Kỹ năng mềm

Dịch Thuật Và Tự Do

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hồ Đắc Túc

Download sách Dịch Thuật Và Tự Do ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Như chúng ta thấy, Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, lại có tham vọng “đi tắt, đón đầu” nên việc tiếp thu nhanh và hữu hiệu tri thức nhân loại đã trở thành một nhu cầu thúc bách. Trong tiến trình đó, dịch thuật đóng một vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là rất quan trọng, ít nhất là cho đến khi giới nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam tiếp thu và nắm vững được công nghệ hiện đại và chuẩn bị cho việc sáng tạo công nghệ.

Không chỉ riêng giới nghiên cứu, người đọc đại chúng cũng có nhu cầu tìm hiểu để tiếp cận và thẩm thấu ngày càng sâu các nền văn hóa và khoa học trên thế giới, trong khi tác phẩm của tác giả trong nước, từ nghiên cứu khoa học tới sáng tác văn học nghệ thuật, chưa đạt số lượng (khoan nói đến chất lượng) thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu của thị trường.

Hai lý do trên khiến dịch phẩm chiếm số lượng áp đảo trong thị trường xuất bản. Tốc độ xuất bản phẩm tăng vọt trong mấy thập niên qua đã tới mức ngay cả người trong ngành cũng khó nắm vững hay theo dõi kịp những bước phát triển. Tình trạng ấy tất yếu làm nảy sinh những vấn đề về chất lượng của các dịch phẩm, trong đó có những vấn đề rất nghiêm trọng.

Quả thực, không phải cho đến gần đây dịch thuật mới trở thành mối quan tâm, thậm chí là ưu tư, của cả người đọc lẫn người dịch, khi chất lượng cũng như ý kiến phê bình các dịch phẩm gây ra nhiều tranh cãi. Trong tình cảnh ấy, cả người thực hành dịch thuật lẫn người đọc dần nhận ra sự vắng mặt của một hàng ngũ dịch giả chuyên nghiệp.

Những người được gọi là dịch giả chuyên nghiệp hiện nay chủ yếu là vì họ sống hoàn toàn, hoặc một phần, nhờ việc dịch thuật; hoặc do lòng yêu mến công việc hay lãnh vực chuyên môn nên họ đã làm dịch thuật suốt nhiều năm, có thể là vài chục năm. Trong khi tính chuyên nghiệp nên được hiểu ở nhiều khía cạnh và nó đòi hòi nhiều điều kiện.

Trước hết, giống như người chuyên nghiệp ở các lãnh vực khác, dịch giả cũng phải được đào tạo chính quy về nghề dịch (từ lý thuyết, phương pháp, tới thực hành dịch thuật). Dĩ nhiên, ta không loại trừ khả năng tự học để trang bị kiến thức chính quy ấy, nhưng theo tôi, đào tạo chính quy ở trường lớp bao giờ cũng là con đường ngắn nhất để đạt trình độ chuyên nghiệp tối thiểu.

Họ cần hiệp hội chuyên ngành của mình để bảo vệ quyền lợi đồng thời đề ra những quy chuẩn hành nghề, qua đó góp phần hạn chế số lượng những dịch phẩm kém (qua việc cấp chứng nhận hoặc giấy phép hành nghề). Nhiều dịch giả hiện nay đã đề xuất việc thành lập những hội như thế, và không nhất thiết phải do nhà nước bảo trợ hoặc chủ trì như ta thường thấy ở nước ngoài.

Họ cũng phải có quy ước về đạo đức nghề nghiệp, như thường thấy ở những giới hành nghề chuyên môn, không những để tạo sức mạnh nhằm bảo đảm chất lượng cho dịch phẩm, mà còn để giải quyết mọi xung đột quyền lợi có thể xảy ra.

Và ta dễ dàng thấy rằng ‘đào tạo chính quy’ chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng một hàng ngũ dịch thuật chuyên nghiệp. Việc giảng dạy môn dịch thuật ở bất kỳ quy mô nào, như một tín chỉ của khoa ngoại ngữ hay báo chí, hoặc như giáo trình của một chuyên khoa độc lập, đều rất đáng quý trong điều kiện hiện nay khi dịch thuật chưa được trả thù lao tương xứng tuy nhu cầu thị trường còn rất lớn.

Dịch Thuật và Tự Do của Hồ Đắc Túc ra đời vào thời điểm này, theo tôi, là một đóng góp lớn vào việc đào tạo dịch thuật học chính quy khi mà những sách hoặc giáo trình về lịch sử, lý thuyết và phương pháp dịch thuật bằng tiếng Việt cho đến nay còn khá hiếm hoi, với tầm phổ biến còn hạn hẹp.

Với cách trình bày khoa học nhưng đơn giản cho các vấn đề chuyên môn, và văn phong trong sáng, nhiều cho gần gũi như văn nói, Dịch Thuật và Tự Do không khô khan và đi quá sâu vào những lãnh vực liên quan (như các lý thuyết ngôn ngữ học, thuyết nữ quyền, v.v…) nhưng vẫn giúp bạn đọc nhìn rõ ra thế giới dịch thuật và những vấn đề hiện còn tranh cãi và cần tìm hiểu của nó. Phần thư mục tương đối chi tiết ở cuối sách có thể thỏa đáp nhu cầu tìm hiểu thêm của người đọc. Tuy bao quát như thế, nhưng như tựa sách đã nêu rõ, tác giả không áp đặt lý thuyết nào cho người học mà chỉ dựa trên lý thuyết để đề xuất các giải pháp cho các tình huống dịch thuật cụ thể, như thế người học có thể ‘tự do’ lựa chọn giải pháp khi thực hành dịch thuật.

Ở góc độ cá nhân, một người làm nghề dịch thuật đã nhiều năm, tôi rất hân hạnh khi được phép đọc tác phẩm này trước khi nó được xuất bản, và tôi thấy rằng nhiều câu hỏi trong nghề nghiệp mà tôi phải mất nhiều năm mới có được câu trả lời thì hoàn toàn có thể giải đáp mau chóng nếu tôi được học về lý thuyết dịch thuật. Nhiều đúc kết kinh nghiệm mà tôi lấy làm tâm đắc, hóa ra, đã được giải quyết và phát biểu từ lâu bởi những bậc thầy dịch thuật ở các thế kỷ trước.

Ngoài cảm giác hân hạnh, tôi còn thực sự hân hoan khi thấy các bạn sinh viên ngày nay có cơ may hưởng được nền đào tạo chính quy và các bạn hoàn toàn có thể đạt trình độ chuyên nghiệp chỉ trong vài năm, thay vì phải mất một khoảng thời gian dài gấp mấy lần để mò mẫm tự học như thế hệ chúng tôi.

Với tấm hân hoan ấy, tôi thành thực cám ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu Dịch Thuật và Tự Do với bạn đọc.

Phạm Viêm Phương

Dịch giả.

ĐỌC THỬ

Lời nói đầu

Lớp học ở Việt Nam thường sắp bàn hàng ngang từ trên xuống dưới, thầy đứng trên bục giảng cao, bàn ghế của thầy cũng kê trên bục cao hơn bàn ghế của trò. Thầy và trò đối diện, từ lớp một đến đại học đều bố trí phòng học giống nhau.

Trong các giờ lý thuyết trên giảng đường đại học, cách sắp bàn ghế như thế cũng hợp lý. Nhưng khi chuyển qua sinh hoạt nhóm hay chia tổ thảo luận, thầy và trò đều chật vật vì khó di chuyển các bàn và băng ghế dài để từng nhóm có thể ngồi đối diện nhau. Người thầy đi vòng quanh, không thể nhập vào từng nhóm để hòa chung với trò thảo luận một vấn đề. Cách bố trí lớp học theo truyền thống này phản ảnh triết lý giáo dục truyền thống: thầy giảng trò nghe, thầy tách biệt với trò, đứng và ngồi đều cao hơn trò.

Nhà giáo dục Mỹ Mortimer Adler (1902–2001) cho rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác chứ không phải sản xuất, vì người thầy như người nông dân. Không có nông dân thì cây cối vẫn lớn theo lẽ tự nhiên nhưng với sự hợp tác của nông dân, cây cối đơm hoa kết trái đều mùa và nhiều hơn.

Trong lớp lý thuyết dịch thuật của tôi ở Đại học Trà Vinh, các sinh viên ngồi cuối lớp thường ngỗ nghịch, ít hứng thú trong chuyện học. Đây là lệ thường ở học đường Việt Nam. Thời học sinh, tôi vẫn chọn ngồi ờ đây bàn cuối, và không bao giờ ngồi ngoài rìa bàn vì sẽ rất gần thầy. Ngồi cuối lớp có cái lợi là khi thay hòi. mình có thể núp sau lưng bạn trước, hy vọng thầy sẽ không thấy để chỉ mặt điểm tên. Các bạn ngồi bàn đầu lúc nào cũng xung phong xin trả lời, được thay khen giỏi vì trả lời thuộc lòng những gì thầy đã giảng.

Truyền thống bàn ghế dàn hàng ngang đối diện với người thầy kéo dài cho đến khi tôi đứng trước các sinh viên ở Việt Nam. Có thời gian dài ở Úc, tôi cũng đứng trước sinh viên nhưng không để ý chuyện này vì lớp học ở Úc mọi sinh viên một bàn một ghế, khi cần, mọi người tự di chuyển bàn ghế để thảo luận, thầy cũng chọn một ghế trong để ngồi ngang hàng với trò.

Trong nghệ thuật và kỹ thuật truyền đạt, khoảng cách là một trong các yếu tố tạo nên sự thành công hay thất bại của ý định truyền đạt. Điều này dễ hiểu và vẫn thường xảy ra hàng ngày dù ít người để ý: hai người không thể tâm tình khi đứng (hay ngồi) cách xa nhau quá. Những người học ngôn ngữ cử chỉ đều hiểu quy tắc này. Vì vậy, khi muốn chuyển tải thành công một nội dung nào đó, họ chọn khoảng cách (và thời gian) sao cho thích hợp.

Dạy học, ngoài việc là một nghệ thuật hợp tác, còn là một nghệ thuật truyền đạt. Khi người thầy đứng cao hơn người họ, có một khoảng cách không gian giữa thầy và trò. Để cắt ngắn khoảng cách và tạo sự hợp tác, đầu tiên người thầy, như người nông dân, đến gần với những hạt giống thiên nhiên của mình. Những hạt giống ấy. đã đành không có người nông dân vẫn lớn theo cách của chúng, nhưng sẽ lớn hiệu quả hơn khi có bàn tay chăm sóc. Người nông dân bơm thêm một ít nước để cây trái, cũng với bản chất tự phát triển của chúng, phát triển tốt hơn. Người thầy đưa ra một số con đường để người học, cũng với bản chất tự tìm tòi ai cũng có, chọn một lối đi. Adler nói rằng người dạy không truyền kiến thức vào một thực thể trống rỗng và thụ động, mà chính người học đã tích cực sản xuất kiến thức và ý tưởng (mới) sau khi đã nhận từ người thầy một vài ý tưởng. Giống như người nông dân không bơm truyền chất bổ vào một cái cây đã chết, mà nhờ cây là một thực thể sống, nên dưỡng chất đưa vào làm chúng tươi tốt hơn.

Điều này có nghĩa kiến thức chỉ hữu dụng nếu kiến thức cũ được chồng lên bằng những phát kiến mới.
Muốn có những ý tưởng mới từ người học, xuất phát từ kiến thức của người dạy, cần sự hợp tác giữa hai bên. Kiến thức của người dạy sẽ đứng yên nếu người học chỉ thuộc bài, trả lại cho người dạy đúng những gì đã nghe. Kiến thức của người dạy giàu có hơn, và bị thách thức nhờ ý tưởng mới của người học. Thầy và trò cũng tiến.
Sự giàu có kiến thức chỉ đạt được nếu người học được tự do chọn những gì được rao truyền, có quyền loại trừ, có quyền giữ lại những gì hòa và hợp với bản chất riêng để sản sinh những ý mới. Nếu không được chọn lựa, người học chỉ là cái máy trả lại đúng những gì được trao. Một người học không có quyền thanh lọc những gì được dạy cũng như một nguyên tác được sao chép, không khác một dấu phẩy hay cả các lỗi sai, và như vậy bản gốc chỉ có thêm một bản gốc. Trong khi đó nhờ bản dịch, nguyên tác sẽ có thêm một lớp độc giả. Bản dịch có thể làm mất mát ít nhiều tinh chất của bản gốc nhưng bù lại có tinh chất riêng của nó. Bản gốc và bản dịch bổ sung nhau như người dạy và người học cũng hợp tác để có thêm nhiều ý tưởng.

Trong lớp học, tôi đã thử theo triết lý ‘dạy học là nghệ thuật hợp tác’ của Adler, và quan niệm dịch thuật là một tiến trình chọn lựa hoàn toàn tự do sau khi người dịch đã có kiến thức rộng về nhiều phương pháp dịch. Cậu sinh viên ngồi bàn cuối soi lại thời tôi ngồi cuối lớp, chán chường và không hào hứng. Sau vài buổi đầu, khi hiểu khái niệm căn bản về tương đương ngôn ngữ và văn hóa, và dịch thuật là một hiện tượng ngôn ngữ chỉ có tính tương đối, người sinh viên ấy đã đưa ra nhiều cách dịch thuật lý thú, kể cả tự tin nói ‘em không đồng ý với cách dịch đó.’

Cuốn sách này chỉ mong các bạn sinh viên đạt được cách nghĩ suy như người sinh viên ấy sau khi đọc những giới thiệu về lịch sử và một số quan niệm dịch thuật.

‘Dịch thuật’ là từ chung để chỉ dịch nói và dịch viết. Ngày nay biên dịch để chỉ dịch viết, phiên dịch để chỉ dịch nói. Cách nói này đã thông dụng dù chữ ‘phiên’, từ Hán Việt, có nghĩa gốc là ‘lật lại’, ‘chuyền qua’. Hoa ngữ dùng chữ ‘phiên dịch’ cho cả dịch nói và dịch viết. Trong sách này, dịch thuật chỉ chung hoạt động chuyển ngữ, khi cần làm rõ mới phân biệt dịch nói hay dịch viết.

Từ kinh nghiệm dịch nói, tiến dần qua dịch viết khi nhân loại có chữ viết, những người đi trước đúc kết kinh nghiệm để hình thành dần dần các quan niệm, đưa ra các mô hình, xây dựng lý thuyết dịch.

Văn minh nhân loại, vốn liếng sống của nhiều dân tộc khác nhau, những áng thơ văn tuyệt tác, những khám phá về khoa học kỹ thuật hay niềm tin tín ngưỡng, đã được trao đổi và giàu có hơn thông qua dịch thuật.

Đến thập niên 1970, dịch thuật đã trở thành một ngành riêng với danh xưng Dịch thuật học (Translation Studies). Các khám phá của ngành khác, và ngay cả trào lưu xã hội như phong trào bình đẳng giới cũng đã được dùng để giải thích, phê bình và ứng dụng vào dịch thuật. Công việc chuyển ngữ có từ ngàn xưa, như tên gọi, không còn giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ. vì dịch thuật không đơn giản chỉ là thao tác chuyển từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác.
Khi nói đến chuyển ngữ chúng ta gần như coi rằng chỉ cần chuyển ngữ (nghĩa) này sang ngữ (nghĩa) khác là xong việc. Dịch thuật, như sẽ thấy, không đơn giản là tìm từ tương đương giữa hai ngôn ngữ. bởi lẽ rất hiếm có hai ngôn ngữ hoàn toàn tương đồng cả về cấu trúc lẫn nội dung. Giả sử có một từ tương đương về nghĩa giữa hai ngôn ngữ đi nữa, thì bối cảnh (thời gian và không gian) sử dụng chưa hẳn giống nhau, mục đích sử dụng chưa hẳn giống nhau, cách sử dụng cũng chưa chắc giống nhau. Các quy ước về ngôn ngữ đã không giải thích được mọi hiện tượng ngôn ngữ. Vì vậy, cần những góc nhìn khác.

Có học giả nhìn dịch thuật hoàn toàn trong phạm vi ngôn ngữ. Có người cho rằng dịch thuật là những thao tác để hai nền văn hóa cộng thông. Có vị lại nhìn dịch thuật dưới nhãn quan tâm lý, như điều gì xảy ra trong tâm thức người dịch khi đang chuyển ngữ. Có người lại nhìn dịch thuật dưới lăng kính đạo đức, chẳng hạn có nên dịch một tác phẩm suy đồi luân lý. Chuyển ngữ không còn là vấn đề giải quyết từ ngữ nữa mà còn vượt lên trên phương tiện đó, trở thành một nghệ thuật, một nhân sinh quan thông qua các phương pháp khoa học.

Cuốn sách này giới thiệu những quan niệm dịch thuật thông dụng nhằm giúp sinh viên có một tầm nhìn rộng hơn về dịch thuật, từ đó tự tìm tòi và xây dựng cho mình một phương pháp dịch thích hợp. Các quan niệm ở lĩnh vực khác, như thuyết giải cấu trúc (deconstructionism) hoặc quan niệm bình đẳng giới đối với dịch thuật (nhóm chủ trương tránh dùng từ ngữ làm giảm vai trò của phụ nữ trong bản dịch), sẽ vắng mặt trong cuốn sách này vì ít thông dụng.

Nhưng muốn bước vào địa hạt dịch thuật, sinh viên trước hết phải thông qua một quy trình học thức. Đầu tiên là biết cách tự trang bị kiến thức tổng quát. Thiếu kiến thức, và không biết cách đánh giá thông tin thì khó lòng làm tốt công việc dịch thuật dù thông hiểu hai ngôn ngữ (Chương 1). Sau đó, cần biết rằng trong lĩnh vực chuyên môn này có rất nhiều lý thuyết. Biết các quan niệm dịch xuất hiện từ nghìn năm trước sẽ giúp ta thấy rằng dịch thuật không chỉ là giải quyết vấn đề ngữ nghĩa tương đương. Đây là kiến thức chủ yếu nhất, không thể thiếu nếu muốn trở thành một người dịch thận trọng hoặc muốn đánh giá một dịch phẩm (Chương 2 và 3). Chúng ta thận trọng nhờ biết người đi trước đã đưa ra các phương pháp dịch nào, đã nhìn dịch thuật dưới lăng kính nào, từ những hiểu biết ấy, khi đánh giá một dịch phẩm, chúng ta khiêm tốn và bao dung hơn vì hiểu rằng ý tưởng của mình không phải hoàn toàn mới mà nhờ xây cất từ tri thức của người đi trước.

Khi đã tự trang bị kiến thức tổng quát, nhận ra trên đời này dịch thuật có lý thuyết, có mô hình chứ không thuần túy là vấn để đổi chữ này thành chữ khác, sinh viên mới bắt tay vào thực hành dịch. Các chương kế tiếp trình bày cách dịch trong các lĩnh vực đặc thù.

Dịch văn chương là một hiện tượng lâu đời nhất, tiếp cận cách dịch văn thông qua những quan niệm dịch thuật khác nhau sẽ cho ta một lối dịch và thẩm định dịch phẩm một cách chín chắn và chừng mực (Chương 4). Hai đề tài tiếp theo, dịch báo chí trong Chương 5 và dịch thuật thính thị trong Chương 6, là hai hiện tượng thời đại nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Cũng như điều kiện cần có là trước khi dịch thì phải biết (kiến thức), người đọc sẽ nắm vững các yếu tố tổng quát nhưng căn bản về ngôn ngữ báo chí, và các thành tố kỹ thuật trong kỹ nghệ phim ảnh gồm ngôn ngữ, phụ đề, lồng tiếng và thuyết minh phim. Phần cuối của Chương 6 cũng trình bày những yếu tố ngôn ngữ cần cân nhắc khi làm phụ đề cho người điếc và lãng tai.

Chương 7 bàn về thuyết cảm ý, một khám phá của trường phái thông dịch Paris xuất phát từ kinh nghiệm dịch hội nghị. Đây là thuyết ít được lưu ý, nhưng rất hữu ích cho những người muốn thực tập phương pháp dịch ứng đoạn và dịch song hành. Sau này, những bổ sung về mặt học thuật của nhiều học giả và dịch giả đã mờ rộng việc ứng dụng thuyết cảm ý trong dịch viết.

Chương 8 trình bày những quan niệm dịch thuật có thể ứng dụng trong ba lĩnh vực chuyên biệt, gồm dịch trang web, luật pháp, và y tế. Sinh viên có thể suy diễn từ phương pháp dịch trong ba nội dung đặc thù này để ứng dụng trong các lĩnh vực chuyên môn khác.

Chương 9 tổng hợp các chương trước bằng một hiện tượng được quan tâm từ đầu thế kỷ 21, đó là đạo đức trong dịch thuật. Đạo đức không chỉ là việc phân biệt giữa điều nên làm và điều nên tránh, giữa đúng và sai, mà trở thành một quan niệm trong dịch thuật. Mỗi phương pháp dịch đều bao gồm trong nó nhân sinh quan. Khi chúng ta chọn phương pháp này và loại trừ lý thuyết kia, chúng ta đã thể hiện một cách nhìn cuộc đời, tức một quan niệm về đạo đức.

Nhưng sở dĩ chúng ta biết chọn là nhờ có kiến thức, biết nhiều đường đi.

Theo truyền thống, dịch là tuân thủ lời người trên như khi dịch kinh sách, dịch ‘đúng’ là dịch sát nguyên bản, giữ ý và chữ của ‘thánh hiền’. Quan niệm cũ chỉ đưa ra một con đường.

Cuộc sống càng chuyển hóa thì con người càng có nhiều chọn lựa, vì vậy quan niệm ‘dịch đúng’ được soi rọi từ nhiều góc cạnh khác nhau, từ nhiều lối nhìn chứ không còn một con đường phải theo nữa. Dịch giả có nhiều chọn lựa tùy học thức và quan niệm. Jiri Lévy (1967) nói dịch là một quy trình tự quyết định là theo ý ấy. Chúng ta có quyền chọn lựa vì con người vốn tự do và có nhu cầu mở mang kiến thức, nhưng chọn lựa chỉ có thể thực hiện khi chúng ta có học thức, và chọn lựa gắn liền với trách nhiệm. Tự do chọn phương pháp dịch căn cứ trên một lý thuyết, tuân hay không theo một quy ước hành nghề, chọn dịch hay khước từ một nhiệm vụ dịch thuật, là một quyết định người dịch tự chọn lấy. Sự tự do ấy được giới hạn bởi đạo đức. Đạo đức được biểu hiện thông qua quy ước hành nghề. Và bởi quan niệm riêng về luân lý.

Nội dung của chín chương sách cố gắng đưa ra một bức tranh nhiều màu bằng ngôn ngữ đơn giản. Các quan niệm dịch đã nói trong ba chương đầu đôi khi được lặp lại ngắn gọn ờ các chương sau để người đọc đỡ mất công truy ngược các chương đầu. Lặp lại ý tưởng cũng nhằm tạo cho nội dung của từng chương tự đủ nghĩa, người đọc không cần đọc theo thứ tự mà có thể bắt đầu bất kỳ chương nào. Hơn nữa, nếu giới thiệu mọi quan niệm thông dụng trong một chương duy nhất sẽ khó nhớ, vì vậy các quan niệm dịch không có ở phần trước sẽ lần lượt được đưa vào chương sau tùy chủ đề. Cách giới thiệu từng bước ấy như một bức màn được kéo ra từ từ, mục đích để sinh viên dễ tiếp nhận và thấy rằng, trong ngành dịch thuật, càng đi sâu càng có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu thêm, khai thác, sử dụng. Cơ sở để tìm thêm thông tin là tài liệu tham khảo và địa chỉ trang web trong sách, ghi theo hệ thống tác giả – ngày (author-date) của Đại học Harvard (Harvard referencing system). Từ tài liệu này sẽ tìm ra tài liệu khác, chân trời học thuật sẽ không bao giờ ngững.

Thư mục ở cuối sách được ghi bằng Anh ngữ nếu tác giả là người nước ngoài, và bằng Việt ngữ nếu tác giả là người Việt. Ví dụ số trang sẽ được viết tắc là pp. hoặc tr. (trang) tùy tài liệu tham khảo là của tác giả nước ngoài hay của người Việt.

Phần thảo luận ở cuối mọi chương, với các ví dụ bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt, là những gợi ý để sinh viên bổ sung ý tưởng vào những gì đã đọc. Bổ sung theo nghĩa phê phán, chấp nhận, bác bỏ, để làm mới hơn những gì đã trình bày trong sách. Vì vậy, sách không đưa ra những phương pháp chỉ định, như nên dịch thế này hay thế khác, mà tập trung mô tả những cái mất (lost) và được (found) khi theo một quan niệm dịch thuật nào đó. Suy tư về một lý thuyết, thảo luận phương cách dịch sẽ thú vị hơn là áp đặt một quan điểm dịch buộc người học phải tuân theo, bởi lẽ, không có một lý thuyết nào là toàn bích. Tự chọn phương pháp bằng cách dựa trên kiến thức của người đi trước là nền tảng khoa học để phát triển nghệ thuật dịch thuật, và cũng chính là cách thực hành nghệ thuật hợp tác trên con đường phát triển tri thức.

Rất nhiều tài liệu tham khảo dùng trong sách này đều nhờ Phật tử Kỳ Quang cung cấp, vì vậy tôi xin thâm tạ. Cám ơn anh Nguyễn Thu Hương và đặc biệt cảm tạ anh Mai Sơn đã tạo duyên để cuốn sách này được ra mắt bạn đọc.

Hồ Đắc Túc

Sài Gòn, 2012.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button