Văn học trong nước

Chuyện Tình Trong Hang Én

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mai Tú Ân

Download sách Chuyện Tình Trong Hang Én ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi biết nhà có khách khi đi học về. Một bà già gầy gò mái tóc bạc trắng, lưng hơi còng đang ngồi ngấp nghé bên cánh phản với cái tay nản nghèo nàn để ngay bên cạnh. Mẹ tôi ngồi tréo ngoe chân trên xa lông phòng khách hất hàm giới thiệu tôi với bà già bé nhỏ đó :

– Đó, nó về đó.

Bà già quay lại nhìn tôi. Khuôn mặt nhăn nheo của bà bỗng trở nên rạng rỡ hơn khi bà reo toáng lên :

– Oái, Trời. Thằng cu Tý đây hả ? Nó lớn khiếp quá rồi. Ra dáng một cậu thanh niên rồi….

Thật bất ngờ khi bà lão ôm chầm lấy tôi vào lòng. Rồi bà nắm lấy tay tôi, hồ hởi cười nói mà chẳng để ý đến mẹ tôi đang cau mày khó chịu :

– Úi chà, cái thằng Tý con này càng lớn càng đẹp giai giống y như thằng bố nó. Thế có nhận ra bà không hở Tý ?

Tôi ngượng nghịu đứng nhìn bà. Và hình ảnh quen thuộc của bà già này lúc tôi còn nhỏ đã hiện về.

– Có phải là bà là bà Bính, bà Bính ba…ba càng không ạ ? Tôi hỏi mà cũng không chắc chắn lắm.

– Trời ơi. Nó còn nhớ đến cả tên tục của tôi nữa chứ. Mẹ bố nhà anh. Cứ tưởng là anh đã quên cả tôi rồi chứ.

Bà Bính vui hẳn lên khi biết tôi còn nhớ đến bà và bô bô lên kể những chuyện ngày xửa ngày xưa của tôi. Trí óc thời thơ ấu của tôi chỉ còn lờ mờ về một bà già nhỏ bé nhưng luôn vui vẻ nhanh nhẹn. Bà luôn ẵm bồng đám trẻ con cháu chắt đông đảo của cả họ chúng tôi đi chơi vòng vòng trong xóm khi cha mẹ chúng đi vắng. Kỷ niệm về của những ngày xa xưa đó hiện về quen thuộc như những bài hát ru mà bà Bính thường hát cho chúng tôi nghe hồi đó.

Giọng mẹ tôi lạnh tanh vang lên làm bà lão bé nhỏ đang vui vẻ phải nín bặt :

– Bác phải trở về quê ở với con Năm, thằng Tư thôi bác Bính à. Vì nhà cháu đã có người giúp việc rồi.

Bà Bính im lặng hồi lâu rồi mới nói, giọng run run :

– Nhưng ở dưới quê hai đứa đó không khá giả gì. Đứa nào cũng đông con và nghèo quá. Bác đã phải cho chúng nó lĩnh tiền tử tuất của bác trai và hai đứa con bác rồi mà chúng cũng bữa đói bữa no. Bác về quê thì lại ăn bám vào chúng nó…

– Nhưng chúng cháu không cần người giúp nữa. Mẹ tôi gắt lên. Thôi, bác ở chơi ít ngày rồi về quê hay đi đâu thì đi…

– Bây giờ bác còn biết đi đâu nữa. Bà Bính nghẹn lời như muốn khóc. Ở thành phố này bác đâu có quen biết ai ngoài gia đình cháu. Thôi thì cháu cứ cho bác ở đây làm việc nhà và chăm mấy đứa nhỏ giống như người làm của cháu. Cháu đâu phải tốn tiền trả lương cho bác như trả cho người giúp việc đâu…Bác già rồi, ăn uống chẳng bao nhiêu. Ngoài ra bác còn tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ nữa bác sẽ góp vào…

– Xì, tiền trợ cấp với lại tiền mấy suất liệt sĩ của bác ở dưới quê thì sống được chứ chẳng bõ bèn gì với nhà này. Mẹ tôi cắt ngang lời bà. Vấn đề không phải là tiền bạc. Dù gì thì bác cũng là họ hàng ruột thịt của tôi, để bác ở đây mà đối xử với bác như kẻ ăn người làm thì bạn bè tôi biết người ta cười vào mặt tôi à… Thôi, để tôi tìm chỗ nào cần người giúp việc nhà, tôi giới thiệu cho bác nhé.

– Nhưng bác muốn được ở đây để chăm sóc mấy đứa nhỏ nhà này. Bà Bính nói, giọng nghẹn ngào. Bác muốn được chăm sóc tụi nó như con cái mình…

– Hừm, đến bây giờ bác mới nghĩ đến chuyện con cháu bác. Mẹ tôi khinh khỉnh nói. Lúc trước bác cũng có con có cái như mẹ cháu, nhưng vì bác sĩ diện cho lắm vào để chồng con chết trận cả. Để bây giờ trơ trọi cái thân già mà chẳng có lấy một đứa cháu nối dõi tông đường. Hồi đó bác đừng có hăng hái xung phong cho cậu Khải, cậu Quân đi bộ đội thì giờ này làm gì không có cháu bế cháu bồng. Đó là tại bác tất cả. May mà mẹ cháu không có cái tính sĩ diện như bác….

Bà Bính im lặng nghe mẹ tôi nói. Dường như bà đau đớn lắm trước những lời lẽ chì chiết của mẹ tôi, qua tiếng nấc nghèn nghẹn cố nén của bà.

Bà Bính cũng đã từng có hai người con trai là liệt sĩ. Rồi chồng bà cũng hy sinh từ thời chống Pháp. Gia đình bà có đến ba người đã bỏ mình cho Tổ Quốc, thế mà giờ này bà phải vất vả tìm chỗ nương tựa khi tuổi già xế bóng.
Bà Bính sụt sịt lên tiếng, giọng đuối hẳn đi :

– Thì mợ cứ để cho tôi làm bất cứ việc gì trong nhà. Với lại có nhiều việc để người trong nhà làm tốt hơn để người ngoài làm mợ Tư à. Như chăm sóc thằng cu Tý này…

– Phì, phì….Mẹ tôi phì cười, sặc cả chén nước đang uống. Thằng Thắng nó to như cái đình thế kia chứ bé bỏng gì mà cần bác chăm sóc. Nó đã tới tuổi nghĩa vụ quân sự rồi đó, chứ có còn bé bỏng như trước đâu mà chịu để cho bà chăm sóc. Thôi để con cho bác ít tiền bác bác về quê ở với con Năm..


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button