Lịch sử - địa lý

Sử ký Tư Mã Thiên

Su ky Tu Ma Thien - Nguyen Hien Le1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Sử ký Tư Mã  Thiên ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Về mỗi “thế gia”, tác giả chép kỹ đời ông tổ sáng nghiệp – họ có công lao nào, những tài đức nào… – rồi qua các đời sau, chép sơ lược đi, nếu kẻ nối nghiệp không có gì đặc sắc. Ta nhận thấy hầu hết các thế gia khi bắt đầu thịnh thì có những người tài giỏi, rồi lần lần suy vi, cho tới khi mất nghiệp thì do một kẻ hậu duệ truỵ lạc hoặc nhu nhược. Thỉnh thoảng mới gặp một thế gia trung hưng được. Cơ hồ như Tư Mã Thiên muốn nhấn mạnh vào điểm đó để cho ta thấy cái luật đầy rồi vơi, tròn rồi khuyết trong kinh Dịch. Có nhiều thế gia, ông chỉ chép đời ông tổ và đời cuối cùng, khi bị diệt.

Đọc kỹ mục lục, ta thắc mắc tự hỏi tại sao ông lại chép Khổng Tử và Trần Thiệp vào đây. Khổng Tử tuy có làm quan ở Lỗ, nhưng sự nghiệp của ngài đâu phải ở trong mấy năm làm quan đó. Còn Trần Thiệp, một nông dân phất cờ khởi nghĩa diệt Tần, tuy tự xưng vương nhưng chỉ sáu tháng đã bị giết, dòng dõi không còn ai, thì sao lại gọi là thế gia được?

Có người giải thích: Khổng Tử được đời Hán gọi là “tố vương” (ông vua không ngôi), cho nên có sắp ngang hàng các vương hầu trong phần Thế gia cũng là đáng. Nhưng nếu vậy thì phải đặt ngài vào phần Bản kỷ, ngang hàng các vị đế vương chứ?

Có người lại bảo “thế gia” có nghĩa là những gia đình quý phái, danh giá truyền được lâu đời; mà họ Khổng được dân chúng trọng vọng lại truyền cho tới đời Tư Mã Thiên (Khổng An Quốc), cho nên gọi là thế gia.

Còn Trần Thiệp, tuy tuyệt tự, nhưng các vua nhà Hán vẫn nhớ công khởi nghĩa diệt Tần của ông, nên lập đền thờ và cho ba chục gia đình lại ở bên mộ ông để giữ gìn hương khói, thì cũng có thể tạm gọi là thế gia được.

Giải thích như vậy, nghe cũng tạm xuôi, nhưng có thực là đúng ý của Tư Mã Thiên không? Vì ở cuối chương 130 (Tự tự), khi tóm tắt đại ý thiên 48 ông viết:

“Kiệt, Trụ không giữ đạo (trị nước) nên Thang, Vũ dấy lên; nhà Chu không giữ đạo, nên Khổng Tử viết kinh Xuân Thu; chính sách Tần tàn bạo nên Trần Thiệp khởi nghĩa, chư hầu dấy lên như gió nổi mây đùn, mà diệt được Tần. Việc bình trị thiên hạ bắt đầu từ cuộc nổi lên của Thiệp”.

Còn điều nữa cũng đáng để ý: tác giả theo thứ tự thời gian, chép các thế gia đời Chu, rồi tới đời Tần, đời Hán; vậy thì tại sao ông lại đặt Khổng Tử ở ngay trên Trần Thiệp, nghĩa là vào cái khoảng cuối Tần, đầu Hán?

Watson (sách đã dẫn)[3] đưa ra giả thuyết này: các vua Hán ngưỡng mộ Khổng Tử và Trần Thiệp nên Tư Mã Thiên sắp hai vị đó liền nhau ở ngay đầu đời Hán. Có thể là thâm ý của ông như vậy.

Dù sao chúng ta cũng phải nhận rằng sự phân loại của Tư Mã Thiên cũng khó hiểu nếu không phải là miễn cưỡng (ông đặt Khổng Tử vào phần Thế gia mà đặt Lão Tử vào phần Liệt truyện); cho nên các sử gia đời sau không theo ông: Ban Cố bỏ phần Thế gia, mà chỉ giữ lại phần Liệt truyện[4].

Đời Hoàn công, năm thứ nhất[6], vua Tề Vô Tri đi chơi Ung Lâm. Người Ung Lâm vốn oán ông, nhân lúc ông đến chơi, đánh úp mà giết chết. Họ nói với quan đại phu nước Tề:

Vô Tri giết Tương công để tự lập lên làm vua. Chúng tôi đã trừng trị giết chết hắn. Xin quan đại phu lập vị công tử nào xứng đáng lên nối ngôi là chúng tôi tuân mệnh.

Sinh thời, Tương Công đã phục rượu giết chết Lỗ Hoàn công và tư thông với vợ ông này; những người Tương công sát hại phần nhiều không đáng tội; ngoài ra, ông còn cái tật hay tằng tịu với đàn bà và nhiều phen lừa gạt các quan đại thần. Sợ vạ lây, các em ông bỏ trốn: công tử Củ chạy sang nước Lỗ – vì mẹ là người Lỗ, Quản Trọng và Thiệu Hốt đi theo dạy dỗ; công tử Tiểu Bạch thì sang nước Cử, người đi theo dạy dỗ là Bão Thúc Nha. Mẹ Tiểu Bạch là người Vệ, được Li công[7] yêu chiều, Tiểu Bạch thuở nhỏ thân với quan đại phu Cao Hề. Đến khi Vô Tri bị giết ở Ung Lâm, triều đình thương nghị lập vua mới, thì Cao Hề lén mời Tiểu Bạch ở nước Cử về. Lỗ nghe tin Vô Tri chết, cũng cho quân đưa công tử Củ về Tề, đồng thời sai Quản Trọng cầm quân chẹn con đường nước Cử. Quản Trọng bắn trúng cái móc dây lưng của Tiểu Bạch. Tiểu Bạch vờ chết.

Quản Trọng (tưởng Tiểu Bạch chết thật) sai người báo tin cho Lỗ.

Được tin ấy, sứ giả của Lỗ đưa công tử Củ về nước nhưng giềnh giàng; sáu ngày mới tới Tề! Có ngờ đâu Tiểu Bạch đã về tới trước và đã được Cao Hề đưa lên ngôi, tức Tề Hoàn công.

Hoàn công bị Quản Trọng bắn trúng vào dây móc dây lưng thì vờ chết để cho Quản Trọng lầm; sau đó, liền lên chiếc xe riêng mà phóng gấp, lại nhờ ở triều có Cao Hề nội ứng cho nên mới được lập làm vua trước. Tức thì ra lệnh tiến quân chóng cự với Lỗ. Mùa thu, cùng Lỗ giao chiến ở Càn Thì. Quân Lỗ thua chạy. Quân Tề chặn đường rút lui. Tề gởi thư cho Lỗ nói:

“Tử Củ là anh em với ta, tình không nỡ luận tội gia hình, xin Lỗ tự giết. Quản Trọng và Thiệu Hốt thì là thù, yêu cầu Lỗ trao trả cho ta làm mắm. Nếu không, Lỗ sẽ bị vây”.

Nhận được thư, Lỗ lấy làm lo, bèn giết Tử Củ ở Sinh Đậu. Thiệu Hốt tự sát. Quản Trọng xin làm tù phạm.

Hoàn công lên ngôi, tiến quân đánh Lỗ, bản tâm muốn giết Quản Trọng. Bão Thúc Nha nói:

Hạ thần may được theo Chúa thượng, chung cục Chúa thượng đã được lập lên làm vua, hạ thần không có gì để làm cho Chúa thượng thêm vinh quí. Chúa thượng chỉ muốn cho nước Tề bình trị thôi, thì có Cao Hề và hạ thần là đủ rồi. Nhưng, nếu Chúa thượng muốn dựng nên nghiệp bá trong thiên hạ, thì không có Quản Di Ngô không xong. Quản Di Ngô ở nước nào thì nước đó sẽ cường thịnh. Không thể để mất Quản Di Ngô.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button