ListTheo chủ đề

5 sách hay về Tào Tháo đem đến cái nhìn đa chiều về nhân vật lịch sử quan trọng này

Tào Tháo, chính khách huyền thoại của Trung Quốc, từ lâu đã mê hoặc độc giả với tính cách phức tạp và bí ẩn của ông. Từ sự sáng suốt chiến lược trên chiến trường cho đến sự xảo quyệt chính trị của mình, có nhiều điều để học hỏi từ cuộc đời và di sản của Tào Tháo. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về thế giới của Tào Tháo, 5 cuốn sách đặc biệt này cung cấp những hiểu biết có giá trị về cuộc đời, thành tựu và tác động của ông đối với lịch sử Trung Quốc.

Ngụy Võ Đế – Tào Tháo

Ngụy Võ Đế – Tào Tháo

Tào Tháo, Hoàng đế nhà Ngụy, có thể là nhân vật phức tạp, đa dạng và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Do ảnh hưởng sâu sắc của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Chí, nhiều người chỉ nhìn thấy khí chất anh hùng của Tào Tháo trong nhân vật của ông. Đây là một kẻ thâm độc, xảo trá và tàn nhẫn với âm mưu tranh giành quyền lực…

Bắt đầu từ gia thế, bối cảnh lịch sử, âm mưu, võ tướng, đối thủ, đồng minh và cả bóng đen, tác giả Hán Chung Lượng đã khắc họa tỉ mỉ cuộc đời của nhân vật xuất chúng này. Hình ảnh lịch sử lừng lẫy này càng được tôn lên nhờ sự đóng góp của một hồng nhan tài năng.

Bên cạnh những dữ kiện lịch sử, tác giả còn vận dụng nhiều kiến thức văn hóa để lý giải vai trò của Tào Tháo, một nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự tài ba và thi nhân xuất sắc trong lịch sử Trung Quốc.

Tào Tháo – Thánh Nhân Đê Tiện

Tào Tháo – Thánh Nhân Đê Tiện

Tào Tháo là một tên tuổi trong lịch sử Trung Quốc, là người không chỉ tài giỏi trong lĩnh vực chính trị, quân sự và còn có tài thơ ca. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Alpha Books xin giới thiệu đến độc giả bộ tiểu thuyết đầy đủ nhất, sống động nhất, mới mẻ nhất về cuộc đời của Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện. Sách sẽ ra mắt độc giả trong quý I năm 2014.

Tào Tháo tự Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Là người có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Tào Tháo còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Bộ tiểu thuyết gồm 10 tập này là một bức tranh đầy đủ và toàn diện nhất về cuộc đời và con người của Tào Tháo. Ngay khi được xuất bản ở Trung Quốc bộ sách đã được độc giả đón nhận nhiệt liệt.

Trong tập đầu của bộ tiểu thuyết Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện, độc giả sẽ ngược dòng lịch sử, trở lại mấy ngàn năm trước, kể từ khi Tào Tháo chào đời tại huyện Tiều, nước Bái. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, từ bé là người thông minh, ít để ý đến những thứ nhỏ nhặt, tính tình phóng đãng nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người có quyền biến, nhiều mưu mẹo.

Chuyện kể rằng: Có lần thúc phụ thấy Tào Tháo láu cá như thế liền mách với Tào Tung. Tào Tháo biết vậy liền nghĩ cách, giả bị trúng gió ngã lăn ra. Thúc phụ chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng:

Vì thúc không thích hài nhi nên bày đặt điều xấu thôi

Do đó Tào Tung không tin lời người thúc mách tội của Tào Tháo nữa.Về điểm này, Mao Tôn Cương khi bình Tam Quốc Diễn Nghĩa cho rằng Tào Tháo “từ nhỏ đã gian xảo cơ mưu”, còn Nguyễn Tử Quang trong Tam Quốc bình giảng lại cho rằng: khuyết điểm cũng do vị thúc của Tào Tháo vốn có thành kiến không tốt và ít tình cảm với cháu; nếu thấy cháu ngã mà thúc bế ngay lên vào nhà gặp cha thì Tào Tháo không có cách gì lừa cha dối thúc được.

Khi lớn, Tào Tháo vẫn thích chơi bời, khác hẳn với những sĩ phu trọng danh tiết, tuy vậy vẫn có những người kính trọng ông như Kiều Huyền, Hứa Tử Tương. Hứa Tử Tương đánh giá Tào Tháo là năng thần thời trị và gian hùng thời loạn.

Hình ảnh Tào Tháo được thể hiện trong bộ sách là người có hai mặt khác nhau. Qua mỗi sự kiện, Tào Tháo thể hiện là một người đê hèn, gian xảo trong suy nghĩ và hiểm độc khi thu phục quần hùng tam quốc.

Bên cạnh đó, ông lại là một bậc thánh nhân giàu tình cảm, thương yêu dân chúng và đau đáu cho nỗi lo của thiên hạ.

Thông tin tác giả:

Vương Hiểu Lỗi, người Thiên Tân, được chỉ định là phát ngôn viên của Tào Tháo trong thế kỷ XXI

Là người thuộc nằm lòng từng câu từng chữ trong sử tịch có liên quan đến Tào Tháo, lắp ghép sâu chuỗi từng chi tiết, từng sự kiện, tìm tòi hơn mười năm trời mọi dữ liệu liên quan từ tính cách, âm mưu thủ đoạn, ăn mặc, đến trí tuệ, bệnh tật và từng câu nói cửa miệng quen thuộc. Và cuối cũng đã viết nên được bộ tiểu thuyết đầy đủ nhất, sống động nhất, mới mẻ nhất về cuộc đời của Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện.

Tào Tháo – Tào Kim Hồng

Tào Tháo – Tào Kim Hồng

Tào Tháo là nhân vật có tính cách phức tạp và nhiều hình tượng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vừa giảo hoạt gian trá, lại thẳng thắn chân thành; vừa khoan dung độ lượng, lại đa nghi khôn cùng; vừa hào sảng, lại hẹp hòi; khí phách anh hùng, tình cảm dạt dào; hành động tàn nhẫn, tâm địa Bồ Tát.

Tào Tháo là một nghệ nhân Biến Diện tài tình, lúc thì mang gương mặt này, thoắt cái lật sang gương mặt khác. Có thể hợp nhất những tính cách phức tạp như vậy trong một con người, là điều vô cùng khó, vậy mà tất cả những thứ ấy đều hội tụ nơi ông.

Dường như con người Tào Tháo là tổng hòa của mọi mâu thuẫn trên thế gian. Ông có rất nhiều cuốn sách nổi tiếng , các tác phẩm trong đó đều thể hiện những khát vọng, hoài bão chính trị đồng thời phản ánh sự khao khát người tài, quan điểm chống phá thế tộc môn đệ và áp chế cường hào..

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Được vinh danh là một trong “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, cho đến nay Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp.

Tam Quốc Diễn Nghĩa tên đầy đủ là “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc do nhà văn La Quán Trung sống vào khoảng cuối đời Nguyên, đầu đời Thanh viết. Bản Tam Quốc lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là bản do Mao Tôn Cương tu sắc và bình chú.

Về mặt nội dung, Tam Quốc là pho sử thi dựng lại gần một trăm năm lịch sử Trung Quốc cổ đại từ thời Đông Hán cho đến những năm đầu của triều đại Tây Tấn một cách bao quát và toàn diện gồm cả những cuộc đấu tranh chính trị, quân sự cho đến diễn tiến của mâu thuẫn xã hội dựa trên quan điểm “Ủng Lưu phản Tào” (Ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo).

Về mặt nghệ thuật, Tam Quốc là mẫu mực của thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc. Với bạn đọc thế giới, Tam Quốc đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có tính cách điển hình: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân từ, Quan Công trượng nghĩa, Trương Phi nóng này…

Trí Tuệ Mạnh Đức Tào Tháo

Trí Tuệ Mạnh Đức Tào Tháo

Hàng nghìn năm nay, người đời vẫn có cái nhìn miệt thị đối với Tào Tháo. Thật là oan cho ông quá, nhưng trên đời, ông là được người thanh minh. Cái thế “được làm vua, thua làm giặc” khiến Tào Tháo nhiều khi tàn nhẫn. Thế nhưng, nếu bụng dạ độc ác thì làm sao Tháo có thể thu phục được rất nhiều tướng giỏi như vậy? Điền Vi đã chịu chết, khi Tháo đang ôm ấp người tình! Kể cả Quan Công có lúc cũng đã về hàng, chịu ơn Tháo không ít! La Quán Trung đã tô vẽ nên một hình ảnh Quan Công trung với nhà Hán, bịa ra câu chuyện “Hàng hán nhưng không hàng Tào”. Không những thế, bỏ trốn qua năm cửa ải, giết sáu tướng, Tháo đã không nỡ sai tướng tài đuổi theo để giết, nên mới có chuyện Quan Công trả nợ tình nghĩa Tháo ở Hoa Dung.

Tào Tháo hơn đời ở chỗ đối với quân sĩ không giả dối, bày mẹo vặt, lập kế phản phán như Gia Cát Lượng, khiến tướng tài đối phương đến cùng đường phải phản chủ theo mình. Trừ một lần hết lương, Tháo đã bảo quản coi kho cấp lương theo đấu nhỏ. Việc vỡ lỡ, Tháo đã “mượn đầu” ông tướng này để yên lòng quân sĩ rồi sau đó chu cấp bổng lộc hậu cho con cái. Nhìn chung, Tháo là người văn võ toàn tài, thủy chung. Chịu ơn biết trả ơn, gặp oán báo oán, không che giấu lỗi lầm của mình. Nói như ngôn ngữ hiện nay là biết phản tư không bảo thủ. Hành động cắt tóc tự xử để thế mạng mà không giết con ngựa đạp lên lúa dân là đáng trọng vì Tháo thật lòng. Xưa cũng như nay, ít có tướng tài nào làm được như vậy…

Tào Tháo là đại diện cho thế lực quân phiệt mới ở phương Bắc đã đánh đông dẹp tây, diệt trừ hết thế lực địa phương cát cứ, tạo thế ổn định cho vùng lưu vực sông Hoàng Hà. Thật ra Tháo không có âm mưu tiến xuống phương Nam. Những trận đánh ở Kỳ Sơn là do Gia Cát Lượng động binh trước. Trận Xích Bích cũng vậy. Tháo thua là vì quân lính không quen sông nước và bị đánh hỏa công, đó là bài học để đời…

Mục lục:

  • Chương 1: Tuổi trẻ chí lớn
  • Chương 2: Trên danh nghĩa phò vua
  • Chương 3: Vì hiếu sắc suýt mất mạng, con cùng tướng tâm phúc phải hy sinh
  • Chương 4: Trận chiến Quan Độ và Xích Bích
  • Chương 5: Tháo xưng Ngụy Công, tiến đánh Hán Trung
  • Chương 6: Cuộc chiến Tương Phàn
  • Chương 7: Tào Tháo qua đời
  • Chương 8: Gia đình vợ con Tào Tháo
  • Chương 9: Sự nghiệp thơ văn Tào Tháo
  • Chương 10: Hậu thế đánh giá về Tào Tháo

Lời kết

5 cuốn sách này cung cấp một sự hiểu biết toàn diện và nhiều mặt về Tào Tháo, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ những câu chuyện lịch sử đến những câu chuyện kể lại hư cấu, mỗi cuốn sách mang đến một góc nhìn độc đáo về cuộc đời, tính cách và thành tựu của ông. 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button