ListTheo chủ đề

5 quyển sách hay về La Mã đáng tham khảo

5 quyển sách này giúp bạn đọc hiểu thêm về La Mã, một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.

12 Hoàng Đế La Mã

Xem giá bán

Caius Suetonius Tranquillus là sử gia La Mã sống từ thời hoàng đế Vespian đến thời hoàng đế Hadrian, xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp kỵ sĩ. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là cuốn 12 hoàng đế La Mã kể về cuộc đời của Julius Caesar và 11 vị hoàng đế đầu tiên của La Mã này.

Với vai trò là thư kí riêng của hoàng đế La Mã Hadrian, Suetonius đã tiếp cận được với những tư liệu hoàng gia và sử dụng chúng (cùng với những ghi chép từ việc tận mắt chứng kiến) để tạo nên một trong những tác phẩm tiểu sử sinh động nhất trong lịch sử. 12 hoàng đế La Mã ghi chép lại sự nghiệp và đời tư của những con người nắm quyền lực tuyệt đối ở Rome, từ sự thành lập đế chế dưới thời Julius Caesar và Augustus cho tới sự suy tàn và nội chiến dưới thời Nero, và sự khôi phục của La Mã trong kỉ nguyên của các hoàng đế sau thời Nero.

Kết hợp giữa sự thú vị hài hước và giàu thông tin, cuốn 12 hoàng đế La Mã được yêu thích đến độ, ngay sau khi phát minh ra việc in ấn vào năm 1500, có không ít hơn 18 ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản, và từ đó đến nay, có thêm gần 100 ấn bản khác. Các nhà phê bình xuất sắc đã dành tâm huyết cho việc hiệu đính và chú giải cuốn sách, đồng thời tác phẩm này cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số những bản dịch tiếng Anh, thì bản của Tiến sĩ Alexander Thomson, xuất bản năm 1796, là cơ sở cho ấn bản này. Trong Lời nói đầu, Tiến sĩ Alexander Thomson cho chúng ta biết rằng bản dịch tác phẩm của Suetonius, đối với ông, chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính yếu của ông là thực hiện một đánh giá chính xác về nền văn học La Mã và làm sáng tỏ tình trạng chính quyền, cùng các phong tục tập quán ở thời đó; với mục đích này thì tác phẩm của Suetonius dường như là một phương tiện thích hợp.

“Ông là người chính xác từng ly từng tí và cực kỳ có phương pháp. Ông không bỏ qua bất cứ điều gì liên quan tới nhân vật mà ông viết; ông thuật lại mọi điều, nhưng không tô vẽ điều gì cả. Tác phẩm của ông, theo một nghĩa nào đó, là một bộ sưu tập những giai thoại, nhưng đáng để đọc và tham khảo.” – La Harpe

Cẩm Nang Sinh Tồn Của Đấu Sĩ La Mã

Xem giá bán

Những thông tin lý thú và không kém phần hài hước về người tiền sử, người La Mã, Ai Cập, thời Trung cổ, người Viking trong bộ sách sẽ đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và “há hốc mồm” khâm phục những người xưa. Hình vẽ bắt mắt nhưng vô cùng tỉ mỉ sẽ giúp chúng ta hình dung dễ dàng hơn về cuộc sống của những người xưa.

Đấu Trường La Mã Ở Đâu

Xem giá bán

Năm 80, mọi nẻo đường thành Rome rạo rực phấn khởi. Hoàng đế mới lên ngôi đã ưng thuận một trăm ngày vui chơi nhân khánh thành đấu trường tọa lạc tại trung tâm thành phố.

Đấu trường Flavian, được đặt tên theo dòng dõi hoàng gia, là một kỳ công kỹ nghệ. Công trình khổng lồ này cao hơn 45,72 m, có sức chứa năm mươi nghìn người. 80 cổng vào dẫn khán giả tới đúng chỗ ngồi. Nơi đây có quầy bán đồ ăn vặt, rất nhiều vòi phun nước và cả phòng tắm trong nhà.

Một tấm bạt lớn căng qua khu võ trường lộ thiên làm mái che cho quần chúng. Việc kéo bạt do đội gồm một nghìn thủy thủ đảm nhiệm, chỉ có họ mới đủ sức kéo tấm bạt này – một mái nhà bằng vải đồ sộ – vào vị trí và điều chỉnh khi cần.

Những cuộc giao đấu giữa người và mãnh thú mở màn cho buổi diễn hôm ấy. Thú hoang – sư tử, hổ, gấu, và voi – từ khắp mọi miền Đế chế La Mã được đưa về đây. Trong một trăm ngày tiếp đó, hơn chín nghìn con thú sẽ bị tàn sát.

Rồi, vào giờ trưa, tù nhân bị áp giải từ nhà ngục tới cho lũ thú hoang xé xác hoặc quân lính giết hại. Với chúng ta, thú vui này thật khó hiểu nhưng đám đông thời đó lại lấy thế làm vui. Dân chúng thành Rome mê mẩn cảnh tượng ấy – càng máu me lại càng phấn khích.

Cao trào trong ngày diễn ra vào buổi chiều – từng cặp đấu sĩ với tên gọi “võ sĩ giác đấu” sẽ tỉ thí với đủ loại vũ khí chết người. Mọi người cổ vũ cho võ sĩ họ mong thắng cuộc. Họ hô hoán, cổ động. Ngày nay, ai lại nghĩ việc giết chóc lẫn nhau lại là môn giải trí. Nhưng với dân chúng Rome thời ấy, lại thú làm sao.

Lễ khánh thành hoành tráng cho đấu trường rộng lớn này đánh dấu một đỉnh cao trong lịch sử thành Rome cổ đại. Đây là đấu trường lớn nhất từng được xây dựng. Sớm thôi, nó sẽ mang tên Colosseum. Giờ đây, sau hai nghìn năm, nơi đây chỉ còn là phế tích. Dẫu vậy, đây vẫn là một trong những danh thắng nức tiếng của cả thành phố Rome lẫn nước Ý. Mỗi năm, hơn năm triệu người tới để tận mắt chiêm ngưỡng chứng tích của thứ quyền lực đẫm máu thuộc về một trong những đế chế vĩ đại nhất thế gian…

Thần Thoại La Mã

Xem giá bán

Sau cuộc chiến thành Troy, những người Troy đi đâu về đâu? Phải chăng họ sẽ bị tuyệt diệt hoặc hoàn toàn khuất phục, trở thành nô lệ của người Hy Lạp?

Nghe những lời sấm truyền mách bảo rằng: Hoàng tử thành Troy là Énée, con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Vénus, cùng những chiến binh kiên cường đã quyết tâm tìm đến vùng đất Italie để tái sinh dân tộc, xây dựng đế chế hùng mạnh mới. Nhưng Junon – nữ hoàng của các vị thần vẫn luôn thù ghét và tìm cách ngăn cản bước chân định mệnh đem tương lai xán lạn đến cho họ.Với cuốn sách Thần thoại La Mã, bạn đọc sẽ được sống trong những giây phút lịch sử hào hùng, chứng kiến hành trình gian khổ và hùng tráng của những anh hùng thành Troy.

Liệu các thế lực thù địch, cả thần và người có ngăn cản, tiêu diệt được họ, hay người Troy sẽ giành được vận mệnh huy hoàng của mình?

Hoàng Đế Ceasar

Xem giá bán

Caesar nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời kỳ cuối của nước Cộng hòa La Mã cổ. Ông từng được tôn vinh là “Hoàng đế không ngai” của Đế chế La Mã. Là nhà chính trị, Caesar đã từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành “Liên minh tam hùng” nổi tiếng trong lịch sử La Mã. Caesar đã xây dựng một Đế quốc Trung ương tập quyền hùng mạnh.

Bằng thiên tài quân sự, Caesar đã chinh phục hầu hết các vùng đất châu Âu, lập nên những chiến công vĩ đại, mở mang lãnh thổ. Chàng được ca ngợi là vị thần chiến tranh của La Mã. Cuối đời, Caesar để lại một câu nói bất hủ: “Ta đã đến, ta đã thấy, ta đã chinh phục”.

Người đã tạo ra một Roma huy hoàng bất tử. Sống trong chế độ Cộng hòa, Caesar đùa giỡn với Viện nguyên lão cổ hủ. Chàng là người tiêu tiền như rác, sống rất xa hoa. Cuối đời, Caesar đã có một mối tình hạnh phúc với nữ hoàng Cleopatra nhưng lại chết bất ngờ dưới lưỡi dao của đứa con rơi Brutus.

Marie Agoult nói một câu rất chí lý: “Muốn thành vĩ nhân, cần phải làm những việc lớn. Nhưng không phải ai làm những công việc lớn đều trở thành vĩ nhân.”

Cuốn sách này viết về một vĩ nhân của La Mã. Người đạp đổ chế độ cộng hoà nô lệ La Mã mở ra một giai đoạn mới đế chế La Mã. Vĩ nhân, thiên tài khác với người bình thường ở chỗ họ có tâm linh mạnh mẽ, một khát vọng vươn lên, một lòng tin vững chắc, một ý chí phi thường.

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button