Chuyên ngành

Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Duy

Download sách Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH ÂM NHẠC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

TRONG NHỮNG NĂM VỀ TRƯỚC (Khoảng 1980), trước sự tiến hoá của cái gọi là Tân Nhạc Việt Nam, tôi đã viết bài đăng trên báo VĂN HỌC (Santa Ana CA, USA) và soạn những chương trình phát thanh cho một vài đài phát thanh ở London, San Jose để nói về sự thành lập của một ngành nghệ thuật âm thanh, trên dưới 50 năm nay, đã có mặt ở trong và ngoài nước, và nhất là ở trong lòng ba, bốn thế hệ người Việt Nam rồi.

Đơn phương làm công việc của một tập thể, và đang sống xa nước, chắc chắn tôi vấp phải nhiều khuyết điểm, nhưng vào lúc đó, tôi cứ phăng phăng làm và nghĩ rằng sẽ có ngày được hội luận với mọi người trong ngành rồi sẽ sửa sai, bổ túc.

May mắn thay, gần đây (1996), tôi có cơ hội tiếp xúc, hỏi han những người đã thành lập nên nền Tân Nhạc, ví dụ: cụ Nguyễn Văn Tuyên 86 tuổi, cụ Lê Thương 83 tuổi, vào lúc đó vẫn đang còn sống ở Sài Gòn… Đó là chưa kể trước đó, tôi đã xin được khá nhiều tài liệu bực một (de première source) ở nơi những vị kỳ cựu trong làng Tân Nhạc hoặc sống lâu năm bên Pháp như Nguyễn Văn Cổn, Trần Văn Khê, Lương Ngọc Châu hoặc mới qua Hoa Kỳ như các nhạc sĩ Vũ Thành, Hải Linh, Thẩm Oánh… trước khi các vị này qua đời. Tôi cũng đã gặp nhạc sĩ Văn Giảng ở Australia, Lê Dinh và Nguyễn Đức ở Canada và các bạn đồng nghiệp khác ở gần nhà tôi như Nguyễn Hiền, Ngọc Bích, Nguyễn Đức Quang v.v. để trao đổi ý kiến về lịch sử Tân Nhạc. Tôi chỉ có một điều buồn là chưa tiếp xúc được với ông tổ của Tân Nhạc là Nguyễn Xuân Khoát ở Hà Nội để hỏi thêm về giai đoạn đầu thì ông mất.

Hôm nay, trước khi có thêm thời giờ, cơ hội và nhất là có phương tiện đi du khảo xa gần để viết thêm về những giai đoạn sau, tôi xin cống hiến cho bạn đọc và cho những người đang hay sẽ viết lịch sử âm nhạc Việt Nam, một cuốn sách nho nhỏ kể chuyện về thời kỳ đầu của Tân Nhạc dưới hình thức hồi tưởng hơn là khảo cứu.

Tôi không dám nuôi và thực hiện một tham vọng quá lớn lao là kể lại một lược sử âm nhạc đương thời (musique contemporaine) trong 50 hay 60 năm chuẩn bị, thành lập và phát triển. Tôi chỉ xin đóng khung trong một giai đoạn trên dưới 10 năm, nghĩa là từ 1935 cho tới 1945, với sự hình thành của Tân Nhạc trong một thời kỳ đất nước đang chuyển mình.

Cám ơn bạn đọc đã tìm đến những trang có tính chất kể chuyện khái quát về Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu này. Tôi hi vọng sẽ nhận được những ý kiến để có thể sửa sai, thêm bớt.

ĐỌC THỬ

THỜI KỲ ĐI TÌM NHẠC NGỮ MỚI

(đầu thập niên 30)

bài hát theo điệu cổ

VÀO ĐẦU THẬP NIÊN 30, tại Hà Nội , trẻ em cũng như người lớn gần như không có cái thú nghe hát, hay coi biểu diễn ca hát. Ca nhạc cổ truyền như Hát Trống Quân, Hát Quan Họ… hoàn toàn vắng mặt tại các thành phố. Ngay cả trong các vùng thôn quê là nơi xuất xứ của các loại dân ca đó, người dân Việt Nam sống dưới chế độ thực dân Pháp cũng không còn hết lòng ca hát trong các vụ hát hội, hát đám nữa. Trẻ em muốn nghe hát thì chỉ có thể nghe Hát Xẩm của người mù hát dạo trên phố xá. Người lớn thích nghe hát thì đi coi Hát Chèo Văn Minh tại rạp Sán Nhiên Đài hay Hát Tuồng Cải Lương tại rạp Quảng Lạc, Hà Nội. Hoặc đi nghe hát cô đầu, tức là đi nghe Hát Ả Đào (hay hát ca trù) ở Khâm Thiên. Cũng có thể nghe thêm Ca Huế mà cô Nhơn hát trên đĩa nhựa 78 vòng của máy hát chạy bằng lò xo. Lúc đó, đối với người dân Hà Nội, những bài Nam Ai, Nam Bình… được ưa thích vì là của lạ, hãng BÉKA của người Pháp cho phát hành khá nhiều đĩa Ca Huế…

Bài hát hiếm hoi như vậy cho nên trong phạm vi hát chơi, người lớn chỉ có vài điệu cổ để hát. Ví dụ một bài về tình yêu, hát trên điệu Bình Bán:

Tôi chờ cô tối qua

Suốt canh chầy chẳng thấy cô ra.

Chờ bấy lâu mới biết cô là

Cô là người tôi thường hay ước mơ…

Hay là đi coi hát Cải Lương, thuộc lòng một bài hát khen ngợi, hát theo điệu Hành Vân:

Là hội ca cầm

Chúc cậu mợ giầu sang

Giầu sang giầu sang phú quý

Trên ô-tô dưới thời ca-nô

Nằm giường Lèo đắp chăn nệm gấm

Đi giầy Gia Định ngồi ghế phụng loan

Cậu bịt răng vàng

Trên đầu cậu xịt dầu thơm, dầu thơm

Như vậy là trong những năm đầu của thập niên 30, vì chưa có ai dám nghĩ đến chuyện sáng tác ca khúc mới (với cả nhạc điệu với lời ca), ca nhạc Việt Nam là dăm ba điệu cổ nhạc đã quen biết được hát lên với lời ca mới.

Một số điệu Tầu đã được Việt Nam hóa và được dùng trên sân khấu cải lương, bây giờ cũng có lời ca mới để dân chúng hát chơi, như bài hát tán gái bằng điệu Mãi Tạp Hóa:

Mình ơi có đi bờ hồ

Cùng ta chén kem kẹo dừa…

(hồi đó, kéo nhau đi ăn kem ở bờ hồ Hoàn Kiếm là một cái thú của người Hà Nội)

Cứ đi, đi mình nhé

Trong túi có vài Rồng Xanh…

(nghĩa là tờ giấy bạc có vẽ hình con rồng xanh)

Cũng có cả một bài hát chế diễu người Hoa kiều, hát theo điệu Quảng (tức là điệu Tầu Quảng Đông), trong giới âm nhạc gọi là Bài Tạ:

Bên Tầu ngộ ở bên Tầu

Bên Tầu ngộ mới qua đây

Qua Nam Việt bán buôn làm giầu

Mới đến ngộ có cái đòn gánh

Mới đến ngộ bán chè khô[1] [1] Hay là “sê cố”,một thứ nước vỏ chanh đông thành đá mà trẻ con hay uống

Chè lỗ ngộ bán mì khô

Bán không được kéo nhau về Tầu…

Lúc bấy giờ có một số nhà giáo, có lẽ cũng muốn bắt chước người xưa là Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái đã dùng thi ca để viết cuốn Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca… cho phổ biến một số bài hát với lời ca kể truyện tích trong lịch sử Việt Nam, hát theo nhạc điệu cổ truyền. Chẳng hạn một bài hát yêu nước theo điệu Cổ Bản:

Dân số 25 triệu, nòi giống da vàng (ứ)

Chi Hồng Bàng, dòng họ Hùng Vương (ứ ư)

Phi thường, về thời hồng hoang…

Soạn lời ca mới hát trên điệu cổ để kể truyện lịch sử, và để nung nấu tinh thần yêu nước, lúc đó các nhà giáo còn làm chuyện đáng kể hơn nữa là dùng một điệu hát Việt Nam đang thịnh hành là điệu Hành Vân để dạy học trò với lời ca bằng tiếng Pháp:

Mes chers enfants

Vous êtes des jeunes gens

Il faut travailler,

Et n’oubliez pas

Que le temps passe vite…

Lúc đó cũng có một bài ca yêu nước hát theo điệu Bình Bán mà có người cho là do nhà cách mạng Nguyễn Thái Học soạn:

Ta là dân nước Nam

Giống Lạc Hồng nay đã lầm than

Phải làm sao giết quân tham tàn

Giết loài thực dân lòng ta mới an…

Tóm tắt lại, trong thời gian sống dưới chế độ thực dân, lũ thiếu nhi hay thiếu niên chúng tôi, cũng như những người lớn, đã chỉ làm một công việc rất dễ dãi là: hoặc dùng nhạc điệu cổ Việt Nam để soạn lời ca mới, có khi là lời ca tiếng Pháp, với mục đích khêu gợi tinh thần yêu nước; hoặc dùng những nhạc điệu Tầu đã được Việt Nam hoá để soạn những bài hát chơi.

Sự chắp vá này chỉ nói lên nhu cầu có cái mới trong ca hát và chỉ được coi như đang trong giai đoạn sửa soạn để có một loại ca nhạc nào đó, khác với nhạc cổ truyền, nhạc dân ca đã có từ lâu và đang suy tàn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button