ListTheo chủ đề

8 cuốn sách hay về ẩm thực Hà Nội đầy phong phú và hấp dẫn

8 cuốn sách hay về ẩm thực Hà Nội đưa người đọc đi hết một vòng của Hà Nội, vẽ nên một bức tranh chung về nền ẩm thực chốn kinh đô với tất cả sự phong phú và hấp dẫn vốn có.

Món Ngon Hà Nội – Hanoi Delicious Dishes

Xem giá bán

Cuốn sách “Món ngon Hà Nội” là tổng hợp tất cả những gì tinh túy, đặc sắc nhất của ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay: mấy bìa đậu phụ Mơ mềm mại, ngọt mát; một bát phở bò nghi ngút; mấy cặp chả cá thơm lừng; bát canh cá rô Đầm Sét; chén rượu tim rắn ấm nồng; đĩa giò Ước Lễ mềm đậm; vài phong bánh cốm trong ngày cưới; bánh cuốn Thanh Trì, bánh cốm Hàng Than, bánh tôm Hồ Tây, bánh chè lam Thạch Xá, bánh dợm Phú Nhi, bánh đa Sủi, bánh dày Quán Gánh…. Tất cả đã tạo nên một phong vị rất riêng của ẩm thực đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến.

A Đây Rồi Hà Nội 7 Món

Xem giá bán

A đây rồi Hà Nội 7 món là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội. Cuốn sách có thể khiến nhiều người đang sống ở Hà Nội giật mình nhìn lại bản thân và Hà Nội mà mình đang sống. Nhà văn Trần Chiến vốn được biết đến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm. Ở A đây rồi Hà Nội 7 món, ông đề cập đến những vấn đề nhạy cảm, những điều có thể gây tranh cãi bằng một giọng văn điềm đạm quen thuộc. Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn Trần Chiến có cái nhìn sâu hơn về Hà Nội. Trần Chiến viết về ẩm thực Hà Thành, viết về những con phố cũ, về kiến trúc… Ông kể về những con ngõ gợi cảm ở Hà Nội. Như là ngõ Đoàn Nhữ Hài toàn nhà thấp, ngõ Tràng An có dáng dấp tiểu tư sản điển hình, ngõ Phất Lộc ngoằn ngoèo nhất khu “Ba sáu phố phường”.

Trần Chiến viết về cả con người nữa, trong đó có nhà văn Tô Hoài. Ông kể: “Tô Hoài “bước” vào tôi dường như “rón rén” lắm, mà để lại bao nhiêu hương thừa.” Có thể thấy một tình yêu Hà Nội thiết tha sau từng trang viết của Trần Chiến.

“Hà Nội đáng thương.

Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu – nơi mà họ quyết ra đi… Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã…Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống “thanh lịch”, “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân, chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn…”

(Trích “A đây rồi Hà Nội 7 món”)

Hà Nội Tản Văn – Hàng Rong Phố Cổ

Xem giá bán

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền ẩm thực đường phố đó, người Hà Nội “Bước chân ra đến vỉa hè là đã có nhiều sự lựa chọn những món ăn ngon”. Có lẽ mà vì thế khẩu vị của người Tràng An cũng nhiều khắt khe và lắm phần khó tính. Hà Nội có những gánh hàng rong ngon nổi tiếng được giới sành ăn truyền tai nhau. Họ sẵn sàng lặn lội đường sá xa xôi, chờ đợi, xếp hàng để được đứng ngồi lố nhố mà xì xụp chan hút, thưởng thức một món ăn ngon. Và cái sự sành ăn đó của người Hà Nội đã được các danh nhân văn sĩ đất Thăng Long thể hiện trong Hà Nội tản văn – Hàng Rong Phố Cổ.

Đầu tiên, Thạch Lam dẫn ta đi một vòng Hà Nội, chỉ cho ta những thức quà ngon nơi góc phố đông người. Từ bánh rán nóng lạc điệu trong một sớm mai Hà Nội về lại chính tông bánh cuốn Thanh Trì. Từ hàng cháo, hàng xôi đến ngô bung, cơm nắm. Từ tiết canh lòng lợn dân dã đến bát phở trứ danh đất Hà Thành. Từ những món ăn du nhập từ bên ngoài như bánh mì kebab đến những món cổ truyền dân tộc như cốm vòng. Từ quà mặn sang quà ngọt. Đi cho hết một vòng của Hà Nội, Thạch Lam vẽ nên một bức tranh chung về nền ẩm thực đường phố chốn kinh đô với tất cả sự phong phú và hấp dẫn vốn có của mình. Rồi sau đó, các danh sĩ khác dắt ta đi vào từng con hẻm nhỏ để thưởng thức trọn vẹn những tinh hóa văn hóa ẩm thực trứ danh đất Hà Thành.

Hà Nội – Quán Xá Phố Phường

Xem giá bán

Cuốn sách là tập tản vẳn các bài viết về những điều bình dị ở Hà Nội. Chia thành 2 phần chính là phố phường với những con phố thân thuộc, gắn với những câu chuyện lịch sử như Đê La Thành, Hàng Đào, Hàng Ngang, không diêm dúa, đẽo gọt mà cố gắng mô tả, cung cấp thông tin vừa đủ để độc giả hình dung được khung cảnh và nhân vật, sự kiện đôi khi đã mờ khuất trong xa vắng đến những món ngon truyền thống đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn hương vịtrong tâm trí người thưởng thức như bánh rán, bún ốc, bún cá, phở bò,…

Một nét khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi của Uông Triều giữa muôn bức họa đã ra đời trước đó nhưng cũng không làm vơi đi nguồn cảm hứng nơi anh. Viết về Hà Nội, đọc về Hà Nội biết bao nhiêu cho chán. Từng bước, từng bước anh dẫn dắt người ta đến cầu Long Biên “là con đường đi lại mưu sinh của nhiều người lao động” và chỉ cần “nhìn hướng di chuyển của dòng người là biết bên nào là trung tâm thành phố”; giới thiệu một “người đàn bà trung niên quê Nam Định bán hàng miến trộn, bún riêu” trên phố Phan Đình Phùng vàkhông xa là “hàng đậu phú mắm tôm của người đàn bà quê Thái Bình”; bắt tay làm quen “một ông cụ râu tóc bạc phơ, giữa mùa đông mà vẫn đánh trần, quần đùi áo cộc gánh nước tưới rau” ở phía sau chùa Láng…

Những thâu nhận ít nhiều sâu lắng đó, và hẳn cũng là thế mạnh của người viết đã khéo léo đẩy đưa làm cho ta khó lòng mà dừng bước nếu chưa đi đến trang cuối của cuốn sách. Những câu trích trong tác phẩm: – Hồ Tây vọng lên trong tâm tưởng người Hà Nội như một nơi lưu giữ những kỉ niệm. Tôi đã từng đi xe cả một ngày quanh hồ chỉ để ngắm nhìn, quan sát cảnh vật. Một khoảng lặng mênh mang, thơ mộng và đằm sâu văn hóa. Hồ Tây là thiên nhiên hoa cỏ, là cá tôm chim trời, là cuộc sống muôn màu trong lòng thành phố có nghìn năm tuổi… – Hà Nội phố nhiều, ngõ nhiều.

Ẩm Thực Thăng Long Hà Nội

Xem giá bán

Người xưa có câu “dân dĩ thực vi tiên” (Dân lấy việc ăn làm đầu). Song dân gian cũng lại cho rằng “Ăn lấy thơm lấy tho chứ không ăn lấy no lấy béo”. Người Việt Nam quan niệm như thế. Và người Hà Nội cũng quan niệm như thế. Nói vậy để thấy rằng “ẩm thực” đã được nâng tầm không chỉ là nhu cầu vật chất thuần túy, mà nó đã trở thành “Văn hóa ẩm thực của Việt Nam” nói chung, Hà Nội nói riêng.

Cuốn “Ẩm thực Thăng Long – Hà Nội” đã tập hợp được nhiều bài viết về các đồ ăn, thức uống của người Hà Nội xưa, cũng như cách người Hà Nội chế biến và thưởng thức chúng ra sao. Cũng là những đồ ăn, thức uống như ở nhiều nơi, nhưng qua bàn tay khéo léo, tinh tế của người Hà Nội đã thành thứ sản phẩm riêng, đặc trưng riêng mà chỉ có Hà Nội mới có. Để bất cứ ai từng sống ở Hà Nội, hay đã rời Hà Nội đi khắp bốn phương trời…đều không nguôi nỗi nhớ và mong một lần trở về để thưởng thức hương vị xưa.

Độc Đáo Ẩm Thực Thăng Long – Hà Nội

Xem giá bán

Từ ngàn năm qua, Thăng Long – Hà Nội từng là đất kinh kỳ thành thị đan xen giữa thị dân và nông dân của nước Đại Việt. Đồng thời, đây còn là thành thị thủ phủ của cả miền Bắc thời nhà Nguyễn cũng như thời Pháp xâm lược, rồi trở thành thủ đô như hiện nay.

Những điều kiện lịch sử ấy cùng với vị trí địa lý trung tâm, đầu mối giao thông đường sông, đường bộ của cả châu thổ sông Hồng khiến cho Thăng Long – Hà Nội có vị trí đặc biệt so với các vùng khác, đặc biệt đây còn là nơi hội tụ tinh hoa tứ xứ, vừa đi tiên phong, vừa tiêu biểu cho bản sắc ẩm thực miền châu thổ sông Hồng, cũng như nước Đại Việt. Ẩm thực nơi đây khác biệt với ẩm thực nước ngoài nhất là đối với ẩm thực phương Bắc, Trung Quốc. Cùng với văn hóa dân gian, văn hóa ẩm thực Thăng Long – Hà Nội là thành trì bảo vệ bản sắc dân tộc, đề kháng có hiệu quả mọi âm mưu đồng hóa và giúp Việt Nam tồn tại sau hàng ngàn năm Bắc thuộc và gần trăm năm Pháp thuộc!Cho đến thời Pháp thuộc, người Hà Nội vẫn phân biệt rất rõ ràng cơm Ta với cơm Tàu, cơm Tây; bánh (Việt) với bánh Khách (Tàu), bánh Tây; trà (Việt) với trà Tàu… và có hẳn phố Khách (Tàu), phố Tây… Không hề lẫn lộn như vùng miền khác!

Người Thăng Long – Hà Nội có nền ẩm thực với hương vị riêng đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện rõ trong việc dùng nước mắm và những hương vị tự nhiên như gừng, tỏi, hành, nghệ, rau thơm… để làm gia vị. Không như người Tàu hay dùng nước tương, tàu vị yểu để tra nồi hay chấm, khẩu vị thiên về chua ngọt hay thích xào nhiều dầu mỡ, thức ăn ướp ngũ vị hương hoặc thêm chất bột sền sệt…

Miếng Ngon Hà Nội

Xem giá bán

Đương ngồi ở trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh ra “Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!” người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đoá hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa mua: “Rươi! Rươi!”…

Bởi vì Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ…

Phổ thông hơn cả là chả rươi. Rươi trộn với thịt băm, đập trứng, thìa là, thêm vài nhát quít băm nhỏ, tất cả ướp với mắm ngon, trộn đều, đổ vào chảo, rán nho nhỏ lửa thôi: món này thơm “chết mũi”, láng giềng hàng xóm ngửi thấy không chịu được.

Lúc ăn, cho tí hạt tiêu, điểm mấy cái rau mùi, dùng lúc đương nóng hổi…” (Trích Miếng ngon Hà Nội).

Hà Nội ngàn năm văn vật. Nhắc đến Hà Nội, không chỉ ấn tượng với 36 phố phường, với Hồ Gươm thơ mộng, Hồ Tây mênh mông nước biếc, phố cổ in dấu nét xưa… mà những món ăn của mảnh đất này cũng để lại nhiều dấu ấn cho ai đang ở, hay chỉ mới đặt chân đến Hà Thành một lần.

Với những gắn bó, trải nghiệm và cảm nhận bằng chính tâm hồn mình, trong ấn phẩm này nhà văn Vũ Bằng đã mang đến cho độc giả cảm nhận sâu sắc về ẩm thực của Hà Nội. Nào phở, bánh cuốn, bánh đúc, rươi, cốm vòng, chả cá, tiết canh cháo lòng… Tất cả đã vẽ lên những nét rất riêng, không thể xáo trộn với hương vị ẩm thực ở bất kỳ nơi nào…

Từng trang sách đã nói thay biết bao tâm sự, trải nghiệm, tiếng lòng của những người tri ân với Hà Nội.

Hà Nội Băm Sáu Phố Phường

Xem giá bán

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, Hà Nội đẹp, bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Hà Nội, quê hương thứ 2 của biết bao người con xa xứ. Cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô nghìn năm văn hiến.

“Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh thường nhật, đặc biệt còn đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Đến với những trang giấy, Hà Nội xưa hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng, tạo nên sức quyến rũ kì lạ, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những mái nhà cổ kính nhẹ nhàng khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà trầm mặc. Nói cách khác cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội.

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button