Văn học nước ngoài

Người Dịch Bệnh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jhumpa Lahiri

Download sách Người Dịch Bệnh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 LỜI GIỚI THIỆU

 

Jhumpa Lahiri sinh tại London, cha mẹ cô là người Băng-gan. Cô lớn lên tại Rhode Island, Mỹ. Hiện cô sinh sống tại New York. Truyện ngắn của cô xuất hiện nhiều trên những tạp chí của Mỹ. Tập truyện “Người dịch bệnh”, tác phẩm in của cô giành giải thưởng Pulitzer năm 2000 cho thể loại truyện hư cấu, giải thưởng cuốn sách đầu tay hay nhất của New York và giải thưởng PEN/Hemingway.

 

Những câu chuyện tuyệt vời của Jhumpa Lahiri kể về cuộc sống của những người Ấn Độ tha hương, về những người đang loay hoay giữa những phong tục nghiêm ngặt mà họ thừa hưởng và một thế giới mới đầy trở ngại mà họ phải đối đầu hàng ngày. Dù bối cảnh ở Boston hay ở Băng-gan, những câu chuyện tràn đầy tính hài hước và những yếu tố huyền ảo này không chỉ gần gũi với người xa xứ mà còn gần gũi với rất nhiều đối tượng khác.

 

Bạn sẽ thấy tác phẩm của Jhumpa Lahiri gắn liền với mọi mặt thường gặp của cuộc sống và cách nhìn các chi tiết rất tinh tế, sắc bén là một điểm nổi bật của cô. Cô viết về một người hướng dẫn du lịch có trái tim nồng ấm trong “Người dịch bệnh”, về một đôi vợ chồng gắng hiểu nhau sau ngày cưới trong “Ngôi nhà được ban phước”, về một mối quan hệ tay ba, người đàn ông ích kỷ, vô tình trong “gợi tình”. Dường như cô đã thổi vào mỗi trang sách một cuộc sông bất ngờ và người đọc khi kết thúc mỗi câu chuyện càng cảm thấy bị quyến rũ hơn, mong được đi cùng những nhân vật của nó đến tận cùng.

CHUYỆN NHẤT THỜI

 

 

 

Tờ thông báo nói rằng đây chỉ là một vấn đề tạm thời: trong vòng năm ngày điện sẽ bị cắt mỗi ngày một tiếng bắt đầu từ lúc 8 giờ tối. Trong trận bão tuyết cuối cùng một đường dây bị hỏng và những người thợ điện muốn tranh thủ những buổi tối dịu êm hơn để sửa. Công việc của họ chỉ ảnh hưởng tới những ngôi nhà ở con phố yên tĩnh có hàng cây, trên một đoạn đường ngắn từ dãy cửa hàng mặt tiền lát gạch cho đến bến xe điện nơi Shoba và Shukumar sống đã ba năm nay.

 

– Thật tốt là họ thông báo cho chúng mình, – Shoba lên tiếng sau khi đọc to tờ thông báo, chủ yếu là cô nói với mình – chứ không phải với Shukumar.

 

Cô trượt quai chiếc túi da căng phồng tài liệu ra khỏi vai, vứt nó ở phòng ngoài rồi bước vào bếp. Cô mặc chiếc áo mưa vải bóng màu xanh hải quân bên ngoài bộ quần áo thể thao màu xám, đi giày bata trắng. Ở tuổi ba mươi ba trông cô giống như kiểu phụ nữ mà đã có lúc nào đó cô tuyên bố không khi nào sẽ lại như vậy cả.

 

Cô vừa từ phòng tập về. Màu son việt quất chỉ còn lại ngoài vành môi, đường kẻ mắt để lại những vệt chì đen đậm dưới mi mắt. Ngày trước, đôi lúc trông cô cũng thế này, Shukumar nghĩ. Đó là những buổi sáng sau bữa tiệc đêm trước hay sau một tối ở quán rượu, khi cô quá lười nhác để có thể rửa mặt và lại quá nôn nóng muốn ngã vào vòng tay anh. Cô thả mớ thư tín xuống bàn mà chẳng hề liếc qua. Mắt cô vẫn dán chặt vào tờ thông báo trên tay kia.

 

– Nhưng lẽ ra họ phải làm những việc kiểu này ban ngày chứ.

 

– Khi anh ở nhà, em định nói thế ư? – Shukumar đáp lời.

 

Anh đậy chiếc vung thuỷ tinh lên nồi thịt cừu, điều chỉnh sao cho chỉ một dòng hơi rất nhỏ có thể thoát ra. Suốt từ hồi tháng Giêng anh làm việc tại nhà, cố gắng kết thúc những chương cuối cùng của bản luận án về những cuộc nổi dậy đòi ruộng đất ở Ấn Độ.

 

– Khi nào thì họ bắt đầu sửa?

 

– Thông báo viết ngày 19 tháng Ba. Hôm nay có phải ngày 19 không?

 

Shoba đi tới chỗ tấm ván cách âm treo trên tường bên cạnh tủ lạnh. Tấm ván hoàn toàn trống trơn ngoài tờ lịch in hình những mẫu giấy dán tường của William Morris. Cô nhìn tờ lịch như mới thấy lần đầu tiên, cẩn thận xem xét mẫu giấy tường trước khi hạ mặt xuống những ô ghi số ở phía dưới. Đây là món quà Giáng sinh một người bạn gởi cho họ qua bưu điện dù rằng năm vừa rồi Shoba và Shukumar không kỷ niệm lễ Giáng sinh.

 

– Vậy thì là hôm nay, – Shoba tuyên bố. – Mà này, thứ Sáu tới anh có hẹn đi bác sỹ răng đấy.

 

Anh lùa lưỡi qua đầu răng; sáng nay anh quên đánh răng. Đây chẳng phải là lần đầu tiên. Anh không hề ra khỏi nhà ngày hôm nay và cả ngày hôm qua nữa. Shoba càng vắng nhà lâu hơn, càng làm nhiều hơn khi cô nhận thêm việc ngoài giờ thì anh lại càng muốn ở trong nhà lâu hơn, thậm chí anh chẳng rời khỏi nhà để đi nhận thư từ, mua hoa quả hay rượu trong những cửa hàng chỗ bến xe điện.

 

Sáu tháng trước, hồi tháng Chín, khi Shukumar đang dự một hội nghị khoa học ở Baltimore thì Shoba đau đẻ, ba tuần trước ngày dự tính. Anh không muốn đi dự hội nghị nhưng cô cứ khăng khăng muốn anh phải đi; việc tạo dựng những mối quan hệ là cần thiết vì chỉ năm sau thôi là anh đã phải đi làm. Cô nói cô có số điện thoại khách sạn của anh, bản phô tô chương trình làm việc lịch bay và cô đã nhờ anh bạn Gillian chở đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp. Sáng đó, khi chiếc tắcxi rời đi sân bay, Shoba đứng vẫy anh. Cô mặc váy rộng, một tay đặt lên chỗ nổi cao của bụng, cứ như thể đó là một phần tự nhiên đến hoàn hảo của cơ thể cô.

 

 

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button