Truyện - bút ký

Du Ký Châu Phi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Cố Khúc

Download sách Du Ký Châu Phi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi chưa từng nghĩ một ngày nào đó mình sẽ đến Ethiopia. Dĩ nhiên, tôi biết Ethiopia nằm ở châu Phi, thủ đô nước cộng hòa này là Addia Ababa, đó là những kiến thức cơ bản trong sách địa lý cấp hai mà tôi được học, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ đến nơi này. Trước khi gặp Yuan, tôi thậm chí không biết trên thế giới có hãng hàng không Yemen, và rồi ngày 28 tháng Sáu năm 2009, tôi đã đáp máy bay của hãng hàng không này để đến Addia Ababa.

Trước đó, suy nghĩ về châu Phi của tôi nằm gọn mấy từ: “nghèo, nóng, sa mạc và bệnh AIDS.” Tôi chỉ biết Ethiopia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ban đầu tôi dự định đi hết năm nước trong vòng hai tháng, sau đó sẽ qua Iran, rồi về nước bằng đường cao tốc Karakoran (KKH highvvay), đường cao tốc Pakistan – Trung Quốc.

Lẽ ra, nước tiếp theo tôi chọn đến là Iran, nhưng tháng Bảy năm đó, Iran bầu cử tổng thống, tình hình khá phức tạp, cửa khẩu đường bộ Iran – Pakistan bị đóng cửa, kế hoạch ban đầu của tôi sụp đổ. Quốc gia gần nơi tôi ở nhất hiện nay là Ai Cập, nhưng vào tháng Bảy, nhiệt độ tại đất nước ấy lên đến 45°C, tôi không đủ dũng khí phơi mình dưới cái nắng nóng như đổ lửa đó. Thế là tôi cứ nằm bẹp trong phòng khách sạn Ta Hostel (Beirut) suốt tám ngày, hoàn toàn không có ý tưởng gì cho hành trình tiếp theo… Biển Địa Trung Hải xanh mênh mang ngoài cửa sổ, ngày nào tôi cũng thò đầu ra ngó “nàng” một cái, rồi lại rụt vào tiếp tục ngủ vùi, chán nản vì chẳng biết rốt cuộc mình nên đi đâu. Tôi đã chờ đợi, trông ngóng suốt mười năm mới có được chuyến đi dài ngày này, vậy mà vẫn không rõ bản thân muốn tới nơi nào. Dù lúc trước tôi đã xin được visa vào Ethiopia, một cách hết sức tình cờ.

Năm ngày trước, tôi gặp đồng hương tên Yuan ở Ta Hostel, cậu ấy vừa từ Syria đến. Sau một hồi chuyện phiếm, chúng tôi cùng nhau đến lãnh sự quán Ethiopia ở thành phố Beirut. Khoảng một tiếng rưỡi sau, tôi lấy được visa Ethiopia với thời hạn một tháng.

Yuan đi Jordan ngay sau đó. Còn tôi quay lại Ta Hostel, nằm dài trên giường, cầm cuốn hộ chiếu

với visa tới Iran, Pakistan và Ethiopia mà rầu rĩ, vì không biết rốt cuộc mình tính đi đâu.

Đang lơ mơ ngủ, bỗng có người xông đến bên giường tôi, gào lên:

– Này, có phải cô định bay đi Ethiopia trên chuyến bay của hãng hàng không Yemen không? Biết gì chưa, máy bay của hãng này vừa xảy ra tai nạn. Vì vậy họ quyết định giảm 70% giá vé trong vòng ba ngày. – Anh ta giơ ba ngón tay của mình lên, huơ huơ trước mặt tôi, đồng thòi nhấn mạnh:

– 70% đấy!

Bộ não của tôi lập tức vào guồng, chỉ ba giây sau đó, tôi hoàn toàn tỉnh táo, lao như bay ra ngoài đi mua vé. Khổ nỗi, người tính không bằng trời tính, tôi bị lạc đường. Hôm sau lại là thứ bảy, nên rốt cuộc, tôi chỉ mua được vé giảm giá 40% — 260USD (đã bao gồm thuế), để bay từ Beirut đến Addia Ababa.

Thời gian luôn giúp chúng ta đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Tôi cảm tạ ông Trời đã tạo ra cơ duyên để tôi được đi châu Phi. Nhưng giá như ông có thể thay đổi tình trạng gay go của tôi lúc này thì tốt biết mấy: tôi chỉ còn vỏn vẹn 160USD. Tôi đã quẹt thẻ ở hầu hết các cây ATM mà mình tìm thấy trong thành phố Beirut, nhưng không rút được một đồng đô la nào.

Và còn nhiều điều khác nữa mà tôi chưa biết, ví như tôi không rõ Addia Ababa, thành phố mà tôi sẽ tới trong hai mươi tư giờ nữa nằm ở đâu. Hay như, nếu không tiêm vắc-xin phòng bệnh, liệu tôi có được vào lãnh thổ Ethiopia không? Còn nữa, tôi vẫn động viên mẹ rằng mình đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mà mẹ thấy yên tâm về mức độ an toàn. Nhưng không rõ một người nhạy cảm như mẹ còn tin lời nói dối của tôi nữa không? Tôi sẽ phải làm sao nếu không cùng chuyến bay với Yuan, đồng hương của tôi? Thậm chí, tôi chẳng có sách Lonely Planet (cuốn sách hướng dẫn du lịch này vốn là kim chỉ nam của các “phượt gia”, sau đây sẽ được gọi tắt là LP).

Tôi không có bất cứ thông tin gì về châu Phi, ngoài số điện thoại của Yuan. Khoảnh khắc cầm trên tay chiếc vé máy bay, tôi bắt đầu thấy ghét lãnh sự quán Israel. Nếu họ không từ chối cấp visa thì giờ này tôi đã được cùng bạn bè vui chơi ở Jerusalem. ít ra, tôi còn biết Israel có Jerusalem, có biển Chết. Còn châu Phi, châu lục rộng lớn ấy, tại thời điểm này tôi chẳng hay biết điều gì về nó cả.

Tôi từng hỏi Yuan, Ethiopia có gì? Cậu ấy trả lời rất ngắn gọn: các bộ lạc, thôn làng và nhà thờ. Những ngày ở Trung Đông, tôi đã xem đến phát ngán những hàng cột kiểu La Mã ấy rồi, ngán đến nỗi tôi ước mình có thể nhảy lên và ngoạm cho nó một miếng. Vậy mà bây giờ tôi lại phải đi thăm giáo đường ở châu Phi ư? Lời giới thiệu về Ethiopia của Yuan không hề hấp dẫn, nhưng tôi vẫn quyết định bay đến quốc gia đó, vì khi ấy tôi chưa muốn về nhà.

Các bạn đồng hương của tôi, những người mà vì không xin được visa, vì vé máy bay quá đắt và vì đường sá xa xôi nên vô duyên với châu Phi, đã rất ngưỡng mộ và ghen tỵ với tôi. Yuan bảo tôi nên mang áo khoác lông cừu theo, Ethiopia đang vào mùa mưa nên sẽ rất lạnh. Đây có lẽ là thông tin đáng an ủi duy nhất, ít ra nơi đấy cũng mát mẻ hơn Trung Đông. Tôi tự động viên, cuối tháng Tám, khi Iran đỡ oi bức hơn, tôi sẽ bay đi Teheran. Lên kế hoạch như vậy không phải vì tôi tha thiết đến Iran, tôi chỉ tranh thủ chuẩn bị trước cho chuyến đi Iran, vì lúc này tôi hoàn toàn không biết gì về châu Phi.

– Này C3, cậu tiêm phòng chưa?

– Tiêm phòng gì?

– Chắc họ không kiểm tra đâu. – Yuan đăm chiêu.

C3 lo lắng nhìn Yuan.

– Họ là ai?

– Ngần ấy tiền liệu đủ không?

C3 ngập ngừng:

– Chắc là đủ… Euro cơ mà.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button