Học tập - Tham khảoList

3 cuốn sách dạy đờn ca tài tử hay nên đọc

Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ngày nay tuy nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước trong công tác bảo tồn di sản văn hóa này, nhưng khó tránh khỏi mai một. Tuyển tập sách dạy đờn ca tài tử sau sẽ giúp những bạn trẻ đam mê tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật dân tộc này.

Tìm Hiểu Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử – Võ Trường Kỳ

Xem giá bán
Cuốn sách dạy đờn ca tài tử này được tác giả đúc kết sau nhiều năm nghiên cứu cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản về nghệ thuật đờn ca tài tử, phong trào âm nhạc ở Nam Bộ và quá trình hình thành hệ thống bài bản đờn ca tài tử, giá trị nghệ thuật cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20 – Nguyễn Đức Hiệp & Nguyễn Lê Tuyên

Xem giá bán
Năm 1889 lần đầu tiên hát bội diễn ở Pháp đã gây sự tò mò thích thú từ quần chúng đến giới nghệ thuật. Sự đặc thù cuốn hút của nghệ thuận này đã khiến nhạc sĩ – nhà dân tộc nhạc học, ông Julien Tiersot đã ghi lại các nhạc cụ và âm nhạc hát bội, nhạc sĩ Claude Debussy sau khi nghe tuồng hát bội thì âm nhạc sang tác sau này của ông có sự ảnh hưởng nhạc hát bội Việt Nam.

Nhiều người thường mặc định hát chèo là văn hoá đặc thù của người miền Bắc, hát bội, hát tài tử và cải lương là văn hoá của người dân Nam bộ. Thực ra nhạc tài tử có nguồn gốc từ nhạc Cung đình Huế, cải lương ra đời là sự kết tinh và sang tạo từ nhiều hình thái nghệ thuật như hát bội, đờn ca tài tử, ca ra bộ, kịch nói và cả âm nhạc Tây phương.

Nghệ Thuật Sân Khấu: Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945 – Nguyễn Đức Hiệp

Xem giá bán
Nghệ Thuật Sân Khấu: Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945 trình bày một số sự kiện trong lãnh vực văn hóa từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến khi Việt Nam độc lập năm 1945. Nghệ thuật sân khấu: Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945 dựa trên một số tư liệu sách báo nhằm mục đích phác họa cho độc giả thấy bối cảnh và sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội, nhạc tài tử, ca ra bộ, cải lương và sự phong phú của lịch sử nghệ thuật sân khấu ở Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1945.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button