ListTheo chủ đề

8 sách hay về biểu tượng có sức mạnh và ý nghĩa to lớn trong nhiều lĩnh vực

Biểu tượng đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa và ngôn ngữ trực quan của chúng ta. Chúng là những hình ảnh hoặc biểu đồ được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa hay thông điệp cụ thể một cách nhanh chóng và dễ hiểu. 8 cuốn sách hay về biểu tượng này sẽ khám phá các loại biểu tượng từ lĩnh vực thiết kế, văn hóa, xã hội đến khoa học.

Kinh Nghiệm Thần Bí Và Biểu Tượng Người Nguyên Thủy

Kinh Nghiệm Thần Bí Và Biểu Tượng Người Nguyên Thủy

Nghiên cứu cụ thể về những trải nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy trong các trường hợp sau: cơ hội và ma thuật, dị thường, trải nghiệm thần bí, tầm nhìn, sự hiện diện của người chết và biểu hiện của người nguyên thủy.

Từ Điển Biểu Tượng Văn Hóa Thế Giới

Từ Điển Biểu Tượng Văn Hóa Thế Giới

Một trong những đặc điểm của cuốn từ điển này là nó có những ghi chú thư mục rất tỉ mỉ cùng các phần chú giải cho mỗi thư mục. Đây là công trình được biên soạn công phu với sự cộng tác của các chuyên gia Pháp và nhiều nước khác.

Cuốn từ điển bao quát được nhiều khu vực văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện dân tộc học, xã hội học, tâm lý học. Cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới sẽ giúp cho sinh viên các nhà nghiên cứu và bạn đọc nói chung dễ dàng tìm hiểu nền văn hóa thế giới.

Từ Ký Hiệu Đến Biểu Tượng

Từ Ký Hiệu Đến Biểu Tượng

Biểu tượng không chỉ có trong nghệ thuật mà còn có trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, trong các tập tục văn hóa, trong chính trị, hoạt động quảng cáo sản phẩm.

Nó là một hiện tượng văn hóa. Không chỉ là một hiện tượng văn hóa thông thường, hệ thống biểu tượng là nền tảng cơ bản của một nền văn hóa dân tộc. Để có thể hiểu được văn hóa của một dân tộc (tộc người) cần hiểu hệ thống biểu tượng của nó.

Hành Trình Biến Thương Hiệu Thành Biểu Tượng

Hành Trình Biến Thương Hiệu Thành Biểu Tượng

Nelson Mandela, Ronald Reagsan, Steve Jobs, Sam Walton, Oprah Winfrey, Martha Steward, Michael Jordan, Muhammad Ali, Andy Warhol, Bruc Sprinsteen, John Wayne, Woody Allen…. là các biểu tượng văn hóa đã và đang chi phối thế giới chúng ta đang sống. Bằng cách nào các nhà quản lý có thể tạo nên các thương hiệu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng? Điều gì vạch ra lằn ranh phân chia giữa thành công và sự tầm thường trong các nhóm sản phẩm thể hiện phong cách sống?

Dựa trên những phân tích mở rộng về các thương hiệu biểu tượng thành công nhất của Mỹ, gồm ESPIN, Mountain Dew, Wolkswagen, Budweiser và Harley – Davidson, cuốn sách các bạn đang cầm trên tay đại diện cho mô hình hệ thống đầu tiên nhằm lý giải về cách biến thương hiệu trở thành biểu tượng. Với Hành trình biến thương hiệu thành biểu tượng, các nhà quản lý co thể học hỏi thêm về các nguyên tắc đằng sau một số thương hiệu thành công nhất trong nửa cuối thế kỷ trước để xây dựng thương hiệu biểu tượng chính của mình.

Nghiên Cứu Biểu Tượng – Một Số Hướng Tiếp Cận Lý Thuyết

Nghiên Cứu Biểu Tượng – Một Số Hướng Tiếp Cận Lý Thuyết

Mối quan hệ giữa ký hiệu học với văn hoá là một mối quan hệ đặc biệt: Các ký hiệu hình thành nên ngôn ngữ biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng lại chính là sự biểu đạt của văn hóa thông qua các kí hiệu.

Chúng ta có thể hiểu ngôn ngữ biểu tượng là một thành tố văn hóa do con người tạo ra để sử dụng như một loại công cụ thông tin và giao tiếp có tính đặc trưng. Chúng ra đời, tồn tại và tác động đến đời sống văn hóa của con người.

Vì vậy, việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm hiểu đời sống văn hóa và xã hội loài người thông qua các biểu tượng do con người tạo ra. Nói cách khác, nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người.

“Sự kiến tạo nên các biểu tượng của con người cũng giống như việc sử dụng công cụ của loài vật. Công việc tìm hiểu thế giới và bảo vệ cuộc sống của chúng ta phần lớn thể hiện các ý nghĩa đối với đồ vật, sự vật, hiện tượng và con người bằng sự kết nối chúng với nhau thông qua hình mẫu của các biểu tượng và bằng sự sáng tạo nên các dạng thức phức tạp của những hành động biểu tượng và sự diễn giải. Ở đây chúng ta tìm hiểu các biểu tượng đã được sáng tạo và cấu trúc như thế nào? Chúng biểu hiện ra sao và có ý nghĩa thế nào đối với các phần còn lại của thế giới? Chúng đan dệt nên đời sống chính trị, gia đình, vòng đời người… Làm cách nào để diễn giải được chúng?.”

Câu hỏi của James Howe đặt ra ở đây chính là nhiệm vụ mà tác giả Đinh Hồng Hải cũng như các đồng sự đã đặt ra trong toàn bộ nội dung của cuốn sách Nghiên Cứu Biểu Tượng – Một Số Hướng Tiếp Cận Lý Thuyết và cả những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Biểu tượng là gì? Khoa học nghiên cứu biểu tượng là gì? Nghiên cứu biểu tượng nhằm mục đích gì?… chúng ta hãy từng bước tiếp cận và tìm hiểu thêm về lĩnh vực này nhé!

Sài Gòn Những Biểu Tượng

Sài Gòn Những Biểu Tượng

Khởi đi từ ý tưởng bài viết trong phần Biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, chúng tôi mạo muội đặt tựa cho tập sách này là Sài Gòn, những biểu tượng. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn.

Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn – Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước.

Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù của thị dân, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn.

Các bài viết của quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng, dịch giả Trần Đức Tài, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, nhà thơ Du Tử Lê, nhà báo Lưu Vĩ Lân, Nguyễn Quốc Việt về cảnh quan tinh thần, đời sống con người Sài Gòn trong quá khứ cho đến các cảm nhận, thao thức về cuộc chuyển dời hôm nay của các tác giả: Phan Triều Hải, Nam Thụ, Bảo Uyên, Nguyễn Cường, Trương Gia Hòa… đặt trong cảm thức không gian biểu tượng, phần nào, như đã nói, có thể gợi mở hứng thú cho những cuộc kiếm tìm dấu chỉ văn hóa đô thị Sài Gòn trong thời gian tới.

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị. Sài Gòn trong tập sách này, dù là quá khứ xa hay hiện tại gần, dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.

Thế Giới Biểu Tượng Trong Di Sản Văn Hóa

Thế Giới Biểu Tượng Trong Di Sản Văn Hóa

Trong tạo hình của người Việt, yếu tố biểu tượng đã phát triển rất cao. Biểu tượng Việt gắn rất chặt với bước đi và xã hội Việt, đặc biệt là lịch sử văn hóa. Cuốn sách nhằm hệ thống hoá và đánh giá giá trị biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình ở Hà Nội xưa, từ đó nhằm giải mã những giá trị trong di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.

Đối tượng của đề tài liên quan chặt chẽ với các hiện vật chính được bài trí dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều chất liệu khác nhau ở di tích. Tư liệu về biểu tượng chủ yếu thông qua kết quả của các đợt điền dã thực địa ở nhiều địa điểm khác nhau, mà địa bàn cơ bản là châu thổ Bắc Bộ, tức là địa bàn sinh tụ và định cư lâu đời củ người Việt với một trọng tâm là Hà Nội. Đề tài có đóng góp tích cực vào việc xác định giá trị tích cực của di tích.

Bố cục của công trình như sau:

Phần 1: Những tiên đề tiếp cận giá trị biểu tượng

  • I. Địa lý cảnh quan một Hà Nội cổ
  • II. Cư dân thời đại đồ đá ở Hà Nội với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật
  • III. Cư dân thời đại đồng thau và sắt sớm với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật
  • IV. Phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ Hà Nội thể hiện trên các biểu tượng

Phần 2: Giá trị biểu tượng Hà Nội dưới thời quân chủ dân tộc

  • I. Giá trị biểu tượng trong kiến trúc chung và Hà Nội
  • II. Về giá trị biểu tượng trong điêu khắc tượng tròn, đồ thờ ở Hà Nội
  • IV. Giá trị biểu tượng trong chạm khắc trang trí trên địa bàn Hà Nội

Biểu Tượng May Mắn Trong Phong Thủy

Biểu Tượng May Mắn Trong Phong Thủy

Trên thế giới, bất kỳ dân tộc, quốc gia nào cũng đều có những biểu tượng tượng trưng cho may mắn, trường thọ, tài lộc, gắn liền với từng loại vật phẩm độc đáo, phù hợp với phong tục, tập quán riêng. Có một số quốc gia lấy bò làm biểu tượng cho sự may mắn; còn nơi khác thì lấy chuột, gà trống, nghĩa là tùy theo quốc gia hay khu vực khác nhau mà biểu tượng xuất hiện sẽ khác nhau.

Ở Trung Quốc có một số vùng người ta tặng nhau cái quan tài nhỏ, tượng trưng cho lời chúc may mắn. Quan tài là thứ dành cho người chết yên giấc, tại sao lại “đại cát lợi”?.

Thật ra, họ giải thích rằng, tặng quan tài cho người khác là chúc người đó vượng về tài lộc. Vì chữ “quan” của “quan tài” đồng âm với chữ “quan” của “quan tước”; chữ “tài” của “quan tài” và chữ “tài” của “tài lộc” cũng là đồng âm; cho nên tặng quan tài là tượng trưng cho lời chúc may mắn, tài lộc được thịnh vượng, thăng quan tiến chức.

Nhưng cái quan tài dùng để tặng không phải là cái quan tài lớn, mà là cái quan tài nhỏ để trưng bày. Tuy nhiên đa số người Quảng Đông lại không thích nhìn thấy quan tài, cho nên khi bạn muốn tặng ai vật trưng bày có hàm ý chúc mừng may mắn, phải lựa chọn vật phẩm biểu tượng may mắn phù hợp với phong tục và tập quán cũng như tùy theo trường hợp của từng người như kết hôn, khai trương, tân gia..

Lời kết

Qua danh sách 8 cuốn sách hay về biểu tượng này, chúng ta đã có cơ hội khám phá thêm về sức mạnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong cuộc sống hàng ngày. Từ những biểu tượng trong thiết kế đến những biểu tượng mang tính lịch sử và văn hóa, chúng ta đã được tiếp cận với một loạt các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng và hiểu các biểu tượng. 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button