Chuyên ngành

Trồng Hoa Không Cho Mọc Rễ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Mạnh Hùng

Download sách Trồng Hoa Không Cho Mọc Rễ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Tâm Linh – Tôn Giáo

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những lời khen tặng

“Cám ơn, xin lỗi và yêu thương là ba phương pháp rất đơn giản nhưng lại cho ta nhiều năng lượng và bình an nhất”. Đúng thế, yêu thương vô điều kiện, nói lời cám ơn, xin lỗi một cách chân thành ta sẽ “hấp dẫn” được nhiều niềm vui – đó là thông điệp xuyên suốt trong cuốn sách Trồng hoa không cho mọc rễ.

Cám ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng, anh lại tiếp tục dốc hết tâm can, tâm từ của mình để viết cuốn sách này. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách là một bài học trên bước đường thực hành cách sống mới của tác giả: giản dị và yêu thương, an lạc và thảnh thơi, vui tươi và tự tại. Tôi đọc được ở TS. Nguyễn Mạnh Hùng một niềm khát khao làm việc thiện và một mong muốn cháy bỏng cho xã hội mỗi ngày sẽ có thêm nhiều niềm vui, nhiều người tốt, nhiều hạnh lành.

Tôi đã và đang học được ở các cuốn sách của anh Hùng rất nhiều, trước đó là Bài học từ người quét rác, Tâm từ tâm, Hạnh phúc thật giản đơn.

NGƯT. TS. Đặng Thị Thu Thủy
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trong cuốn Trồng hoa không cho mọc rễ, với cách diễn đạt giản dị mà sâu sắc, TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã thông qua những câu chuyện ngắn gọn, đa dạng, rất đời thường nhưng sức cuốn hút, hấp dẫn người đọc lại rất mạnh mẽ, làm cho độc giả khó rời mắt khỏi trang sách. Cuốn sách bao trùm thông điệp sống đôn hậu, tích cực, làm nhiều việc tốt, dù rất nhỏ cũng góp phần dệt nên hạnh phúc lớn cho mỗi người và cả cộng đồng!

TS. Trần Đình Châu
Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục

Qua 37 câu chuyện thực tế, rất đời thường, gần gũi từ chính giọng văn hồn hậu của Thầy trong cuốn sách này đã cho em và đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay những cảm nhận về cuộc sống một cách chân thật, bình dị nhất, nhưng cũng rất sâu sắc. Hay hơn nữa là có thể ứng dụng những bài học này vào trong cuộc sống hàng ngày để thực hành việc yêu thương, việc cho đi không đòi hỏi và hoàn thiện tâm thức mình để sống tốt hơn. Thật hay, thật ý nghĩa các bạn ạ.

Võ Thị Thanh Thương
Thành viên Ban Chủ Nhiệm
CLB Yêu Sách Thái Hà, Tp. Hồ Chí Minh

Lời giới thiệu

Trồng hoa không cho mọc rễ – nghe thật vô lý và có vấn đề phải không các bạn? Chính tác giả cuốn sách – TS. Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã bộc bạch như vậy trong Lời nói đầu về cuốn sách của mình. Và tôi cũng có cùng suy nghĩ như vậy khi đọc tựa cuốn sách của anh. Lúc đó tôi nghĩ Trồng hoa không cho mọc rễ chẳng khác nào đi tìm chiếc lá diêu bông.

Hôm đó, đang ngồi làm việc tại cơ quan, TS. Nguyễn Mạnh Hùng gọi điện cho tôi nói “Chị nhất định phải viết Lời giới thiệu cho cuốn sách mới của em”. Thú thực lúc đó, tôi cứ liều mình nhận lời, bởi lẽ, nếu tôi từ chối thì cảm thấy có lỗi với Hùng – một con người sống hết mình với niềm đam mê của mình, đam mê sách, đam mê thúc đẩy, phát triển văn hóa đọc của nước nhà; song điều đặc biệt rất đáng trân trọng ở anh, khiến tôi không thể từ chối lời đề nghị đó, mặc dù rất bận. Đó là, với tâm niệm “không làm việc ác, nên làm việc lành”, Hùng còn đam mê chia sẻ, chia sẻ những suy nghĩ, chia sẻ những trải nghiệm đời thường của anh thông qua các tập tùy bút để truyền tải triết lý sống – sống “Bằng tâm, Thành tâm, Nhất tâm, Từ tâm” tới mọi người.

Trồng hoa không cho mọc rễ là tác phẩm thứ tư của anh, sau các tác phẩm Bài học từ người quét rác, Tâm từ tâm, Hạnh phúc thật giản đơn, đã truyền tải tinh thần Phật Pháp đó tới người đọc.

Quý mến, trân trọng tinh thần Đạo Phật đó của anh, tôi đã mạo muội viết đôi lời giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc và mong các bạn đón nhận tấm chân tình của Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng như đã giãi bày trong Lời nói đầu tác phẩm của mình: “Nếu cuốn sách mang lại cho bạn chút hạnh phút hay những bài học, dù rất nhỏ, thì tôi đã vui lắm rồi. Nguyện mong cho xã hội mỗi ngày có thêm nhiều niềm vui, nhiều người tốt, nhiều hạnh lành.”

Nguyễn Thị Thanh Mai
Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch

Lời nói đầu

Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng nó có vấn đề. Rồi thấy buồn cười.

Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ.

Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. Ta đã về. Ta đã tới. (I have arrived. I am home.) Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi. (I am far from my home.)

Bạn hãy dành vài phút ngồi thư giãn và nghĩ đi. Không cần đọc tiếp nữa. Bạn thường làm việc, thường tạo tác và tâm bạn có mọc rễ không?

Không biết bạn thì sao, chứ tôi thì có. Và thường xuyên. Tôi ngồi viết và mọc rễ ở bàn làm việc. Tôi giảng bài và mọc rễ trên hội trường. Tôi họp giao ban và mọc rễ ở cơ quan. Tôi ngồi thiền trà với bạn tu và mọc rễ ở đó. Tôi trồng hoa ngoài vườn và mọc rễ luôn ở vườn. Bao nhiêu năm nay là vậy. Và tôi càng ngày càng đi xa “nhà”, càng ngày càng si mê. Càng ngày tâm càng phiền não. Tu mãi chẳng thấy kết quả mấy.

Chợt một ngày tôi nhận ra: nếu mình làm mà tâm không mọc rễ thì mới đúng. Và khi đó dù làm gì, ở đâu cũng không chịu đau khổ, không có phiền não. Hay thật. Phải thực tập ngay. Phải nhắc mình “trồng hoa mà không cho mọc rễ”. Nhắc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.

Ngày xưa, tôi hay đi làm từ thiện. Rồi mọc rễ luôn. Rồi khoái đi làm từ thiện. Cái tôi càng ngày càng lớn. Có lúc còn cảm thấy mình nghiện đi từ thiện. Chợt giật mình: làm việc thiện mà mọc rễ thế này thì thành xấu mất rồi.

Ngày xưa tôi hay tự hào về tính thương người, hay giúp người. Nhưng mỗi lần giúp ai là lại mọc rễ ở đó. Khi giúp rồi sau này nhờ lại người đó có khi họ không giúp, thế là bực mình. Giúp mà họ không cám ơn, thế là khó chịu. Tôi đã từng rất phiền lòng khi tặng cho người bạn một món quà quý mà sau đó bạn lại mang cho người khác. Ôi, mới trồng được chút hoa, mới có vài cây hoa bé xíu mà đã mọc rễ thế này ư?

Tâm tôi lang thang chạy theo những việc mình làm. Càng ngày tâm càng đi xa. Càng ngày tâm càng sai khiến tôi. May thay tôi đã biết tỉnh ngộ: Trồng hoa không cho mọc rễ.

Không biết tâm bạn thì sao chứ tâm tôi hư lắm, ranh ma lắm, mưu mẹo lắm. Thoắt cái đã chạy mất. Thoáng cái đã ra khỏi nhà. Trong sát na thôi đã mọc rễ rồi. Tâm tôi cứ mải mê rong ruổi đi chơi, mải mê kiếm tìm thú vui giả tạm đời thường mong hưởng thụ. Ngày xưa thì tôi bất lực. Bây giờ thì đã biết cảnh giác với tâm mình vốn bị huân tập theo tập khí xấu bao đời, bao kiếp. Tôi bây giờ đã biết từng bước trồng hoa không cho mọc rễ. Còn nếu rễ đã trót mọc thì nhổ ngay lên, không để cho rễ cắm sâu.

Tôi mong rằng bạn đọc nhận được những điều bổ ích khi đọc sách này. Sau mỗi câu chuyện nên dành thời gian suy ngẫm và quán chiếu. Có thể mỗi ngày đọc một câu chuyện. Đọc rồi, nếu thấy hay, nên tìm cách thực hành. Thực hành rất khó nhưng cần kiên trì. Do tập khí lâu đời nên thay đổi một thói quen là không dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được.

Tôi chọn ra đây 37 câu chuyện thông qua những trải nghiệm của mình. Mỗi câu chuyện là một bài học trên bước đường thực hành cách sống mới của chính tôi: giản dị và yêu thương, an lạc và thảnh thơi, vui tươi và tự tại. Những câu chuyện này (và cả những câu chuyện khác không nằm trong cuốn sách nhỏ này) luôn nhắc tôi sống tốt hơn, thiện hơn, yêu thương nhiều hơn.

Lời nói đầu
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng nó có vấn đề. Rồi thấy buồn cười.

Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ.

Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. Ta đã về. Ta đã tới. (I have arrived. I am home.) Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi. (I am far from my home.)

Bạn hãy dành vài phút ngồi thư giãn và nghĩ đi. Không cần đọc tiếp nữa. Bạn thường làm việc, thường tạo tác và tâm bạn có mọc rễ không?

Không biết bạn thì sao, chứ tôi thì có. Và thường xuyên. Tôi ngồi viết và mọc rễ ở bàn làm việc. Tôi giảng bài và mọc rễ trên hội trường. Tôi họp giao ban và mọc rễ ở cơ quan. Tôi ngồi thiền trà với bạn tu và mọc rễ ở đó. Tôi trồng hoa ngoài vườn và mọc rễ luôn ở vườn. Bao nhiêu năm nay là vậy. Và tôi càng ngày càng đi xa “nhà”, càng ngày càng si mê. Càng ngày tâm càng phiền não. Tu mãi chẳng thấy kết quả mấy.

Chợt một ngày tôi nhận ra: nếu mình làm mà tâm không mọc rễ thì mới đúng. Và khi đó dù làm gì, ở đâu cũng không chịu đau khổ, không có phiền não. Hay thật. Phải thực tập ngay. Phải nhắc mình “trồng hoa mà không cho mọc rễ”. Nhắc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.

Ngày xưa, tôi hay đi làm từ thiện. Rồi mọc rễ luôn. Rồi khoái đi làm từ thiện. Cái tôi càng ngày càng lớn. Có lúc còn cảm thấy mình nghiện đi từ thiện. Chợt giật mình: làm việc thiện mà mọc rễ thế này thì thành xấu mất rồi.

Ngày xưa tôi hay tự hào về tính thương người, hay giúp người. Nhưng mỗi lần giúp ai là lại mọc rễ ở đó. Khi giúp rồi sau này nhờ lại người đó có khi họ không giúp, thế là bực mình. Giúp mà họ không cám ơn, thế là khó chịu. Tôi đã từng rất phiền lòng khi tặng cho người bạn một món quà quý mà sau đó bạn lại mang cho người khác. Ôi, mới trồng được chút hoa, mới có vài cây hoa bé xíu mà đã mọc rễ thế này ư?

Tâm tôi lang thang chạy theo những việc mình làm. Càng ngày tâm càng đi xa. Càng ngày tâm càng sai khiến tôi. May thay tôi đã biết tỉnh ngộ: Trồng hoa không cho mọc rễ.

Không biết tâm bạn thì sao chứ tâm tôi hư lắm, ranh ma lắm, mưu mẹo lắm. Thoắt cái đã chạy mất. Thoáng cái đã ra khỏi nhà. Trong sát na thôi đã mọc rễ rồi. Tâm tôi cứ mải mê rong ruổi đi chơi, mải mê kiếm tìm thú vui giả tạm đời thường mong hưởng thụ. Ngày xưa thì tôi bất lực. Bây giờ thì đã biết cảnh giác với tâm mình vốn bị huân tập theo tập khí xấu bao đời, bao kiếp. Tôi bây giờ đã biết từng bước trồng hoa không cho mọc rễ. Còn nếu rễ đã trót mọc thì nhổ ngay lên, không để cho rễ cắm sâu.

Tôi mong rằng bạn đọc nhận được những điều bổ ích khi đọc sách này. Sau mỗi câu chuyện nên dành thời gian suy ngẫm và quán chiếu. Có thể mỗi ngày đọc một câu chuyện. Đọc rồi, nếu thấy hay, nên tìm cách thực hành. Thực hành rất khó nhưng cần kiên trì. Do tập khí lâu đời nên thay đổi một thói quen là không dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được.

Tôi chọn ra đây 37 câu chuyện thông qua những trải nghiệm của mình. Mỗi câu chuyện là một bài học trên bước đường thực hành cách sống mới của chính tôi: giản dị và yêu thương, an lạc và thảnh thơi, vui tươi và tự tại. Những câu chuyện này (và cả những câu chuyện khác không nằm trong cuốn sách nhỏ này) luôn nhắc tôi sống tốt hơn, thiện hơn, yêu thương nhiều hơn.

Nếu cuốn sách mang lại cho bạn chút hạnh phúc hay những bài học, dù là rất nhỏ, thì tôi đã vui lắm rồi. Nguyện mong cho xã hội mỗi ngày có thêm nhiều niềm vui, nhiều người tốt, nhiều hạnh lành.

ĐỌC THỬ

Phần I

Mắt thương nhìn cuộc đời

An lạc và thảnh thơi

Hạnh phúc là ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống, là toàn bộ phương tiện và cứu cánh cho sự hiện hữu của con người.

(Aristotle)

Có một chú khỉ nọ đi dạo chơi trong rừng. Bất chợt, chú phát hiện ra một tấm thảm màu huyết dụ rất đẹp. Chú mê mẩn tấm thảm đó. Thế là chú ngồi xuống. Mông chú bị dính ngay vào tấm thảm. Chú lấy hai tay bám xuống tấm thảm. Hai tay bị dính luôn. Chú dùng hai chân giẫm mạnh để đẩy thảm ra. Thảm cũng hút chặt chân. Chú tìm đủ mọi cách để đưa mông, hai tay, hai chân ra khỏi tấm thảm. Cuối cùng chú úp mặt xuống thảm. Cả khuôn mặt chú dính chặt vào thảm. Chú càng giãy giụa thì càng bị dính chặt.

Hóa ra đó là nhựa cây chảy xuống. Nhựa cây tràn ra đất làm thành tấm thảm rất đẹp và chú khỉ đáng thương đã bị lừa. Khỉ ta thích cái đẹp, thích cái lạ, ham hố cái hay và bị trói luôn vào thảm nhựa cây. Thật đáng thương cho chú.

Hàng ngày chúng ta gặp khá nhiều tấm thảm màu huyết dụ đó quanh mình. Tôi cũng vậy và bạn cũng thế. Có ai nhận ra đó là tấm thảm giả tạo hay không. Có ai mới chỉ dính vào đó một tay, hay một chân, còn ai đó dính vào đó cả hai tay hai chân. Biết đâu ai đó lại giống như chú khỉ này dính cả tứ chi lẫn mắt, tai, miệng, mũi…

Tôi có một người quen bị tấm thảm cờ bạc dụ dỗ. Lúc đầu bạn ấy bị rủ rê và đánh chơi thôi. Thế rồi dính vào luôn. Hội cờ bạc còn cho cậu ta vay tiền để đánh. Vay không lãi suất. Cậu đánh và mất cả xe máy. Cậu dính vào nợ nần. May mà cậu ta mới dính vào đó hai tay. Cậu chưa bị mất nhà, mất vợ con.

Rồi cậu nhận ra rằng cần tìm cách gỡ đôi tay ra. Cậu tâm sự rằng, việc tránh những cơ hội đánh bạc rất quan trọng cho những ai đang cố kiềm chế lại việc cờ bạc của họ. Đối với hầu hết mọi người, nội việc đương đầu với những cơn nghiện đánh bạc cũng đã là việc khó làm và khi cơ hội đánh bạc tới, sự cám dỗ của việc đánh bạc thường thắng ý chí chừa cờ bạc của họ.

Thế rồi cậu nghĩ ra các phương pháp cụ thể như tìm ra các hoạt động khác như đi xem phim hoặc đi ăn tiệm. Một chiêu khác của cậu cũng rất thú vị. Cậu tuyên bố trước cả nhà, trước tất cả mọi người thân, trên facebook, rằng quyết định từ bỏ cờ bạc. Việc làm này giúp cậu có quyết tâm cao độ. Hơn nữa những người quanh cậu luôn giúp cậu giám sát các việc làm và để tránh xa các tiếp xúc với các con bạc. Và khi đã tuyên bố công khai như vậy, các con nghiện bạc khác cũng biết và không rủ nữa, hay ít nhất là cũng bớt rủ đi.

Cậu bạn tôi còn có một chiêu mới. Thường thì xưa nay, cậu ta đêm thức đánh bạc, ngày ngủ, cách sinh hoạt này thành thói quen nhiều năm. Ngay cả khi cậu tự nguyện đi xa đến nhà anh trai mình sống cùng để tránh xa đám cờ bạc thì cậu vẫn có thói quen ngủ ngày. Thế là cậu xin đi làm. Làm ban ngày. Dĩ nhiên là lúc ban đầu rất buồn ngủ, rất khó chịu. Cậu ráng chống lại. Thế rồi đêm về cậu ngủ rất ngon.

Anh trai cậu cũng giúp cậu bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt gia đình vào buổi tối, chính cái giờ mà tâm cậu luôn nhắc cậu tìm đến các sòng bạc. Sinh hoạt xong thì đã khuya và anh yêu cầu cả nhà khóa cửa, tắt đèn đi ngủ.

Hiện nay cậu đã có cuộc sống văn minh, ăn nên làm ra và sống rất an lạc, thảnh thơi. Cậu cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cai nghiện cờ bạc với các bạn trẻ tại các cuộc gặp gỡ và cùng họ uống trà hoặc trên facebook cá nhân.

Tôi lại có một cậu người quen khác nghiện ma túy. Tấm thảm ma túy đẹp như tiên đã trải ra để cậu dính vào. Cậu đã nghiện từ hai năm nay. Rất nhiều người nói rằng không cai được. Cậu chán nản và buông xuôi.

Thế rồi một ngày kia, cậu xem được chương trình Hoa Mặt Trời trên mạng và giật mình giác ngộ, quyết nhấc hai chân khỏi tấm thảm “nhựa” kinh hồn này. Cậu ra quyết tâm, một quyết tâm cao độ. Cậu chuẩn bị sẵn con dao và tự tuyên bố nếu còn tái nghiện, mỗi lần sử dụng ma túy, xin tự chặt một lóng tay. Chính nhờ quyết tâm lớn này mà cậu có cơ hội cai nghiện. Quyết tâm đã giúp cậu giảm bớt đi cảm giác thèm ma túy, giảm đi các ám ảnh ma túy. Quyết tâm cũng giúp cậu bớt đi các rối loạn trong tâm, giảm đi sự vật lộn của thân khi không có thuốc.

Thế rồi cậu một mình đăng ký vào trại cai nghiện tự nguyện. Mục đích để cắt cơn nghiện, giải chất độc trong cơ thể và phục hồi sức khỏe. Khi ra trại cậu đã khỏe mạnh trở lại. Tiếp theo đó cậu tập thể dục hàng ngày, tìm công việc lao động để tiếp tục làm việc. Có việc làm cậu dần dần xa khỏi các ám ảnh, giảm suy nhược, bớt mất ngủ. Tuy nhiên cũng đã không ít lần cơn thèm thuốc khủng khiếp vẫn đến. Và cậu đã dùng dao chặt đứt lóng tay đi. Nếu bây giờ gặp lại, bạn sẽ thấy cậu đã mất hai đốt ngón tay út ở bàn tay trái. Đó là kết quả của hai lần vi phạm cam kết và cậu đã tự xử mình.

Rồi dần dần cậu tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Cậu vốn được học đàn ghita từ nhỏ nên nay ra sức trổ tài đi biểu diễn tại các buổi sinh hoạt của khu phố, của phường và đoàn thể. Rồi cậu đến chùa làm công quả, tham gia các chương trình văn nghệ mừng lễ Vu lan, mừng Phật đản, mừng năm mới… Cậu thấy vui trở lại, thấy hòa nhập được cộng đồng. Mới đây, cậu còn tham gia khóa thiền hai ngày và cậu đã hát rất hay, chơi đàn rất khéo, và chia sẻ rất tâm huyết. Tôi mừng lắm. Cậu đã thoát khỏi thảm “nhựa” giả tạo mang tên ma túy để quay lại với chính mình, để được sống an lạc và thảnh thơi.

Bạn tôi kể rằng có một anh bạn của tôi học rất giỏi, học giỏi đến mức được học bổng đi học nước ngoài. Thế rồi ký túc xá nơi họ ở thỉnh thoảng lại mất đồng hồ. Thật lạ bởi sống trong môi trường của những người tài năng và thông minh đến vậy, tương lai sáng ngời đến thế tại sao lại có ăn cắp. Cuối cùng lãnh đạo đơn vị cũng quyết định khám va ly của mấy người nghi ngờ. Vẫn không thấy. Té ra, người hiền lành và thông minh, sáng tạo và chăm học thuộc nhóm đầu lại là kẻ cắp. Trong va ly của anh ta có đến mấy chục chiếc đồng hồ.

Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết đó là một loại bệnh. Người mắc bệnh ăn cắp không bao giờ ăn cắp để làm giàu. Tôi cũng đã bất ngờ khi đọc được thông tin rằng ngay cả vua Henri IV của Pháp cũng mắc bệnh ăn cắp vặt đồ của thuộc hạ.

Sau này gặp lại anh bạn này, chúng tôi thấy anh đã giữ một vị trí khá cao, là con người khá thành đạt. Thì ra anh đã phát hiện ra bệnh của mình và quyết tâm tìm cách chữa trị. Anh tâm sự rằng mỗi khi tâm có ý định ăn cắp gì đó là anh lại tự nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra. Anh nghĩ đến những năm tù, đến tù khổ sai, đến cảnh tối tăm sau khi ra tù. Thế là sợ và thôi không lấy cắp nữa. Anh nhắc đi nhắc lại câu thần chú mà anh đã thuộc lòng, đã đọc đi đọc lại cả ngàn lần “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Nhờ thoát khỏi tấm thảm nhựa quyến rũ kia mà anh đã thành công, để ngày nay sống hạnh phúc trong an lạc và thảnh thơi.

Tôi và bạn cũng luôn gặp các tấm thảm nhựa rất đẹp nhưng giả tạo này. Tôi đã luôn nhắc mình cần tỉnh táo và sáng suốt để phân biệt đúng sai. Mỗi khi thoát được một tấm thảm ma quái tôi lại tự ăn mừng. Có khi tự thưởng cho mình một ly trà nóng giữa mùa đông hay một cốc nước cam, nước bưởi, nước mía giữa hè nóng. Tôi luôn nhắc mình rằng chánh niệm là quan trọng nhất, và rằng lỗi lầm và sai sót rất dễ xảy ra. Nếu xảy ra cần tìm cách dừng lại và quan sát. Nếu mông đã dính vào rồi thì tìm cách gỡ ra, không nên để hai tay, hai chân dính vào nữa. Mà nếu thêm cả tứ chi dính thảm rồi thì không thể để mặt mình úp vào đó được. Tâm mình luôn cần nhắc nhở mình làm những điều đúng. Bạn biết không, nếu cần chúng ta có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Tôi biết rằng mọi người đều sẵn lòng giúp ta, cứu ta. Bởi tôi hiểu rằng nếu chúng ta phát hiện ra chú khỉ kia bị dính chặt vào thảm nhựa cây, chúng ta ngay lập tức ra tay cứu giúp.

Bạn dành ít phút nghĩ xem mình đã bao lần nhìn thấy thảm nhựa cây hào nhoáng kia, đã bao lần bạn bị nhầm lẫn và dính thảm. Rồi bạn đã bị dính những bộ phận nào. Sẽ rất may khi bạn và những người thân, xung quanh mình không ai bị dính toàn thân như chú khỉ. Sống an lạc và thảnh thơi thật là tuyệt vời. Không bị dính mắc là bạn có an lạc và thảnh thơi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button