Lịch sử - địa lý

Hoàng Kim Bản Harachi

hoang kim ban harachi sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ernst Muldashev

Download sách Hoàng Kim Bản Harachi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Được viết sau chuyến đi Tây Tạng, Hoàng kim bản Harachi của Muldashev tiết lộ về những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây còn sống sót sau Đại hồng thủy chạm khắc nên. Đó là những kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ, khoa học… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Những kiến thức về khoa học chứa đựng trong những tấm bảng này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại. Quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại hồng thủy cũng được phản ánh rõ nét trên những phiến đá này…

Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại. “Quá trình phát triển của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, từ thuở sơ khai cho đến ngày hôm nay thật là kỳ diệu, khoa học kỹ thuật đã giúp con người ngày một hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Thế kỷ 19 đánh dấu khởi đầu giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cùng đó là sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người. Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì ta lại càng thấy thế giới quanh ta kỳ diệu, vẫn còn vô vàn những câu hỏi, những bí ẩn vẫn chưa có lời giải một cách cặn kẽ và thấu đáo, khiến chúng ta vẫn phải trăn trở cho đến tận ngày hôm nay. Một trong các bí ẩn lớn nhất cho đến nay vẫn là sự hình thành và phát triển của loài người trên trái đất, tại sao loài người lại có sự phát triển vượt trội so với tất cả các loài động vật khác cùng tồn tại trên một hành tinh trong một thời gian tương đối ngắn? Công sức, tiền bạc để nghiên cứu bỏ ra thì khá nhiều nhưng đáp số vẫn chỉ là … giả thiết. Bánh xe Thời gian cứ đều đặn quay và các bí ẩn này ngày càng chìm sâu vào màn sương mù của quá khứ, có chăng chỉ còn lại ký ức mờ nhạt được thể hiện qua các loại truyền thuyết mà dân tộc nào và đất nước nào cũng có.

Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của loài người, chúng ta lại chạm đến một truyền thuyết khác, đó là truyền thuyết về trận Đại Hồng thủy nhấn chìm toàn bộ sự sống trên trái đất vào biển nước? Trong Kinh thánh rồi trong nhiều truyền thuyết người dân một số nước Bắc Phi, Trung Cận Đông, trong văn bản cổ của người Sumer vùng Babylon (Irak ngày nay) đều có nhắc về sự kiện này, nước ta thì có truyền thuyết về trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành Mỵ Nương, con gái của vua Hùng. Liên quan đến truyền thuyết Đại Hồng thủy là truyền thuyết về Atlantich và Mu – hai lục địa bị chìm sâu dưới đáy biển sau Đại hồng thủy.

Truyền thuyết và giả định thì rất nhiều, người quan tâm về chúng cũng không ít, tuy nhiên để có một cơ hội tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về một vài bí ẩn trong lịch sử phát triển nhân loại thì cần đến chữ…Duyên, và trong thời đại chúng ta đang sống Ernst Muldashev là một trong số ít đã có được may mắn hội tụ được đầy đủ các yếu tố Nhân – Duyên đó. …Tại Tây Tạng, trong chuyến đi lần này Muldashev đã được biết về Hoàng kim bản Harachi, đây là những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây, còn sống sót sau Đại hồng thủy chạm khắc nên, trên đá có ghi lại các thông tin quý giá về lịch sử, tôn giáo, địa chất và ghi cả quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại hồng thủy. Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại. James Cherchward – nhà nghiên cứu người Anh, người từng dày công nghiên cứu về Hoàng kim bảng cho biết Mu và Atlantich đã chìm xuống hai đạidương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hơn 10.000 năm trước C.N. Khi đó Mu và Atlantich là hai trung tâm tri thức trên trái đất. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra sự giống nhau kỳ lạ giữa chữ viết trên thư tịch cổ tìm được tại đảo Phục Sinh (nam của Thái bình Dương, sát Chi Lê) với những ký tự tại thung lũng Inda (Ấn Độ), rồi tại Hy Lạp, Babylon, Péch xích…

Có giả thuyết cho rằng chúng đều xuất phát từ Mu và Atlantich. Cả James Cherchward rồi Ernst Muldashev đều cho rằng Hoàng kim bảng chứa đựng kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ…của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Kiến thức về khoa học chứa đựng trong những tấm bảng này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại và hiện tại ngay cả các nhà khoa học xuất sắc nhất của thời đại chúng ta cũng chưa đủ trình độ để hiểu và sử dụng các kiến thức này. Vào giai đoạn cuối của nền văn minh Atlant, đa phần dân số lạm dụng quá mức những thành quả của văn minh và sức mạnh tâm linh sẵn có để phục vụ bản ngã bé nhỏ của mình và thiên nhiên đã nổi giận, Đại hồng thủy xảy ra, Mu và Atlantich chìm sâu xuống đại dương, nền văn minh Atlant bị hủy diệt vĩnh viễn. Chỉ một số rất ít người Atlant, nhờ gìn giữ và thực hành các truyền thống tâm linh đích thực của chủng tộc Atlan nên đạt được sự chứng ngộ vượt bậc về tâm linh, đã biết trước được thảm họa. Họ đã chọn Hoàng kim bảng làm phương tiện để gìn giữ lịch sử thế giới, các kiến thức khoa học tiên tiến, bản đồ trái đất khi đó và vị trí các hành tinh trên bầu trời….

Theo Muldashev, nhờ một số điểm đặc biệt trong điều kiện địa lý, khí hậu nên các bậc giác ngộ này chọn một số hang động, núi non trên cao nguyên Tây Tạng là nơi gìn giữ quỹ gien của nhân loại…Một số vị lạt ma, những người có nhiệm vụ gìn giữ kho báu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm qua, cho biết: tương truyền rằng trong thành Thiên đế, dưới tảng đá hình người đang đọc sách có lưu giữ Hoàng kim bản của chủng tộc Lemuri, trên đây có ghi tại tri thức của nền văn minh cổ xưa đã mất…

Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được biết thêm về những hang động bí mật tại Harachi, tại đây cũng lưu giữ những Hoàng kim bản và biết thêm nhiều thông tin lý thú về Hồ Quỷ dữ, về Shambala huyền diệu… …Trong tấc cả các cuốn sách của mình, tác giả luôn cố gắng truyền tải đến mọi độc giả thông điệp của người xưa, đó là: hãy sống tốt hơn và nhân bản hơn, hãy biết lắng nghe nhiều hơn, biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý trái đất vì đây là ngôi nhà chung duy nhất mà chúng ta đang có. Ngay các nền văn minh cổ xưa, cho dù đã đạt được sự phát triển vượt bậc, chỉ vì dân cư khi đó không kiểm soát được cái “tôi” – bản ngã nhỏ bé trong mỗi cá nhân, mà bị tam độc là Tham-Sân-Si dẫn dắt. Có thể nói rằng chính Tham-Sân-Si của các chủng tộc thời đó là nguyên nhân dẫn đến thảm họa diệt vong, khiến thiên nhiên nổi giận, dập vùi toàn bộ thế giới văn minh xuống biển nước…” – TS Nguyễn Cung Hà

Mời các bạn tải về đọc!

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG I BẢO THÁP NÊPAN ĐÃ ĐƯỢC XÂY THEO CHỦ ĐỊNH CỦA SAMBALA

Anh bạn Xécgây Anatôlêvích Xêlivêtốp mặc mỗi chiếc quần đùi đi đi lại lại giữa đống ba lô đã mở, đếm và phân tích đồ thực phẩm và trang thiết bị của đoàn. Đang là tháng tám năm 1999. Ở thủ đô Kathmandu của Nêpan đang là giữa mùa hè. Khách sạn rẻ tiền nơi chúng tôi nghỉ lại không có máy lạnh.

– Nóng quá, – Xêlivêtốp nói, tay quệt mồ hôi bẩn.

– Nóng chứ sao, – Raphaen đáp. – Mà này, tất cả máy móc của đoàn, kể cả máy tính xách tay, sau chuyến bay đều còn tốt. Nhưng ẩm quá, không khéo các công tắc bị ôxy hóa mất. Tôi lo nhất bộ pin mặt trời.

– Còn tôi thì toàn nghĩ về giò chả, – Xêlivêtốp nói như thể với chính mình. – Với khí hậu này dễ thiu lắm, chở từ Nga sang mà. Sẽ tiếc đấy. Ruồi cũng nhiều, cứ như người vậy.

– Anh Xécgây này, hay lấy dầu ôliu xoa lên; ở đây có bán đấy, – Ravin đáp lại.

– Thôi, đến giờ đi gặp ông đại sứ rồi. Gọi taxi, – tôi ra lệnh.

– Tí xíu nữa, phải bọc mấy món đồ nguội lại đã.

Vì sao Nêpan là đất nước hiền hòa

Ông đại sứ Nga tại Nêpan, Vlađimia Vaxilep Ivanốp, đón chúng tôi trong đại sảnh của đại sứ quán cùng nhà ngoại giao Samin Alimkhanôvích Nugaép. Sau khi trình bày mục đích của đoàn, chúng tôi đề nghị ông điện cho đại sứ quán Trung Quốc để chúng tôi đỡ khó khăn trong việc xin visa. Sau đó câu chuyện nhẹ nhàng chuyển sang đề tài về đời sống và tập quán của người Nêpan.

Được biết tại Nêpan có gần 5.000 người đã tốt nghiệp đại học ở Nga sinh sống. Nga buôn bán với Nêpan chủ yếu mặt hàng vũ khí. Ở Nêpan trước đây Liên Xô đã có ảnh hưởng khá lớn. Giờ thì ảnh hưởng đó đã giảm bớt. Ông đại sứ Ivanốp đặc biệt nhấn mạnh ông là người duy vật sâu sắc và không theo đạo. Sau đó ông giơ ngón tay trỏ, đoạn im lặng rồi gần như thì thầm kể chính mắt ông đã nhìn thấy trên bầu trời chiều bóng những đỉnh tháp Nêpan được các vòng tròn đều đặn rọi sáng.

– Tôi không tin vào Chúa, không tin, còn… những chuyện kỳ lạ thì lại tin. Mà chuyện kỳ lạ ở Nêpan thì nhiều vô kể, – ông nói thêm.

– Thế ông còn nhìn thấy kỳ quan gì nữa?

– Ở Nêpan, – cặp mắt Ivanốp sáng lên bí ẩn, – không được giết ai, thậm chí con chuột cống, con ruồi. Một lần ở bể bơi tôi trông thấy con chuột cống và giết chết luôn. Thế là một bên má tôi sưng tướng lên.

– Má ấy à?

– Phải.

– Còn nữa, – trong ánh mắt ông đượm vẻ mỉa mai, – một nhà văn (tôi sẽ không nêu tên người này) trong cuốn sách của mình đã nhạo báng tập tục này của người Nêpan, gọi đó là thói quen nguyên thủy, cổ hâm cổ hi. Cuốn sách đó vừa được xuất bản, nhà văn lúc đó đang ở nhà nghỉ của mình ở ngoại ô Matxcơva bị tụt xuống hố xí và tí nữa thì chết ngạt trong phân.

– Kinh khủng quá, – Xelivêtốp thốt ra với vẻ cảm thông.

– Đất nước này, xin các vị chớ cười, như thể bị phù phép ấy, – hai mắt ngài đại sứ hướng về đâu đó xa xăm, – ở đây chỉ cho phép làm những điều tốt lành, mọi hành vi độc ác đều bị chặn đứng một cách bí hiểm.

– Sao lại thế, thưa ông? – Xêlivêtốp thắc mắc.

– Người Nêpan và Tây Tạng (mà người Tây Tạng ở đây nhiều lắm) nói rằng nguyên nhân ẩn giấu trong các bảo tháp Nêpan được xây cất như một sơ đồ gì đó rất cổ xưa. Nghe nói bảo tháp gia tăng những ý nghĩ tốt lành và tiêu diệt những ý nghĩ ác.

– Thế sơ đồ cổ xưa đó ra sao?

– Tôi không rõ.

Ra khỏi tòa nhà đại sứ quán, chúng tôi hỏi người bảo vệ có thể bắt taxi ở đâu. Anh ta giải thích vật định hướng tốt nhất là núi rác rưởi mà cách xa hàng trăm mét chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi. Trên đường đi theo hướng đó, tôi nhớ tới những trò mà tôi hay chơi đùa với trẻ em. Tôi nhận thấy bắt đầu từ khoảng 6–7 tuổi, trẻ thường tha thiết tin vào những điều kỳ lạ; chúng nhìn bạn với cặp mắt mở to và tin hết thảy dù bạn có kể những chuyện hoang đường đến đâu đi nữa. Ví dụ bạn có thể bảo với chúng rằng bạn kiếm ăn ở đống rác, những người tốt bụng vẫn mang thức ăn đến đó để cho người nghèo. Một lần tôi đã nói dối như vậy với cô con gái lên bảy của Tanxunpan Babichêva, nghệ sỹ lừng danh của Baskiria. Vài ngày sau chị Tanxunpan gọi điện cho tôi và cười, nói:

– Anh đã làm chuyện gì vậy, Erơnơ! Con gái tôi thường xuyên mang đồ ăn ra thùng rác. Hôm qua nó tha đi nửa cái bánh ga-tô đấy.

Thậm chí thời gian đó tôi còn sáng tác cả thơ về cái thùng rác mà tôi vẫn đi làm qua đó. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ hai đoạn:

Một lần đi qua

Mùi rác ngon quá,

Đôi giầy có đệm

Đưa tôi đến rác…

Chạm tay thùng rác,

Lôi lên quả dưa

Và dù buồn nôn,

Tôi vẫn chén sạch…

Khi chúng tôi tới chỗ tập kết rác quả thật nhìn thấy bên cạnh đó bến đỗ taxi. Vài người ăn mày đang lục lọi trong thùng rác. Họ ngẩng lên nhìn chúng tôi và tôi thấy những bộ mặt no nê, thỏa mãn và hiền lành của họ.

Ngồi trong chiếc taxi giống như một hộp thép rỉ, tôi tiếp tục nghĩ về bọn trẻ con, tôi còn nhớ tuổi 6 -7 bọn chúng đã có thể thật thà tin là có khủng long bạo chúa đang sống trong công viên địa phương. Chỉ có cậu bé (hay cô bé) rất ngoan và tốt bụng mới được con khủng long xanh, hiền hậu bay tới, đặt chúng lên đôi cánh của nó và bay tới xứ sở huyền thoại Sambala.

– Thế Sambala là gì hở bác? – bọn trẻ thắc mắc.

– Là xứ sở kỳ diệu, các cháu ạ, – tôi đáp.

Taxi kêu khùng khục và rung lên bần bật. Người lái nhấn ga. Những đám khói đen kịt vì xăng không cháy hết trùm lên chúng tôi. Có cái gì đó kêu ken két rồi rắc một cái.

– Có lẽ sập mất, – có tiếng lo lắng của Xêlivêtốp.

– Thì cái ống bơ này cũng phải đưa chúng mình tới nơi chứ. Xung quanh tối mù thế kia kìa.

Taxi cũng chở được chúng tôi tới khách sạn, người lái xe cầm tiền, cười hiền hậu vỗ lên thanh chắn bảo hiểm “ô tô” của mình và nói dịu dàng:

– Very old car, but very good (xe cũ lắm rồi nhưng còn rất tốt).

Trong sảnh khách sạn tôi để ý trên đó có hàng chữ “Tip box”. Từ Anh ngữ “Tip” có nghĩa là tiền trà nước. Tôi vẫn cho tiền thù lao ở nhà hàng hay trong quán cà phê, nhưng thường tôi làm việc đó kín đáo, liếc nhìn người hầu bàn. Còn ở đây công khai đề nghị cho tiền trà nước bỏ vào thùng hẳn hoi. Dưới đáy thùng có tờ 100 đô-la âm.

– Sao các vị lại thu tiền thù lao bằng thùng mà không kín đáo bỏ vào túi? – tôi hỏi một nhân viên khách sạn.

– Ngài biết đấy, – người này lúng túng, – mọi người hay quên đưa tiền chè nước, thế nên chúng tôi nhắc nhở họ.

– Tình hình thế nào?

– Cho ít lắm. Ở tiệm ăn thì không phải nhắc, cho khá lắm.

– Thế những người hầu bàn có chia tiền cho anh không?

– Không đâu. Họ bảo tự kiếm lấy. Thế nên chúng tôi cố gắng.

– Thế tiền thu trong cái thùng này chia đều cho nhân viên khách sạn chứ?

– Không, ông giám đốc khách sạn lấy phần nhiều nhất. Tiền đó ông ta cho bọn ăn xin.

– …?

– Ông ta giàu lắm, có bao nhiêu là khách sạn.

– Thế thì sao?

– Người Nêpan tin là người giàu đời sau nhất định sẽ nghèo khổ. Ông giám đốc của chúng tôi biết điều đó. Ông ta hiểu những kẻ ăn mày cũng muốn ăn… cơm.

– Ở đất nước các vị người giàu có được yêu quý không?

– Yêu chứ, yêu lắm là đằng khác!

– Vì sao vậy? – Tôi thắc mắc vì biết những người giàu ít khi được lòng người khác.

– Dân chúng thương họ, vì họ rồi sẽ khốn khổ thôi mà. Rồi còn…, – anh nhân viên khách sạn trầm ngâm.

– Còn gì nữa?

– Những người giàu dùng tiền đó xây dựng đền chùa và bảo tháp Nêpan. Họ, những người giàu có ấy, hiểu rằng nếu họ dùng tiền vào việc đó thì kiếp sau họ sẽ không nghèo khổ mà sẽ như tầng lớp trung lưu chúng tôi đây.

– Lương của ông bao nhiêu?

– Sáu đô, thỉnh thoảng tám.

– Một tháng?

– Phải.

– Đủ không?

– Biết nói thế nào nhỉ… nhưng được cái tôi không đói rách.

– Thế bản thân ông có góp tiền xây chùa chiền không?

– Có, tất nhiên rồi.

– Nhưng bình thường ông có đủ…?

– Gạo nơi chúng tôi rẻ.

– Thế ông có ăn thịt không? – tôi chưa chịu thôi.

– Nhiều người Nêpan nuôi gà ngay trong căn hộ của mình. Nhà tôi cũng nuôi gà. Khi nào thịt gà thì có thịt ăn.

– Ông này, năm 1996 khi lần đầu tiên tới Kathmandu, đi qua một cái hẻm tôi bị ở trên dội xuống thứ phân thối màu xanh lá cây. Liệu có phải là…?

– Phân gà đấy, – anh nhân viên khách sạn mỉm cười. – Người Nêpan hòa phân gà vào nước và đổ qua cửa sổ xuống đường. Tôi cũng làm vậy. Sao mà khác được?

– À… ra vậy. Thế buổi sáng gà trống có gáy không?

– Không chỉ sáng mà ban ngày cũng gáy.

– Vậy là… Ông cũng cho tiền xây dựng đền chùa mặc dù theo thước đo của người Nga ông sống chẳng lấy gì làm sung túc, – tôi bối rối.

– Không chỉ tôi mà nhiều người nghèo khó cũng cúng tiền, dĩ nhiên nếu có.

– Nếu người giàu theo tôn giáo của ông đời sau sẽ thành kẻ đói rách thì người nghèo khó kiếp sau sẽ thế nào?

– Giàu có.

– Chính xác chứ?

– Chính xác.

– Thế các nhà tu hành mà ông cúng tiền có lấy cắp không?

– Lấy ít thôi.

– Sao ông biết?

– Tôi nghe những người làm việc trong chùa bảo vậy.

– Nghĩa là vẫn có chuyện ăn cắp.

– Ít lắm.

– Tại sao lại lấy ít mà lại không lấy nhiều nhỉ?

– Các nhà tu hành biết rằng nếu lấy cắp ít thôi thì kiếp sau sẽ trở thành giai cấp trung lưu như tôi, còn lấy nhiều – sẽ nghèo kiết xác.

– À… à.

– Các vị Lạt ma và Svami nước chúng tôi lương thiện.

– Qua câu chuyện với ông, tôi hiểu đối với mỗi người Nêpan bảo tháp và đền chùa là một bộ phận rất quan trọng của cuộc sống. Vì sao vậy?

– Chúng, đặc biệt bảo tháp, làm người ta nhân từ hơn, – anh nhân viên khách sạn trả lời chắc chắn.

– Do đâu ông biết?

– Tôi biết điều đó. Khi đến gần bảo tháp ông sẽ nhân hậu hơn. Tôi vẫn đưa các con tôi đến đó để chúng lớn lên thành những người nhân từ.

– Thế bảo tháp ảnh hưởng tới con người như thế nào?

– Trên bảo tháp có cặp mắt. Hai con mắt khác thường. Chúng nhìn ông và dường như trách ông đã làm những điều xấu. Trước cái nhìn đó chẳng thể trốn đi đâu được. Người Nêpan nào cũng phải nhìn vào cặp mắt đó.

– Đó là mắt của ai?

– …

– Của con người à?

– Không.

– Của Chúa?

– Không.

– Thế thì của ai mới được chứ?

– Nghe nói đó là mắt của Sangri-la.

– Sangri-la, hình như, chính là Tây Tạng! Đôi mắt Tây Tạng?

– Nghe nói ở đó có xứ sở có các Chúa
sinh sống.

– Sambala?

– Người châu Âu các ông gọi như vậy.

– Liệu đấy có phải là cặp mắt của Đức Phật không?

– Đức Phật cũng ở Sambala tới. Người được cử đến để dạy cách xây bảo tháp.

– Sambala như thế nào, theo ông?

– Tôi không rõ… Có lẽ đó là thành phố của Chúa Trời.

Tôi lấy ra hết số tiền Nêpan trong túi mình bỏ vào thùng tiền chè thuốc.

Cậu nhân viên khách sạn nghiêng đầu và khe khẽ nói:

– Thank you.

Sau đó tôi ra phố dạo chơi một lúc và suýt nữa thì lạc lối. Trên đường về nhà tôi trông thấy chiếc Mercedes chở một anh chàng béo ú mà trong tương lai sẽ trở thành kẻ hành khất.

Về đến phòng khách sạn tôi để ý thấy các cậu bạn mặt đầy vẻ hưng phấn.

– Sếp có biết không, hóa ra Raphaen đã từng sống chung ký túc xá với vua Nêpan, – Xêlivêlốp nói như thể báo cáo.

– Ký túc xá nào?

– MGU

1

– Khi nào?

– Số là thời gian làm nghiên cứu sinh môn vật lý sinh học ở trường MGU tôi ở cùng phòng ký túc xá với một người Nêpan, cậu ta quả quyết với tôi rằng mình là thái tử Nêpan. Người Nêpan đó đã tốt nghiệp MGU và hoàn thành chương trình

nghiên cứu sinh cũng ở đó. Còn nhớ anh ta bảo với tôi anh ta là hoàng tử thứ hai, thứ ba gì đó và tính mạng của anh ta luôn bị đe dọa vì các hoàng tử sát hại nhau để loại những kẻ cạnh tranh ngôi báu, – Raphaen kể.

– Thế cậu ấy có bị giết không? – Raphaen hỏi.

– Biết đâu chính cậu ta đã sát hại người nào đó, – Xêlivêtốp buột miệng đoán.

– Giờ nhìn ảnh vua Nêpan tôi không hiểu đó có phải người tôi đã từng sống chung trong ký túc xá MGU không, – Raphaen nói, chìm đắm trong ký ức. – Bao nhiêu năm đã qua rồi! Mà người Nêpan thì trông ai cũng giống ai.

– Chính xác tôi đã đọc tin một hoàng tử đã giết chết một hoàng tử khác của Nêpan. Không hiểu ai đã giết ai? – Xêlivêtốp nhận xét.

– Tôi cũng thấy chuyện đó thú vị đấy, – Raphaen nói thêm.

Chúng tôi mất vài ngày buồn tẻ ra vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nêpan để xin hộ chiếu vào Tây Tạng. Nhưng chẳng thấy Bắc Kinh trả lời. Cô Persis – Giám đốc hãng du lịch đã tổ chức chuyến đi Tây Tạng mời chúng tôi về nhà dùng bữa tối để chúng tôi đỡ sốt ruột vì phải chờ đợi. Xét trên mặt bằng dân trí chung của Nêpan thì cô là người khá xuất sắc. Khi vô tình nhìn vào bếp, tôi trông thấy những cái bát ô tô to tướng. Còn nhớ Xêlivêtốp ăn rất ngon miệng (cậu ta có thể ăn một lúc hết 100 cái bánh xèo) tôi đề nghị xới đầy bát ô tô cơm và bảo đảm rằng anh bạn tôi sẽ hoàn thành gọn ghẽ nhiệm vụ ấy. Mọi người trong nhà, nhất là bọn trẻ, khoái trí lắm.

Xêlivêtốp nhận vụ thách đấu và đã lập kỷ lục Nga về ăn cơm.

– Thế nào, cơm ngon không anh? – cô Persis hỏi.

– Ngon lắm, – Xêlivêtốp đáp.

– Anh no rồi chứ? – cô ta cười.

– No chứ, – Xêlivêtốp đáp.

Cảm thấy uy tín nước Nga đang đi lên, Xêlivêtốp lại làm mọi người một lần nữa ngạc nhiên – uống một hơi cạn cốc đầy thứ rượu mạnh chất lượng rợn tóc gáy của Nêpan.

Khi chúng tôi ra ngoài ban công hút thuốc, Raphaen giọng nghiêm trang hỏi cô Persis:

– Thế người Nêpan có ăn nhiều không?

– Mặc dù vóc dáng người Nêpan nhỏ hơn anh kia nhiều, – cô Persis chỉ Xêlivêtốp khổng lồ, – thỉnh thoảng họ có thể ăn nhiều hơn. Đặc biệt ăn nhiều là dân cửu vạn miền núi. Chứa vào đâu cho hết nhỉ? Trong khi đó các tu sĩ ẩn cư và yogi có thể chẳng ăn gì, một hai thìa cơm hoặc củ khoai tây sau nhiều ngày hành thiền thế là đủ. Các ông là bác sỹ có thể giải thích cho tôi được không?

– Ôi, chúng tôi còn biết quá ít về khả năng của con người, – nhà thông thái Raphaen thở dài.

– Ở nước chúng tôi, – nét mặt cô Persis trở nên nghiêm trang, – theo niềm tin từ xa xưa, thì con người hoàn toàn không cần ăn, chỉ sống bằng thức ăn tinh thần. Năng lượng của Chúa thay thức ăn.

– Trong lời nói đó có hàm chứa điều gì đấy, – tôi nói bằng tiếng Nga, nhìn các cậu bạn. Trong chuyến khảo sát Himalaya lần thứ ba, chúng tôi đã nhìn thấy yogi lõa thể có thể chịu đựng cái rét kinh khủng trên núi và hầu như không cần đến thức ăn. Nghe nói họ sống bằng thức ăn tinh thần nhận được từ vũ trụ trong thời gian thiền định. Rồi hiện tượng Xômachi nữa!

– Hay năng lượng của Chúa trời ở các yogi có khả năng vật chất hóa thành đồ ăn hoặc đi vào các tế bào của cơ thể ngay lập tức, – Ravin phát biểu phỏng đoán của mình.

Chuyển sang nói tiếng Anh, tôi bảo với cô Persis rằng chúng ta đành phải chấp nhận sự tồn tại một cơ chế cung cấp năng lượng cho cơ thể con người theo cách nào đó mà chúng ta không thể biết. Sau đó tôi đề nghị cô kể về những tín điều khẳng định rằng con người có khả năng sống chỉ bằng thức ăn tinh thần.

– Tôi không biết lắm về tín điều đó, – cô Persis bắt đầu câu chuyện của mình, – nhưng tôi nhớ khả năng đó do Sambala ban cho.

– Sambala ư?

– Vâng.

– Sambala tự chọn người để ban cho khả năng đó. Người ta cho rằng để được nhận khả năng đó cần nhìn vào cặp mắt được vẽ trên các bảo tháp Nêpan và cầu xin điều đó. Đôi mắt đó (tôi không nhớ từ phía nào của tháp) nhìn về phía Tây Tạng, nơi có Sambala.

– Nghĩa là đôi mắt trên bảo tháp nhìn về phía Sambala, – tôi thầm nhận định. – Cần kiểm tra hướng ánh mắt có tương ứng với chiều hướng về núi thiêng Cailát không?

– Được rồi! Chúng ta đang nói về thức ăn tinh thần còn tôi thì vừa…, – Xêlivêtốp thở phào vẻ mãn nguyện.

– Xin cô Persis cho biết cô có tin là cặp mắt lạ thường trên các bảo tháp Nêpan là nguyên nhân người đất nước cô rất hiền từ không? Cô nhìn vào đôi mắt đó là cô trở nên nhân từ hơn phải không? – tôi hỏi.

– Không phải mọi người ở nước tôi đều nhân hậu. Vì… có phải ai cũng nhìn vào đôi mắt đó đâu.

– Cô Persis thân mến, người nước cô hiền từ, nhân hậu lắm, – tôi nói. – Người dân nơi đây nghèo hơn nhiều so với nước Mỹ, Nga và nhiều nước khác, nhưng các bạn hạnh phúc hơn nhiều vì các bạn có cái nhìn cởi mở, nụ cười niềm nở chân thành, hảo tâm và ít tội phạm.

– Người Nêpan chúng tôi không thích phim Mỹ, họ diễn trò chơi nhân hậu trong khi lại đi sát hại người khác.

Trở về khách sạn, nằm trên giường tôi nghĩ mãi về cặp mắt trên các bảo tháp Nêpan. Sốt ruột, chỉ muốn nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu bảo tháp. Thời gian đang có thừa vì chúng tôi phải đợi hộ chiếu từ phía Trung Quốc.

Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức vì tiếng kêu vo vo. Ngoài ban công nhỏ tý chật chội, Raphaen đang húi tóc cho Ravin. Tôi nhận thấy Raphaen gầy quá, bên cạnh Xêlivêtốp mỡ màng lại càng nổi bật tấm thân gầy guộc của anh.

Hai con mắt trên tháp Svaiambanat nhìn về Cailát

Ở thành phố Kathmandu có hai bảo tháp rất to – Svaiambanat và Budhanat. Tháp Svaiambanat tọa trên quả đồi cao và đặc biệt có nhiều khỉ, vì vậy trong dân gian gọi là Monkey Temple (Miếu Khỉ).

Và quả thật theo cầu thang bước lên tháp, chúng tôi trông thấy rất nhiều khỉ. Chìa tay về phía chúng Raphaen phát
ra tiếng:

– Chi-u,chi-u, chi-u, chi-u…

Con khỉ to lớn, có lẽ con đầu đàn, nghe thấy hoảng hốt ngẩng đầu lên và kêu thất thanh:

– U – a – u.

Raphaen lại phát ra tiếng “Chi-u, chi-u, chi-u… ” với ngữ điệu mệnh lệnh.

Con khỉ ngồi xuống hai chân sau, nhìn dò la Raphaen và tức tối hét toáng lên:

– U – a – u, u – a – u, u – a – u!

Raphaen đáp lại nhát gừng:

– Chi-u, chi-u.

Con khỉ xù lông và im bặt.

Raphaen nói bằng tiếng Nga giọng đòi hỏi:

– Chi-u, nghe thấy chưa?

– Khr-r, khr-r, – con khỉ kêu lên và nhảy về phía đám đồng loại của nó.

Sau đó bọn khỉ mỗi con một giọng kêu
thất thanh:

– Khr- r, u – a – u; u – a – u, khr-r!

– Chúng không thích anh đấy mà, – Xêlivêtốp nhận định.

Bảo tháp Svaiambanat đẹp tuyệt vời mặc dù đã bị sửa chữa. Từ trung tâm nóc tròn khổng lồ màu trắng vươn lên công trình bốn cạnh, mỗi mặt đều có hình vẽ cặp mắt khác thường. Trên công trình bốn cạnh vút lên hình nón có bậc cấp, đỉnh giống như một quả chuông.

Khi nhìn bảo tháp này thấy rõ một điều: những con mắt được vẽ trên đó nhìn sang bốn phương.

– Chính xác là các con mắt nhìn về hướng bắc, nam, tây và đông, – tôi ngẫm nghĩ.

– Nhưng liệu có đúng là những “con mắt phương bắc” nhìn về bắc không? – tôi bật ra câu hỏi và lấy la bàn ra đo hướng của những cặp mắt khác thường đó.

– Kim la bàn dừng lại ở vạch 60o.

– Sao lại vậy? – tôi tự hỏi mình nhưng rồi hiểu ra ngay câu trả lời thật giản đơn. – Bảo tháp Nêpan này định hướng không theo lưới từ ngày nay mà theo lưới từ cổ xưa khi núi Cailát là cực Bắc.

Tôi nhớ rõ chính trong thời gian Đại Hồng Thủy, cuối cùng trục Trái đất đã nghiêng đi 60o (tức 6666 km). Nhẽ nào bảo tháp Svaiambanat đã được xây trước Đại Hồng Thủy tức trên 850.000 năm về trước? Điều này gây nhiều hoài nghi, vì điều nhìn thấy rõ là những vật liệu khá hiện đại đã được sử dụng khi xây dựng tháp. Nhưng lại có một điều cũng rõ là bảo tháp Svaiambanat được xây cất để tưởng nhớ thời cổ đại trước khi xảy ra trận Hồng Thủy. Vậy bảo tháp tượng trưng cho cái gì?

Tôi tự hỏi đi hỏi lại trong lúc dạo quanh công trình bảo tháp chính đó, xung quanh còn có vô số tháp nhỏ, nhiều khách du lịch đã chụp ảnh những công trình sáng tạo đó của nền kiến trúc Nêpan.

Vẫn không có lời giải đáp. Thậm chí tôi bắt đầu bực mình. Tôi rất hiểu là tổ hợp bảo tháp Svaiambanat phải là biểu tượng của điều gì đó vô cùng quan trọng, vô cùng ý nghĩa từng xuất hiện trước trận Đại Hồng Thủy hoặc sau đó và đã có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển tiếp theo của nhân loại. Nhưng là cái gì?

Tôi chuyển sang phân tích các bộ phận cấu thành tòa tháp chính của Svaiambanat. Mái vòm của tháp có ý nghĩa gì? Cặp mắt được vẽ trên tháp là của ai? Phần hình nón có bậc thang có nghĩa là gì? Chóp giống quả chuông tượng trưng cho cái gì?

Ý nghĩ của tôi quay cuồng mà vẫn không có lời giải đáp. Sau đó tôi cảm thấy các ý nghĩ nhập vào một đường, chúng ùa về một hướng… và tôi hiểu ra bảo tháp Svaiambanat tượng trưng cho núi thiêng Cailát, còn… cặp mắt trên tháp nhìn về nơi sừng sững ngọn núi linh thiêng nhất.

Theo bậc thang tôi chạy vội từ trên đồi xuống, giữa các dãy hàng hóa tôi tìm ra điện thoại thành phố và tôi gọi về Upha cho nhà toán học Samin Xưganốp. Anh đang ở nhà, thật là may.

– Samin, nghe đây! Anh tìm giúp trên mô hình toán địa cầu thành phố Kathmandu và quả núi Cailát. Xác định tọa độ chính xác của chúng. Đôi mắt trên bảo tháp ở Kathmandu không nhìn về phương Bắc mà theo hướng có độ nghiêng 60o về phía Tây. Nhân thể anh xác định xem liệu có phải hai con mắt trên tháp ở Kathmandu nhìn về núi Cailát không? Anh xác định thật chính xác về mặt toán học! Rất cần thiết phải biết mắt đó nhìn đi đâu? Nửa tiếng nữa tôi gọi lại nhé.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button