Văn học nước ngoài

Nhảy Nhảy Nhảy

[www.downloadsach.com] Nhay nhay nhay - Haruki Murakami1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Haruki Marakami

Download sách Nhảy Nhảy Nhảy ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi thường mơ thấy khách sạn Cá Heo.

Trong những giấc mơ ấy, tôi ở đó, bị cuốn vào một tình huống nào đó đang tiếp diễn. Mọi dấu hiệu đều chỉ ra rằng tôi thuộc về chuỗi ảo mộng này.

Khách sạn Cá Heo méo mó, quá chật hẹp. Nó giống một cây cầu dài có mái che hơn. Một cây cầu trải dài vô tận xuyên thời gian. Và rồi đang ở đó, giữa cái chốn ấy. Một ai khác nữa cũng có ở đó, đang khóc.

Khách sạn bao bọc quanh tôi. Tôi có thể cảm nhận nhịp đập và hơi ấm của nó. Trong mơ, tôi là một phần của khách sạn.

 

Tôi tỉnh dậy, nhưng ở chốn nào? Tôi không chỉ thoáng nghĩ như thế, mà còn tự cất tiếng hỏi mình: “Ta đang ở đâu?” Như thể không hề biết rằng: Tôi đang ở đây. Trong cuộc đời tôi. Sự tồn tại của tôi là một đặc tính của thế giới này. Không phải vì tôi nhớ rõ ràng mình từng chấp thuận những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống này mà trong đó coi là nhân vật chính. Đôi khi có một người đàn bà nằm cạnh tôi. Nhưng thường thì tôi ở một mình. Chỉ mình tôi với con đường cao tốc chạy qua bên cạnh căn hộ, cạnh giường có một chiếc ly (còn chừng năm milimet whiskey trong ấy) và tia nắng ban mai hiểm độc – không, phải là dửng dưng mới đúng – đầy bụi bặm. Thi thoảng trời đổ mưa. Nếu mưa, tôi sẽ nằm lì trên giường. Nếu trong ly vẫn còn whiskey, tôi sẽ nhấp một chút. Tôi sẽ ngắm những giọt nước mưa nhỏ xuống từ mái hiên, rồi tôi sẽ nghĩ về khách sạn Cá Heo. Có lẽ tôi sẽ vươn mình, khoan khoái và chậm rãi. Đủ để chắc chắn rằng tôi là chính mình chứ không phải một phần của cái gì đó. Nhưng, tôi sẽ nhớ lại cảm giác trong giấc mơ. Nhiều tới mức tôi cho là mình có thể vươn tay ra chạm vào nó, rồi toàn bộ cái gì đó bao gồm cả tôi sẽ dịch chuyển. Nếu căng tai ra, tôi sẽ nghe được chuỗi hành động chậm chạp và cẩn trọng đang diễn ra, như những giọt nước trong một bộ trò chơi nước chảy phức tạp và rắc rối, lần lượt, giọt nọ nối giọt kia. Tôi chăm chú lắng nghe. Đó là lúc tôi nghe thấy tiếng ai đó đang khóc, khe khẽ, đến mức gần như không thể nhận thấy. Một tiếng nức nở từ đâu đó trong bóng tối thăm thẳm. Ai đó đang rơi lệ vì tôi.

 

Khách sạn Cá Heo là một khách sạn có thật. Nó nằm trong một khu bình dân ở Sapporo. Có lần, cách đây vài năm, tôi đã ở đó một tuần. Không, để tôi nhớ kỹ xem. Cách đây bao nhiêu năm rồi nhỉ? Bốn. Hay chính xác hơn là bốn năm rưỡi. Tôi lúc đó vẫn còn hai mấy tuổi. Tôi và người đàn bà mình đang sống chung khi ấy vào thuê phòng tại khách sạn Cá Heo. Nàng đã chọn nơi này. Chúng mình sẽ ở đây, đó là những gì nàng đã nói. Nếu không phải vì nàng, tôi ngờ rằng mình sẽ chẳng bao giờ đặt chân tới chỗ đó.

Đó là một khách sạn nhỏ xập xệ. Suốt thời gian ở đó, tôi không biết mình có thấy vị khách nào khác không. Đôi khi có vài nhân vật lượn lờ trong sảnh, nhưng ai mà biết họ có trọ ở đấy hay không? Bảng giữ chìa khóa phòng ở sau bàn lễ tân luôn trống vài chỗ, nên tôi đoán chắc cũng còn vài người khách khác. Dù không nhiều lắm. Ý tôi là một khi đã treo biển khách sạn trong một thành phố lớn, đăng ký số điện thoại vào danh mục kinh doanh, hiển nhiên không ai lại tiếp tục hoạt động mà không có khách. Nhưng dẫu đúng là ngoài chúng tôi ra còn có những khách trọ khác, thì họ quả là im ắng kinh khủng. Chúng tôi không nghe được âm thanh nào từ họ, cũng hiếm khi nhìn ra dấu hiệu nào cho thấy sự hiện diện của họ – ngoại trừ vị trí những chiếc chìa khóa trên bảng giữ chìa khóa có chút thay đổi mỗi ngày. Phải chăng họ giống như những cái bóng nín thở trườn dọc theo tường hành lang? Đôi khi chúng tôi nghe thấy tiếng lách cách đều đều của thang máy, nhưng khi nó dừng lại, sự tĩnh mịch đến ngột ngạt lại ập xuống.

Một khách sạn bí ẩn.

Nó gợi cho tôi liên tưởng đến trạng thái ngưng trệ trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Một sự thoái hóa gien. Một sự cố quái đản của tự nhiên đã khiến vài sinh vật lạc lối, không đường trở lại. Vector tiến hóa đã biến mất, thể sống mồ côi bị bỏ lại run rẩy đằng sau tấm màn lịch sử, tại Miền Đất Bị Thời Gian Lãng Quên. Và không phải lỗi tại ai. Không ai chịu trách nhiệm, không ai cứu vớt nó.

Lẽ ra người ta không nên xây khách sạn này tại vị trí ấy. Đó là sai lầm đầu tiên, rồi mọi thứ tệ hại đi từ đó. Tựa như một cái nút áo bị gài sai, mọi cố gắng sửa chữa đều chỉ dẫn tới một sự hỗn độn tinh vi – nếu không nói là tao nhã – khác. Không thứ gì có vẻ đúng cả. Nhìn vào bất cứ thứ ở nơi đây là ta sẽ thấy mình đang nghiêng đầu đi vài độ. Không đến mức gây hại gì cho bản thân hay tới độ trông quá đỗi kỳ cục. Nhưng ai mà biết được? Có khi bạn lại quen với việc nhìn mọi thứ nghiêng nghiêng (nhưng nếu vậy, bạn sẽ không còn ngắm được thế giới mà không phải vẹo đầu đi nữa).

Đó là khách sạn Cá Heo. Nó thiếu thốn sự bình thường. Hỗn độn chồng chất hỗn độn cho tới khi đạt tới độ bão hòa, thứ được định sẵn là trong một tương lai không-quá-xa xôi sẽ bị nuốt chửng vào dòng xoáy thời gian. Chỉ thoáng nhìn qua ai cũng nhận ra điều ấy. Một nơi đáng thương, ủ dột như một con chó đen ba chân sũng nước dưới Cơn mưa tháng Mười hai. Những khách sạn buồn tẻ có ở khắp nơi, chắc chắn rồi, nhưng Cá Heo thuộc một phân loại riêng của nó. Khách sạn Cá Heo thiểu não đúng theo nghĩa đen của từ ấy. Một khách sạn thảm thương.

Nó cứ thầm lặng tồn tại, để rồi, ngoại trừ những kẻ khốn khổ và không hay nghi ngờ tình cờ lạc bước, không người nào lại sẵn lòng chọn nó làm nơi nghỉ chân.

Khác xa so với cái tên của nó, (cái tên “Cá Heo” gợi tôi nghĩ đến một khách sạn nghỉ dưỡng có màu trắng tinh khiết như viên kẹo đường bên bờ biển Êgiê), nếu không có tấm biển treo bên ngoài, hẳn sẽ không ai biết tòa nhà là một khách sạn. Thậm chí dẫu có tấm biển hiệu và bằng đồng ngay lối ra vào, trông nó gần như không có nổi một phần giống khách sạn. Thực sự nó giống một viện bảo tàng hơn. Một kiểu bảo tàng kỳ quái nơi những kẻ có thói tò mò kỳ quái lẻn vào để ngắm nghía những vật trưng bày kỳ quái.

Điều này cũng không xa sự thật là mấy. Khách sạn Cá Heo quả thực có một phần như viện bảo tàng vậy. Nhưng tôi muốn hỏi, liệu có  ai muốn ở lại trong một khách sạn như thế? Ở trong một lữ quán kiêm hòm để thánh tích, các dãy hành lang tối đen của nó chất đầy những da và lông cừu đầy nấm đầy mọt, sách vở tài liệu mốc meo cùng những tấm ảnh ố màu? Trong một khách sạn mà các góc nhà đóng két những giấc mơ dang dở?

Đồ đạc đã bạc màu, bàn ghế ọp ẹp, khóa cửa thì hỏng. Ván sàn sây sước, bóng đèn tối mờ; khớp nối của vòi nước chậu rửa mặt thì bị lệch, không thể ngăn nước rỉ xuống. Một bà phục vụ to béo nện đôi chân voi đi qua các hành lang, nặng nề ho lên những tiếng báo hiệu điềm chẳng lành. Luôn thường trực sau bàn lễ tân là gã chủ trang niên với đôi mắt ủ rũ và hai ngón tay bị cụt. Đó là kiểu người mà, thoạt nhìn bề ngoài đã thấy, mọi thứ của gã đều không ổn. Một mẫu vật thực sự – vừa được rớt khỏi chất dịch màu xanh nhàn nhạt sau khi bị ngâm cả đêm, với linh hồn hằn dấu bởi bất hạnh, thảm hại và thất bại. Người ta sẽ muốn đặt gã vào một hòm thủy tinh, khuân tới lớp nghiên cứu khoa học và giới thiệu: Chủng người Vô thành tựu. Hầu như bất cứ ai từng gặp gã đều ít nhiều cảm thấy ngao ngán. Không ít người sẽ nổi cáu (một số người thấy khó chịu khi thấy những hình mẫu thảm hại của loài người). Vậy ai sẽ ở trong cái khách sạn đó cơ chứ?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button