ListTheo chủ đề

11 sách triết học phương Tây dẫn dắt bạn vào những cuộc phiêu lưu tư duy tuyệt vời

Với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, triết lý phương Tây mang lại một góc nhìn sắc bén về thế giới xung quanh chúng ta. 11 cuốn sách nổi tiếng và độc đáo về triết học phương Tây giúp bạn có thể khám phá sự ảnh hưởng to lớn của những tư tưởng triết học này này trong xã hội hiện đại.

Tôi Là Ai – Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu

Tôi Là Ai – Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu

Có rất nhiều cuốn sách về triết học, nhưng Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là một sự khác biệt. Trước nay chưa từng có một ai dẫn dắt người đọc đến với những câu hỏi lớn của triết học bằng một cách am tường chuyên môn, đồng thời nhẹ nhàng tinh tế như vậy.

Thông qua môn khoa học nghiên cứu não bộ, tâm lý học, lịch sử, và thậm chí văn hóa đại chúng (pop-culture), triết gia đương đại người Đức Richard David Precht đã khéo léo soi sáng những vấn đề ở tâm điểm của tồn tại con người như: Sự thật là gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì? Tại sao tôi nên tốt? và trình bày chúng qua lối văn ngắn gọn, thông tuệ, uốn hút. Kết quả là một chuyến du hành xuyên lịch sử triết học và một dẫn nhập sáng tỏ vào những nghiên cứu hiện thời về não bộ.

Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? Một cuốn sách thực sự tuyệt vời cho việc nghiên cứu triết học. Cuốn sách là một kính vạn hoa về các vấn đề triết học, những quan sát hấp dẫn và hài hước, các vấn đề sinh học thần kinh và sinh học, và nghiên cứu tâm lý.

Suy Tưởng

Suy Tưởng

Nghe nói Marcus Aurelius thích trích dẫn câu nói trên của Plato, và những ai đã từng viết về ông khó cưỡng lại vận nó vào bản thân Marcus. Và tất nhiên, nếu là đi tìm ông vua-triết gia của Plato bằng xương bằng thịt thì chúng ta cũng khó tìm được ai tốt hơn Marcus, người cai trị Đế quốc La Mã gần hai thập niên, và là tác giả cuốn Meditation (Suy tưởng) bất hủ.

Thế nhưng danh hiệu này chắc chắn bản thân Marcus sẽ bác bỏ. Ông không bao giờ nghĩ mình là một triết gia. Ông chỉ tự nhận là một học trò cần mẫn và người thực hành chưa hoàn hảo của một triết thuyết do những người khác lập ra. Còn về ngôi vua, nó đến một cách gần như tình cờ. Khi Marcus Annius Verus sinh ra, năm 121 CN, những người có mặt đã tiên đoán một sự nghiệp sáng chói trong Viện Nguyên lão của bộ máy cầm quyền. Họ không thể nào đoán được số phận đã dành cho ông ngôi hoàng đế, và trong trí tưởng tượng của họ không thể nào có cảnh tượng người kị sĩ đồng cô độc giơ tay vẫy chào chúng ta từ trên đỉnh đồi Capitol La Mã qua hai nghìn năm..

Giáo Trình Triết Học Phương Tây Hiện Đại

Giáo Trình Triết Học Phương Tây Hiện Đại

Triết học phương Tây hiện đại (hiểu theo nghĩa ngoài mácxít) là sự phát triển tư tưởng triết học phương Tây trong điều kiện mới, theo tinh thần mới, tinh thần “phi cổ điển”, rà soát lại những vấn đề truyền thống, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại.

Quá trình này diễn ra cùng với xu thế phi cổ điển hóa trong văn hóa châu Âu, thông qua văn chương, nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động sáng tạo khác, phản ánh sự tái bố trí lực lượng chính trị – xã hội tại châu Âu, được nhen nhóm ngay từ thời Phục hưng (thế kỷ XIV–XVI), được tiếp sức bởi các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước kiểu mới tại một số nước Tây Âu, thay thế chế độ quân chủ phong kiến ngự trị hàng ngàn năm.

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói, giáo trình này góp phần hệ thống hóa và đưa ra luận giải mới về sự ra đời và phát triển, đặc trưng và vai trò của lịch sử triết học phương Tây hiện đại; về những tư tưởng, quan niệm mà các trường phái kế thừa của quá khứ và của thời đại thể hiện đồng tâm dưới các phạm trù, nguyên lý, nguyên tắc.

Đặc biệt, những người biên soạn đã tổng hợp bức tranh tư tưởng triết học phương Tây hiện đại thành nhóm bốn khuynh hướng chủ đạo: phi duy lý – nhân bản, thực chứng – khoa học, tôn giáo, chính trị – xã hội.

Từ Điển Triết Học Tây Phương – Từ Điển Triết Học Gadamer

Từ Điển Triết Học Tây Phương – Từ Điển Triết Học Gadamer

“Từ Điển Triết Học Gadamer” có tác dụng như là một điểm quy chiếu quan trọng, hỗ trợ những ai muốn nắm vững Gadamer và toàn bộ lĩnh vực thông diễn học triết học. Đó cũng sẽ là một sự trợ giúp giá trị dành cho những ai cần thông tin về nhiều nguồn gốc tạo nên công trình của Gadamer.

Hans-Georg Gadamer (1900-2002): Trung tâm điểm của sự nghiệp Gadamer là sự biện minh cho bản thân triết học trong một thế giới tinh thần bị thống trị quá thường xuyên bởi những thực hành và những thể thức của khoa học tự nhiên. Với Gadamer, sự thực hành đáng quý của thông diễn học – nhưng hoàn toàn bị lãng quên vào thời hiện đại cho đến khi được phục hồi vào thế kỷ 19, đã chứng minh rằng sự thông hiểu của con người không thể được tóm tắt trong một nhóm các quy tắc hay phương pháp luận; nó vận hành trong mọi phương diện của những nỗ lực của ta nhằm làm cho thế giới trở nên sáng rõ. Bởi lý do đó, nghệ thuật và tính chất nghệ thuật của ngôn ngữ nói cho ta biết về thế giới và về chính ta cũng nhiều như khoa học tự nhiên vốn được tôn sùng hơn. Thành công lớn lao nhất của Gadamer là dùng thông diễn học để tái định vị các khoa học nhân văn…

Chủ nghĩa vô thần – Dẫn nhập ngắn

Chủ nghĩa vô thần – Dẫn nhập ngắn

“Chủ nghĩa vô thần thường được coi là một niềm tin tiêu cực, đen tối và bi quan, được đặc trưng bởi sự bác bỏ các giá trị và mục đích và sự phản đối quyết liệt đối với tôn giáo.

Chủ nghĩa vô thần: Một giới thiệu rất ngắn được đặt ra để xua tan những huyền thoại xung quanh chủ nghĩa vô thần và cho thấy một cuộc sống không có niềm tin tôn giáo có thể tích cực, có ý nghĩa và đạo đức như thế nào. Nó cũng đối mặt với sự thất bại của các quốc gia vô thần chính thức trong Thế kỉ XX. Cuốn sách trình bày một trường hợp trí tuệ cho chủ nghĩa vô thần, dựa nhiều vào những lí lẽ tích cực cho sự thật của nó cũng như về những lập luận tiêu cực chống lại tôn giáo”.

Minh Triết Phương Tây

Minh Triết Phương Tây

Wisdom of the West, xin chuyển ngữ là Minh Triết phưong Tây, trước tác ông viết năm 1959 lược lại tổng thể nền văn hóa Tây phương từ thời cổ đại 5,6 trăm năm trước Công Nguyên cho đến thế kỷ 20.

Công trình này trải dài trên hai ngàn năm trăm năm, đặt trọng tâm trên tư tưởng và triết học. Những điều này không trên trời rơi xuống, là những sản phẩm của con người sống và tư duy trong thời đại của mình. Công trình giải mã, xếp đặt, và phê phán của ông đòi hỏi một sự hiểu biết rộng và sâu về lịch sử và xã hội Âu châu trên hai bờ Đông và Tây của Địa Trung hải.

Bertrand Russell không chỉ liệt kê niên biểu, trình bày lại những đề xuất, những sáng tạo về tư duy triết lý. Với cá tính, và ông trình bày chúng dưới góc nhìn riêng biệt của ông, khi hóm hỉnh theo thế cách uy-mua (hài hước) đặc thù của người Anh, khi phê phán không khoan nhượng với những gì đi ngược lại con đường duy lý khoa học. Nhưng rồi cuối cùng, ông vẫn giữ được hơi văn thấm đẫm chất con người khai mở, rộng lượng, và không có cái ảo tưởng độc quyền chân lý.

Trích Lời người chuyển ngữ

Chính Trị Luận

Chính Trị Luận

Tác phẩm nổi tiếng viết về các khái niệm mà từ đó định hình các quốc gia và chính phủ. Mặc dù, Aristotle cổ vũ mạnh mẽ cho chế độ nô lệ lạc hậu, quan điểm của ông về Hiến pháp và cách điều hành chính phủ lại rất kinh điển. Dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại

Tác phẩm này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương. Chính trị luận nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp của các cơ quan thẩm quyền.

Aristotle là biểu tượng của trí tuệ tư duy triết học. Mặc dù nội dung rất sâu sắc nhưng cách trình bày của ông lại rất dễ hiểu. Ông viết những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng với độ chính xác siêu phàm. Học thuyết của ông có ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực hiện đại như : khoa học, chủ nghĩa duy thực và logic học

Theo Aristotle, là một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở thành thoái hóa và trở thành một chế độ xấu. – Dịch giả Nông Duy Trường

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

“Nếu bạn đau khổ bởi bất cứ điều gì từ bên ngoài, thì nỗi đau của bạn không do điều đó gây ra, mà do cách bạn nhìn nhận và phản ứng với điều đó. Và bạn hoàn toàn có quyền rút lại sự phản ứng này vào bất cứ giây phút nào.”

Đây là câu nói của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, người đồng thời cũng là một trong những triết gia đại diện lớn nhất của chủ nghĩa khắc kỷ.

Tôi luôn nghĩ một trong những nguyên nhân chính khiến con người cảm nhận sự bất hạnh, là việc họ không chấp nhận cách thực tế đang diễn ra nếu đó là thực tế không như mong muốn của họ, và họ tìm cách chối bỏ hoặc chống lại nó.

Chủ nghĩa khắc kỷ dạy ta phải tương tác với cách thế giới khách quan đang vận hành theo cách riêng của nó, thay vì bắt nó phải vận hành theo cách ta mong muốn..

Cộng Hòa

Cộng Hòa

Cuốn sách được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Tác phẩm được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Plato và những người khác. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó cũng xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị.

Trong các đoạn chính của Cộng hòa, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra làm bạn với cái bóng của mình và mang họ đến thực tế. Vai trò của triết học, cụ thể là những gì Plato gọi là biện chứng, là đưa con người ra khỏi cái bóng và hướng bản thân họ tới thực tế. Đây là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không có nhà nước lý tưởng nào không làm.

Độc giả hiện đại có thể đồng ý với mọi điều Plato nói, cũng như lập luận chặt chẽ, cái nhìn đầy chất thơ vẫn có sức mạnh trong việc kích thích và thách thức. Sức mạnh lâu dài này đã làm của Cộng hòa trở thành một trong những nền tảng của văn hóa phương Tây.

Cộng hòa là cuốn sách đầu tiên rung chuyển thế giới, lay động tâm tư. Triết phẩm này chứa bên trong câu hỏi muôn thuở : Làm người nên sống thế nào cho phải ở đời ? Thế nào là công bình ? Thế nào là đạo đức ? – GS Đỗ Khánh Hoan

Cộng hòa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy triết học và lý thuyết chính trị suốt hơn 2.000 năm qua. Có người còn cho rằng nếu mang tất cả các sách vở trên đời ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn Cộng hòa.

Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là “Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19”, Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

-Wikipedia-

Trung tâm điểm của Bàn về Tự do là mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội. Luận điểm xuất phát: tự do chính trị lẫn xã hội của cá nhân đang bị đe dọa vì ngày càng bị xã hội giới hạn. Theo Mill, sở dĩ tự do này cần phải được bảo vệ trước sự can thiệp của xã hội vì nó là điều kiện cơ bản cho sự tiến bộ xã hội và, do đó, cho hạnh phúc của cộng đồng chứ không vì một mục đích nào khác. Vì thế, Mill đề ra một nguyên tắc – tạm gọi là “nguyên tắc tự do” – để xác định ranh giới của quyền lực hợp pháp và hợp lý của xã hội, theo đó, tự do cá nhân chỉ được phép bị giới hạn với điều kiện giúp cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những người khác.

Bùi Văn Nam Sơn

Mọi người đều biết người chiến sĩ vĩ đại nhất cho các quyền tự do dân sự và tự do trí tuệ, người đã phát biểu những nguyên lý rõ ràng nhất và bằng cách đó, lập ra nền tảng của chủ nghĩa tự do hiện đại là John Stuart Mill, tác giả Tiểu luận Bàn về Tự do (On Liberty). Cuốn sách này – tác phẩm ngắn vĩ đại này – như Sir Richard Livingstone đã gọi một cách chính xác – được xuất bản cách đây 133 năm.

Isaiah Berlin

Thậm chí đến ngày nay, tác phẩm Bàn về Tự do vẫn giữ nguyên giá trị như là biểu hiện tốt nhất và hoàn chỉnh nhất về niềm tin vào sự tiến bộ của nhân loại bằng sự tự do tư tưởng. Trong mọi nước và mọi thời, chưa có quyển sách nào trình bày rõ ràng và bảo vệ kiên quyết cho học thuyết về tự do cá nhân đến như thế.

J. S. Shapiro

Đại Cương Triết Học Tây Phương

Đại Cương Triết Học Tây Phương

Lịch sử triết học Tây phương đã tồn tại trên dưới 25 thế kỷ. Trong lịch sử triết học Tây phương, nếu Thales là triết gia đầu tiên vì ông bắt đầu nhìn ra thế giới thì Socrates là triết gia và hiền giả vĩ đại nhất vì ông bắt đầu nhìn vào con người.

Cuốn sách này chỉ giới hạn đối tượng độc giả trong những người muốn có kiến thức tổng quát và căn bản về triết học hoặc muốn sắp xếp những ý tưởng của mình đã biết thành hệ thống mạch lạc và thuận lý. Vì thế, nó nhắm tới 3 mục đích:

  • 1. Giới thiệu khá chi tiết một số lĩnh vực chính của triết học cùng các triết gia liên hệ, có những đóng góp quan trọng;
  • 2. Trình bày đại cương một số chủ đề kèm theo các luận cứ được họ đề xuất;
  • 3. Đưa ra những miêu tả tổng quát và ngắn gọn các khái niệm cùng các thách thức cơ bản qua đó triết học triển khai qua nhiều thế kỷ, để làm bối cảnh trình bày.

Lời kết

11 cuốn sách triết học này mang lại cho chúng ta không chỉ kiến thức về triết gia phương Tây hàng đầu, mà còn gợi mở ra các câu hỏi thú vị và tạo cơ hội cho chúng ta để suy ngẫm và thảo luận về các chủ đề quan trọng trong cuộc sống. Hãy dành thời gian đọc những tác phẩm này để mở rộng kiến thức và cảm nhận sâu hơn về triết lý phương Tây.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button