Tiểu thuyết - ngôn tình

Ma Thổi Đèn: Nam Hải Quy Khư

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thiên Hạ Bá Xướng

Download sách Ma Thổi Đèn: Nam Hải Quy Khư ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Phi lộ

Chuyện đào mồ trộm mả vốn có từ thời xa xưa, từ khi Hạng Vũ quật mộ vua Tần Thủy Hoàng, đã trải qua hai mươi ba triều đại, thế gian vật đổi sao dời, thay triều đổi đại là lẽ tự nhiên, bởi thế mà những hạng đào trộm mồ mả cũng nhiều như lông trâu. Dựa theo động cơ, thủ pháp, hệ phái để phân chia, tất cả không ngoài bốn đại phái: Phát Khưu, Mô Kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh.

Hai phái Phát Khưu và Mô Kim, khởi nguồn vào thời Hậu Hán, vốn từ một mạch mà ra. Bí thuật của phái Mô Kim lấy “Dịch” làm đầu, lấy “Sinh” làm phép tắc: sinh sinh biến hóa, gọi là “Dịch”, đại đức của trời đất, gọi là “Sinh”. Sau giai đoạn mạt vận của nhà Nam Tống, không còn ai nhắc đến phái Phát Khưu nữa, mà hợp lại gọi chung người của hai phái này là Mô Kim hiệu úy. Mô Kim hiệu úy dựa theo Ngũ hành của Dịch học để phân kim định huyệt, đa phần là hạng có lòng lập thân tế thế cứu đời, thường tập hợp thành nhóm dăm ba người, không có danh phận sư đồ, chỉ dùng ấn Phát Khưu, bùa Mô Kim, Tầm Long quyết làm bằng, tiến thoái công thủ đều có chương pháp rõ ràng. Mô Kim hiệu úy tuy là trộm song cũng có đạo, gà gáy đèn tắt không hành nghề, đạo tặc mà không rời xa đại đạo, kính quỷ thần nhi viễn chi(1).

Ban Sơn đạo nhân gốc gác từ vùng núi Song Hắc, sông Khổng Tước ở Tây Vực, tuyền là người đồng tộc đồng tông, lúc bình thường đa phần đóng giả làm đạo sĩ đi chu du, không qua lại với người ngoài, độc lập độc hành, đời nào cũng có bậc kỳ nhân dị sĩ, trộm khắp các kho báu trong thiên hạ. Cũng có người nói: “Ban Sơn đạo nhân đào cổ mộ, là để cầu tiên dược bất tử đấy.” Người của phái Ban Sơn có thuật Ban Sơn Phân Giáp cực kỳ độc đáo, còn chia làm thuật Ban Sơn Trấn Hải và thuật Phân Sơn Quật Tử Giáp, gọi chung là “Ban Sơn chi thuật”, bao đời cũng không truyền ra bên ngoài. Ban Sơn đạo nhân tìm bảo tàng, đi trộm mộ, không ai là không dựa vào dị thuật này để làm căn bản. Những thuật này tuy chỉ là phương thuật của Tây Vực, nhưng lại bao hàm rất nhiều kỹ thuật, pháp môn, khẩu quyết khác nhau. Ban Sơn thuật không lấy Dịch học làm tổng cương, vì vậy khởi nguồn lý luận của phái hoàn toàn khác biệt so với phong thủy bí thuật của Mô Kim hiệu úy.

Phái Xả Lĩnh đông người nhất, nguồn gốc từ đám nông dân khởi nghĩa đào mộ vua chúa thời Hán mạt, dùng số đông đoạt lấy lợi, chia tiền tài mà tụ nghĩa, nhân số ít thì hàng trăm, nhiều thì lên đến số nghìn. Bình thường, những người này phân tán ra, kẻ làm phỉ, làm cướp, cũng có người làm quan quân, thành phần hỗn tạp. Trong nhóm có một thủ lĩnh, nhất hô bá ứng, khi gặp được mộ cổ liền thông báo tin tức, tụ tập nhân thủ để phá mộ lấy tài vật bên trong. Đám người này hành sự không tính đến hậu quả, cứ một cuốc một xẻng đào xuống, mang trâu mang ngựa đến chở đi, đại pháo hay thuốc nổ, phàm thứ gì dùng được đều dùng hết. Những ngôi mộ bị phái Xả Lĩnh nhắm tới, dẫu là cất sâu trong núi, vách đá như đồng, tường mộ đổ thêm ruột thép, thì cũng bị dùng ngoại lực mà phá đi.

Phát Khưu, Mô Kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh: bốn phái này đã bao gồm ba hệ thống trộm mộ dựa vào “phong thủy, phương thuật, ngoại lực” trên đời, gọi tắt là “lý, kỹ, vật”, đồng thời, cũng đại biểu cho ba động lực thôi thúc họ trộm mộ: “tế thế, tìm thuốc, phát tài”. Còn lại chỉ là hạng trộm lẻ tẻ trong dân gian, đa phần đều là phường trộm gà trộm chó, như một đám cát khô, khó mà thành được việc lớn, không đáng nhắc đến.

Trong bộ Ma thổi đèn II này, sẽ chỉ nói về truyền kỳ của Mô Kim hiệu úy và Ban Sơn đạo nhân mà thôi.

Tổ sư trộm mộ

Lão Trần mù dường như đột nhiên biến mất khỏi Bắc Kinh, tôi đi tìm khắp nơi không thấy đâu, đành phải bỏ cuộc, chắc là lão này lại rúc vào xó xỉnh nào đó chờ qua cơn sóng gió này rồi. Vì vậy, tôi một mặt nhờ người để lại lời nhắn cho lão, mặt khác chuẩn bị lên đường sang Mỹ. Ngày đi xa đã gần kề, chúng tôi muốn ngắm cảnh mùa đông ở Bắc Kinh thêm một lần nữa, vậy là tôi bèn dẫn Shirley Dương ra ngoài tản bộ, đến hồ Bắc Hải xem trượt băng, tiện thể bàn bạc những chuyện sau khi sang Mỹ luôn. Bắc Kinh ngày đông gió rất mạnh, bầu trời xám xịt dự báo một trận tuyết lớn sắp đổ xuống, nhưng cũng không thể ngăn được sự hào hứng của mọi người, niềm vui khi trượt băng trong khu lâm viên cổ điển của hoàng gia khiến chẳng ai muốn về nhà.

Tôi nói với Shirley Dương rằng đã chuẩn bị rửa tay gác kiếm, sau này không muốn đem tính mạng ra đánh liều, treo đầu vào thắt lưng đi đổ đấu nữa, đồng thời móc cái bùa Mô Kim của Răng Vàng cho giơ ra đung đưa trước mặt cô, biểu thị rõ quyết tâm, không đeo bùa Mô Kim, tổ sư gia sẽ không phù hộ cho nữa.

Chính ra, tôi thực cũng từng nghĩ đến việc ném bỏ cái bùa Mô Kim rồi, có điều, những trải nghiệm bao năm nay đã cho tôi biết một điều, cuộc đời này không có gì là tuyệt đối, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra, vì vậy, tốt nhất cứ giữ lại cho mình một khoảng trống để còn lui bước. Người xưa không chỉ một lần nói: “Thà chuẩn bị mà không dùng, chứ không thể dùng mà không chuẩn bị.”

Trên đường từ Bắc Hải về nhà, Shirley Dương rất vui vẻ, nhưng hình như vẫn chưa hoàn toàn yên tâm với tôi, bèn đòi cầm lá bùa Mô Kim, nói là để bảo quản giúp. Tôi nghĩ bụng, thứ này giao vào tay nàng ta thế quái nào được, vội lên giọng trịnh trọng nói: “Nước loạn mong tướng tài, nhà nghèo ngóng hiền thê, tôi cứ tưởng quen biết cô xong, hiện trạng cuộc sống bát nháo tệ hại của tôi sẽ triệt để thay đổi, cớ sao cô vẫn cứ không thèm tin tôi vậy? Thế này… thế này đâu có phù hợp với quy luật khách quan biện chứng tự nhiên của ông Engels.”

Shirley Dương nói: “Đừng giở cái trò ấy ra nữa, chính vì quá hiểu anh nên tôi mới không yên tâm đấy. Tôi đã phát hiện ra, phàm lúc nào anh làm bộ nói năng nghiêm túc thì đều chẳng kiếm được chữ nào đáng tin hết, ngược lại những câu thoạt nghe tưởng như bỡn cợt chẳng đếm xỉa gì đến ai kia, lại toát lên đôi chút chân tâm. Anh đưa lá bùa Mô Kim ấy cho tôi xem nào, vừa nãy tôi cũng chưa nhìn rõ là đồ thật hay đồ giả nữa đấy.”

Tôi bị cô nàng nói cho ngẩn cả người, bất giác tự hỏi: “Mình thật sự như vậy sao? Bình thường nói năng đều lung tung như vậy à? Nói nghiêm chỉnh thì bị coi là xằng bậy xằng bạ? Lời đùa cợt lại coi như thật? Chắc chắn không phải vậy, nếu không thì người ta đâu cần nói văn hóa Trung Quốc và Mỹ có nhiều khác biệt, phải tìm điểm chung, gác những bất đồng lại. Riêng một điểm này thôi cũng thấy đúng là có khác biệt rồi.” Ý nghĩ chuyển động trong đầu, tôi chợt nghĩ ra cách để lái chú ý của Shirley Dương sang hướng khác: “Theo mấy truyền thuyết về Mô Kim hiệu úy, ấn phù hay phân giáp thuật đều do tổ sư gia truyền xuống, làm nghề này đều phải trông cậy ở tổ sư gia để kiếm bát cơm ăn, lúc đổ đấu phải thầm khấn tổ sư gia phù hộ, nhưng nói đi nói lại, rốt cuộc tổ sư gia của cái nghề đứng đầu bảy mươi hai nghề trong thiên hạ này là ai? Đến giờ chắc chẳng ai nói rõ ngọn ngành được nữa nhỉ.”

Shirley Dương đáp: “Có gì mà không rõ được, bảy mươi hai ngành nghề, đồ cổ xếp trước, đổ đấu thuộc tám ngành ngoài. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, những nghề nghiệp tự hình thành một hệ thống riêng, có bộ quy tắc và truyền thừa hoàn chỉnh tổng cộng có bảy mươi hai nghề, tất cả đều có riêng tổ sư gia. Tổ sư nghề đào kép trong gánh kịch là Đường Minh Hoàng, kẻ làm nghề mổ lợn thì thờ Trương Dực Đức, người làm nghề may cúng Hiên Viên, thợ mộc thờ Lỗ Ban, trộm đạo bái Đông Phương Sóc… Bảy mươi hai nghề lại phân thành nhiều đẳng cấp khác nhau, tám ngành ngoài là nhất, Mô Kim đứng đầu tám ngành ngoài, vì vậy Mô Kim hiệu úy cũng chính là vương trung chi vương của bảy mươi hai ngành nghề truyền thống. Có điều, nói đến tổ sư gia, thì nghề đổ đấu lại có đến ba vị.”

Vừa nãy, tôi chẳng qua chỉ muốn dùng lời nói đánh lạc hướng Shirley Dương, tiện mồm hỏi một câu, chẳng ngờ hỏi ra được một đống lý lẽ, lại còn toàn những thứ cả đời chưa nghe đến, bèn lập tức thỉnh giáo, nhờ cô nàng giảng giải cặn kẽ ngọn nguồn, ngộ nhỡ sau này có ai hỏi, còn biết chút ít mà mô tê ất giáp với người ta, đỡ hóa thành trò cười cho thiên hạ, Mô Kim hiệu úy cái nỗi gì mà đến tổ sư gia là ai cũng chẳng biết.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button