Văn học trong nước

Khoảng Biếc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đoàn Phương Huyền

Download sách Khoảng Biếc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những ngày cuối thu, mưa dầm dề không ngớt. Con đường làng nhão nhoẹt vì lớp đất đỏ vừa mới đắp hồi cuối tuần trước. Mấy bữa, Linh bàn:

– Hay là tụi mình đi học bằng đò đi!

Từ chỗ bến đò đến trường cũng mất hơn hai mươi phút đi bộ. Tuy con đường đó cũng không hơn gì đường làng, song đi bộ thì vẫn đỡ vất vả hơn. Nhưng, như thế thì phải dậy thật sớm mới kịp giờ học. Trong làng, được học đến cấp ba, cả thảy cũng chỉ có tám đứa, mà nhà mỗi đứa lại cách xa nhau gần cây số. Bàn đi tính lại rồi cuối cùng, cả bọn cùng quyết định: sẽ đi học bằng đò.

Con đò của nhà Linh tuy có hơi cũ kỹ nhưng xem ra hãy còn chưa đến nỗi nào và có vẻ khá thoải mái cho tám đứa cùng ngồi. Cả bọn thay phiên nhau chèo cho đến bến, cắm sào ở đó rồi cuốc bộ đến trường. Mấy ngày đầu còn khá vất vả vì chưa đứa nào quen chèo đò, đã vậy lại gió lớn, rất khó chèo. Nhưng rồi thì cũng quen dần. Cả bọn lại lấy làm thích thú với con đường mới đầy thơ mộng ấy. Đặc biệt là nhỏ Linh. Nó vốn là “cây” văn cừ nhất của lớp tôi. Những bài thơ của nó có thể nói là chẳng thể chê vào đâu được, cứ như là của một “nhà thơ” thực thụ (Cô bảo thế!). Chúng tôi vẫn thường được thưởng thức những tác phẩm mới nhất của nó trên đường đi học hoặc có khi là lúc về. Nhỏ chẳng ngần ngại ngân lên những câu thơ mà theo nó là tuyệt tác có một không hai dù biết mấy đứa kia… chẳng hiểu gì hoặc chỉ gật gù cho có lệ, ngoại trừ… tôi.

– Chỉ có “ông” là biết thưởng thức văn chương, còn mấy đứa kia, đầu óc tụi nó chỉ toàn me ngào với xí muội thôi!

Nhỏ vẫn thường hay vỗ vai tôi bảo thế và sẵn lòng ghi lại những tuyệt tác của nhỏ cho tôi mang về “ngâm cứu”. Ừ, tôi “ngâm” kỹ lắm! Có khi đến mấy ngày trong thau đồ bốc mùi không chịu nổi. Có khi là “ngâm” cả tháng trời trong quyển sách văn dày cộm mà chỉ những khi sắp thi tôi mới giở ra xem để đối phó (còn bình thường tôi chỉ đọc ké của thằng Long, dù rằng vẫn mang theo trong cặp). Nếu nhỏ biết được sự thật phũ phàng ấy thì sao nhỉ? Thật tình, tôi không dám nghĩ.

Phải nói, thằng Long là thằng bạn tốt nhất của tôi. Có lẽ vì nhà hai đứa cùng nghèo như nhau, hơn nữa, hai đứa tôi chơi chung với nhau từ hồi còn bé tí, vì trước kia ba mẹ tôi và ba mẹ nó cùng là bạn học của nhau, cùng lớn lên trên mảnh đất khắc nghiệt này. Giờ đến lượt tôi và nó. Chỉ mong sao số phận của chúng tôi sẽ khác hơn, có thể tiến xa hơn, có thể vượt ra khỏi cái làng nhỏ bé này, có thể làm một cái gì đó… Ừ, một cái gì đó…

Đang thả hồn theo sông nước thì bất chợt nhỏ “xuất khẩu thành thơ”:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…

Cả bọn xuýt xoa: “Đúng là tâm hồn thi sĩ có khác!”. Nó nhìn cả bọn một cách đắc ý. Tôi thì lại thắc mắc: “Ở đây thì làm gì mà có tre chứ? Chỉ toàn là bần với dứa thôi!”. Mà tôi nghe mấy câu thơ nhỏ vừa đọc hình như quen quen, đã gặp ở đâu đó thì phải. Chưa kịp lên tiếng thì đã nghe giọng nhỏ Nga oang oang: “Nhỏ Linh đạo thơ tụi bây ơi! Bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh mà nó dám bảo là của nó”. Tưởng là nhỏ Linh sẽ cứng họng, ai ngờ nhỏ vẫn tỉnh rụi và phản đòn ngay:

– Tui có bảo đó là bài thơ của tui hồi nào đâu? Tại mấy người nghĩ thế thôi, chứ tôi làm được bài thơ đó thì tui đã… ngoẻo lâu rồi, còn đâu mà ở đây chèo đò với mấy người chứ?

Nghe nhỏ nói, cả bọn mới ngớ người ra.

Nắng trên cao rộn ràng chào ngày mới, đò cập bến, những bước chân lại rộn rã đến trường.
Gần một tháng, cả bọn vẫn đi học bằng đò, ngay cả khi thời tiết có tốt hơn. Thế rồi bỗng thấy yêu con đò và cả dòng sông một cách lạ lùng. Cũng vào thời gian này, trường thông báo có giáo viên mới chuyển về. Thầy sẽ dạy môn văn lớp tôi thay thế cho cô Vân phải nghỉ sinh. Chuyện đó cũng không có gì là ngạc nhiên nếu như chúng tôi không biết rằng thầy đã từ chối về dạy ở một ngôi trường khá nổi tiếng trên thành phố để đến với vùng quê nghèo khó này. Mãi sau này, khi sắp ra trường, tôi mới dám hỏi thầy về điều ấy, thầy bảo:

– Thật đơn giản em ạ! Thầy muốn đứng trên đôi chân của chính mình và…

Tôi cứ suy nghĩ về điều ấy mãi.

Thầy còn rất trẻ, một sức trẻ tràn đầy như nguồn nhiệt huyết trong trái tim thầy vậy. Vì thế mà chưa một buổi dạy nào, thầy vắng mặt dù ngày ngày phải còng lưng đạp xe gần chục cây số. Từ những bài giảng đầu tiên đã cho thấy kho tàng kiến thức của thầy thật rộng lớn và có những điều, chúng tôi chẳng thể nào tìm thấy từ sách vở. Chúng là vô giá.

Một hôm, Linh lại bàn:

– Tụi mình đến nhà thầy học thêm đi.

Ý kiến đưa ra được cả bọn đồng tình ngay. Và ngay hôm sau, chúng tôi đến mà không hề nói trước với thầy. Chúng tôi muốn dành cho thầy một sự ngạc nhiên mà. Thằng Long được giao nhiệm vụ mang tặng thầy mấy thứ hoa quả của miền quê, mỗi nhà một thứ gọi là chút lòng thành của bọn tôi nên nó kiêm luôn nhiệm vụ dẫn đầu. Trông nó khệ nệ mà cả bọn không thể nào nhịn được cười. Cũng may là thầy ở nhà ra đón chúng tôi với một nụ cười rất tươi trên môi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button