Lịch sử - địa lý

Huyền Thoại Tàu Không Số

huyen-thoai-tau-khong-so-dinh-kinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đình Kính

Download sách Huyền Thoại Tàu Không Số ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để trực tiếp chi viện vũ khí, trang bị và nhân lực cho cách mạng miền Nam, cùng với con đường vận tải dọc Trường Sơn, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Cuối năm 1961 đến năm 1975, đã có hàng trăm “tàu không số” của đoàn 759 (tức Đoàn 125 sau này) vượt biển, đưa được nhiều cán bộ, chiến sỹ, chở hàng chục ngàn tấn vũ khí cung cấp kịp thời và có hiệu quả cho quân dân ta ở Nam Bộ, khu 6, khu 5 và nhiều địa phương khác, những nơi mà vận chuyển bằng đường bộ khó lòng vươn tới, góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

 

Vận chuyển vũ khí vào chiến trường bằng đường biển trong những năm chiến tranh khốc liệt là công việc hết sức khó khăn, vô cùng gian truân và nhiều hy sinh. Thiên nhiên khắc bạc, biển cả mênh mông, sóng to gió lớn; kẻ thù nham hiểm lắm mưu nhiều kế, trang bị hiện đại, phong tỏa nhiều thủ đoạn… Song với tinh thần quả cảm, táo bạo, mưu trí và sáng tạo, cán bộ, chiến sỹ đoàn “tàu không số” đã lập nên nhiều chiến công đặc biệt suất sắc. Với chiến công đó, đơn vị đã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nó thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình, sự độc đáo và sáng tạo của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

Tôi hoan nghênh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Huyền thoại tàu không số” nhằm ghi lại một cách chân thực những kỷ niệm, những câu chuyện của cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã từng tham gia làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên biển trong những năm chiến tranh. Đây là việc làm cần thiết và hữu ích, không chỉ để người trong cuộc ôn lại kỷ niệm hào hùng của quá khứ mà còn có tác dụng giáo dục con cháu về truyền thống đánh giặc của cha ông.

 

Nhân dịp cuốn sách “Huyền thoại tàu không số” ra mắt và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn 759 – tức đoàn 125 (23-10-1961 – 23-10-2011), tôi gửi đến cán bộ, chiến sỹ và nhân dân từng làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường bằng đường biển trong chiến tranh, các đồng chí thương bệnh binh, các gia đình liệt sỹ của Đoàn lời thăm hỏi ân cần và những tình cảm thắm thiết. Mong các đồng chí không ngừng phát huy truyền thống vẻ vang trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ đất nước hôm nay và xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Con đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông trong những năm chiến tranh (vẫn gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển), mấy thập niên qua trở nên thân thiết, gắn bó, là đề tài để tôi viết tiểu thuyết, viết truyện, viết phim tài liệu, phim truyện và viết báo… Tôi coi đây là chút duyên nhỏ mà số phận ưu ái định ra cho mình.

 

Để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn 759 – tức đoàn 125 sau này (1961 – 2011), Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển nhờ tôi viết một cuốn sách về các sự kiện thật, những người thật nơi con đường vận chuyển đó, theo phương cách thông qua lời kể của các nhân chứng.

 

Tôi hồ hởi nhận lời. Nhưng hứa rồi, vừa mừng vừa lo. Mừng vì thêm cơ may hiểu sâu hơn về con đường và những người một thời vào sinh ra tử, làm nên huyền thoại có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng lo, bởi chiến tranh qua đã gần 40 năm, đồng đội của chúng ta ai còn, ai mất? Nếu còn, các anh sống ở đâu? Và đã mất, các anh yên nghỉ chốn nào? Năm mươi năm là quãng thời gian chẳng phải ngắn, đủ để thiên nhiên và con người ít ý thức mài mòn, biến dạng những gì nguyên sơ. Đi tìm lại dấu tích về con đường vận tải chiến lược huyền thoại trên biển là công việc chẳng mấy dễ dàng… Và cũng hiểu rằng, bốn mươi năm mới tiến hành cái công việc mà chúng ta dư điều kiện để làm sớm hơn là quá muộn màng, tệ bạc…

 

Tôi cùng đại tá Tô Hải Nam, nguyên Tổng biên tập báo Hải quân, lên đường vào một ngày nắng gắt. Dịp này hoa phượng đang cháy rực trên phố Hải Phòng. Chúng tôi mang theo sắc đỏ ấy cùng hương vị mấy cân chè xứ Bắc lên máy bay, làm quà cho anh em, bạn bè.

 

Và chúng tôi bắt đầu lộ trình bằng cách lần theo nhưng gì cuốn lịch sử “ đoàn tàu không số” đã ghi lại…

“… Sau hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, theo chỉ thị của Bộ chính trị, tháng 5 năm 1959, Tổng quân uỷ quyết định thành lập một cơ quan nghiên cứu mở đường vận tải trên bộ để đưa lực lượng, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 7 năm 1959, Tổng Quân uỷ quyết định tổ chức đường vận tải trên biển. Đây là một trong những nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Đồng chí thượng tá Võ Bẩm, Phó cục trưởng cục Nông trường quân đội – người nhiều năm công tác ở chiến trường miền Nam, thông thuộc đường bộ và đường biển, được giao phụ trách cơ quan nghiên cứu này.

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, ngày 19 tháng 5 năm 1959, đoàn vận tải quân sự 559 được thành lập. Lực lượng nòng cốt đầu tiên của đoàn gồm 2 tiểu đoàn, tiểu đoàn 301 và tiểu đoàn 603.

Tiểu đoàn 301 vận tải đường bộ gồm 500 cán bộ, chiến sỹ tuyển lựa từ lữ đoàn 305 do đại uý Chu Đăng Chữ và đại uý Nguyễn Danh chỉ huy có nhiệm vụ mở đường bộ vào Nam.

Tiểu đoàn 603 gồm 107 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Hồ Văn Xá làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí thượng uý Lưu Đức làm chính trị viên. Tiểu đoàn đóng quân ở thôn Thanh Khê, xã Thạch Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), bên bờ sông Gianh.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn 603 là nghiên cứu và thực hiện ý đồ của Tổng quân uỷ Trung ương, chi viện cho chiến trường bằng đường biển. Song, để giữ bí mật, tiểu đoàn ẩn dưới cái tên: Tập đoàn đánh cá sông Gianh.

… Cuối năm 1959, mọi sự chuẩn bị cho chuyến vượt biển đầu tiên đã xong. Cấp trên đã chuẩn y kế hoạch. Chỉ chờ thời cơ, đó là khi có gió mùa đông bắc tràn về. Gió mùa về, thuyền sẽ gặp nhiều thuận lợi khi xuôi gió, xuôi sóng.

Theo chủ trương của cấp trên, chuyến thuyền đầu tiên của tiểu đoàn 603 (Tập đoàn đánh cá sông Gianh) sẽ chở 5 tấn vũ khí và thuốc men cho khu V. Địa điểm cập bến là chân đèo Hải Vân.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button