Triết học

Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Phan Bội Châu

Download sách Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

PHÁT ĐOAN TỪ

Triết học Đông Phương xưa nay có ba nhà:

Một là: Phật học

Hai là: Dịch học

Ba là: Lão học

Nhưng Phật học thời lí tưởng quá cao, mà quy kết về xuất thế.

Lão học thời vẫn một nhà nhập thế, nhưng quá trọng về đường thuật số mà cũng không thể thông dụng được ở nhân gian.

Chúng ta tham khảo chiết trung ở trong các nhà triết học Đông phương, vừa tinh vi, vừa thiết thực, vừa thấu lí vừa thích dụng, thời chẳng gì bằng Dịch học.

Lòng ưu thì mẫn thế gốc ở một tấm lòng từ bi thời Dịch chẳng khác gì Phật; tùy thì, thức thế đủ trăm đường biến hóa, thời Dịch có lẽ hay hơn Lão.

Thầy Thiệu Khang Tiết có nói rằng: “Trương Tử Phòng đắc Lão chi dụng, Mạnh Kha đắc Dịch chi dụng”, nghĩa là: Ông Trương Tử Phòng thời được cái đại dụng của Lão; thầy Mạnh Kha thời được cái đại dụng của Dịch.

Thầy Lục Tượng Sơn, thầy Vương Dương Minh thời đã tinh thông Dịch học mà học thuyết lại thường cận tự Phật học. Vậy mới biết rằng đã nghiên cứu Dịch học, thời Phật học, Lão học cũng có thể nhất dĩ quán chi.

Gần nay Âu Châu triết học thịnh hành, mà học giả nước Đức là ông Uy Lệ Hiên vào xứ Thanh Đảo nước Trung Hoa mời thầy học Dịch, nghiên cứu hơn 20 năm, biến thành bản Đức Văn Chu Dịch, đưa về nước trình vua Đức, được Uy Liêm (Guìllaume II) thưởng cho Bác sĩ Học Vị. Bây giờ nhà văn học đại học nước Đức lấy sách ấy làm một bản chuyên môn giáo khoa.

Thanh niên học giả nước Đức chia làm hai phái:

  1. Lão phái
  2. Dịch phái

thảy chú trọng về Đông phương triết học.

Người Tây phương quý trọng triết học Đông phương đến như thế, cớ sao người nước ta sinh ở Đông phương lại dòng dõi con nhà Hán học mà nỡ bỏ Dịch học chẳng ai nhắc tới.

Phật trong nhà không cầu, đi cầu Thích Ca ngoài đường; trong túi mình có bảo châu mà ngửa tay xin người từ hạt gạo, thế chẳng là sự rất quái gở hay sao?

Bĩ nhân lúc trẻ theo đòi khoa cử, chẳng qua vì tầm chương trích cú, nhân đó mà thiệp liệp Kinh Dịch được hơn mười năm, nhưng kể đến nghĩa kín, lời sâu, thời chẳng qua một người đứng ngoài ngõ; ơn giời dạy bảo được vào trường trời dạy hơn hai mươi năm, sinh nhai về bể mặn đồng chưa, thầy bạn với non xanh nước biếc, mỗi khi u cư độc xử dem mấy pho Nhật Văn Hán Dịch ra xem, mới biết một nước phú cường ở Á Châu như nước Nhật Bản, mà sách Chu Dịch, Tôn Tử, Quản Tử, tất thảy phiên dịch làm Nhật văn, lại y nguyên văn đặt làm chuyên môn giáo khoa thư.

Ôi! Trông người lại ngẫm đến ta, trót 4.000 năm mà bản sách Chu Dịch chỉ là một bản sách làm ơn cho bọn thầy mù gỡ gạo và mấy chú văn sĩ muốn đồ chiếm áo mũ cân đai mà thôi, óc tinh vi huyền bí của bốn vị Thánh: Hi, Văn, Chu, Khổng văn cứu thì thiệp thế hơn 2.000 năm, chúng ta vẫn có trong nhà, mà xem bằng tờ giấy loại. Thế chẳng đáng tiếc lắm hay sao?

Bĩ nhân kể về Dịch học chẳng khác gì vỏ nghêu lường bể, trong ống dòm trời mà dám nói phát minh Dịch lí đâu. Chỉ vì nhất phiến khổ tâm, đau nỗi thiên thu tuyệt học. Ví như đồ ăn, thức uống, miệng mình đã biết là ngon, thời chẳng dám riêng làm mình có. Vậy mới phiên dịch bản sách này, nhan đề rằng:

QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỄN GIẢI

Tri ngã, tội ngã, thời tùy lòng kẻ xem.
PHAN SÀO NAM


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button