Hồi ký - danh nhân

Điện Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử

dien bien phu diem hen lich su1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Download sách Điện Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 – 1954.
Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta “lấy yếu đánh mạnh” thì ở Triều Tiên là “lấy mạnh đánh mạnh”. Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.

Trích dẫn :

Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 – 1954.
Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta “lấy yếu đánh mạnh” thì ở Triều Tiên là “lấy mạnh đánh mạnh”. Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.
Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh”. Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận.
Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 – 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, “quân đoàn tác chiến” (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín” cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là “lối thoát danh dự”. Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: “Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh”. Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.
Như chúng ta đã dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Aixenhao (Dwight D. Eisenhower) mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để “tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự”. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên được ký tại Bàn Môn Điếm. Hăng ri Nava (Hen ri Navarre) tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953. Từ khi bật đầu chiến tranh, nước Pháp đã bẩy lần bổ nhiệm tổng chỉ huy đội quân viễn chinh. Tôi chỉ thị cho cơ quan tham mưu tìm hiểu ngay về viên tướng này. Chúng ta chỉ biết được rất ít. Nava là tướng bốn sao, 55 tuổi, nguyên tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc Đại Tây Dương đóng ở Trung âu Nava đã từng phụ trách công tác tình báo phản gián trong quân đội Pháp, và chỉ huy một sư đoàn thiết giáp. Báo chí hướng Tây ca ngợi Nava như một “danh tướng” có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương”.
Ngày 3 tháng 7, Nava trở lại Pa ri. Chỉ sau hơn một tháng nghiên cứu tình hình tại chỗ, Nava đã có một kế hoạch đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trương và Hội đồng Quốc phòng tối cao Pháp. Lần đầu trong chiến tranh Đông Dương, một tổng chỉ huy có kế hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong hai năm. Nava đã gây được ấn tượng tốt trong giới quân sự và chính trị Pháp. Trên báo chí Pháp lại xuất hiện từ ”,chiến thắng” đã biến mất cùng với Đờ Lát (De Lattre de Tassigny). Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. NÓ chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Phô (Edgar Faure) nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ trăng. Một con số quá lớn ! Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Giăng (Juin), người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị xâm chiếm. Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan đến trận Điện Biên Phủ, và sẽ làm tốn khá nhiều giấy mực sau này.
Ngày 2 tháng 8 năm 1953, Nava trở lại Sài Gòn. Cục Quân báo được chỉ thị gấp rút tìm hiểu kế hoạch Nava.
So với những tướng lĩnh Pháp mà ta đã từng gặp trong chiến tranh như Lơcléc (Leclerc), Đờ Lát… thì Nava là một tên tuổi mới ít gây ấn tượng. Nhưng Nava được đặc biệt chú ý vì gắn với một thời kỳ mới sau cuộc chiến Triều Tiên. Việt Nam đã trở thành nước thứ mười hai của phe xã hội chủ nghĩa, sẽ nổi lên như một điểm nóng duy nhất trong cuộc đối đấu giữa Đông và Tây. Mỹ chắc chắn sẽ ra sức giúp Pháp để cuối cùng, hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button