Lịch sử - địa lý

Điện Biên Phủ: 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Erwan Bergot

Download sách Điện Biên Phủ 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cho tới nay, nhân dân ta vẫn quen với khái niệm chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm, kể từ khi ta bắt đầu nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm của Pháp vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi toàn bộ các lực lượng Pháp ở đây buông súng đầu hàng.

Tuy nhiên, đối với quân đội viễn chinh Pháp thì Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng kéo dài, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 là khi mới bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh đã lập tức bị bộ đội và nhân dân địa phương đón đánh, tiếp đó là gần nửa năm bị vây hãm, bị tập kích, phục kích mà đỉnh cao là những trận đánh liên tục kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 và hoàn toàn kết thúc vào ngày 8 tháng 5 khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc phân khu phía Nam định tháo chạy sang Lào nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hết, tổng cộng là 170 ngày tất cả.

Chính vì những lẽ đó nên Erwan Bergot, một trung úy có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu đã trải qua gần sáu tháng sống trong cảnh căng thẳng, hãi hùng, khốn đốn tại Điện Biên Phủ, cuối cùng bị bắt làm tù binh rồi được phóng thích, đã viết cuốn sách này và được Nhà xuất bản Presses de la Cité ở Paris, Phap, xuất bản năm 1979 , sau đó được nhiều lần tái bản.

Theo giới thiệu của Nhà xuất bản Presses de la Cité, Erwan Bergot đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các bạn chiến đấu cũ, ghi lại «  nhiều chứng cứ của những người còn sống sót để dựng lại một bức tranh sinh động và bi thảm trải dài suốt 170 ngày đêm, từ việc xây dựng tập đoàn cứ điểm , tổ chức các vị trí phòng ngự đến các trận đánh, nhưng trước hết là tinh thần, tình cảm của những người lính chiến đấu. Chính họ là những nhân chứng không thể bác bỏ. Họ là những người đứng ở vị trí hàng đâu”.

Bản dịch tiến Việt được thể hiện bởi dịch giả Lê Kim, người cũng từng là một chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trong sư đoàn 308 năm xưa.

12 -11 : Bộ tư lệnh chiến trường Bắc Bộ do tướng Cogny chỉ huy thông qua quyết định mở cuộc hành quân Castor nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Bản kế hoạch hành quân được Tổng tư lệnh Đông Dương Navarre phê chuẩn.

20 – 11 : Cuộc hành quân Castor bắt đầu. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 do Bigeard chỉ huy nhảy dù xuống bãi Natacha, cánh đồng Mường Thanh, phía Tây Bắc Bản Kéo. Tiểu đoàn dù số 2 do Bréchignac chỉ huy thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 nhảy xuống bãi Simone cách Bản Kéo 4 kilômét về phía Nam. Tiểu đoàn dù số 1 do Souquet chỉ huy và ban chỉ huy lực lượng nhảy dù do Fourcade chỉ huy kết thúc cuộc nhảy dù trong ngày.

21 – 11 : Cuộc hành quân Castor tiếp tục với tiểu đoàn dù lê dương số 1 do Guiraud chỉ huy và tiểu đoàn dù thuộc địa số 8 của Tourret cùng với bộ phận hỗ trợ của Molinier.

22 – 11 : Tiểu đoàn dù lính Việt do Leclerc chỉ huy kết thúc cuộc hành quân  Castor. Điện Biên Phủ có 4.560 binh sĩ chiếm đóng.

23 – 11 : Bắt đầu cuộc hành quân Pollux rút khỏi Lai Chua.

8 – 12 : Tiểu đoàn 2 bộ binh lính Thái tới Điện Biên Phủ.

10 – 12 : Các tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 được đưa trở về Hà Nội ( từ 2 -12).

15 – 12 : Thêm một số đại đội lính Thái tới Điện Biên Phủ.

16 – 12 : Tiểu đoàn dù lính Việt số 5 được đưa từ Điện Biên Phủ trở lại Hà Nội bằng máy bay.

Từ 15 đến 20 – 12 : Các tiểu đoàn số 1 và số 3 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 3 và những đơn vị đầu tiên của binh đoàn cơ động số 9 do Gaucher chỉ huy được máy bay đưa lên Điện Biên Phủ.

Từ 23 đến 28 – 12 : Tiến hành cuộc hành quân Regates với tiểu đoàn dù lê dương số 1 và tiểu đoàn dù xung kích số 8 thuộc binh đoàn đổ bộ đường không số 2 tiến công thăm dò từ Sốp Nạo đến Mường Khoa trên lãnh thổ Lào.

29 – 12 : Tiếp tục vận chuyển bằng cầu hàng không lên Điện Biên Phủ : tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10 cùng với một đại đội xe tăng Shaffee.

1954

Từ 1 đến 10 – 1 : Cầu hàng không tiếp tục đưa lên Điện Biên Phủ : tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 3 và bộ phận đầu của binh đoàn cơ động số 6 gồm : tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 2 và tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 2.

Từ tháng 1 đến tháng 2 : Hoàn chỉnh việc xây dựng các cụm cứ điểm xếp theo thứ tự A, B, C .. mang tên : Anne Marie , Beatrice , Cladine, Dominique , Eliane, Francoise , Gabrielle , Huguette , Isabella .

Từ 12 đến 16 – 2: Hành quân thăm dò các mỏm đồi phía Đông với sự tham gia của tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 3, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 3, tiểu đoàn lính Thái số 3, tiểu đoàn dù xung kích số 8, tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button