Kinh điển

Bắt trẻ đồng xanh

bat tre dong xanh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BẮT TRẺ ĐỒNG XANH

Tác giả : Jerome David Salinger

Download sách Bắt trẻ đồng xanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nếu các bạn thực tình muốn nghe câu chuyện tôi sắp kể, chắc hẳn các bạn muốn biết trước nhất tôi sinh ra ởđâu, tuổi nhỏ ngốc nghếch của tôi diễn ra thế nào, cha mẹ tôi trước ngày tôi sinh trưởng làm những gì – tóm lại, là toàn bộ cái mớ lai lịch vớ vẩn kiểu như của David Coperfield, đúng thế không? Nhưng nói thực, tôi chẳng thích bới những thứấy ra. Trước hết, không gì chán bằng phải kể lại những điều ngốc nghếch kia. Sau nữa, các bậc cha chú trong họ nhà tôi chắc sẽ bịđứng tim mỗi người ít nhất hai bận liền nếu tôi đem kể hết những chuyện bí mật đó với các bạn. Ai chứ họ, họ không thể nào xực nổi món ấy, nhất là bố tôi. Nói chung, họđều tử tế cả, và tôi chẳng có gì đáng phải phàn nàn, nhưng ai cũng đều dễ bị chạm nọc kinh người. Vả lại, tôi cũng chẳng định thuật lại lai lịch chính mình, hoặc bất cứ thứ gì vớ vẩn tương tự, tôi chỉ muốn kể cái trò rồ dại mới xảy ra hồi Giáng Sinh vừa rồi. Sau vụđó, tôi suýt quỵ hẳn, nên cả nhà đã phải tức tốc đưa tôi tới đây để chạy chữa và tĩnh dưỡng chút đỉnh. Hơn nữa, chuyện này tôi mới chỉ kể lại với một mình anh D. B, vì dẫu sao anh ấy cũng là anh ruột tôi. Anh ấy hiện đang ở trên Hollywood. Cách cái nhà an dưỡng chết rấp này chẳng mấy đường đất, và anh ấy vẫn ghé tới đây luôn, gần như hằng tuần. Mai mốt, không khéo chính anh ấy lại đưa tôi về, chắc chỉ vào đầu tháng sau thôi. Anh ấy vừa tậu được một chiếc Jaguar rất oách, mác Anh tử tế; bỏ rẻ cũng phóng được 200 dặm mỗi giờ. Suýt soát bốn ngàn bạc, chứ có phải ít ỏi gì đâu.

Trích dẫn :

Nếu bạn thực tình muốn nghe, thì điều đầu tiên bạn muốn biết có lẽ là tôi sinh trưởng ở đâu, cái thời thơ ấu mắc dịch của tôi ra thế nào, cha mẹ tôi làm gì trước khi đẻ tôi ra, v.v… đại để thứ tiểu sử nhì nhằng lối David Copperfield ấy. Nhưng tôi không muốn đi vào những chuyện ấy, nói thật với bạn. Trước hết là vì những thứ đó đối với tôi không có gì là quyến rũ, sau nữa là vì cha mẹ tôi sẽ thổ huyết chừng hai chuyến nếu tôi kể ra điều gì hơi rõ ràng về họ. Họ rất nhạy cảm về những loại như thế, nhất là cha tôi. Họ cũng tử tế đấy – tôi không biết dùng tiếng gì – nhưng đồng thời cũng nhạy cảm khiếp. Ngoài ra tôi cũng không kể cho bạn nghe cái tiểu sử dở hơi của tôi hay gì hết. Tôi chỉ kể cho bạn cái chuyện điên khùng đã xảy đến với tôi vào khoảng cuối lễ Giáng sinh năm ngoái ngay trước khi tôi thành ra lụn bại tinh thần và phải ra đây xả hơi đôi chút. Nghĩa là cái chuyện mà tôi đã kể hết cho D.B nghe. D.B là anh tôi. Ảnh bây giờ ở Hollywood. Chỗ đó không xa cái nơi hạ tiện này bao nhiêu, và ảnh thường đến thăm tôi mỗi cuối tuần, gần như đều đều vậy. Ảnh có lẽ sẽ lái xe chở tôi về nhà khi tôi về vào cuối tháng này. Ảnh vừa mới tậu một chiếc Jaguar. Cái loại xe kiểu Anh chạy chừng hai trăm rưỡi cây số giờ ấy. Ảnh phải trả có đến gần bốn ngàn đồng là ít. Hiện giờ ảnh có khá nhiều xu. Trước kia thì ảnh không có. Hồi trước, lúc ở nhà, ảnh là một văn sĩ suốt ngày chỉ có viết lách. Ảnh có viết tập truyện ngắn cực đỉnh nhan đề là Con cá vàng bí mật (trong trường hợp bạn chưa hề nghe đến tên ảnh). Câu chuyện hay nhất trong ấy là chuyện “Con cá vàng bí mật”. Chuyện kể về chú bé con không chịu cho ai nhìn con cá thia vàng của chú bởi vì chú đã tự bỏ tiền ra mua nó. Tôi mê câu chuyện ấy đến chết được. Bây giờ thì ảnh ở Hollywood, anh chàng D.B ấy, đang đánh đĩ ngòi bút, nếu có một cái gì tôi chúa ghét, thì ấy chính là màn bạc. Bạn đừng có nhắc đến tên nó với tôi.

Chỗ tôi muốn khởi đầu câu chuyện là ngày tôi rời trường dự bị Pencey. Pencey là cái trường ở Agerstown, Pennsylvania. Có lẽ bạn đã nghe về nó. Mà có lẽ bạn đã xem quảng cáo cũng nên. Họ đăng quảng cáo trên chừng một ngàn tờ tạp chí, luôn luôn bày ra một thằng cha rất bảnh cỡi ngựa phóng qua hàng rào. Làm như là ở Pencey, bạn chỉ cưỡi ngựa đánh polo suốt ngày. Tôi chưa hề một lần thấy con ngựa nào cạnh chỗ ấy. Và dưới bức quảng cáo, luôn luôn là câu “Từ 1888 chúng tôi đã đào tạo các cậu con trai thành những thanh niên tráng kiện, minh mẫn.” Láo toét. Họ không đào tạo gì ở Pencey hơn bất cứ ở một trường nào khác và tôi cũng không thấy người nào ở đấy gọi là tráng kiện, minh mẫn gì hết. Có lẽ hai thằng. Nhiều nhất là chừng ấy. Và có lẽ chúng đã như vậy từ trước khi đến Pencey.

Nói chuyện ngày ấy là ngày thứ Bảy đấu banh với đội Saxon Hall. Trận đấu với Saxon Hall có tiếng là sôi nổi nhất ở Pencey. Đó là trận đấu cuối cùng của niên học, và bạn phải tự tử đi hay làm gì đó nếu trường Pencey không thắng. Tôi nhớ vào khoảng 3 giờ chiều hôm ấy, tôi đứng tuốt trên đỉnh đồi Thomsen, ngay cạnh khẩu súng đại bác dịch hạch nghe đâu từ thời chiến tranh cách mạng gì đó. Từ nơi này bạn có thể thấy toàn sân banh, và có thể thấy hai đội quyết chiến với nhau khắp sân. Bạn không thể thấy chỗ khán giả ngồi rõ cho lắm, nhưng bạn có thể nghe họ hò hét dữ dội rất lâu bên phía Pencey, vì toàn trường (chỉ trừ tôi) đều ở đấy, uể oải rời rạc bên phía Saxon Hall, vì đội bạn hiếm khi đem theo đông người.

Không bao giờ có nhiều con gái trong các trận đấu bóng. Chỉ có tụi học lớp trên được đem theo con gái. Thật là một cái trường quái gở, bất cứ bạn nhìn với khía cạnh nào. Tôi muốn ở một nơi mà ít nhất thỉnh thoảng bạn cũng có thể thấy một vài đứa con gái quanh quẩn, dù cho bạn chỉ thấy chúng đang gãi cánh tay hoặc hỉ mũi hoặc cười khúc khích hay làm gì cũng được. Cô ả Selma Thurmer – nàng là con gái ông hiệu trưởng – xuất đầu lộ diện khá nhiều lần trong các cuộc đấu bóng. Nhưng nó không hẳn là loại con gái mà bạn thèm chảy nước miếng. Dầu sao nàng cũng khá dễ thương. Tôi ngồi cạnh nàng một lần, trong xe buýt từ Agerstovvn và chúng tôi kiểu như khai mào ra một câu chuyện. Tôi thích nàng. Nàng có một lỗ mũi khá lớn và móng tay nàng bị cắn trụi trông như đều rướm máu, chưa kể mấy cái gọng xu chiêng chết tiệt chỉ chực lòi ra ngoài; nhưng bạn đại khái cảm thấy tội nghiệp cho nàng. Điều khiến tôi mến nàng là nàng không tuôn ra hàng tràng cứt đái về ông bố khả kính vĩ đại tuyệt vời của mình. Có lẽ nàng cũng biết ổng là một lão bộ tịch ngốc nghếch.

Lý do vì sao tôi đứng tuốt trên đỉnh đồi Thomsen thay vì đứng chung dưới ấy, là vì tôi vừa mới ở New York về cùng với đội đấu kiếm. Tôi là thằng đội trưởng phải gió của đội đấu kiếm ấy. Oách lắm nhá, chúng tôi đến New York buổi sáng đó để gặp đội của trường McBurney. Duy chúng tôi không đấu, vì tôi để quên tất cả dụng cụ đồ đạc trên tàu điện ngầm. Đó cũng không phải hoàn toàn lỗi tại tôi. Tôi phải liên tục đứng lên nhìn bản đồ để biết khi nào phải nhảy xuống. Thế nên chúng tôi về đến Pencey vào khoảng hai giờ rưỡi chiều thay vì vào giờ ăn tối. Cả đội tẩy chay tôi suốt trên đường về bằng tàu lửa. Kể ra cũng khá tức cười.

Lý do thứ hai làm tôi không xuống dưới để xem là vì đang trên đường đến chào từ giã ông già Spencer, thầy giáo sử. Ông đau cúm, và tôi nghĩ có lẽ không gặp lại ông được cho đến đầu Giáng sinh. Ông viết cho tôi một mảnh giấy nói muốn gặp tôi trước khi tôi về nhà. Ông biết rằng tôi sẽ không trở lại Pencey.

Tôi quên nói cho bạn nghe về chuyện đó. Tôi bị đuổi rồi. Tôi không được trở lại trường sau lễ Giáng sinh bởi vì tôi thi trượt bốn môn và học không chuyên cần chăm chỉ. Họ cảnh cáo tôi khá nhiều lần về sự phải bắt đầu chuyên chú – nhất là vào mỗi khoảng thi học kỳ, khi cha mẹ tôi đến nói chuyện với ông già Thurmer – nhưng tôi không làm. Cho nên tôi bị tống cổ. Họ tống cổ tụi con trai ở Pencey khá thường. Trường Pencey vốn có tiếng học hành giỏi giang mà lại.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button