Văn học trong nước

Nhiếp chính Ỷ Lan

nhiep chinh y lan sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Quỳnh Cư

Download sách Nhiếp chính Ỷ Lan ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cô Tấm xứ Bắc – Ỷ Lan

Khi nhắc đến triều Lý, người ta không thể không nhắc đến cái tên Ỷ Lan. Bà là một người đàn bà nhiếp chính có tài trị nước của dân tộc. Tên thật là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay là Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Tương truyền, mẹ mất lúc mười hai tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như “cô Tấm trong truyện cổ tích”. Sử cũ có ghi: Ỷ Lan là cô Tấm trong truyện Tấm Cám nên đền thờ trên quê hương bà mang tên đền thờ Bà Tấm.

Giai thoại kể rằng, hồi đó vua Lý Thánh Tông đã bốn mươi tuổi vẫn chưa có con phải đi cầu tự. Lần đó, xa giá nhà vua đi đến chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngồi trong kiệu gió vi vu, ông vén rèm nhìn phong cảnh nương dâu đồng quê hết sức hữu tình. Cảm thấy tâm hồn thư thái rất nhiều, ông bèn xuống kiệu đi dạo. Khi lững thững bước vào một nương dâu, khoan khoái hít thở không khí đồng nội, chợt ông nghe thấy tiếng hát trong trẻo, tinh nghịch cất lên:

«Tay cầm bán nguyệt xênh xang

Một đôi thức cỏ lai hàng tay ta»

Tò mò, nhà vua bèn tiến về phía có tiếng hát và nhìn thấy một thôn nữ đang dựa người vào gốc cỏ lan, tay cầm liềm, miệng mấp máy theo điệu hát. Dáng nàng thon thả, màu nâu đất của chiếc áo vẫn không che được sức sống và vẻ đẹp tươi mới của nàng. Nhà vua đứng lặng người đi. Viên quan hầu cận vội tiến tới chỗ người con gái, khẽ bảo:

— Thiên tử đang đứng trước mặt nhà ngươi đó, sao không quỳ lạy đi!

Giật mình, cô gái thôn quê vội quỳ xuống khẽ tâu:

— Thần dân xin kính chào bệ hạ.

Nhà vua sực tỉnh. Ông lặng ngắm người thiếu nữ tay vẫn cầm nắm lá dâu đang quỳ lạy trước mặt khẽ hỏi:

— Vì sao chỉ có mình ngươi cặm cụi ở đây?

— Dạ, muôn tâu bệ hạ, cha mẹ thần sớm nay dạy thần hôm nay phải hái xong chỗ lá dâu ở ruộng này, thần lo công việc không xong nên không dám đi đâu.

Nhà vua khẽ gật đầu:

— Ra thế đấy! Thế tên ngươi là gì?

Cô gái chợt ngẩng lên, khuôn mặt xinh xắn yêu kiều, thoáng vẻ tinh nghịch:

— Dạ, tên thần là Khiết, nhưng mọi người vẫn quen gọi là Tâm ạ.

Vua cảm thấy vui vui. Ông nghĩ: “Cô thôn nữ này bạo đây. Từ xưa đến nay đâu có cô gái nào, được nhà vua hỏi đến lần đầu tiên lại dám nhìn mặt rồng như vậy?”

Sau buổi gặp mặt bất ngờ ấy, từ một cô thôn nữ có tiếng hát trong trẻo đắm say lòng người, cô gái nọ đã được vua vời vào cung hầu hạ – nơi biết bao cô gái con nhà quyền quý mơ ước. Ông xây dựng cho nàng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, Hàng Gai, Hà Nội) và đặt tên là cung Ỷ Lan (đứng dựa gốc cây lan) để kỉ niệm buổi gặp mặt ý nghĩa đó.

Khác với mọi hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình cảm của nhà vua, chỉ quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Nàng khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của nàng. Triều thần thầm khâm phục nàng là người có tài.

Một lần, vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Nàng vui vẻ trả lời:

— Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa lành được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy nước Đại Việt sẽ vô địch.

Về kế sách gìn giữ “an ninh quốc gia” Đại Việt, nhà vua đã vô cùng ngạc nhiên từ những lời tâu của Ỷ Lan.

— Các bậc tiền vương xưa không sợ dân giàu, mà chỉ sợ nước không yên!

Giải đáp thắc mắc của vua, nàng nói:

— Tâu bệ hạ: giàu mà không yên thì lúa có đầy kho cũng không thể ngồi mà an hưởng được.

— Nhưng sự “không yên” có phải do sự “không giàu” mà ra đâu? Vua nói.

— Tâu bệ hạ, chẳng phải là sợ giàu mà là từ sự “muốn giàu”. Người giàu lại muốn giàu thêm, người nghèo muốn thành giàu, thiên hạ ai chẳng muốn giàu, tính tham dục tự nhiên đã sẵn có trong lòng. Vì muốn giàu, kẻ này thì bất nhân tàn ác, kẻ kia lại sinh lòng phản trắc, xem nhẹ tình cốt nhục cha con anh em, họ đâu còn biết được lễ nghĩa, liêm sỉ là gì nữa.

— Vậy thì Trẫm phải làm gì đây?

— Tâu bệ hạ, nếu muốn giàu mà quên lễ nghĩa dân thì giàu, nước sẽ yếu. Xin bệ hạ đã thương dân như con thì nên có chung sự răn dạy rộng rãi bắt buộc với mọi người trong thiên hạ, chỉ khi nào từ quan đến dân đều biết trọng cách làm người hơn tham vọng làm giàu, biết kiềm chế lòng tham dục thì ngày ấy nước mới có kỷ cươngphép tắc, mới trở nên vững vàng được. Một bậc “minh quân” chính là phải kiềm chế được ý muốn làm giàu “vô hạn” của kẻ có chức có quyền, phải lo cho dân có cơm ăn áo mặc…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button