Văn học nước ngoài

Khỉ và Hổ

Khi va Ho - Robert van Gulik1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK KHỈ VÀ HỔ

Tác giả : Robert van Gulik

Download sách Khỉ và Hổ full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI                Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khỉ và Hổ gồm 2 câu chuyện Buổi sáng của khỉMàn đêm của hổ. Cả hai chuyện đều chứa đựng những tình tiết bất ngờ và kẻ chủ mưu không thể đoán trước theo đúng phong cách của Robert van Gulik. Đồng thời qua đó thể hiện tài đoán án như thần của Địch Nhân Kiệt.

Buổi sáng của khỉ là sự phát hiện một chiếc nhẫn ngọc tình cờ do một con vượn đánh rơi. Từ những manh mối nhỏ nhất Địch đại nhân đã phát hiện ra kẻ chủ mưu không thể ngờ tới đồng thời phá luôn một vụ buôn lậu quy mô.

Màn đêm của hổ thì kịch tính hơn, Địch Nhân Kiệt phải vừa phá án vừa ngăn một vụ cướp có thể tướt đoạt toàn bộ mạng sống trong một trang viên bao gồm cả ông trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài trí thông minh hơn người ông đã khéo léo lợi dụng hoàn cảnh để làm kẻ chủ mưu lộ chân tướng, đánh đuổi bọn cướp đồng thời cứu tất cả mọi người.

Câu chuyện đầy kịch tính và hấp dẫn, cuốn hút người xem từ đầu đến cuối, khó lòng đặt cuốn sách xuống cho đến khi chúng ta đọc đến dòng cuối cùng.

Trong phần kèm theo, cung hoàng đạo của Trung Quốc — luôn được đại diện với phía nam ở trên — hình ảnh của loài Khỉ và loài Hổ ở vị trí chính xác của chúng; những loài khác chỉ được thể hiện bằng những kí hiệu theo chu kì. Sự sắp xếp đầy đủ, gọi là “Mười hai con giáp”, gồm có 1 – Chuột (Bạch Dương); 2 – Trâu (Kim Ngưu); 3 – Hổ (Song Tử); 4 – Thỏ (Cự Giải); 5 – Rồng (Sư Tử); 6 – Rắn (Xử Nữ); 7 – Ngựa (Thiên Bình); 8 – Dê (Hổ Cáp); 9 – Khỉ (Nhân Mã); 10 – Gà (Ma Kết); 11 – Chó (Bảo Bình) và 12 – Lợn (Song Ngư). Chuỗi con giáp này cũng đại diện cho 24 giờ trong ngày: Chuột 11-1 giờ sáng, Trâu 1-3 giờ sáng, v.v…

Chuỗi chu kì thứ hai (không được mô tả ở đây) là “Mười Can”, đại diện cho Ngũ Hành và Ngũ Hành tinh. Tức là I – Giáp; II – Ất (cả mộc và sao Mộc); III – Bính; IV – Đinh (hỏa, và sao Hỏa); V – Mậu; VI – Kỷ (đất và sao Thổ); VII – Canh; VIII – Tân (kim loại và sao Kim); IX – Nhâm; X – Quý (nước và sao Thủy). Mười hai “con giáp”, ghép với mười “can”, tạo thành một chu kì lục tuần: I-1, II-2, III-3, IV-4, V-5, VI-6, VII-7, VIII-8, IX-9, X-10, I-11, II-12, III-1, IV-2 và tiếp tục đến X-12. Chu kỳ của sáu mươi kí hiệu lặp đi lặp lại này là nền tảng cho việc tính niên đại của Trung Quốc. Sáu chu kỳ tương ứng 360 ngày của một năm và “mười hai tháng âm lịch”, và cũng là năm chúng tự lặp lại chu kì sáu mươi “Một chu kỳ của Trung Quốc”. Năm 1900 là VII-1, một năm Chuột, và chúng ta đang sống trong chu kỳ bắt đầu vào năm 1924 với năm Tý I-1; chu kỳ đặc biệt sẽ kết thúc vào năm 1984. Năm nay, năm 1965, là II-6, một năm Rắn, 1966 sẽ III-7, một năm Ngựa.

Mô hình bát giác ở trung tâm của cung hoàng đạo được giải thích trong phần tái bút.

Dành riêng tưởng nhớ tới bạn tốt của tôi, chú vượn Bubu, mất tại Port Dickson, Malaya, 12 tháng 7 năm 1962.

Địch công đang thưởng thức buổi sáng mùa hè mát mẻ ở thư viện đang mở cửa được xây dựng dọc theo phía sau Công đường. Ông vừa ăn xong bữa sáng trong nhà cùng với gia đình, và giờ đang thưởng thức tách trà một mình ở đó, như đã trở thành thói quen của ông trong suốt năm mà ông phục vụ với vai trò là quan tòa ở huyện hồ Hàn Nguyên[1]. Ông kéo chiếc ghế bành mây của mình tới gần lan can bằng đá cẩm thạch chạm khắc. Vừa vuốt nhẹ bộ râu dài đen nhánh, ông ngước lên một cách hài lòng vào hàng cây cao và bụi cây rậm rạp bao phủ sườn núi sừng sững ngay phía trước thư viện như một bức tường bảo vệ bằng cây xanh tươi mát. Từ đó phát ra nhiều tiếng ríu rít bận rộn của các loài chim nhỏ, và tiếng rì rầm của dòng thác phía xa xa. Thật là một điều đáng tiếc, ông nghĩ, những khoảnh khắc thoải mái hưởng thụ sự yên bình quá ngắn ngủi. Bây giờ ông sẽ phải đến Công đường ở trước khu tòa án, và xem xét các công văn mới đến.

Đột nhiên có tiếng lá xào xạc và cành cây gãy. Hai bóng hình lông lá màu đen xuất hiện vội vã trèo qua những ngọn cây, đánh đu từ cành này sang cành kia bằng cánh tay dài mảnh của chúng, và để lại một trận mưa lá rơi sau sự náo động của mình. Quan tòa quan sát những con vượn với một nụ cười. Ông không bao giờ chán ghét việc chiêm ngưỡng bóng dáng uyển chuyển của chúng khi chúng di chuyển nhanh nhẹn ngang qua. Dù nhút nhát, những chú vượn sống trên sườn núi đã trở nên quen với con người đơn độc ngồi đó mỗi buổi sáng. Đôi khi một trong số chúng sẽ dừng lại trong một khoảnh khắc ngắn ngủi và khéo léo bắt trái chuối Địch công ném cho chú ta.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button