ListTheo chủ đề

5 sách hay về hậu hiện đại giúp bạn nhìn vào nhiều bề mặt của xã hội

Dưới đây là năm cuốn sách được đề xuất về chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ giúp bạn hiểu được sự phát triển và ảnh hưởng của nó đối với khoa học xã hội, đời sống con người và thực tiễn ở nhiều quốc gia khác nhau. 

Nhập Môn Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại

Nhập Môn Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại là hệ quả của chủ nghĩa hiện đại, là con cháu của chủ nghĩa hiện đại, sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, sự phủ nhận chủ nghĩa hiện đại, hay sự bác bỏ chủ nghĩa hiện đại?…

Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá định nghĩa tốt nhất cho thuật ngữ này.

Văn Học Hậu Hiện Đại

Văn Học Hậu Hiện Đại

“Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học bắt nguồn từ cuối thập niên 1910 với thơ Đa đa (1916), văn xuôi của Franz Kafka (Biến dạng, 1915) và kịch của Samuel Beckett (Chờ đợi Godot, 1952).

Chủ nghĩa hậu hiện đại tồn tại song song với chủ nghĩa hiện đại cho đến đầu thập niên 1950 và thực sự phát triển mạnh từ 1960 trở đi.

Đây là khuynh hướng đối nghịch với chủ nghĩa hiện đại về bản chất, ở chỗ nó chấp nhận tính hư vô (nothing), hỗn độn (chaos), trò chơi (game), trì biệt (différance) và liên văn bản () của tồn tại, hòng giải quyết những bất cập của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng dùng khoa học và tư tưởng nhân văn đích thực để giải phóng tối đa con người thoát khỏi cuộc sống tù túng và những tín điều tăm tối” (Lê Huy Bắc)

Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại – Các Vấn Đề Nhận Thức Luận

Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại – Các Vấn Đề Nhận Thức Luận

Hậu hiện đại phải chăng là: kết quả của chủ nghĩa hiện đại?; hậu quả của chủ nghĩa hiện đại?; con đẻ của chủ nghĩa hiện đại?; sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại?; sự phủ nhận của chủ nghĩa hiện đại?; sự khước từ của chủ nghĩa hiện đại?…

Trong lĩnh vực khoa học, chủ nghĩa hậu hiện đại ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, đã có sự phát triển và ảnh hưởng khá rộng tới các khoa học xã hội và nhân văn, thực tiễn xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó nó còn là chủ đề gây tranh luận sôi nổi trong triết học và khoa học phương Tây vào những năm cuối thế kỷ XX.

Mục lục:

  • Chương 1: Sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại và nhận thức luận của nó
  • Chương 2: Các vấn đề nhận thức luận
  • Chương 3: Chủ nghĩa hậu hiện đại trong khoa học và đời sống

Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới

Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới

Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Murakami đã hợp nhất Đông – Tây, bi – hài, sự thờ ơ và lòng trắc ẩn, ngôn ngữ lóng thông tục và các tư tưởng triết học siêu hình trong câu chuyện đặc sắc về toán sư 35 tuổi ly hôn trong hành trình đi xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại. Kết quả là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, góp phần tạo nên thành công lớn làm gia tăng đáng kể lượng độc giả của Haruki Murakami trên toàn thế giới.

Tiểu thuyết Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới được trao Giải thưởng Văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản năm 1985.

Hoàn Cảnh Hậu Hiện Đại

Hoàn Cảnh Hậu Hiện Đại

1. Giới thiệu sách

Layotard chủ trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về sự truyền thông, trong đó không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng (những dị biệt và bất-đồng thuận), có thể liên tục phá vỡ sự đồng thuận tạm thời.

“Quyển sách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu-hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên một tâm thức mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức “hợp thức hóa” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh mới: hoàn cảnh hậu hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học luận và triết học”.

“Đó là một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp hơn để “cứu vãn” và bảo vệ những giá trị đích thực của Hiện đại: sự tự do và sự khai phóng của cá nhân.”

****

2. Mục lục

  • Lyotard với tâm thức và hoàn cảnh hậu hiện đại
  • Dẫn nhập
  • 1. Trường nghiên cứu: Tri thức trong các xã hội tin học hóa
  • 2. Vấn đề: Sự hợp thức hóa
  • 3. Phương pháp: Các trò chơi ngôn ngữ
  • 4. Bản tính của mối liên kết xã hội: Giải pháp hiện đại
  • 5. Bản tính của mối liên kết xã hội: Viễn tượng hậu hiện đại
  • 6. Dụng học của tri thức tự sự
  • 7. Dụng học của tri thức khoa học
  • 8. Chức năng tự sự và sự hợp thức hóa tri thức
  • 9. Các đại tự sự để hợp thức hóa tri thức
  • 10. Sự giải-hợp thức hóa
  • 11. Sự nghiên cứu và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
  • 12. Giáo dục và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
  • 13. Khoa học hậu hiện đại như sự tìm kiếm những cái bất ổn định
  • 14. Hợp thức hóa thông qua sự nghịch biện
  • Danh mục tác phẩm của J. F. Lyotard theo thứ tự thời gian

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button