Lịch sử - địa lý

Truyền Thống Dân Tộc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Văn Siêu

Download sách Truyền Thống Dân Tộc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Câu chuyện tôi nói với quý bạn hôm nay chắc sẽ dài. Không dài sao được khi đề cập đến những truyền thống của cả một dân tộc đã có gần năm ngàn năm lịch sử?

Tôi biết rằng quý bạn sẽ không xem xét vấn đề này theo con mắt của những nhà khảo cứu văn hóa. Mà sẽ chỉ cần biết những đặc tính cố hữu của nhân dân, để mai mốt đây có dịp tiếp xúc với nhân dân thì quý bạn không đến nỗi ngỡ ngàng như những người ngoại quốc, và công tác phụng sự xã hội của quý bạn mới có hy vọng nào chắc chắn thành công.

Nhưng cũng bởi ý muốn của quý bạn là như thế, nên tôi lại thấy cần phải trình bầy vấn đề cho thật giản dị và khúc chiết để không có gì ngộ nhận được nữa. Hễ ngộ nhận thì lạc đường. Hễ lạc đường thì thất bại và tai hại.

KHÔNG THỂ TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC Ở NHỮNG VẬT THỂ THUỘC HÌNH THỨC

Chẳng hạn như người Việt mình xưa, đàn ông nho sĩ thì để móng tay dài uốn cong lên, lưa thưa vài sợi râu ở cầm và mép, đầu búi tóc, quấn khăn, còn đàn bà thì răng đen, chít khăn, tóc để đuôi gà, vận áo tứ thân mầu nâu non, vá vai, lại mặc yếm và váy.

Nếu bảo rằng Y phục ấy ở hình thức là truyền thống rồi, thì hết thảy người mình hiện nay đã xa lìa truyền thống rồi hay sao? Vả chăng đã lấy đâu làm chắc những y phục trang phục ấy đã hoàn toàn là của mình từ nguồn gốc, khi nhớ lại rằng từ đời Minh (đầu thế kỷ XV) kẻ giặc mạnh đã từng bắt người mình phải ăn vận theo họ. Và nếu chịu khó tìm tòi đến tận hồi không bị ảnh hưởng ngoại lai, thì y phục cũ của chúng ta phải là y phục thiên nhiên mới đúng, như hết thảy mọi giống dân khác.

Lại chẳng hạn như những món ăn uống: miếng trầu, điếu thuốc lào, chén nước mắm, bát phở, mắm cá, mắm tôm v.v… có thể rằng gần như cả toàn dân tộc đã quen giọng để nhìn nhận những món ấy là ngon, là thú. Nhưng không thể nói đùa dai để người ta tưởng thật rằng đấy là dân tộc tính, đấy là cái gì bất biến trong thị hiếu của người Việt Nam. Bởi có nhiều món, nhiều địa phương và nhiều người không dùng. Chẳng lẽ dân tộc tính lại không có ở địa phương và những người ấy. Huống chi các món ăn uống không phải có người Việt Nam trên trái đất này là có liền ngay theo thể cách mà ta thấy. Nó đã được hình thành qua rất lâu đời và chịu cũng đã rất nhiều ảnh hưởng. Nó thực là nguyên nhân để uốn nắn thị hiếu nhưng nó vẫn là kết quả của thị hiếu nữa. Giá trị của nó là những gì lạ miệng để giới thiệu cho những du khách. Còn nói rằng nó là dân tộc tính, ấy là nói đùa, và đùa trong khi người ta thao thức đi tìm truyền thống dân tộc, ấy là đùa mỉa.

Quan trọng hơn nữa là nhà ở. Nhà ở có biểu thị một lề thói sống chung của đông đảo nhân dân, cả về vật chất lẫn tinh thần và tâm linh, biểu thị một khả năng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, và biểu thị cả những ước vọng của người ta nữa. Nó là cái áo của một gia đình, áo dùng cho tất cả 4 mùa và thật lâu dài, năm này qua năm khác, dùng cho tất cả mọi người, già trẻ lớn bé, cả sống và chết nữa, dùng cả ban ngày lẫn ban đêm, cả ngày thường lẫn ngày giỗ Tết, vừa bền bỉ, vừa cần đẹp mắt, vừa cần thoải mái. Tất nhiên nó chứa đựng trong nó cả một kho tàng đặc tính dân tộc.

Nhưng bởi cuộc sống trong dòng dài lịch sử có chịu nhiều ảnh hưởng ngoại lai, mà cái nhà lại trực tiếp chịu đựng nhiều hơn và trước hơn cái gì khác, nên khó mà phân biệt nổi những đặc tính cá biệt nào của mình trong một bộ phận nào của cái nhà.

Vả chăng, như hiện nay, có thiếu gì người không ở trong những nhà kiểu cũ nữa. Liệu dễ thường họ không còn dân tộc tính trong người sao? Và mai mốt đây có thể kỹ thuật đồ nhựa thay thế được đồ gỗ, đồ sắt, cái nhà có thể sẽ khoác một hình thức khác hẳn đi, thì liệu lúc ấy mình sẽ hết dân tộc tính chăng?

Thưa quý bạn.

Đặc tính dân tộc có thấm nhuần những vật thể, nhưng không phải là chỉ căn cứ vào những vật thể ấy mà thấy ra được toàn bộ đặc tính ấy. Nó là những giòng máu chu lưu dưới nhiều lớp da. Nó là luồng nhựa sống vận hành trong não tủy. Tuỳ lúc và tuỳ hoàn cảnh mà nó biểu hiện ra theo chiều thuận hay chiều nghịch, biểu hiện ra một phần hay toàn bộ và biểu hiện ra với người này hay với người khác.

Cho nên, tìm hiểu truyền thống dân tộc là tìm hiểu một cái gì tinh tế hết sức, ở phạm vi tinh thần nhiều hơn.

NHƯNG TA CŨNG KHÔNG THỂ THẤY RÕ NÓ QUA SỰ NGHIÊN CỨU TẬP QUÁN PHONG TỤC.

Phong tục tập quán là ước lệ của cuộc sống chung trong cùng một hoàn cảnh lịch sử và địa dư, hễ hoàn cảnh đổi thì phong tục tập quán cũng không còn giữ được nguyên chất nữa. Thí dụ tục chơi múa lân vào rằm tháng tám ở miền Bắc, không mưa, trời đẹp, trăng sáng, chuyển vào miền nam, gặp tháng tám mưa nhiều đã không còn trò múa lân nữa, mà đến dịp tết Nguyên đán mới có. Lại thí dụ tục để của gia tài cho con, ở Bắc và ở Trung thì tất cả cho người con trưởng để gìn giữ ngôi nhà thờ họ, đời này qua đời khác. Người Việt vào đến miền Nam đất rộng người thưa phải mong cho con chóng lớn, lấy vợ cho, rồi cho ở riêng liền, để chiếm mau lấy ruộng đất, người ta giải quyết dần từng đứa con một như thế, đến đứa con út thì cho được hưởng nhà đất mà cha mẹ già để lại. Và đứa con út ấy muốn giữ thì giữ, muốn bán thì bán. Việc cúng giỗ mỗi con giữ giỗ một người quá cố và cúng tại nhà mình. Không còn ngôi nhà thờ họ đến mấy thế hệ người như ở miền Bắc và Trung nữa.

Nhưng không thể vì tục lệ khác ấy mà cho rằng không còn truyền thống dân tộc ở miền Nam.

Giả dĩ, ngay cả những thể chế chính trị khác hẳn trước để uốn nắn sự sống của con người như ở miền Bắc hiện nay, cho là uốn nắn được thực nhiều thế hệ, cũng không thể vì thế mà bảo rằng truyền thống dân tộc không còn chảy trong giòng máu của người dân Việt miền Bắc nữa. Bởi bản chất của người được tạo thành do nhiều yếu tố vật chất, tình cảm tinh thần, của cả một quá khứ dài dặc, trong hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội có cùng, thông, biến, hóa như để luyện cho tinh thục cái năng khiếu và phản ứng ở tiềm thức, khiến sự sống càng bộn bàng, phức tập, gay go, nguy hiểm, thì tinh thần thích ứng lại càng linh động mẫn tiệp.

Cũng như đối trước tình cảnh xã hội hỗn tạp hiện nay ở miền Nam, nào là ảnh hưởng của phim ảnh, của cuộc sống vội vàng trong thời chiến, nào là ảnh hưởng của sự thèm khát nhu yếu vật chất, thèm khát thỏa mãn dục vọng khiến nảy ra những tục lệ mới làm đảo lộn hết các giá trị tinh thần. Ai trông thấy mà chẳng đau lòng muốn khóc lên là truyền thống dân tộc chạy trốn đâu mất rồi? Nhưng tôi tưởng chúng ta vẫn có thể vững tâm, vì truyền thống dân tộc thực quả không phải chỉ là những gì hời hợt ở bề ngoài dễ trông thấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button