Văn học nước ngoài

Cầu Ô Thước

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Antoine Audouard

Download sách Cầu Ô Thước ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi nhận được cuộc điện thoại vào lúc tối muộn. Một giọng nói lạ hoắc, xoe xóe hỏi xem có phải tôi tên là André Garnier, có đúng tôi là con trai của Pierre Garnier không và khi tôi đang lúng búng trả lời rằng đúng là tôi nhưng ai thế? ai vậy? thì giọng nói ấy tiếp tục: “Cha anh, ông Garnier sẽ tới nhà anh ngày mai. Lúc 10 giờ 30 được chứ?” Chắc chắn, chúng ta không sống trong một thế giới mà người cha là đoàn tàu và con cái là sân ga; chắc chắn người phụ nữ này không có thật, bà ta không xưng danh và tôi cũng chẳng hỏi. Thế nhưng, ngày hôm sau, có hai nhân viên cứu thương – một to con, một gầy nhẳng – gõ cửa nhà tôi rồi đưa một tờ giấy màu xanh cho tôi ký, cứ như là họ đi giao thư bảo đảm vậy.

“Đúng 10 giờ 30 phải không nhỉ?” người gầy nhẳng ra vẻ thành thạo hỏi, rồi hai người đàn ông rời đi không để tôi kịp ngậm miệng lại.

Bố và tôi cứ đứng trên lối nhỏ dẫn vào nhà, lạ lẫm với nhau. Ông hơi lắc lư người, hai bàn tay nắm chặt chiếc túi da du lịch.

“Mẹ con có khỏe không?” cuối cùng ông cũng lên tiếng và tôi thấy lòng mình ngổn ngang những cảm xúc đầy mâu thuẫn mà nổi trội là một cơn giận dữ rất thường tình – tức giận vì đột nhiên tôi phải làm người cha chăm sóc ông trong khi ông chưa từng một ngày làm cha tôi.

“Thế còn vợ con?” ông tiếp tục, với giọng niềm nở.

“Tốt cả,” tôi nói nhỏ, không cố để ông nghe thấy.

Ông đến chậm mất ba mươi năm so với ngày mẹ tôi mất, nhưng chỉ muộn có ba hôm so với ngày vợ tôi bỏ đi. Một chút cố gắng thôi là ông đã có thể đến kịp.

Tôi chủ yếu túc trực bên ông những tuần cuối cùng. Con trai tôi cũng vào phòng, ngồi quỳ ngay dưới chân giường chơi trò Mikado một mình.

Cô gái trẻ lặng lẽ ngồi bên bố tôi, vừa đan khăn vừa liếc nhìn chúng tôi qua cặp kim đan. Cháu bón cho ông từng thìa khoai nghiền hay những món ăn tráng miệng có vị caramel, giúp ông nhấp môi vào ly bia tươi không cồn. Cháu đến với tư cách là người trông trẻ, rồi ở lại với danh nghĩa một y tá, một quản gia và tôi còn biết gì nữa đây. Tất cả những gì tôi biết về cháu là cháu được sinh ra tại Việt Nam. “Giống như tôi ư?” một lần tôi đã hỏi và cháu chỉ gật đầu; việc góp thêm những khoảng lặng vào cuộc sống của chúng tôi không tạo được một chút thân tình nào giữa chúng tôi và cháu.

Cháu cúi xuống bên ông và ông ngập ngừng đưa tay chạm vào mái tóc của cháu. Cháu xoa bóp cánh tay cho ông rồi hôn ông, ông thì thầm, hoặc có thể chỉ hơi mấp máy môi. Một lần tôi nghe tiếng ông nói: “Không.” Rồi lại: “Tại sao lại không chứ?” Đôi mắt ông nhìn mông lung và tôi nghĩ chắc là ông muốn giữ cháu lại. Tôi thấy buồn nôn vì ghen tị: thế đấy, đến cả khi sắp chết ông vẫn yêu thương một người khác – một người xa lạ – hơn tôi.

Tôi bị ám ảnh bởi những nếp nhăn hằn sâu trên trán ông và cái vết nhăn như trẻ con hằn cả xuống cằm, cứ như thể chúng đang che giấu những bí mật mà tôi bị vùi sâu trong đó. Tôi liên tục bị những mảnh ký ức đeo đuổi. Một đêm – là cái đêm trước hôm ông mất? hay là cái hôm bác sĩ đã sử dụng từ “giải thoát”? – lúc tôi đang gà gật trên chiếc ghế bành cạnh giường ông thì bị cái điệp khúc của ông đánh thức:

“Chúng tớ đang trong quán rượu ở cây số 113 trên đường đi Đà Lạt, một mỏm đá lớn bên vệ đường, ngay bìa rừng. Bên phải tớ là Tikhomirov, người Nga da vàng, nhà báo hạng xoàng, một người đồng chí; bên phải anh ta là Carraz, to lừng lững, vừa luồn tay dưới mông cô nàng Olga vừa tợp bát mì. Những người khác bốc khoai tây chiên ăn. Olga: một thiếu nữ Lào xinh xắn lười nhác. Cũng không biết tại sao lại gọi cô nàng là Olga. Bên trái tớ, ngồi ngay sát, là Katia, người mà anh đã biết, lâu rồi tôi không nói chuyện với cô ấy nữa và bên cạnh cô ấy, trong bóng tối, là một người Việt. Anh ta có muốn giết chúng tớ không? Chúng tớ không có mật khẩu và với lính biệt kích Sénégal thì đừng có dại mà đùa. Tikhomirov nói với anh ta: ‘Thế nào, mày muốn giết bọn tao à?’ Anh ta trả lời: ‘Tao chẳng cách gì giết được tụi mày. Tụi mày đã chết rồi.’ Cậu thấy rõ sự việc rồi đấy, tớ đã kể cho cậu rồi mà. Chúng tớ đang trong quán rượu ở cây số 113, trên đường đi Đà Lạt. Bên phải tớ…”

Cái đĩa ấy đã được ghi nhưng phần lời vẫn có thay đổi, những chi tiết vô nghĩa được thêm vào hoặc lược bớt đi, với một sự liên kết tổng hòa theo một logic vẫn còn là bí ẩn cùng câu kết vang lên như một hồi chuông báo tử: “Tao chẳng cách gì giết được tụi mày. Tụi mày đã chết rồi.”

Ngay trước khi chết, ông run rẩy kéo chăn lên như muốn trùm kín cả người. Ông không nói gì nữa, lúc bấy giờ ông sùi bọt mép và thở ran. Tôi đã nhầm khi tưởng rằng đôi mắt ông trống rỗng hay có thể chúng là tấm gương phản chiếu mắt tôi. Con trai tôi còn đang ở trường và tôi có cả buổi sáng để bố tôi ra đi. Đó là thời gian nhiều hơn cần thiết, nhiều hơn thời gian mà chúng tôi từng có với nhau.

Ông vã mồ hôi đầm đìa và tôi đặt tấm khăn mặt lên trán ông. Tôi ấp lấy bàn tay ông trong tay tôi; nó thật nhỏ bé và yếu ớt.

Giữa lúc hấp hối, ông quay mặt về phía tôi, nhìn tôi chằm chằm với ánh mắt u ám rồi chợt bừng sáng, vẻ nghiêm túc của đứa trẻ vừa mới chào đời. Ông lập bập lưỡi trong vòm miệng nhưng không phải vì khát. Bằng động tác hất cằm, ông ra hiệu cho tôi lại gần.

“Bố có điều muốn nói,” ông thì thầm rất khẽ, nhưng rõ ràng. Và dường như làm thế là chưa đủ, ông nhắc lại to hơn, với tình trạng của ông thì chắc hẳn là một tiếng hét, nhưng chỉ buột ra được một tiếng khào khào: “Bố có điều muốn nói.”

Ánh nắng mùa xuân xuyên qua tấm rèm khép kín. Tôi đứng dậy mở toang rèm ra, hít thở bầu không khí trong lành, chớp mắt và tự nhủ đó là một trong những ngày ấy.

Khi tôi quay lại thì ông đã ra đi, tôi trơ trọi ở lại với những điều ông muốn nói.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button