Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa

nam bo voi trieu nguyen va hue xua sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Đắc Xuân

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Các chúa Nguyễn có công chinh phục và khai phá vùng đất Nam kỳ. Nhờ đó mà khi các chúa Nguyễn mất ngôi (1774), một người cháu của các chúa là Nguyễn Phúc Ánh đã sử dụng được nhân tài vật lực của Nam kỳ để khôi phục lại ngai vàng mở ra triều đại các vua Nguyễn sau nầy. Các quan lại giúp cho Nguyễn Phúc Ánh lập nên Đế chế Nguyễn là người Nam kỳ. Về sau một số con cái các quan người Nam kỳ làm dâu (phủ thiếp), làm rể (phò mã) các vua Nguyễn. Nhiều bà Phủ thiếp có chồng, có con, có cháu được nối ngôi vua, được phong Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Thái hoàng Thái Hậu. Nhiều bà có đạo đức, có học vấn, có tuổi thọ cao nên ảnh hưởng lớn đến đời sống cung đình.

Vua Gia Long có 21 bà vợ còn biết tên, nhưng chỉ có 3 người được Nguyễn Phước Tộc Thế Phả ghi tiểu sử. Đó là các bà: Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan, người Huế gốc Thanh Hóa; bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang người Huế; bà Đức Phi Lê Thị Ngọc Bình con vua Lê Hiển Tông, em cùng cha khác mẹ với Ngọc Hân Công chúa. Mười tám bà còn lại nhờ có con nên còn nhớ tên. Nhiều người khác không có con không ai nhớ tên. Có lẽ trong số những người làm vợ vua Gia Long có tên (không có tiểu sử) hoặc quên tên có nhiều người gốc Nam kỳ. Một người tài hoa và đam mê như vua Gia Long mà suốt 25 năm hoạt động ở Nam kỳ lẽ nào không có được một mối tình!

Vua Minh Mạng có hàng trăm bà vợ, nhưng Nguyễn Phước Tộc Thế Phả cũng chỉ ghi tên 43 bà (có con), trong số 43 bà đó cũng chỉ có một số ít bà được ghi tiểu sử. Trong số ít bà được chép tên đó có 4 người phụ nữ Nam kỳ. Đó là:

  1. Bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa (1791 – 1807), người huyện Bình An, Biên Hòa (nay là Thủ Đức TP. HCM), con gái Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi. Năm 15 tuổi, bà được vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên tuyển chọn làm phủ thiếp cho Hoàng tử Đảm (sau nầy là vua Minh Mạng). Bà Hoa có tính dịu dàng, thận trọng, một lòng hiếu kính. Bà sinh Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị) được 13 ngày thì mất giữa tuổi 17. Vì kỵ húy tên Hoa của bà mà các vua Nguyễn cấm thần dân không được dùng từ “hoa”. Những tên có từ hoa đều phải đổi như: Cầu Hoa thành cầu Bông, tuồng hát Phàn Lê Hoa thành Phàn Lê Huê hay Phàn Lê Ba, cửa Đông Hoa thành cửa Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa…
  2. Bà Thục tần Nguyễn Thị Bảo (1801 – 1851), người Gia Định con quan Tư không Nguyễn Khắc Thiệu, bà vào hầu vua Minh Mạng từ lúc còn ở Tiềm Để(1), sau bà được tấn phong Thục tần. Bà Nguyễn Thục tần sinh được 4 hoàng tử, nhưng chỉ nuôi được một người là Miên Thẩm (1818 – 1870) và 3 bà công chúa: Vĩnh Trinh (1824 – 1892), Trinh Thận (1826 – 1904) và Tĩnh Hòa (1830 – 1882). Về sau cả bốn người con của bà trở thành những nhà thơ nổi tiếng nhất ở cố đô Huế. Đó là các ông bà Tùng Thiện Vương, Qui Đức, Mai Am, và Huệ Phố. Ngoài thơ, bốn người cháu ngoại Nam kỳ nầy còn giỏi nhạc (trong phủ Tùng Thiện có lập một đội nhạc riêng).
  3. Bà Hòa tần Nguyễn Thị Khuê, húy Bích Chi, người Phúc Lộc, Gia Định, con gái Chưởng cơ Nguyễn Văn Thanh, trấn thủ tỉnh Quảng Yên. Bà sinh 10 người con: 4 hoàng tử và 6 hoàng nữ.
  4. Bà Cung nhân Nguyễn Thị Nhân, người thứ 38 trong danh sách 43 bà phi có tên của vua Minh Mạng, quê ở Gia Định, con gái của Chính đội Nguyễn Văn Châu. Bà là sinh mẫu của Hoàng tử Miên Ký (1838 – 1881). Miên Ký là một thân thần giỏi văn chương triều Tự Đức nên được phong là Cẩm Quốc công.
  1. Bà Thái Hoàng hậu Từ Dũ, tên thật là Phạm Thị Hằng, người Gò Công, con gái Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng. Thuở nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, tính rất hiếu hạnh. Thuận Thiên Cao Hoàng hậu nghe tiếng bà hiền đức cho tuyển vào cung hầu Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị). Vì đức hạnh và thuận thảo nên bà được vua rất sủng ái. Bà là người kính cẩn, nghiêm trang, cử chỉ hợp lễ. Những lúc có khánh hạ, triều bái trong cung lúc nào bà cũng giữ đúng lễ nghi, mọi người trông dung mạo bà đều phải kính nể. Thời Thiệu Trị, bà giữ chức Thượng nghi kiêm cai quản tất cả các bà trong Lục nghi. Bà là tấm gương cần kiệm, nhân hậu, có ảnh hưởng lớn đối với vua Tự Đức. Bà ra đời thời Gia Long (1810), được tuyển vào cung thời Minh Mạng, làm vợ vua Thiệu Trị, làm mẹ vua Tự Đức, và sống tuổi già trải qua các đời Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh và bà mất (năm 1901) thời Thành Thái (1889 – 1907) (gần 10 đời vua). Bà đã chứng kiến những sự kiện lịch sử lớn của đất nước và trong Hoàng cung xảy ra suốt chiều dài thế kỷ XIX.

Người Nam kỳ, đặc biệt là người Gò Công hết sức trọng vọng bà, dù đường sá xa xôi khi có những của ngon vật lạ như mắm tôm, gỏi cá, trái sầu riêng, giáng châu (măng cụt), các giống lúa gạo thơm… họ đều đem ra dâng tiến cho bà. Người Huế có giống gạo thơm, biết làm mắm tôm, biết ăn gỏi cá từ ấy.

  1. Bà Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm, người An Giang, con của Kinh môn Quận công Nguyễn Văn Nhân, bà được tiến cung cùng một lần với bà Phạm Thị Hằng con gái Phạm Đăng Hưng, nhờ tước của cha nên Lệnh phi có vị thứ trước bà Phạm Thị Hằng. Tiếc cho Lệnh phi chỉ sinh được một hoàng nữ là Nhàn Yên (An Thạch Công chúa) nên về sau bà có thứ bậc sau bà Hằng.
  2. Bà Đức tần Nguyễn Thị Huyên, người gốc Thừa Thiên nhưng từ đời ông đã vào Gia Định, con gái Cai cơ Nguyễn Đức Xuyên. Bà là sinh mẫu của Hồng Diêu (1845 – 1875) hoàng tử thứ 25 của vua Thiệu Trị.

Vua Tự Đức có một bà vợ người Nam Bộ:

Đó là bà Học phi Nguyễn Thị Hương, người Vĩnh Long, con ai không rõ. Năm 1870 bà theo lệnh vua Tự Đức nhận công tử Ưng Thị mới 2 tuổi – con trai Hường Cai – làm dưỡng tử, sau nầy Ưng Thị được tôn lên làm vua tức vua Kiến Phước.

Tám ông vua sau Tự Đức (từ Dục Đức đến Khải Định) không vị nào có phi tần người Nam kỳ cả.

Riêng ông vua cuối cùng Bảo Đại đi học Pháp về cưới bà Hoàng hậu Nam Phương Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963) con gái nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào ở Gò Công. Bà sinh được 2 hoàng tử và 3 hoàng nữ: Bảo Long (1936), Phương Mai (1937), Phương Liên (1938), Phương Dung (1942), Bảo Thăng (1943). Sau khi vua Bảo Đại thoái vị (8/1945), bà sang Pháp sống với các con cho đến khi qua đời (1963).

Do ảnh hưởng của các bà hoàng có thế lực gốc Nam kỳ trong cung Nguyễn nên giọng nói sang trọng nhất của các bà là giọng Huế pha Nam Bộ. Ví dụ các bà nói: Ba ngày tết thèm ăn một tô canh cá phác lác. Chín từ đầu nói giọng cổ của Huế, nhưng hai từ phác lác cuối cùng nói giọng mũi của Nam kỳ. Nhờ ảnh hưởng của các bà mà nhiều món ngon vật lạ đất Nam Kỳ được nhập về Huế….


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button