Văn học nước ngoài

Cái Đầm Ma

cai-dam-ma-george-sand1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : George Sand

Download sách Cái Đầm Ma ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đoạn thơ bốn câu bằng tiếng Pháp cổ đó, đặt bên dưới một bức tranh của Holbein, thật là mộc mạc, mà lại buồn thấm thía. Bức tranh miêu tả một người thợ cày đang cày giữa một cánh đồng. Một vùng quê rộng lớn trải ra xa xa, người ta trông thấy ở đó những túp lều tồi tàn; mặt trời đang lặn sau đồi. Đây là vào cuối một ngày làm việc nặng nhọc. Người nông dân đã già, thấp béo, quần áo rách rưới. Cỗ ngựa bốn con, ông đang đẩy về phía trước, vừa gầy, vừa kiệt sức, lưỡi cày ngập sâu xuống một thứ đất gồ ghề, khó làm. Trong cảnh này chỉ có một sinh vật vui vẻ và nhanh nhẹn. Đó là một nhân vật quái dị, một bộ xương, được vũ trang bằng một cái roi, coi như làm thợ phụ cho ông lão thợ cày, đang chạy trong luống cày, bên cạnh mấy con ngựa đang khiếp sợ, và đuổi đánh chúng.

Tôi vừa xem bức tranh ấy một lúc lâu và thấy buồn thấm thía, rồi tôi ra đồng đi dạo, lan man nghĩ đến đời sống nơi đồng ruộng và số phận người thợ cày. Chắc chắn là vất vả rồi, khi phải tiêu hao sức lực và ngày tháng của mình vào việc cày xới mảnh đất ác nghiệt ấy, mà phần thưởng duy nhất và lợi lộc duy nhất nhận được cuối một ngày làm việc nặng nhọc như thế, chỉ là một mẩu bánh mì loại đen nhất và tồi nhất.

Những tài nguyên bao phủ mặt đất kia, những thóc lúa gặt về kia, những hoa quả kia, những con vật kiêu hãnh được nuôi béo trong đám cỏ cao kia, là tài sản của một vài người và là công cụ làm mệt mỏi và nô dịch số người đông nhất.

Kẻ nhàn rỗi nói chung đâu có yêu những cánh đồng, đồng cỏ, cảnh sắc thiên nhiên, những con vật đẹp, mà tất cả những cái đó phải được đổi ra những đồng tiền vàng để người ấy tiêu dùng.

Kẻ nhàn rỗi ở lại đồng quê để tìm kiếm một ít không khí và sức khỏe, rồi lại trở về các thành phố lớn để tiêu phí thành quả lao động của những kẻ lệ thuộc mình.

Về phần mình, người lao động bị đè nén quá, khổ sở quá, và quá sợ hãi cho tương lai của mình, nên cũng không thưởng thức được vẻ đẹp của đồng quê và những cái thú vị của cuộc sống nơi thôn dã. Đối với người ấy cũng vậy, những cánh đồng vàng óng, những đồng cỏ mượt mà, những con vật tuyệt vời, là đại diện cho những túi tiền, trong đó mình sẽ chỉ được một phần rất nhỏ, không đủ cho nhu cầu của mình, nhưng tuy thế, hàng năm vẫn cứ phải lèn đầy những cái túi chết tiệt đó, để làm vừa lòng ông chủ và trả tiền cho quyền sống dè sẻn và khốn khổ trên đất của ông ta.

ý nghĩ của tôi đã chảy theo dòng ấy, trong khi tôi đi ven theo một cánh đồng mà nông dân đang chuẩn bị cho vụ gieo hạt sắp tới. Diễn trường cũng rộng như trong tranh của Holbein.

Quang cảnh cũng rộng và bao quanh bằng những hàng cây xanh lớn, đã hơi ngả sang màu đỏ vì sắp tới mùa thu, cái thửa đất rộng màu nâu khỏe khoắn kia, nơi các trận mưa vừa qua còn để lại, trong vài luống cày, những dòng nước mà mặt trời chiếu vào, làm sáng lên như những sợi chỉ bạc. Không khí trong trẻo, ấm áp và đất mới được lưỡi cày mở ra, tỏa lên một làn hơi nhẹ.

Phía trên cánh đồng, một ông già, ăn mặc không có vẻ nghèo khổ, đang trịnh trọng đẩy cái areau, một cái cày kiểu cổ; kéo cày là hai con bò lặng lẽ, lông vàng nhạt, hai vị trưởng lão thực sự của đồng cỏ, cao lớn, hơi gầy, sừng dài và quặp xuống, những lao động già mà thói quen lâu ngày đã biến thành anh em ấy – Ở quê chúng tôi, người ta thường gọi chúng như vậy – và khi kẻ nọ thiếu kẻ kia, sẽ không chịu cùng làm với một bạn mới và tự để chết dần vì buồn đau. Những ai không biết về đồng quê cho rằng nói đến tình thân của con bò với bạn cùng kéo cày với nó là kể chuyện hoang đường. Xin mời họ đến xem, ở cuối chuồng, một con bò khốn khổ, gầy còm, kiệt sức, đuôi sợ sệt đập vào hai bên sườn trơ xương, mõm thổi một cách ghê sợ và khinh bỉ vào thức ăn người ta đem đến cho nó, hai mắt luôn quay về phía cửa chuồng, chân cạo cạo vào chỗ trống bên cạnh nó, mũi hít hít những cái ách và dây xích bạn nó đã mang, và không ngớt gọi bạn bằng những tiếng rống thảm thiết. Anh chăn bò sẽ bảo: “Thế là mất cả một đôi bò;.người anh em của nó đã chết, còn con này không chịu đi làm nữa. Đáng lẽ phải vỗ béo nó để làm thịt, nhưng nó không chịu ăn, nên chẳng mấy chốc, nó sẽ chết vì đói.” ông lão thợ cày làm việc chậm chạp, lặng lẽ, không phí sức. Hai con vật ngoan ngoãn cũng không vội vàng hơn ông; nhưng nhờ lao động liên tục và tập trung, với một sự tiêu phí sức lực đã được thử thách và bền bỉ, luống cày của ông cũng được xới lên nhanh không kém luống cày của con trai ông, ở cách đó một quãng, đang điều khiển bốn con bò không khỏe bằng, trên một thửa ruộng cứng hơn và nhiều đá hơn.

Nhưng sau đó, cái đã lôi cuốn sự chú ý của tôi, thật sự là một cảnh đẹp, một đề tài quý cho họa sĩ. Ở đầu bên kia của cánh đồng có thể cày được, một chàng trai tẻ, mặt mũi dễ coi, đang dẫn một cỗ bò tuyệt vời: bốn đôi bò non, lông sẫm, pha màu đen vàng hung lấp lánh màu lửa, với những cái đầu ngắn có lông xoăn còn phảng phất vẻ hoang dại của bò mộng, những con mắt to, dữ tợn, những động tác thô bạo, cách làm việc nóng nảy và giần giật, như còn muốn nổi khùng với cái ách và cái roi, nên chúng chỉ vừa vâng lệnh, vừa run lên vì tức giận dưới sự thống trị mới áp đặt. Người ta gọi chúng là những con bò mới bị buộc. Người đàn ông điều khiển chúng có nhiệm vụ khai hoang một góc trước đây đã bỏ làm bãi chăn nuôi, và đầy những gốc cây cổ thụ, một công việc của lực sĩ mà nghị lực của anh, tuổi trẻ của anh và tám con vật hầu như chưa thuần hóa của anh chỉ mới tạm đáp ứng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button