuzawa Yukichi là điều cần thiết, không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận lại những vấp váp của lịch sử cận đại Việt Nam, mà còn hữu ích cho cả sự phát triển hiện nay. Đây cũng chính là điều khiến dịch giả quan tâm đến các trước tác của Fukuzawa Yukichi nói chung và cuốn Phúc ông tự truyện nói riêng.

Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời F. Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên vóc dáng một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán, nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi! Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời riêng F. Yukichi, mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của F. Yukichi, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật cứng nhắc ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.

Cuốn tự truyện có 13 chương, mỗi chương lại bao gồm những câu chuyện nhỏ khác nhau. Trong quá trình dịch cuốn Phúc ông tự truyện này, người dịch chủ yếu dựa trên bản Fukuō Jiden do Tomita Masafumi khảo chú, được Nhà xuất bản Đại học Keiō-gijuku Daigaku ấn hành vào tháng 1 năm 2001. Tomita Masafumi là người đã dày công nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của F. Yukichi. Không chỉ việc phiên âm cách đọc về tên người, địa danh mà các chú thích của ông cũng là nguồn tham khảo vô cùng quý báu cho người dịch.

Về các ký hiệu trong bản dịch cũng như nội dung, chúng tôi xin lưu ý về một số điểm sau:

  1. Về tên người, địa danh và một số từ chuyên dùng, không có từ thay thế trong tiếng Việt, người dịch sẽ giữ nguyên và chỉ phiên âm cách đọc. Bên cạnh đó sẽ đưa thêm cả cách đọc Hán Việt trong ngoặc đơn để bạn đọc dễ nhớ, dễ liên tưởng đến sự tương đồng giữa tiếng Việt với tiếng Nhật và tiện phân biệt khi có những từ đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ: Nakatsu (Trung-Tân)

  1. Các chữ o, u, e… có dấu gạch ngang trên đầu như ō, ū, ē… là để phân biệt đoản âm và trường âm trong tiếng Nhật.

Ví dụ: Tanso khác với Tansō

  1. Trong bản dịch, người dịch dùng dấu phẩy trên đầu để chia tách các âm không ghép vần với nhau.

Ví dụ: Kame’i (đọc là Ka-me-i) để phân biệt với Kamei (đọc là Ka-mei).

Bản dịch lần này chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong độc giả lượng thứ và cho ý kiến đóng góp để chúng tôi có thể hoàn thiện bản dịch trong những lần in sau.

Nhật Bản, ngày 30/1/2005

PHẠM THU GIANG


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button