Văn học nước ngoài

Người Đàn Bà Mù Chữ

Nguoi dan ba mu chu - Agota Kristof1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Agota Kristof

Download sách Người Đàn Bà Mù Chữ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí, sách học, phích quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cửa sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cửa sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vật bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con nít, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”
Chúng tôi ra khỏi nhà. Anh tôi ngừng ở nhà kho nơi chất củi để sưởi:
–    Anh thích ở đây. Anh sẽ chẻ mấy thanh củi nhỏ.
–    Đúng rồi. Mẹ sẽ bằng lòng.
Tôi băng ngang sân, đi vào căn phòng lớn, tôi đứng gần cánh cửa, mắt ngó xuống.
Cha tôi nói:
–    Con đến gần đây.
Tôi đến gần. Tôi nói nhỏ vào tai cha:
–    Bị phạt… Mẹ…
–    Không có chuyện gì khác à?
Cha hỏi “không có chuyện gì khác” vì thỉnh thoảng tôi chạy qua đem cho cha một mẩu giấy nhỏ của mẹ mà không nói gì hoặc đôi khi chỉ nói một tiếng: “bác sĩ”, “gấp lắm”, đôi khi lại vài con số: 38 hay 40. Tất cả chỉ vì em bé lúc nào cũng có những loại bệnh con nít.
Tôi nói với cha tôi:
–    Không. Không có gì khác.
Cha đưa tôi một quyển sách hình:
–    Ngồi xuống.
Tôi đi xuống cuối lớp, ở đó, đàng sau các anh chị lớn, lúc nào cũng có những chỗ trống.
Và như thế, ngay từ lúc còn rất nhỏ, chưa kịp nhận thức và hoàn toàn bất ngờ, tôi mang vào người chứng bệnh không bao giờ chữa lành được: chứng bệnh đọc sách.
Khi chúng tôi đi thăm ông bà ngoại ở làng kế cận, căn nhà đầy ánh sáng và nước, ông ngoại hay cầm tay tôi dắt tôi đi một vòng các nhà quen.
Ông lôi một tờ nhật báo trong túi áo khoác và nói với các ông bà hàng xóm:
–    Nhìn đây, nghe đây!
Và nói với tôi:
–    Cháu đọc đi.
Và tôi đọc. Ông vừa nói là tôi đọc ngay. Trôi chảy, không vấp.
Ngoài lòng tự hào của ông ngoại, chứng bệnh đọc sách cũng làm cho tôi bị trách cứ và khinh chê:
–    “Nó không làm gì cả. Nó đọc cả ngày.”
–    “Nó không biết làm cái gì khác.”
–    “Nó thụ động quá đi.”
–    “Nó lười quá đi.”
Và nhất là: “Nó đọc thay vì…”
Thay vì gì?
“Có rất nhiều chuyện khác hữu ích hơn, phải không?”
Và ngay cả bây giờ, buổi sáng khi căn nhà vắng lặng, khi hàng xóm đã đi làm, tôi có một chút mặc cảm không tốt khi tôi ngồi xuống cái bàn trong bếp, tôi đọc báo hàng giờ thay vì… làm việc nhà, rửa chén, đi chợ, giặt đồ, ủi đồ, làm mức, làm bánh…
Và, nhất là, nhất là! Viết!

  1. Từ lời nói đến viết lách

Từ lúc còn nhỏ tôi đã thích kể chuyện. Những câu chuyện tôi bịa ra.
Thỉnh thoảng bà ngoại ra thành phố để giúp mẹ tôi. Buổi tối, bà ru chúng tôi ngủ, bà ru bằng những câu chuyện mà chúng tôi nghe cả trăm lần.
Tôi nhảy ra khỏi giường nói với bà:
–    Bà để con kể chuyện, bà đừng kể nữa.
Bà ôm tôi ngồi trên đầu gối, bà ru tôi:
–    Kể cho bà nghe, kể cho bà nghe đi nào.
Tôi bắt đầu bằng một câu, bất cứ câu gì và cứ thế câu chuyện cứ tuôn ra.
Các nhân vật xuất hiện, chết đi hoặc biến mất đi. Có ông thiện ông ác, có người giàu người nghèo, có người thắng người thua. Câu chuyện chẳng bao giờ dứt, tôi ngáp dài trên đầu gối bà:
–    Rồi thì… Rồi thì…
Bà ngoại đặt tôi lên giường chuồng, vặn nhỏ cây đèn dầu rồi đi ra bếp.
Các anh em tôi ngủ, tôi cũng ngủ nhưng trong giấc mơ tôi tiếp tục kể chuyện, rất hay và rất kinh khủng.
Nhưng tôi thích nhất là kể chuyện cho em trai Tila tôi nghe. Mẹ rất cưng em. Em nhỏ hơn tôi ba tuổi nên em tin tất cả những gì tôi kể. Ví dụ tôi đem em ra một góc vườn và tôi hỏi em:
–    Em muốn chị nói cho em một bí mật không?
–    Bí mật nào?
–    Bí mật về chuyện em sinh ra.
–    Không có bí mật nào về chuyện này hết.
–    Có chứ. Nhưng chị chỉ nói khi em thề không nói chuyện này với ai hết.
–    Em thề.
–    Em là một đứa bé nhặt được. Em không phải là con của nhà mình. Người ta thấy em ở ngoài ruộng, bị vứt bỏ, trần truồng.
Tila nói:
–    Không đúng.
–    Khi nào em lớn lên cha mẹ sẽ nói với em. Em không biết đó, em ốm yếu, em trần truồng làm cả nhà ai cũng tội nghiệp em.
Tila bắt đầu khóc. Tôi ôm em vào lòng:
–    Em đừng khóc. Chị thương em như em ruột.
–    Như anh Yano?
–    Gần bằng. Yano là anh ruột chị.
Tila suy nghĩ:
–    Nhưng vì sao em cũng mang tên họ giống chị? Vì sao mẹ lại thương em hơn anh Yano và chị? Anh Yano và chị lúc nào cũng bị phạt, còn em thì không.
Tôi giải thích:
–    Em có cùng tên họ vì cha mẹ làm giấy nuôi con nuôi chính thức. Còn nếu mẹ thương em hơn là vì mẹ không muốn có cách biệt giữa con nuôi và con ruột.
–    Em là con ruột của mẹ!
Tila hét lên và chạy về nhà:
–    Mẹ, mẹ!
Tôi chạy theo Tila:
–    Em hứa là không nói gì cả rồi mà. Chị nói giỡn đó.
Trễ rồi. Tila đã vào nhà bếp, em nhào tới ôm mẹ:
–    Mẹ, mẹ nói cho con biết con là con mẹ phải không? Con ruột của mẹ. Mẹ là mẹ ruột của con.
Đương nhiên là tôi bị phạt vì đã kể những chuyện bậy bạ. Tôi bị quỳ trong góc phòng, trên cái gối đệm bằng hột bắp. Một lát sau Yano đến với một cái gối đệm khác, anh quỳ bên cạnh tôi:
Tôi hỏi:
–    Vì sao anh bị phạt?
–    Anh không biết. Anh chỉ xoa xoa đầu Tila và nói: “Anh thương em, thằng con hoang.”
Chúng tôi cười. Tôi biết vì muốn tỏ tình đoàn kết với tôi, anh làm quá đi để bị phạt và bởi vì anh cũng chán nếu không có tôi chơi chung.
Tôi còn kể đủ chuyện bậy bạ cho Tila nghe, tôi cũng kể như thế cho anh Yano nhưng anh không tin bởi vì anh lớn hơn tôi một tuổi.
Khi sợi dây nối kết tuổi thơ ấu bị đứt, khi những ngày đen tối chợt đến, khi những năm tháng mà tôi gọi là “Tôi không thích” đến, tôi mới thèm viết.
Khi tôi vào trường nội trú ở một thành phố xa lạ, tôi bị xa cách cha mẹ và anh em và để chịu đựng nỗi đau chia cắt này, tôi chỉ còn một giải pháp: viết.

  1. Các bài thơ

Khi vào trường nội trú, tôi mười bốn tuổi. Anh Yano đã ở nội trú một năm nhưng trong một thành phố khác. Em Tila vẫn còn ở nhà với mẹ.
Đây không phải là trường nội trú cho các nữ sinh giàu, trái lại là đàng khác. Một thứ nhà nửa như trại lính nữa như nội trú, nửa như viện mồ côi nửa như nhà trừng giới.
Chúng tôi có khoảng hai trăm cô gái tuổi từ mười bốn đến mười tám, được Nhà Nước nuôi ăn nuôi ở miễn phí.
Trường nội trú có những phòng ngủ chứa từ mười đến hai chục người, chúng tôi nằm trên giường chồng có nệm rơm và chăn màu xám. Tủ áo bằng sắt chật hẹp kê sát hành lang.
Có tiếng chuông thức chúng tôi dậy lúc sáu giờ sáng, một bà giám thị còn ngái ngủ đi kiểm tra các phòng. Có vài nữ sinh còn giấu mình dưới giường để ngủ nhưng đa số vừa đi vừa chạy xuống vườn. Sau khi chạy quanh vườn ba vòng, chúng tôi tập thể dục mười phút, rồi lên nhà trên, lúc nào cũng vừa đi vừa chạy. Chúng tôi rửa mặt bằng nước lạnh, mặc áo quần, xuống phòng ăn. Buổi điểm tâm là một ly cà phê sữa và một khoanh bánh mì.
Sau đó là buổi phát thư nhận từ hôm qua: ban giám đốc đã mở thư. Giải thích:
–    Các con còn nhỏ. Nhà trường thay thế cha mẹ.
Bảy giờ rưỡi, chúng tôi sắp hàng chặt chẽ đến trường, vừa đi ngoài thành phố vừa hát những bài hát cách mạng. Có những đứa con trai ngừng lại nhìn chúng tôi đi, chúng huýt gió, chúng khen hoặc chúng nói tục.
Đến trường học chúng tôi được ăn và chúng tôi vào phòng học, chúng tôi ở lại đó cho đến bữa cơm chiều.
Bắt buộc phải thinh lặng triệt để khi vào phòng học.
Làm gì cho hết ngày giờ dài lê thê này? Đương nhiên là phải làm bài nhưng tôi làm cho nhanh để nạp vì hoàn toàn chẳng có gì thích thú. Cũng có thể đọc sách nhưng chúng tôi chỉ có loại sách “bắt buộc phải đọc,” và tôi cũng đọc cho nhanh để xong, mặt khác đa số các sách đó cũng hoàn toàn chẳng có gì thích thú.
Vậy thì trong những giờ im lặng bắt buộc này, tôi bắt đầu phác thảo một loại nhật ký, tôi chế ra một loại viết lách đặc biệt để không ai có thể đọc được. Tôi ghi lại những bất hạnh, những phiền muộn, những buồn bã, tất cả những gì làm tôi thinh lặng khóc trong bóng đêm, trên giường ngủ.
Tôi khóc vì nhớ cha mẹ, anh em, vì giờ đây người lạ đã ở căn nhà của gia đình tôi.
Nhất là tôi khóc vì tự do đã mất.
Đương nhiên là chúng tôi có tự do để tiếp khách mỗi chiều chúa nhật trong “phòng khách” của trường nội trú. Cả con trai cũng có thể đến thăm chúng tôi nhưng với sự hiện diện của bà giám thị. Chúng tôi cũng có tự do đi dạo, ngay cả với bạn trai, mỗi chiều chúa nhật nhưng chỉ đi trên những con lộ chính của thành phố. Bà giám thị cũng đi dạo theo chúng tôi.
Nhưng tôi không có tự do đi thăm anh Yano, anh cũng ở nội trú như tôi, chỉ cách trường tôi hai mươi cây số, anh cũng không thể đi thăm tôi. Chúng tôi bị cấm không được rời thành phố và dù sao đi nữa, chúng tôi cũng không có tiền đi xe lửa.
Tôi cũng khóc cho tuổi ấu thơ của tôi, tuổi ấu thơ của ba anh em tôi, Yano, Tila và tôi.
Không còn đi chân đất trên đất ẩm xuyên qua rừng đến “núi xanh”; không còn cây để leo, để té khi cành mục bị gãy; không còn Yano nâng tôi dậy khi tôi té; không còn dạo chơi ban đêm trên mái nhà; không còn Yila mách mẹ.
Ở nội trú, mười giờ là tắt đèn. Một bà giám thị đi kiểm tra các phòng.

Qua ánh sáng đèn đường, tôi vẫn đọc nếu còn một quyển sách nào đó để đọc và khi tôi ngủ trong nước mắt, những câu văn lóe ra trong đêm tối. Chúng quay chung quanh tôi, chúng thì thầm, chúng có nhịp điệu, có vần, chúng như bài hát và chúng thành những câu thơ:


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button