Văn học nước ngoài

Thành Phố Hút Mực – Series Dracusa Phần 3

thanh-pho-hut-muc-series-dracusa-phan-2-eric-sanvoisin1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Eric Sanvoisin

Download sách Thành Phố Hút Mực – Series Dracusa Phần 3 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TÔI và Carmilla đang nhẩn nha hút mực bằng cái ống hút đôi thì bác Dracusa sầm sập lao vào phòng ăn như một cơn lốc.

– Các con của ta ơi, thảm họa, thảm họa!

Bác rú lên rồi ngã vật vào chiếc quan tài của mình. Chiếc quan tài, vốn đã tàn tạ và cổ lỗ sĩ, kêu đánh rầm một cái như tiếng sấm rồi vỡ vụn ra thành trăm mảnh.

– Bác có đau lắm không? Carmillia âu yếm hỏi.

Mắc kẹt trong đống gỗ vụn, bác Dracusa chửi thề om sòm như một con quỷ chính hiệu. Bác vừa phủi bụi vừa rít lên:

– Ít ra, ta vẫn còn lành lặn.

Tôi bỗng nhớ lại lần chạm trán đầu tiên với ông hút mực này. Trong lúc muốn thoát khỏi ông, tôi đã chẳng may xô đổ chiếc quan tài…

Hồi đó, tôi ghét việc đọc sách đến đào đất đổ đi. Bố tôi là chủ một hiệu sách nên tôi hiển nhiên là nỗi hổ thẹn của cả gia đình. Nhưng khi dùng những chiếc răng – ngòi bút nhọn hoắt cắn tôi một miếng, bác Dracusa đã khiến tôi say vị ngon ngọt của mực đến mê mẩn.

Bây giờ, tôi cũng uống sách bằng ống hút như bác. Tôi hau háu hút từng câu một. Ngon tuyệt cú mèo! Khi những câu chữ chui vào miệng tôi, chúng khiến tôi thấy nhột nơi đầu lưỡi. Tôi tận hưởng trọn vẹn những cuộc phiêu lưu. Còn sau đó, sách có trở nên trắng phớ thì tôi cũng mặc xác.

Có lúc, tôi là một chiến binh Da đỏ ra trận với những thanh kiếm dài ngoằng. Đôi khi, tôi lại biến thành một người hùng thời tiền sử chiến đấu với những quái vật hung hăng răng nhọn hoắt. Phải thừa nhận rằng bác Dracusa đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của tôi…

Bỗng đâu, một âm thanh khác thường lôi tuột tôi về thực tại. Nó phát ra từ chính động tác của bác Dracusa khi cố sức thoát khỏi tư thế kỳ cục của mình. Khi đã đứng dậy được, bác phá lên cười sằng sặc, giọng ồ ồ. Tôi dám chắc rằng đầu bác bị sưng vù lên sau cú ngã vừa nãy nên bác đâm ra gàn gàn dở dở.

– Bác không sao chứ, bác Dracusa?

Tiếng cười của bác nghẹn lại trong cổ họng.

– Tàm tạm thôi, Odilon yêu quý. Nhưng bây giờ khi quan tài của ta đã vỡ vụn thế này thì chuyển nhà đỡ vất vả hơn…

– Chuyển nhà ư? Carmilla thốt lên đầy nghi hoặc.

Bác Dracusa nhìn chúng tôi với bộ mặt ủ rũ thường thấy.

– Bác vừa nói một thảm họa đã xảy ra mà.

– Nhưng vì sao cơ chứ? Hai chúng tôi đồng thanh gào lên.

– Lại đây, bác cho xem cái này.

Bác trôi đi cách mặt đất mười xen ti mét còn chúng tôi lẽo đẽo theo sau. Chúng tôi băng qua cả những lối đi rõ là hẹp lẫn những đoạn đường thênh thang để cuối cùng ra đến cổng nghĩa địa. Ở đó, trên chiếc cổng sắt to đùng hoen gỉ, có treo một tấm biển thông báo tới dân chúng toàn thành phố:

THÔNG BÁO

VÌ LÝ DO AN NINH,

KHU NGHĨA TRANG SẼ ĐƯỢC DI DỜI VÀO THÁNG SAU,

ĐẾN MỘT ĐỊA ĐIỂM MỚI

VÀ VĨNH VIỄN.

MONG CÁC CÔNG DÂN

THÔNG CẢM.

THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ.

– Ôi bác ơi, thảm họa thật rồi, Carmilla thì thào.

Bàn tay cô bé thoắt lạnh toát không khác gì một cục đá trong tay tôi.

Bác Dracusa nhẫn nại giảng giải cho chúng tôi như một ông thầy đĩnh đạc đang lên lớp.

– Người ta sẽ cho xây một tuyến tàu điện ngầm ngay dưới khu nghĩa địa này. Tức là nó sẽ bị xuyên thủng! Chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ đổ sụp xuống. Sẽ có những bài báo giật tít kiểu như “Người chết ghé thăm các tuyến tàu điện ngầm!” Đơn giản thôi, chúng ta cũng sẽ ra đi…

Trời đất quỷ thần ơi, vậy là bao dự định tươi đẹp của tôi sẽ trôi cả xuống sông xuống biển! Hiện giờ, tôi vẫn ở nhà bố mẹ ngay phía trên hiệu sách. Rất tiện. Tôi có thể đều đặn đến thăm Carmilla vào thứ tư và những ngày cuối tuần. Tôi luôn ước ao một ngày nào đó sẽ cưới cô bé và chuyển đến sống hẳn ở khu nghĩa địa.

Kể từ khi tôi trở thành người tri kỷ của Carmilla, đối với tôi sách càng ngon hơn gấp bội! Chỉ với một chiếc ống hút đôi, chúng tôi có thể nhấm nháp từng giọt mực từ những cuốn sách bé nhỏ. Mực chảy trong ống hút của chúng tôi với vận tốc mười từ một giây. Carmilla là cô gái uống mực của đời tôi.

Đôi lúc vào ban đêm, khi ngủ, tôi mơ về cô bé. Và tôi còn thấy mình trở thành cha của những đứa trẻ bú mực, tỉ mẩn ngồi làm những chiếc ống hút cho ba, cho bốn, cho năm nhóc tì… Ấy thế mà cái việc chuyển nhà nhiễu sự này đã phá tan những giấc mơ ấy của tôi thành hàng trăm, hàng ngàn mảnh…

ĐỌC THỬ

Chương một

Khu nghĩa địa bị chọc thủng

 

TÔI và Carmilla đang nhẩn nha hút mực bằng cái ống hút đôi thì bác Dracusa sầm sập lao vào phòng ăn như một cơn lốc.

– Các con của ta ơi, thảm họa, thảm họa!

Bác rú lên rồi ngã vật vào chiếc quan tài của mình. Chiếc quan tài, vốn đã tàn tạ và cổ lỗ sĩ, kêu đánh rầm một cái như tiếng sấm rồi vỡ vụn ra thành trăm mảnh.

– Bác có đau lắm không? Carmillia âu yếm hỏi.

Mắc kẹt trong đống gỗ vụn, bác Dracusa chửi thề om sòm như một con quỷ chính hiệu. Bác vừa phủi bụi vừa rít lên:

– Ít ra, ta vẫn còn lành lặn.

Tôi bỗng nhớ lại lần chạm trán đầu tiên với ông hút mực này. Trong lúc muốn thoát khỏi ông, tôi đã chẳng may xô đổ chiếc quan tài…

Hồi đó, tôi ghét việc đọc sách đến đào đất đổ đi. Bố tôi là chủ một hiệu sách nên tôi hiển nhiên là nỗi hổ thẹn của cả gia đình. Nhưng khi dùng những chiếc răng – ngòi bút nhọn hoắt cắn tôi một miếng, bác Dracusa đã khiến tôi say vị ngon ngọt của mực đến mê mẩn.

Bây giờ, tôi cũng uống sách bằng ống hút như bác. Tôi hau háu hút từng câu một. Ngon tuyệt cú mèo! Khi những câu chữ chui vào miệng tôi, chúng khiến tôi thấy nhột nơi đầu lưỡi. Tôi tận hưởng trọn vẹn những cuộc phiêu lưu. Còn sau đó, sách có trở nên trắng phớ thì tôi cũng mặc xác.

Có lúc, tôi là một chiến binh Da đỏ ra trận với những thanh kiếm dài ngoằng. Đôi khi, tôi lại biến thành một người hùng thời tiền sử chiến đấu với những quái vật hung hăng răng nhọn hoắt. Phải thừa nhận rằng bác Dracusa đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của tôi…

Bỗng đâu, một âm thanh khác thường lôi tuột tôi về thực tại. Nó phát ra từ chính động tác của bác Dracusa khi cố sức thoát khỏi tư thế kỳ cục của mình. Khi đã đứng dậy được, bác phá lên cười sằng sặc, giọng ồ ồ. Tôi dám chắc rằng đầu bác bị sưng vù lên sau cú ngã vừa nãy nên bác đâm ra gàn gàn dở dở.

– Bác không sao chứ, bác Dracusa?

Tiếng cười của bác nghẹn lại trong cổ họng.

– Tàm tạm thôi, Odilon yêu quý. Nhưng bây giờ khi quan tài của ta đã vỡ vụn thế này thì chuyển nhà đỡ vất vả hơn…

– Chuyển nhà ư? Carmilla thốt lên đầy nghi hoặc.

Bác Dracusa nhìn chúng tôi với bộ mặt ủ rũ thường thấy.

– Bác vừa nói một thảm họa đã xảy ra mà.

– Nhưng vì sao cơ chứ? Hai chúng tôi đồng thanh gào lên.

– Lại đây, bác cho xem cái này.

Bác trôi đi cách mặt đất mười xen ti mét còn chúng tôi lẽo đẽo theo sau. Chúng tôi băng qua cả những lối đi rõ là hẹp lẫn những đoạn đường thênh thang để cuối cùng ra đến cổng nghĩa địa. Ở đó, trên chiếc cổng sắt to đùng hoen gỉ, có treo một tấm biển thông báo tới dân chúng toàn thành phố:

THÔNG BÁO

VÌ LÝ DO AN NINH,

KHU NGHĨA TRANG SẼ ĐƯỢC DI DỜI VÀO THÁNG SAU,

ĐẾN MỘT ĐỊA ĐIỂM MỚI

VÀ VĨNH VIỄN.

MONG CÁC CÔNG DÂN

THÔNG CẢM.

THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ.

– Ôi bác ơi, thảm họa thật rồi, Carmilla thì thào.

Bàn tay cô bé thoắt lạnh toát không khác gì một cục đá trong tay tôi.

Bác Dracusa nhẫn nại giảng giải cho chúng tôi như một ông thầy đĩnh đạc đang lên lớp.

– Người ta sẽ cho xây một tuyến tàu điện ngầm ngay dưới khu nghĩa địa này. Tức là nó sẽ bị xuyên thủng! Chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ đổ sụp xuống. Sẽ có những bài báo giật tít kiểu như “Người chết ghé thăm các tuyến tàu điện ngầm!” Đơn giản thôi, chúng ta cũng sẽ ra đi…

Trời đất quỷ thần ơi, vậy là bao dự định tươi đẹp của tôi sẽ trôi cả xuống sông xuống biển! Hiện giờ, tôi vẫn ở nhà bố mẹ ngay phía trên hiệu sách. Rất tiện. Tôi có thể đều đặn đến thăm Carmilla vào thứ tư và những ngày cuối tuần. Tôi luôn ước ao một ngày nào đó sẽ cưới cô bé và chuyển đến sống hẳn ở khu nghĩa địa.

Kể từ khi tôi trở thành người tri kỷ của Carmilla, đối với tôi sách càng ngon hơn gấp bội! Chỉ với một chiếc ống hút đôi, chúng tôi có thể nhấm nháp từng giọt mực từ những cuốn sách bé nhỏ. Mực chảy trong ống hút của chúng tôi với vận tốc mười từ một giây. Carmilla là cô gái uống mực của đời tôi.

Đôi lúc vào ban đêm, khi ngủ, tôi mơ về cô bé. Và tôi còn thấy mình trở thành cha của những đứa trẻ bú mực, tỉ mẩn ngồi làm những chiếc ống hút cho ba, cho bốn, cho năm nhóc tì… Ấy thế mà cái việc chuyển nhà nhiễu sự này đã phá tan những giấc mơ ấy của tôi thành hàng trăm, hàng ngàn mảnh…

Chương hai

Odilon thiên tài có một phép màu?

CHUYỂN NHÀ Ư, nói thì dễ ợt đấy! Nhưng mà chuyển đi đâu? Và trong bao lâu? Tôi đi tới đi lui trong phòng ăn giống một con cá vàng đang bơi luẩn quẩn trong bể. Carmilla nhìn tôi không chớp mắt, cô bé như bị thôi miên khi thấy tôi cứ quay mòng mòng như thế.

– Tình thế không hay ho chút nào các con ạ…

Bác Dracusa trở về và thông báo tin dữ cho chúng tôi sau khi đi thám thính một khu nghĩa địa mới. Cái chỗ ấy chả ra gì, đã bé tí tẹo lại còn không có đường hầm. Mà chúng tôi thì có tận ba người, ấy là chưa nói đến ngút ngàn sách chất đống trong phòng ăn. Phải có một chỗ nào đó thật rộng thì mới đủ.

– Cháu tin bác Dracusa sẽ có một ý tưởng hay, tôi nói to lên niềm hy vọng của mình.

Bác ho hắng vài tiếng, chẳng buồn quay lại nhìn tôi và nói:

– Thì bác nghĩ mình có thể chuyển đến ở tạm hiệu sách của bố cháu cho đến lúc tìm được chỗ thích hợp hơn…

Tôi thấy ngay phản ứng của mình khi nhìn qua tấm gương bàn trang điểm của Carmilla. Da tôi bỗng chốc trở nên tím ngắt như màu của mực bị phơi nắng quá lâu.

– Đấy là một điều điên rồ! Nhét những ba quan tài trong một hiệu sách ư…

– Bên dưới có một kho sách mà?

– Có, nhưng mà bé lắm. Mà bác quên mất một điều quan trọng nhất đấy, bác Dracusa… Bố cháu biết rành rọt tất cả những cuốn sách mà ông có trong kho. Nếu chẳng may bố phát hiện ra cuốn nào lạ là bố điên lên như bị kiến chui vào tai ngay. Với lại làm thế nào mà giấu được cái chạn to đùng bát vại của chúng ta đi được?

Bác Dracusa nhíu đôi lông mày rậm rạp.

– Thế thì ta bỏ số đồ ăn dự trữ này lại đây và uống sách của bố cháu vậy…

Tôi giận sôi cả người.

– Đó là một tội ác! Nếu ai động vào dù chỉ một trang trong số các cuốn sách bé bỏng của bố thì bố cháu sẽ lục tung cả thành phố lên ngay!

Trước sự phản đối quyết liệt của tôi, bác Dracusa đành nhượng bộ.

– Odilon, bác đùa đấy mà. Bác là một kẻ hút mực già nua đuối sức. Sự thực là bác chả có ý tưởng nào hết. Trong khi đó, bằng mọi giá, ta phải tìm ra giải pháp trong ngày hôm nay…

Thời gian quý như vàng.

– Hay là ta chuyển đến thư viện thành phố? Rộng hơn cả hiệu sách ấy chứ. Ta có thể ẩn náu ở đấy mà không ai biết.

– Cậu nói nhăng nói cuội gì thế
Carmilla. Chả mấy chốc là bị phát hiện ngay. Đấy là nơi công cộng, người ra người vào nườm nượp. Cái mình cần là một thư viện với hàng triệu sách và hàng trăm phòng để cất sách cơ! Mà kiếm đâu ra bây giờ.

– Cậu có giỏi thì nghĩ cách nào đó đi, tớ và bác sẽ làm theo ngay!

Tôi lấy lòng cô bé bằng một nụ cười.

– Tớ đã có cách.

– Cậu đã nghĩ ra gì rồi? Odilon thiên tài, cậu có điều kỳ diệu sao?

Tôi cố tình im lặng đến mấy giây để còn nhâm nhi sự đắc thắng của mình.

– Đổi quách nghĩa trang là xong…

Carmilla khẽ cằn nhằn. Thôi rồi. Rõ rành rành là ý tưởng của tôi sắp bị cô bé đả kích. Người tôi cứng đờ.

– Cậu đúng là một kẻ hút mực mới toanh, chẳng có tí ti kinh nghiệm nào, cô bé lên tiếng. Cậu phải biết rằng những ma cà rồng già cả như bác Dracusa không thể đi xa khu nghĩa trang của mình quá một cây số, nếu không cơ thể sẽ bị tong teo, tan thành bụi rồi biến mất.

– Nhưng hai đứa mình thì vẫn có thể, đúng không? Tôi mếch lòng vặc lại.

– Cậu không định bỏ mặc bác Dracusa đấy chứ?

Lúc ấy, tôi bực quá hóa khùng nên suýt nữa đã buột miệng: “Sao lại không ?”.

Nhưng may sao tôi không làm thế mà bỏ ra ngoài, không quên đóng cửa sắt cái rầm. Tôi thấy cần phải hít thở chút khí trời để suy nghĩ sáng suốt hơn. Đi được một đoạn, tôi còn nghe thấy tiếng Carmilla hét với theo:

– Nếu đến tối mà cậu vẫn không tìm được giải pháp nào thì tớ sẽ buộc phải về nhà với bố mẹ! Có phải cậu muốn thế không?

Trong lòng tôi trào dâng một nỗi buồn khôn tả. Carmilla đến trọ học nhà bác bởi gia đình cô bé sống ở tít một khu nghĩa trang hẻo lánh giữa lưng chừng núi.

Bố tôi sẽ không đời nào để tôi vượt hàng nghìn cây số đến gặp cô bé đâu. Với lại nếu thế thật thì bác Dracusa sẽ ra sao đây?

Tôi ra khỏi khu nghĩa địa, tâm hồn nặng trĩu u buồn. Lòng phiền muộn, tôi chỉ thấy toàn là một màu đen mờ mịt, vô vọng. Chỉ còn mỗi một nước là ngồi mơ, vẽ ra một tương lai tốt đẹp hơn và hy vọng một cách viển vông rằng nó sẽ đảo ngược cái thực tế đáng buồn này.

Chân tôi cứ thế bước. Tôi không còn biết mình đang đi về phương nào…

Chương ba

Mực chảy dưới cầu

Tôi lang thang dọc kè sông Chương vắt qua thành phố. Tôi ngắm dòng nước chảy lững lờ và cảm thấy được an ủi phần nào. Tôi mường tượng cảnh một con sông mực phun ra từ một thư viện khổng lồ. Những câu chữ của hàng triệu cuốn sách tuôn chảy dưới chân tôi. Tôi chỉ việc cúi người nhặt nhạnh chỗ này một ít, chỗ kia một ít.

Tôi tự hỏi nếu uống một lúc vài cuốn sách khác nhau thì cảm giác sẽ thế nào. Hương vị của việc chia sẻ một cuốn sách với người khác thì tôi đã nếm nhiều rồi. Nhưng hấp thụ một lúc những hai quyển, cứ một câu ở quyển này lại một đoạn ở quyển kia, chắc phải mang lại cảm giác đặc biệt lắm đây.

Ý nghĩ ấy khiến tôi phấn khích đến nỗi bất chợt, tôi nhảy múa loạn xì ngầu cả lên trên đường.

Việc ấy… Việc ấy giống như là ta cùng lúc thực hiện hai cuộc phiêu lưu, sợ hãi gấp đôi, hào hứng gấp đôi và cười nhiều gấp đôi! Ta đang là một anh chàng cao bồi cưỡi ngựa rồi thoắt cái đã hóa thành một nhà du hành vũ trụ đang làm việc trên một tàu con thoi. Khi thì đội mũ, khi thì khoác quần áo phi hành gia. Rượt đuổi một tên Da đỏ trước khi tóm gọn một kẻ ngoài hành tinh nguy hiểm! Sao lại không pha trộn hai truyện với nhau kia chứ? Sống trong một túp lều trơ trọi giữa vũ trụ bao la hay tấn công một xe ngựa chở khách bằng khẩu súng lục laser chẳng hạn…

Mà để làm được thế thì còn gì đơn giản hơn là một chiếc ống hút đôi. Chỉ cần cắm ngược nó lại là xong!

Phải thú thật là những ý nghĩ ấy khiến tôi chóng hết cả mặt mày. Tôi đã phải cố nhịn không lao xuống dòng sông mực mát rười rượi dưới kia. Tôi những muốn lặn ngụp thỏa thuê để uống đẫy bụng cho đến khi không còn khát tẹo nào nữa mới thôi…

Nhưng rồi giấc mơ của tôi lặn không sủi tăm. Dòng sông Chương lại trở thành dòng nước. Cơn tức giận trở lại sôi sục trong đầu. Bất giác tôi thấy mình đang nguyền rủa tất tật những kẻ uống mực. Thì đó, chính họ đã lôi tôi vào cái mớ lộn xộn này. Cho đến tận cái ngày không thể nào quên, khi ông ma cà rồng hút mực Dracusa bỗng đâu thò mặt vào hiệu sách của bố tôi, thì tôi vẫn còn ngây ngô lắm. Tôi vẫn ngây thơ nghĩ rằng ống hút đơn giản chỉ là để uống nước giải khát mà thôi…

Tức mình, tôi co chân sút thẳng vào một viên sỏi trên đường, và trong lúc vu vơ nhìn theo nó, tôi suýt ngừng thở vì thứ mà tôi thoáng thấy: một tòa tháp lừng lững, cao hơn cả tháp Epphen, cao hơn cả tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, một tòa nhà mang hình hài một cuốn sách mở… Tôi hồi hộp đến run lên! Tôi không nhớ là mình đã từng nhìn thấy nó. Tòa nhà như mọc ra từ hư vô, sừng sững trước mặt tôi.

Thế là cơn giận dữ của tôi biến mất cái vèo, nó được gột tẩy sạch sẽ ngay khi tòa nhà khổng lồ kia xuất hiện một cách ngoạn mục trước mặt tôi. Liệu đó có phải tín hiệu mà Chúa của những người uống mực gửi xuống từ tận trời cao?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button