Kỹ năng mềm

Tư Duy Đa Chiều

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Edward de Bono

Download sách Tư Duy Đa Chiều ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Bạn có thể sử dụng cuốn sách này cả ở nhà và ở trường học. Tại trường, quá trình giảng dạy thường tập trung vào tư duy chiều dọc (vertical thinking) truyền thống. Loại tư duy này hiệu quả nhưng không hoàn chỉnh. Nó cần được bổ sung những phẩm chất giúp sản sinh giải pháp của tư duy sáng tạo. Quá trình này đã được thực hiện ở một vài trường, sự sáng tạo bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn hết sức mơ hồ. Không có một quy trình kỹ lưỡng và thực tiễn nào để tạo ra tư duy sáng tạo. Cuốn sách này sẽ thảo luận về tư duy đa chiều, quá trình sử dụng nó để tạo ra sự sáng tạo và tái cấu trúc cách nhìn nhận sự vật. Tư duy đa chiều là kỹ năng có thể học, thực hành và sử dụng, tương tự như kỹ năng toán học vậy.

Cuốn sách này có thể hữu dụng với các giáo viên – những người đang tìm kiếm các phương pháp thực tế để giảng dạy kiểu tư duy đang ngày càng trở nên quan trọng này. Cuốn sách sẽ chỉ ra những cơ hội chính thống để thực hành tư duy đa chiều, đồng thời giải thích cách thức vận hành của các quá trình liên quan. Giáo viên có thể sử dụng cuốn sách này để rèn luyện bản thân hoặc tốt hơn là sử dụng làm nền tảng cho những bài tập trên lớp của mình.

Vì việc giới thiệu rộng rãi tư duy đa chiều trong trường học không thể diễn ra trong tương lai gần, nên các bậc phụ huynh không nên quá mong chờ vào điều đó. Phụ huynh có thể lựa chọn bổ sung những chỉ dẫn về tư duy đa chiều cho trẻ tại nhà, bên cạnh các bài học trên lớp.

Cần nhấn mạnh rằng hai lối tư duy này không đối lập nhau. Cả hai đều cần thiết. Tư duy chiều dọc cực kỳ hữu ích, tuy nhiên cũng cần bổ sung sự sáng tạo và hạn chế tính cứng nhắc của nó. Dù sớm hay muộn thì việc học tư duy đa chiều cũng sẽ diễn ra ở trường, nhưng cho đến lúc đó, việc học tại nhà là rất cần thiết.

Bạn không nên đọc qua cuốn sách này một mạch mà nên đọc chậm rãi trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Vì lý do này, nhiều nguyên tắc được lặp lại xuyên suốt cuốn sách để củng cố chủ đề chính. Khi sử dụng cuốn sách này, bạn cần nhớ rằng việc thực hành còn quan trọng hơn rất nhiều so với việc chỉ hiểu bản chất của quá trình tư duy đa chiều.

ĐỌC THỬ

CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA TÂM TRÍ

S

ự cần thiết của tư duy đa chiều xuất phát từ cách thức vận hành của tâm trí. Dù tâm trí là hệ thống xử lý thông tin rất hiệu quả nhưng nó vẫn có một số hạn chế đặc trưng nhất định. Những hạn chế này không tách rời khỏi các lợi thế của hệ thống vì cả hai đều xuất phát trực tiếp từ bản chất của hệ thống. Sẽ không thể có được những lợi thế nếu không có những bất lợi. Tư duy đa chiều luôn nỗ lực bù đắp những bất lợi mà vẫn giữ lại các lợi thế.

Giao tiếp mã hóa

Giao tiếp là quá trình truyền tải thông tin. Nếu muốn ai đó làm việc gì, bạn có thể hướng dẫn cụ thể, chính xác những gì cần làm. Làm như vậy sẽ chuẩn xác nhưng sẽ mất thời gian. Sẽ dễ hơn nhiều nếu bạn chỉ đơn giản nói rằng: “Hãy thực hiện kế hoạch số 4.” Câu nói đó có thể thay thế nhiều trang hướng dẫn.

Trong quân đội, các mô hình hành vi phức tạp được mã hóa theo cách này để khi nhắc đến một mã số cụ thể là có thể gọi ra toàn bộ mô hình hành vi cần được thực hiện. Tương tự với máy vi tính: những chương trình được sử dụng nhiều nhất được lưu lại dưới một tiêu đề cụ thể và khi cần dùng, chúng ta chỉ cần tìm đúng tiêu đề đó. Khi vào thư viện mượn sách, bạn có thể mô tả chi tiết cuốn sách mình muốn bằng tên tác giả, tên sách, lời tựa, chủ đề, mô tả tổng quát,… nhưng thay vào đó, tất cả những gì bạn cần làm là cho biết mã số của cuốn sách đó.

Giao tiếp mã số chỉ có thể thực hiện nếu có những mô hình định sẵn. Những mô hình có thể rất phức tạp này được xây dựng từ trước và quy định sẵn dưới những mã tiêu đề. Thay vì truyền tải tất cả thông tin được yêu cầu thì bạn chỉ cần truyền tải mã tiêu đề. Mã tiêu đề đó vận hành như một từ ngữ kích hoạt để nhận diện và gọi ra mô hình mong muốn. Từ kích hoạt có thể là một mã tiêu đề thực ví dụ như tên phim hoặc một phần thông tin cũng có thể được dùng để truy xuất phần thông tin còn lại. Ví dụ, một người không nhớ tên phim có thể nói: “Bạn có nhớ bộ phim có Julie Andrews trong vai cô gái chăm sóc một đám trẻ ở Áo không?”, người kia sẽ giúp bạn nhớ ra tên của bộ phim đó một cách dễ dàng.

Bản thân ngôn ngữ chính là một hệ thống mã hóa dễ thấy nhất với từ ngữ là những kích hoạt tố. Hệ thống mã hóa có lợi thế rất lớn. Nó giúp chúng ta dễ dàng truyền tải rất nhiều thông tin một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều công sức. Nó giúp chúng ta phản ứng đúng đắn trước một tình huống khi tình huống đó được nhận diện bằng hệ thống mã hóa mà không cần nghiền ngẫm những chi tiết của nó. Nó giúp chúng ta phản ứng đúng đắn trước một tình huống ngay cả khi tình huống đó chưa được phát triển đầy đủ, bằng cách xác định tình huống dựa vào những biểu hiện ban đầu.

Giao tiếp thường được cho là một quá trình hai chiều: một người gửi đi một thông điệp và một người khác cố gắng hiểu nó. Trật tự sắp xếp có chủ ý các lá cờ trên một chiếc thuyền là một hệ thống mã hóa, ai từng biết đều hiểu được ý nghĩa của nó. Nhưng một người biết hệ thống mã hóa cũng có thể giải mã sai trong trường hợp lá cờ được sắp xếp ngẫu nhiên để trang trí cho một bữa tiệc hay trang trí ở cây xăng.

Giao tiếp có thể là một quá trình một chiều. Cách nhìn về môi trường là một ví dụ của giao tiếp một chiều. Mỗi người có thể nhặt ra những thông điệp từ môi trường dù chẳng ai chủ ý sắp đặt nó.

Nếu bạn đưa những dòng kẻ được sắp xếp ngẫu nhiên cho một nhóm người, họ sẽ nhanh chóng cố gắng tìm ra những mô hình đáng chú ý nhất. Họ tin rằng có các mô hình được sắp đặt một cách có chủ ý, không tồn tại những mô hình ngẫu nhiên hay đặc biệt. Những học viên được yêu cầu làm một hành động nhất định mỗi khi chuông reo vào những khoảng thời gian nhất định nhanh chóng tin rằng có một ý nghĩa nào đó trong tiếng chuông reo.

Giao tiếp bằng mã hóa hay bằng những mô hình định sẵn đòi hỏi phải có một danh mục mô hình, tương tự việc bạn chỉ có thể sử dụng mã số danh mục sách trong thư viện nếu ai đó đã xây dựng danh mục sẵn. Như đã gợi ý ở trên, không phải lúc nào cũng cần mã số cho từng mô hình. Một phần nào đó của mô hình có thể đại diện cho cả mô hình đó. Nếu bạn nhận ra một người đàn ông khi nghe tên John Smith, đó là bạn đang sử dụng mã tiêu đề, nhưng nếu bạn nhận ra người đàn ông tại buổi tiệc khi nghe thấy giọng nói của ông ta thì bạn đang sử dụng một phần của mô hình. Phía dưới là hai mô hình quen thuộc, mỗi mô hình đều bị che mất một phần nhưng không khó để đoán ra toàn bộ mô hình từ những phần không bị che.

1

Tâm trí là một hệ thống xây dựng mô hình

Tâm trí là một hệ thống xây dựng mô hình. Hệ thống thông tin của tâm trí hoạt động để tạo ra những mô hình và nhận diện chúng. Hoạt động này dựa trên việc sắp xếp chức năng của các tế bào thần kinh trong não bộ.

Tính hiệu quả của tâm trí trong giao tiếp một chiều với môi trường xuất phát từ năng lực xây dựng các mô hình, lưu trữ và nhận diện chúng. Có thể tồn tại một số ít các mô hình được xây dựng trong tâm trí và chúng trở thành những hành vi bản năng nhưng những kiểu mô hình bản năng này không mấy quan trọng với con người khi so với những động vật bậc thấp hơn. Tâm trí có thể cũng chấp nhận những mô hình sẵn có mà nó nhận được. Nhưng năng lực quan trọng nhất của hệ thống là khả năng tạo ra mô hình riêng. Cách tâm trí xây dựng các mô hình sẽ được mô tả cụ thể ở những phần sau.

Một hệ thống có khả năng tạo ra những mô hình và nhận diện chúng sẽ có khả năng giao tiếp hiệu quả với môi trường. Mô hình đúng hay sai không quan trọng, miễn sao chúng được định hình rõ ràng. Vì những mô hình đều do tâm trí con người xây dựng nên, nên trách nhiệm của tâm trí là mắc sai lầm. Một khi các mô hình đã hình thành, cơ chế hữu dụng (nỗi sợ, cái đói, sự khát, nhu cầu tình dục,…) sẽ lựa chọn và giữ lại những mô hình có ích cho sự tồn tại. Nhưng đầu tiên các mô hình cần phải được hình thành. Cơ chế chọn lựa chỉ chọn lọc các mô hình chứ không tạo ra hay thay đổi chúng.

Hệ thống tự tổ chức

Chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh một thư ký tích cực vận hành một hệ thống văn thư, một thủ thư tích cực lên danh mục sách, một máy vi tính tích cực sắp xếp thông tin. Tuy nhiên, tâm trí không tích cực sắp xếp thông tin. Thông tin tự phân loại và sắp xếp vào những mô hình. Tâm trí thụ động, nó chỉ xây dựng một môi trường để tạo cơ hội cho thông tin tự tổ chức. Môi trường đặc biệt này là một bề mặt ký ức với các đặc tính đặc biệt.

Một ký ức là một sự kiện đã xảy ra và chưa hoàn toàn bị xóa nhòa mà vẫn còn lại những dấu vết. Những dấu vết này có thể tồn tại một thời gian dài hoặc chỉ trong thời gian ngắn. Thông tin khi đi vào não bộ sẽ để lại dấu vết là sự biến đổi trong trạng thái của các tế bào thần kinh, cái hình thành nên bề mặt ký ức.

Khung cảnh sau đây cũng giống như một bề mặt ký ức. Những rãnh nước trên mặt đất là những dấu vết ký ức tích tụ sau những cơn mưa. Trận mưa hình thành những con lạch nhỏ, chúng kết hợp thành những con suối và sau đó thành những dòng sông. Một khi các rãnh nước đã hình thành, chúng sẽ trở nên vô cùng bền vững vì mưa sẽ tiếp tục chảy vào các rãnh này và khiến chúng ngày càng sâu hơn. Những cơn mưa thực hiện công việc điêu khắc nhưng chính phản ứng của bề mặt đã định hình cách thức điêu khắc của cơn mưa.

Với ví dụ trên, những đặc tính vật lý của bề mặt có ảnh hưởng rất lớn đến cách cơn mưa tác động lên bề mặt. Bản chất của bề mặt sẽ quyết định hình dạng của dòng sông. Sự nhấp nhô của đá sẽ quyết định hướng chảy của dòng sông.

Thay vì sử dụng ví dụ về cảnh quan thiên nhiên, hãy thử lấy ví dụ về một kiểu bề mặt phẳng như một đĩa thạch trái cây chẳng hạn. Nếu lấy nước nóng đổ lên bề mặt thạch, nước sẽ làm thạch trái cây tan ra một chút. Sau khi đổ hết nước đi, trên bề mặt đĩa thạch sẽ để lại một khoảng lõm. Nếu đổ một muỗng đầy nước khác vào gần chỗ lõm này, nước sẽ đổ dồn về đó và có khuynh hướng làm vết lõm sâu hơn, đồng thời không để lại dấu vết riêng rõ ràng. Nếu liên tục đổ những muỗng nước nóng vào đĩa thạch (đổ nước vào ngay sau khi bề mặt nguội), bề mặt của đĩa thạch sẽ trở nên lồi lõm và đầy những dãy nhấp nhô. Bề mặt phẳng của đĩa thạch trái cây đóng vai một bề mặt ký ức cho những muỗng nước nóng tự sắp xếp chúng vào một mô hình. Những đường rãnh của bề mặt được tạo bởi nước nóng nhưng khi đã hình thành, chúng sẽ tự định hướng dòng chảy. Mô hình cuối cùng phụ thuộc vào vị trí đổ những muỗng nước và trình tự đổ nước. Điều này tương tự như bản chất tự nhiên của thông tin đầu vào và trật tự xuất hiện của thông tin. Thạch trái cây đã tạo ra môi trường cho quá trình tự sắp xếp thông tin vào những mô hình.

Quãng chú ý hạn chế

Đặc trưng căn bản của một hệ thống ký ức tự sắp xếp thụ động là quãng chú ý hạn chế. Đó là lý do tại sao mỗi lần chỉ có thể đổ duy nhất một muỗng nước lên bề mặt thạch trái cây. Quãng chú ý hạn chế chỉ cho phép một phần bề mặt ký ức có thể được kích hoạt vào một thời điểm. Phần nào sẽ được kích hoạt phụ thuộc vào cái gì xuất hiện trên bề mặt ký ức vào lúc đó, trước đó và trạng thái của bề mặt.

Quãng chú ý hạn chế cực kỳ quan trọng vì nó có nghĩa rằng một vùng được kích hoạt sẽ là khu vực cố kết duy nhất và khu vực này sẽ xuất hiện ở phần dễ dàng được kích hoạt nhất trên bề mặt ký ức. (Trong mô hình thạch trái cây, đó là vùng lõm sâu nhất.) Vùng hay mô hình dễ kích hoạt nhất là vùng quen thuộc nhất, vùng thường xuyên được dùng nhất hay vùng có dấu vết sâu nhất trên bề mặt ký ức. Một mô hình quen thuộc thường xuyên được sử dụng sẽ càng trở nên quen thuộc hơn. Bằng cách này tâm trí xây dựng một kho các mô hình định sẵn, cái đóng vai trò nền tảng cho giao tiếp mã hóa.

Với quãng chú ý hạn chế, bề mặt ký ức bị động tự tổ chức cũng trở nên tối đa hóa. Nghĩa là những quá trình chọn lọc, kết hợp, phân tách đều có khả năng xảy ra. Tất cả những quá trình này kết hợp lại sẽ trao cho tâm trí một năng lực tính toán đầy sức mạnh.

Trật tự xuất hiện của thông tin

Hãy xem cách sắp xếp các miếng ghép thành một khối ở phía dưới. Đưa cho một người hai miếng nhựa mỏng và yêu cầu người đó sắp thành một hình dạng có thể mô tả dễ dàng. Hai miếng nhựa đó thường được sắp thành hình vuông. Sau đó thêm vào một miếng khác với cùng yêu cầu như trước đây. Lúc này đơn giản chỉ là ghép thêm vào hình vuông để thành hình chữ nhật. Bây giờ thêm hai miếng nữa. Chúng được kết hợp tạo thành một miếng hình chữ nhật nằm ngang, sau đó ghép vào hình chữ nhật ban nãy để tạo thành một hình vuông mới.

2

Sau cùng lại thêm một miếng khác nhưng không thể ăn khớp với các miếng nhựa đang có nữa. Mặc dù tất cả các bước trên đều đúng nhưng tới bước này thì không thực hiện tiếp được vì miếng xếp mới không phù hợp với hình đang có. Có một cách sắp xếp khác sẽ được chỉ ra dưới đây.

3

Với cách sắp xếp mới này, chúng ta có thể xếp được tất cả các miếng ghép thành một hình dạng có thể gọi tên, kể cả miếng ghép cuối cùng. Nhưng cách này không được thử nhiều như phương pháp đầu vì hình vuông thường dễ hình dung hơn rất nhiều so với hình thoi.

Nếu bắt đầu với hình vuông, chúng ta sẽ phải quay ngược lại để sắp xếp các miếng nhựa thành một hình thoi trước khi có thể đi tiếp. Vì thế, ngay cả khi đã đúng tất cả các bước, chúng ta vẫn phải tái cấu trúc tình huống để có thể đi tiếp.

Những miếng nhựa này minh họa cái diễn ra bên trong hệ thống tự tối đa hóa. Trong một hệ thống như vậy, thông tin sẵn có ở bất kỳ thời điểm nào luôn được sắp xếp theo cách tốt nhất (cách ổn định nhất về mặt sinh lý học). Khi có thêm thông tin mới, chúng sẽ được ráp vào mô hình thông tin hiện hữu như cách các miếng nhựa được xếp vào. Nhưng sắp xếp thông tin hợp lý ở nhiều giai đoạn không có nghĩa là có thể tiếp tục đi từ đó. Sẽ đến lúc một người không thể đi tiếp nếu không tái cấu trúc mô hình. Nghĩa là phải phá vỡ mô hình cũ đã rất hữu ích trước đó và sắp xếp các thông tin cũ theo cách mới.

Đòi hỏi tất cả các bước đều phải hợp lý, hệ thống tự tối đa hóa cho rằng trật tự xuất hiện của thông tin quyết định cách thức những thông tin này được sắp xếp. Vì lý do này, việc sắp xếp thông tin luôn ít hiệu quả hơn cái tốt nhất khả dĩ vì việc sắp xếp tốt nhất khả dĩ sẽ khá độc lập với trật tự xuất hiện của thông tin.

4

Trong tâm trí – hệ thống ký ức tích lũy, việc sắp xếp các thông tin như các khái niệm hay ý tưởng có xu hướng tận dụng không hết những thông tin sẵn có. Điều này được thể hiện trong biểu đồ trên: mức độ sử dụng thông tin thông thường nằm rất thấp so với mức tối đa trên lý thuyết. Chính nhờ việc tái cấu trúc cách nhìn, chúng ta có thể đạt được mức độ sử dụng thông tin tối đa.

Sự hài hước và cách nhìn

Như trong ví dụ về cách sắp xếp các mảnh ghép phía trên, sẽ luôn có một phương án lựa chọn cách sắp xếp thông tin khác. Nghĩa là luôn có khả năng chuyển sang một cách sắp xếp khác nhưng sự chuyển đổi này thường xảy ra đột ngột. Nếu sự chuyển đổi chỉ mang tính tạm thời, nó tạo ra sự hài hước. Nếu sự chuyển đổi trở nên bền vững, nó trở thành một cách nhìn. Điều thú vị là phản ứng trước một giải pháp thay đổi cách nhìn thường là một tràng cười, ngay cả khi bản thân giải pháp đó không có gì buồn cười.

Một người đàn ông nhảy từ mái của một tòa nhà chọc trời, khi rơi đến tầng ba, mọi người nghe anh này thì thầm: “Tới giờ vẫn ổn.”

Ông Churchill ngồi ăn tối bên cạnh quý bà Astor. Bà Astor quay sang nói với ông rằng: “Ông Churchill, nếu tôi lấy ông, tôi sẽ bỏ độc vào ly cà phê của ông.” Ông Churchill đáp lại rằng: “Thưa quý bà, nếu tôi lấy bà, tôi sẽ uống ly cà phê đó.”

Một cảnh sát đi trên đường và kéo theo một đoạn dây thừng. Bạn có biết tại sao anh ấy kéo đoạn dây thừng không? Bạn đã bao giờ thử đẩy một đoạn dây thừng chưa?

Trong mỗi tình huống trên, cách sắp xếp thông tin hình thành một kỳ vọng. Sau đó kỳ vọng này bất ngờ bị phá vỡ bởi thông tin khác thêm vào nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận ra rằng hướng phát triển bất ngờ là một cách sắp xếp thông tin khác.

Sự hài hước và cách nhìn là đặc điểm của kiểu hệ thống xử lý thông tin này. Cả hai quá trình đều khó được thực hiện một cách chủ tâm.

Những bất lợi của hệ thống

Những lợi thế của hệ thống thông tin mô hình định sẵn đã được đề cập. Về cơ bản, những lợi thế của nó là giúp nhận diện và phản ứng nhanh chóng. Vì có thể nhận ra cái đang tìm kiếm, chúng ta có thể khám phá môi trường xung quanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên hệ thống này cũng có những bất lợi. Có thể liệt kê vài bất lợi như sau:

1. Những mô hình sẽ ngày càng bền vững một cách cứng nhắc vì chúng kiểm soát sự chú ý.

2. Rất khó thay đổi các mô hình sau khi chúng đã được xác lập.

3. Thông tin đã được sử dụng như một phần của mô hình này sẽ rất khó được sử dụng vào một mô hình hoàn toàn khác biệt khác.

4. Có một xu hướng “tiến về trung tâm” nghĩa là bất cứ thứ gì tương đồng với mô hình tiêu chuẩn sẽ được nhìn nhận là mô hình tiêu chuẩn.

5. Những mô hình được tạo ra từ hoạt động phân tách ít nhiều mang tính chủ quan. Những mô hình tiếp diễn có thể được phân tách thành những đơn vị riêng biệt và tự phát triển thêm. Một khi những đơn vị này hình hành, nó sẽ tự phát triển. Quá trình phân tách có thể tiếp tục diễn ra rất lâu sau khi nó không còn hữu dụng hoặc quá trình này có thể xâm phạm những vùng nó không mang lại sự hữu ích.

Trong hình phía dưới bên trái, nếu theo thói quen chia hình vuông như ở hình A, sẽ khó sử dụng cách chia ở hình B.

5

6. Hệ thống có tính liên tục cao. Một đổi hướng nhỏ có thể tạo ra khác biệt lớn về sau.

7. Sự xuất hiện liên tục các thông tin có ảnh hưởng rất lớn tới cách sắp xếp. Một vài cách sắp xếp thông tin chưa chắc đã khả dĩ nhất để có thể sử dụng.

8. Hệ thống này có khuynh hướng chuyển đổi đột ngột từ mô hình này sang mô hình khác thay vì thay đổi một cách uyển chuyển. Nó giống như mực nước trong hai bình ở hai vị trí khác nhau như hình vẽ bên phải phía trên. Sự thay đổi đột ngột diễn ra khi một người chuyển từ một mô hình ổn định này sang một mô hình khác.

9. Ngay cả khi lựa chọn một trong hai mô hình có tính đối kháng, rất có thể một mô hình tốt sẽ được chọn và cái còn lại bị bỏ qua hoàn toàn.

10. Có một khuynh hướng được gọi là phân cực. Nghĩa là chuyển động đến điểm cực thay vì dao động quanh điểm cân bằng.

11. Những mô hình xác lập ngày càng lớn hơn. Nghĩa là các mô hình đơn sẽ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi ngày càng dài. Chuỗi này có tính thống trị đến nỗi nó hình thành nên một mô hình. Không có yếu tố nào trong hệ thống phá vỡ chuỗi mô hình này.

12. Tâm trí là một hệ thống xây dựng và sử dụng các mô hình thông thường.

Mục tiêu của tư duy đa chiều là khắc phục các hạn chế này thông qua tái cấu trúc, để thoát khỏi những mô hình thông thường, để kết hợp thông tin theo những cách mới nhằm tạo ra ý tưởng mới. Để làm được việc đó, tư duy đa chiều tận dụng các đặc điểm của hệ thống này. Ví dụ, sử dụng kích thích ngẫu nhiên chỉ hiệu quả trong hệ thống tự tối đa hóa. Đồng thời quá trình phá vỡ và kích thích chỉ có thể được sử dụng nếu thông tin khi đó được kết hợp lại với nhau để tạo một mô hình mới.

Tổng kết

Tâm trí xử lý thông tin theo một cách rất đặc biệt. Cách này rất hiệu quả và có nhiều lợi ích thực tiễn nhưng vẫn có những hạn chế. Cụ thể, tâm trí rất giỏi trong việc xây dựng những mô hình khái niệm nhưng không giỏi tái cấu trúc để cập nhật chúng. Chính vì những hạn chế này nên chúng ta mới cần tư duy đa chiều.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button