Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Tôn Thất Thuyết

Ton That Thuyet - Co Nhi Tan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Tôn Thất Thuyết ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôn Thất Thuyết

(1835-1913)

Sau khi đã được nhượng sáu tỉnh trong Nam Kỳ, quân Pháp đổ ra hoạt động ở Bắc Kỳ và sắp can thiệp đến kinh đô Huế.

Chiếu theo điều 20 hòa ước ký ngày tháng giêng năm Giáp Tuất (1874), nước Pháp có quyền đặt một khâm sứ tại kinh đô Huế để giao thiệp với triều đình ta. Viên khâm sứ đầu tiên là Rheinart (năm Ất Hợi 1875).

Nhưng vì triều đình tỏ ra lãnh đạm, nên Rheinart đóng ít lâu rồi xin đi, Philastre tới thay (năm Mậu Dần 1878).

Trong hồi đó, giữa triều đình ta và tòa khâm sứ xẩy ra nhiều việc lôi thôi khó khăn, nào là vua quan ta miệt thị khâm sứ, ngược đãi người Pháp ở Huế, cấm đạo v.v… nhất là lại sai sứ sang triều cống Trung Hoa, sau khi Trung Hoa theo hòa ước Thiên Tân đã dứt khoát với Pháp về Việt Nam rồi.

Đến năm Nhâm Ngọ (1882) cuộc giao thiệp của hai nước càng thêm rắc rối. Pháp hạ thành Hà Nội làm triều đình và văn thân rất uất hận.

Bấy giờ Tôn Thất Thuyết, vốn xuất thân võ tướng đã trải nhiều trận mạc, giữ chức Binh bộ thượng thư, đêm ngày chuẩn bị chống Pháp: ông sai cắm cừ ở sông Hương để ngăn tòa Khâm với Hoàng Thành, lại xây đồn đắp lũy ở cửa Thuận An đề phòng giữ mặt biển, và nơi võ trường lúc nào cũng có binh lính thao luyện chờ dịp cùng quân Pháp khai chiến.

Đối với việc Pháp – Việt giao thiệp, trong triều chia ra làm hai phe: phe chủ hòa, phe chủ chiến, phe này mạnh thế hơn.

Đang lúc rối ren, vua Tự Đức thăng hà (ngày 19 tháng 6 năm Quý Vị, 16-7-1883).

Tôn Thất Thuyết chịu di mệnh của vua, cùng sung chức Phụ chánh với Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành, nhưng quyền bính ở Thuyết và Tường cả. Thuyết một mặt lo diệt phe chủ hòa (giết vua Dục Đức, đày Tuy Lý vương) một mặt củng cố lực lượng để chủ chiến (thành lập hai đội quân “Đoàn Kiệt” và “Phấn Nghĩa”).

Giết vua Dục Đức rồi, Thuyết tôn em Tự Đức, Hồng Dật lên ngôi, niên hiệu Hiệp Hòa. Trong khi ấy, thấy Thuyết khinh thường hòa ước và quyết lòng triệt đạo. Pháp phái một đoàn năm chiếc chiến thuyền đến bắn phá cửa Thuận.

Vua Hiệp Hòa cả sợ, phái Nguyễn Trọng Hiệp và Trần Đình Túc ra cửa Thuận cầu hòa.

Thuyết thấy vậy nổi giận, bắt vua Hiệp Hòa bỏ ngục và bắt uống thuốc độc chết ngày 18-11-1883 (lên ngôi được 4 tháng).

Sau Thuyết tôn Ưng Đồng, 14 tuổi, lên ngôi; lấy hiệu là Kiến Phước.

***

Tháng sáu năm Giáp Thân (1884) vì Thuyết vẫn giết đạo và khinh thị người Pháp, nên 5 chiến thuyền Pháp lại đến cửa Thuận An yêu cầu chiếm Mang Cá, (chiếu theo như trong điều ước). Vua Kiến Phước ở ngôi được 6 tháng thì bị bệnh mà thăng hà ngày 8-8-1884. Thuyết phù Ưng Lịch lên ngôi, lấy niên hiệu Hàm Nghi. Nhưng khâm sứ không chịu chấp thuận. Thuyết sai đóng cửa thành lại, tỏ ý rằng thuận hay không thuận cũng không cần.

Nửa tháng sau quân Pháp đến thị uy đông quá, Thuyết phải mở cửa thành để vua Hàm Nghi tiếp kiến khâm sứ Pháp tại điện Cần Chánh. Bản điều ước mà hai nước Pháp Việt ký từ bao lâu nay bấy giờ mới đem ra “thực thi”.

Cuộc bảo hộ thành lập từ đó.

Nhưng cuộc bảo hộ cũng chỉ mới thực hiện về danh nghĩa, còn về tinh thần thì chưa vững được vì dân tâm sĩ khí đâu có dễ gì bỗng chốc vòng tay khuất phục.

Thừa cơ ấy, văn thân các tỉnh nổi lên tứ tung, còn ở kinh thành, Tôn Thất Thuyết cũng nhất định đi một nước cờ chót. Ông nói:

– Phen này ta quyết sống thác với Tây.

Một mặt ông sai lập Sơn Phòng ở Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đem vàng bạc lương thực chứa chất thật nhiều, một mặt luyện tập binh lính, rèn đúc khí giới, đào hầm đắp ụ, dự bị sẵn sàng. Rồi ông bàn tính với Nguyễn Văn Tường về việc chủ chiến.

Trong khi ấy Nguyễn Văn Tường thấy binh Pháp mạnh quá, hết lời can ngăn, nhưng Thuyết không nghe. Thuyết quyết hành động một mình.

Ngày 19 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), De Courey đem 500 quân vô Huế xin nhà vua thiết lập đại trào để chuyển đệ bức quốc thư của chánh phủ Pháp. Thuyết cáo bịnh không ra. De Courey giận lắm, muốn đem quân sang tận bộ Binh để bắt. Thuyết bèn nghiêm sức cho quân sĩ dự bị súng đạn sẵn sàng, lại cho thả hết kẻ tù tội ra cho tự do mấy ngày để sau rèn tập làm quân cảm tử. Rồi sai Tôn Thất Trác nửa đêm qua sông sang đánh tòa Khâm sứ, Trần Xuân Soạn đánh Trấn Bình Đài, truyền giết cho sạch người Tây. Đến canh tư, Thuyết dẫn một đạo quân tiếp đánh Trấn Bình Đài, tiếng súng đại bác vang cả kinh thành. Mặt khác, Thuyết sai vận súng lên mặt thành bắn sang tòa Khâm sứ; đạo quân của Tôn Thất Trác cũng khai hỏa xung quanh tòa này rất dữ dội.

Nào hay đâu khi quân của Thuyết bắn phá thì binh sĩ Pháp đều ẩn cả dưới hầm, đến khi ta nhả hết đạn, họ mới khởi thế phản công: bao nhiêu đại bác ở trên đài và ở tàu chiến đậu ngoài sông đều chĩa vào kinh thành mà bắn, đạn bay như mưa rào, tiếng vang như sấm dậy, nhà cửa đổ tan, quân bị đạn chết nằm ngổn ngang, trong thành tiếng kêu khóc như ong vỡ tổ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button