Văn học nước ngoài

Khởi Sinh Của Cô Độc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Paul Auster

Download sách Khởi Sinh Của Cô Độc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Chân dung một người vô hình

Trong hành trình tìm kiếm sự thật, hãy sẵn sàng với những điều không ngờ tới, vì sự thật rất khó tìm và khi đã tìm ra bạn cũng sẽ thấy thật khó hiểu.

HERACLITUS

Mới ngày nào còn sống đó. Một người, giả dụ đang ở đỉnh cao sức khỏe, thậm chí chưa già, chẳng có tiền sử bệnh tật gì. Mọi thứ vẫn như xưa, như lúc nào cũng vậy. Ông ta sống từ ngày này sang ngày khác, lo việc của mình, mơ về cuộc đời đang trải ra trước mắt. Thế rồi, đùng một cái, cái chết đến. Ông thở nhẹ một hơi, sụp xuống ghế của mình, và thế là chết. Sự đột ngột của cái chết chẳng để chỗ trống cho suy nghĩ, chẳng cho tâm trí cơ hội tìm kiếm từ ngữ nào để an ủi mình. Ta chẳng còn gì ngoài cái chết, một thực tế không thể thay đổi được trong sự vĩnh cửu của chính ta. Chúng ta cam chịu chấp nhận cái chết sau một quãng thời gian bệnh tật kéo dài. Thậm chí cái chết vì tai nạn cũng được cho là bởi số phận. Nhưng một người đàn ông chết mà chẳng rõ nguyên nhân, một người đàn ông chết chỉ vì ông ta là người, đưa ta đến thật gần với ranh giới vô hình giữa sống và chết mà ta chẳng còn biết mình đang ở bên nào. Sự sống trở thành cái chết, như thể cái chết đã luôn sở hữu sự sống ngay từ đầu. Chếtkhông cảnh báo. Như thể có khẩu lệnh: Đời dừng. Và nó dừng bất cứ khi nào.

Tin về cái chết của cha đến với tôi ba tuần trước. Đó là một buổi sáng Chủ nhật, tôi đang trong bếp chuẩn bị bữa sáng cho cậu con trai nhỏ, Daniel. Trên lầu, vợ tôi vẫn ngủ, ấm áp dưới lớp chăn, tận hưởng thêm mấy tiếng ngủ nướng. Mùa đông ở vùng nông thôn: một thế giới im lặng, mùi khói gỗ, màu trắng. Tâm trí tôi đang ngổn ngang suy tư về đoạn mình vừa viết đêm qua, chỉ mong chờ đến chiều để quay lại với công việc. Rồi điện thoại đổ chuông. Tôi biết ngay là có sự không lành. Không ai gọi điện đến vào lúc tám giờ sáng Chủ nhật nếu không phải vì một tin tức không thể chờ đợi. Và tin mà không thể đợi thì lúc nào cũng là tin dữ.Tôi không thể tập trung vào một ý nghĩ ra hồn nào.

Thậm chí trước khi đóng gói đồ đạc và khởi hành chuyến xe dài ba tiếng tới New Jersey, tôi biết mình phải viết về cha. Tôi chẳng có kế hoạch, chẳng có ý tưởng trước nào về chuyện này. Tôi thậm chí còn không thể nhớ mình đã quyết định thực hiện nó nữa. Nó cứ ở đó, là điều hiển nhiên, một nhiệm vụ choán lấy tôi từ khoảnh khắc tôi nhận được tin. Tôi nghĩ: Cha đi rồi. Nếu tôi không hành động nhanh lên, toàn bộ cuộc đời cha sẽ biến mất cùng ông.

Giờ nhìn lại chuyện ấy, thậm chí chỉ sau vởn vẹn ba tuần lễ, tôi đã thấy đó là một cách phản ứng thật kỳ quặc. Tôi đã luôn tưởng tượng rằng cái chết sẽ khiến mình đờ ra, bất động trong nỗi đau đớn. Nhưng giờ chuyện đã xảy ra như vậy, tôi không rở giọt nước mắt nào, tôi không cảm thấy thế giới quanh mình đổ sụp. Theo một lối lạ lùng, tôi như đã chuẩn bị kỹ một cách đáng kinh ngạc cho cái chết này, bất chấp sự đột ngột. Điều khiến tôi phiền lòng là chuyện khác, không liên quan đến cái chết hay phản ứng của tôi trước chuyện ấy: đó chính là việc nhận ra cha mình chẳng để lại dấu vết nào.

Cha không có vợ, không gia đình ràng buộc, không đời ai phải xáo trộn khi ông ra đi. Một thoáng kinh ngạc, có thể, với mấy người bạn nhăn nheo, khóc sùi sụt vì lo sợ về một cái chết bất thường cũng nhiều bằng vì nỗi mất đi một người bạn, tiếp sau đó là một quãng nức nở ngắn, và rồi hết chuyện. Cuối cùng, cứ như thể cha chưa từng sống trên đời.

Thậm chí trước khi chết cha đã luôn vắng mặt, và từ lâu rồi những người gần gũi nhất với ông cũng đã học được cách chấp nhận sự vắng mặt ấy, coi đó là một giá trị cơ bản trong sự tồn tại của ông. Giờ ông đã đi, chuyện tiêu hóa được sự thật rằng ông ra đi mãi mãi cũng chẳng có gì khó khăn với thế giới. Thuộc tính tự nhiên trong cuộc sống của ông giúp thế giới chuẩn bị sẵn cho cái chết của ông — kiểu chết đã được dự báo — và nếu có lúc ông được nhớ đến, thì cũng chỉ theo cách nhòa nhạt, chỉ nhòa nhạt thế thôi.

Chẳng có chút đam mê, dù là với một đồ vật, một con người, hay một lý tưởng, không thể hoặc không muốn để lộ bản thân ra trong mọi tình huống, cha đã cố gắng giữ mình thật xa khỏi đời sống, để tránh phải dính dáng đến sự nhốn nháo của mọi điều. Ông ăn, đi làm, có bạn bè, chơi quần vợt, và với tất cả những thứ đó ông cũng chẳng có mặt. Theo nghĩa sâu xa, bất di bất dịch nhất, ông là một kẻ vô hình. Vô hình với những người khác, và hầu như cũng vô hình với chính mình. Nếu, khi cha còn sống, tôi đã phải liên tục đi tìm ông, tìm người cha vắng mặt, thì giờ khi ông đã chết, tôi cảm thấy như mình vẫn phải tiếp tục đi tìm. Cái chết không thay đổi gì cả. Sự khác biệt duy nhất là hiện giờ thời gian của tôi đã cạn.

Trong suốt mười lăm năm, cha đã sống một mình. Lầm lì, mờ đục, như đã miễn nhiễm với thế giới. Ông không giống một con người chiếm chỗ trong không gian, mà như một khối không gian hình người không thể xuyên qua. Mọi điều nảy bật khỏi ông, vỡ tan khi đập vào ông, cũng có lúc chúng dính được vào ông — nhưng chúng không bao giờ xuyên qua nổi. Suốt mười lăm năm, ông ở lì trong tòa nhà khổng lồ, chỉ một thân một mình, và trong chính ngôi nhà đó ông đã chết.

Trong một quãng thời gian ngắn, cả gia đình chúng tôi đã sống ở đó – cha, mẹ, em gái và tôi. Sau khi cha mẹ tôi ly dị, mọi người ly tán hết: mẹ tôi bắt đầu cuộc sống mới, tôi đi học đại học và em gái tôi ở cùng mẹ cho đến lượt nó cũng đi học. Chỉ cha tôi ở lại. Bởi một điều khoản trong thỏa thuận ly hôn chỉ ra rằng mẹ tôi vẫn sở hữu một phần ngôi nhà và được chia nửa số tiền nếu nhà được bán (điều khiến cha không muốn bán), hoặc vì muốn thầm lặng từ chối sự thay đổi (như thể chỉ ra cho thiên hạ thấy vụ ly dị chẳng hề tác động lên ông theo cách mà ông không kiểm soát được), hoặc đơn giản là vì thói trì trệ, một cơn mê xúc cảm khiến ông chẳng muốn làm bất cứ điều gì, ông cứ ở đó, sống một mình trong ngôi nhà đủ tiện nghi cho sáu, bảy người.

Đó là một tòa nhà ấn tượng: cổ kính, kiên cố, theo phơng cách Tudor, với cửa sổ khung chì, mái lợp đá phiến và những căn phòng thuộc tầm vương giả. Việc mua tòa nhà là một bước đi lớn với cha mẹ tôi, là dấu hiệu của việc giàu lên. Đây là khu tốt nhất trong thành phố, và dù không hẳn là một chốn dễ chịu để sinh sống (nhất là cho trẻ con), vẻ đồ sộ đã át đi sự trầm uất của nó. Sự thật là cha đã cuộn mình thật kỹ ở tòa nhà ấy trong toàn bộ phần còn lại của cuộc đời quả là một chuyện mỉa mai vì thoạt đầu ông khăng khăng không chịu chuyển đến đó. Ông than phiền về giá cả (một chủ đề bàn đi nói lại), và khi cuối cùng ông đồng ý, thì đó cũng là một chuyện bi hài kịch. Mặc dù vậy, ông trả bằng tiền mặt. Toàn bộ trong một lần. Không thế nợ, không trả góp hàng tháng. Đó là năm 1959, thời ông còn làm ăn phát đạt.

Lúc nào cũng là người hành động theo thói quen, cha đi làm từ sáng sớm, miệt mài cả ngày, và rồi, khi trở về nhà (vào những ngày cha không về muộn), cha đánh một giấc ngắn trước bữa tối. Một lần trong tuần đầu tiên chúng tôi ở nhà mới, trước khi chúng tôi thực sự chuyển hết đồ đạc vào, cha đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn. Thay vì lái xe về nhà mới sau ngày làm việc, cha đi thẳng về tòa nhà cũ, như vẫn làm suốt nhiều năm, đậu xe vào lối, đi vào nhà qua lối cửa hậu, bước lên cầu thang, vào phòng ngủ, nằm ra giường và ngủ luôn. Cha ngủ chừng một giờ đồng hồ. Chẳng cần phải bàn, khi nữ chủ nhân của ngôi nhà trở về và thấy một gã đàn ông lạ ngủ trên giường, bà ta đã có chút kinh ngạc. Thế nhưng không như nhân vật Goldilocks, cha tôi không nhảy bật dậy và bỏ chạy. Vụ nhầm lẫn cuối cùng đã được giải thích, và tất cả mọi người được một bữa cười ra trò. Thậm chí giờ đấy, chuyện ấy vẫn làm tôi cười. Và nữa, với tất cả những chi tiết ấy, tôi không thể không nhắc đến nó như một câu chuyện đáng thương tội nghiệp. Việc người đàn ông nhầm lẫn láixe thẳng về ngôi nhà cũ chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng tôi thấy cái đáng kinh ngạc là ông không hề nhận ra mọi thứ trong nhà đã thay đổi. Thậm chí một tâm trí mệt mởi và mông lung nhất cũng phải có một góc phản ứng thuần chất động vật, và có thể báo hiệu cho cơ thể biết nó đang ở đâu. Chỉ có kẻ nào gần như bị hôn mê mới không thấy, hoặc ít nhất, không cảm thấy, rằng ngôi nhà không còn như xưa nữa. “Thói quen,” như một nhân vật của Beckett từng nói, “là một kẻ u mê.” Và nếu tâm trí không còn có thể phản ứng với những dấu hiệu vật chất, thì nó sẽ thế nào khi đối mặt với những dấu hiệu của tinh thần?

Trong suốt mười lăm năm qua cha hầu như chẳng thay đổi thứ gì trong tòa nhà. Cha không lắp đặt thêm món nội thất nào, cũng chẳng lấy bớt ra món nội thất nào. Các bức tường vẫn có nguyên màu ấy, nồi niêu xoong chảo không hề được thay thế, thậm chí cả váy vóc của mẹ tôi cũng chẳng bị vứt đi – chỉ bị nhét vào trong ngăn kéo tầng áp mái. Kích cỡ của tòa nhà đã bào chữa cho việc cha không đưa ra quyết định gì về những thứ nó chứa. Không phải là vì cha bám lấy quá khứ, cố gắng bảo quản tòa nhà như một bảo tàng. Trái lại, cha dường như chẳng hề biết mình đang làm gì. Sự trì trệ phủ trùm lấy ông, không phải ký ức, và cho dù cha đã sống ở ngôi nhà đó suốt từng đó năm, ông cũng chỉ sống như một kẻ xa lạ ghé qua mà thôi. Mỗi năm trôi qua, cha ngày càng dành ít thời gian ở đó. Cha

hầu như chỉ ăn ở các nhà hàng, sắp xếp lịch làm việc sao cho đêm nào cũng bận, và sử dụng tòa nhà còn ít hơn cả một nơi để ngủ. Một lần nọ, nhiều năm trước, tôi tình cờ nhắc đến chuyện đã kiếm được bao nhiêu tiền từ việc viết lách và dịch dọt trong những năm vừa qua (cũng chẳng nhiều nhặn cho lắm theo bất cứ tiêu chuẩn nào, nhưng nhiều hơn mức tôi đã kiếm ra trước đó), và lời đáp mỉa mai của cha là ông còn tốn nhiều hơn thế cho việc đi ăn ngoài. Điểm chính là: cuộc đời cha không quanh quẩn ở nơi cha sống. Nhà chỉ là một trong nhiều chốn cha ghé qua trong chuỗi tồn tại không thả neo, không ngừng nghỉ của ông, và việc thiếu đi một trọng tâm đã đẩy tới việc cha bị biến thành một kẻ ngoài cuộc vĩnh viễn, một vị khách trong chính cuộc đời của mình. Bạn không bao giờ có thể cảm nhận được rằng cha đang dừng ở đâu.

Tuy vậy, ngôi nhà vẫn quan trọng với tôi, nếu chỉ giới hạn trong việc nó đã bị bỏ mặc — một biểu hiện cho thấy trạng thái tinh thần đã, thêm một điều khó hiểu khác, tự động vẽ ra các hình ảnh cụ thể trong sự vô thức. Ngôi nhà trở thành ẩn dụ cho cuộc đời cha tôi, là sự phơi bày chính xác và trung thành cho thế giới nội tâm của ông. Cho dù cha đã giữ cho ngôi nhà sựch sẽ và bảo quản nó y như cũ thì dù ít dù nhiều, nó vẫn trải qua một quá trình phân rã chầm chậm không tránh khỏi. Cha ngăn nắp, cha luôn đặt mọi thứ vào chỗ cần để, nhưng chẳng có gì được chăm sóc tới, chẳng có gì được dọn rửa. Nội thất, đặc biệt là trong những căn phòng cha hiếm khi ghé qua, phủ đầy bụi, mạng nhện, dấu hiệu của việc bị quên lãng hoàn toàn; lò nướng không thể cứu vãn bởi cặn của những thứ thức ăn đã cháy thành than; trong tủ chén, đôi khi mòn mởi trên những chiếc kệ suốt nhiều năm là: những túi bột đã bị mọt ăn, bánh quy đã mốc, từng túi đường đã vón cục, những hũ xi-rô không còn có thể mở nắp. Mỗi khi tự nấu nướng, cha sẽ cần mẫn và ngay tức thì rửa chén bát – nhưng chỉ xoa xoa chúng, chẳng bao giờ dùng đến xà phòng, thế nên từng chiếc cốc, từng chiếc tách, từng chiếc đĩa đều đóng một lớp màng nhớp nhúa. Suốt cả tòa nhà, những chiếc mành cửa lúc nào cũng đóng kín đã đi đến nông nỗi chỉ việc kéo nhẹ thôi cũng khiến chúng rách toạc. Ống nước rò rỉ và làm gỉ ố hết cả đồ đạc, lò sưởi không bao giờ tạo đủ hơi ấm, với hoa sen không hoạt động. Tòa nhà trở nên tiều tụy và trầm uất khiến chẳng ai muốn bước vào. Bạn có cảm giác như mình vừa bước vào nhà của một kẻ mù lòa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button