Tiểu thuyết - ngôn tình

Thằng Tơ Tưởng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Công Kiệt

Download sách Thằng Tơ Tưởng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

NHỮNG LÁT CẮT TƯƠI RÒNG NHỰA SỐNG
Nhà thơ Định Hải
Tôi quen biết nhà văn Nguyễn Công Kiệt từ hơn bốn mươi năm qua. Thời gian đủ để hiểu khá kĩ về anh, nhận ra anh là tác giả tâm huyết, thủy chung với mảng văn học cho đối tượng thiếu nhi. Nhưng dần dần mọi người đều biết rằng: Văn học không thể phân chia rạch ròi ra các mảng đề tài, không có “chiếu trên, chiếu dưới”. Một tác phẩm văn học được trẻ em yêu thích thì người lớn cũng yêu thích. Vì vậy mà Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa này không thành lập riêng Ban văn học thiếu nhi, cũng như không có Ban văn học thiểu số và Ban văn học đề tài vũ trang…
Nguyễn Công Kiệt vốn là nhà báo, lại là nhà báo của trẻ em – Báo Thiếu niên Tiền phong. Gần như suốt đời anh trải lòng với tuổi thơ, hòa nhập với tuổi thơ, bởi vậy, trẻ em đã dành cho anh biết bao tình thân yêu và lòng tin cậy. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất, là phần thưởng cao quý nhất, vì nhà văn viết cho thiếu nhi là những người trẻ mãi không già.
Nhà văn Nguyễn Công Kiệt có một quá trình phấn đấu vươn lên rõ rệt. Từ một cây bút xông xáo, được rèn giũa miệt mài trên trang báo, anh đã trở thành một trong những nhà văn nòng cốt của nền văn học thiếu nhi từ nhiều thập kỉ qua. Có lẽ không nhiều lắm những cây bút viết cho trẻ em có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà báo và nhà văn như thế. Tôi liên tưởng đến các bạn đồng nghiệp khác như: Phong Thu, Nguyễn Thị Vân Anh, Dương Thuấn, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Đức Quang, Lê Cảnh Nhạc, Quách Liêu, Lệ Bình, Trương Hữu Lợi… Họ đều là những nhà báo viết văn và là những nhà văn làm báo giống như Nguyễn Công Kiệt. Họ có lợi thế rất đáng kể so với các tác giả khác, bởi họ là những người bước đi say mê bằng đôi chân nhịp nhàng trên con đường đồng hành với tuổi thơ.
Tiểu thuyết “Thằng Tơ Tưởng” cũng như tất cả các tác phẩm khác của Nguyễn Công Kiệt đều có dấu ấn đậm nét của người làm báo, người phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong, vừa là người thầy, vừa là người bạn của trẻ em. Dường như trong trái tim anh còn đầy ắp những kỉ niệm, những kí ức và cả những trăn trở về công việc của những người trực tiếp dìu dắt trẻ em qua bao nhiêu thế hệ. Dường như phong trào Đội Thiếu niên tiền phong nói riêng và cuộc sống của tuổi thơ nói chung vẫn còn là kho báu trầm tích để ngòi bút anh khơi dậy, lẩy ra những vỉa quặng lấp lánh, mà cứ như nồi cơm Thạch Sanh, vẫn luôn luôn được bồi đắp, không bao giờ vơi cạn. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa đời sống và văn chương. Nhà văn Nguyễn Công Kiệt chính là một tác giả đã và đang làm công việc ý nghĩa nhất của người nghệ sĩ: Thổi hơi thở cuộc sống vào từng trang sách, thổi những giá trị nhân văn và những lí tưởng cao đẹp vào tâm hồn trẻ thơ.
Có lẽ cuốn tiểu thuyết “Thằng Tơ Tưởng” là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết cho thiếu nhi đã dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Ngòi bút tác giả đã nâng vai trò trẻ em lên một vị thế xứng đáng, tiếp bước cha anh trong những năm khói lửa ác liệt nhất và hào hùng nhất. Giống như Trần Đăng Khoa năm 1968 đã viết trong bài “Mưa” của em: “Muôn ngàn cây mía múa gươm/ Kiến hành quân đầy đường/ Lá khô gió cuốn/ Bụi bay cuồn cuộn…”. Những trang văn trong tiểu thuyết này cũng dựng lên quang cảnh ấy, quang cảnh của cả dân tộc (Không phân biệt già, trẻ, gái, trai) đã nhất tề đứng lên, quyết giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Tôi không kìm được cảm xúc bùng lên khi lật mở từng trang trong cuốn tiểu thuyết này. Tác giả đã lôi cuốn chúng ta đi theo anh, đi theo trẻ em, trở lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt mà mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi em nhỏ là một chiến sĩ quả cảm.
Tôi không ngạc nhiên khi nhận thấy nhà văn Nguyễn Công Kiệt đã đưa vào tác phẩm này cả một khối lượng vốn sống phong phú, máu thịt về những năm đánh Mỹ, những con người hiện lên rõ từng chi tiết, những cảnh ngộ như vừa mới xảy ra hôm qua, như còn nồng mùi thuốc súng, như còn dày đặc mùi khói bom bao trùm xung quang ta. Vẫn biết những năm chống Mỹ cứu nước anh là một người lính. Tôi có cảm giác tác giả đã trung thành chụp lại nguyên mẫu hình ảnh cuộc đời mà không cần tô vẽ thêm nhiều. Dường như mỗi lát cắt vẫn còn tươi ròng nhựa sống.
Chúc mừng nhà văn Nguyễn Công Kiệt – Người bạn đồng nghiệp, đồng chí hướng, người bạn tri âm tri kỉ của tôi.
Hà Nội ngày 26-10-2011


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button