Văn học nước ngoài

Tiền! Niềm Vui Sướng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Paul Loup Sulitzer

Download sách Tiền Niềm Vui Sướng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi nghĩ rằng, ta có thể bắt đầu câu chuyện từ sáng 23 tháng mười một, vào lúc mười một giờ ba mươi phút, trong ngôi nhà ở đường Old Queen bên rìa công viên St. James thành phố London. Sao lại không? Chính vào lúc đó cuộc chơi bắt đầu. Có lẽ không thật đúng vào lúc mười một giờ ba mươi, mà là mười một giờ ba mươi rồi kéo dài trong năm sáu tiếng đồng hồ sau đó.
Viên cảnh sát từ công viên Scotland tới ngồi trước mặt tôi. Đến bây giờ trong mắt tôi vẫn còn lưu lại đường nét chiếc veston bằng vải tuýt anh ta mặc hôm đó. Anh ta trạc độ bốn mươi, có khuôn mặt người xứ Scotland hung hung, mái tóc dày và xoắn có đường ngôi bên trái kéo dài sang phải bởi một làn sóng có hai chỗ duỗi, tên là Ogilvie hoặc Watts. Anh ta theo dõi những người dọn nhà thuê đang khuân vác đồ đạc.
— Anh rời bỏ căn nhà này?
— Chính nó rời bỏ tôi. Người ta đang lấy lại những thứ tôi chưa trả hết tiền. Tôi chưa trả hết tiền một thứ nào.
Điện thoại, tôi nhấc máy, lại ngân hàng gọi tới: Tấm séc thứ hai đã tới nơi, họ không chịu đựng nổi tình thế này, tôi định làm gì, mấy giờ tôi mới đến gặp họ, không biết rằng càng sớm càng tốt hay sao? Tôi có biết chứng thư kháng nghị là cái gì không? “Tôi sẽ cố đến thật sớm! Bao giờ? – Một giờ nữa!” Tôi gác máy, thấy cặp mắt màu hạt dẻ đăm chiêu của viên cảnh sát vẫn dán vào tôi. Chắc chắn gã đã nghe hết, đã biết rõ ai gọi tôi, gọi để làm gì, nhưng cứ giả ngây giả điếc như chẳng hay biết gì. Gã bảo:
— Hay, tôi vừa nảy ra một ý: Có lẽ tốt nhất là anh nên làm lại từng bước một những cái gì anh đã làm đêm hôm đó. Không bắt buộc đâu. Nhưng tranh thủ được thời gian. Và tôi có thể để anh dược tự do sớm hơn.
Tôi đứng lên, chân nặng trịch.
— Nào, đi!
Các người dọn nhà thuê đã và đang làm việc rất tốt: Họ bắt đầu từ lầu hai, đã dọn sạch mọi thứ trên đó, lầu một cũng trống trơn, chẳng sót thứ gì. Bây giờ họ đang tấn công vào tầng trệt, mang đi hết, nhẵn nhụi, có mảnh giấy vẽ ngôi nhà ở St. Tropez bằng bút mực.
— Anh bao nhiêu tuổi?
— Hăm mốt. Hai mươi mốt năm, hai tháng và mười bốn ngày.
— Anh thuê căn nhà này từ bao giờ?
— Cách đây hai tháng mười bốn ngày.
— Buổi tối hôm kia là lần đầu tiên?
Tôi nhìn theo bức tranh trong tay một người dọn nhà thuê.
— Không phải lần đầu.
Giữa lầu một và tầng trệt có vài bậc tam cấp. Chúng tôi trèo lên. Tôi ngoái nhìn lại lần cuối cùng mong trông thấy bức vẽ, nhưng người mang nó đi đã ra tới ngoài phố, tới xe tải.
— Không phải lần đầu, nhưng chắc chắn là lần cuối cùng.
— Đêm ấy anh ăn mừng cái gì là chính?
— Sự phá sản của tôi.
— Chúng tôi lên thang gác lầu một. – Tôi nói – Tôi ở dưới kia, trong phòng khách bên phải. Trông rõ cô ta trèo lên cầu thang này. Cô dừng lại đứng chỗ này, quay đầu nhìn xuống. Nhìn tôi, giơ tay làm dấu rồi tiếp tục lên gác.
— Có tỏ vẻ gì đặc biệt?
— Không.
— Lúc ấy có đông khách không?
— Tôi mời năm chục. Họ kéo đến gấp ba lần. Như điên.
— Mấy giờ?
— Ba giờ sáng, áng chừng vậy.
Lên tới thềm cầu thang lầu một. Đứng lại. Tôi nói tiếp:
— Sau ba chục, bốn chục phút gì đó. Tôi vẫn ở dưới phòng khách. Cũng muốn lên với cô ấy, nhưng không thể len nổi qua đám đông bạn bè, vả lại ai cũng nhận ra tôi, hỏi han, chèo kéo…
— Nhưng sau đó anh vẫn lên được…?
Chúng tôi lại đi tiếp, cầu thang lầu hai.
— Cuối cùng, tôi lên được.
Một lớp sáng dữ dội loé lên trong kí ức tôi: Hình ảnh chiếc cầu thang này, bây giờ trống vắng, mất cả đến tấm thảm lót chân nhưng lúc ấy bị biển người cuồng nhiệt lấp kín. Bọn họ bám từng chùm vào các bậc cầu thang, hét tướng khi tôi đi qua: “Chúc mừng phá sản, Franz!” Hình ảnh tái diễn trong một giây, khoảng đó, có lẽ không đến một giây. Ngay sau đó trước mắt tôi là hình ảnh thực của cầu thang lúc này: Im lìm, vang tiếng, vắng lặng.
— Lúc ấy do đâu anh biết chắc chắn cô ta ở lầu hai, ở đúng chỗ này trong nhà?
— Chỉ một mình cô ấy và tôi có chìa khoá phòng. Tôi đã khoá lại vì có khách.
— Hai người cãi nhau?
— Không. Có sơ sơ.
— Anh biết cô ấy xài ma tuý?
Thềm cầu thang lầu hai
— Có biết.
Chúng tôi đi dọc theo hành lang, đến trước cửa phòng tôi; lúc này mở cửa, lúc ấy thì đóng chặt. Lần thứ hai trí nhớ của tôi lại loé sáng, lần này có cả âm thanh lẫn hình ảnh, bỗng nhiên tôi thấy lại mình lúc ấy đang cố công vô ích mở cánh cửa, ba mươi hai giờ trước đây.
— Còn anh, tôi muốn nói đến ma tuý?
— Không. Không bao giờ?
Tôi đặt chân lên ngưỡng cửa nhưng không thể nào bước qua nổi, đơn giản thế thôi, tôi không bước qua nổi, cổ họng và dạ dày thắt lại.
— Lúc ấy tôi không sao mở được cửa. Cô ấy khoá trái, để chìa trong lỗ khoá.
— Anh đập cửa.
— Tôi đập cửa, thế là lũ ngu xuẩn ở cầu thang cũng thi nhau đập theo tôi, tưởng đó là trò đùa hoặc một…
— Một cuộc cãi lộn giữa đôi bạn tình – viên cảnh sát nói lạnh như tiền.
Thực ra, tôi cũng đã nghĩ tới những từ đó rất đúng lúc, nhưng nói ra được là chuyện khác.
— Bọn họ làm ầm ĩ xung quanh tôi đến nỗi nếu cô ta có kêu to bên trong tôi cũng không thể nghe thấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button